Cuối năm 2014, sau Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18, dư
luận đã rất chú ý đến những điều chuyển nhân sự cấp cao trong quân đội
Trung Quốc, đặc biệt trong hệ thống Bộ đội Cảnh sát vũ trang. Tư lệnh
Vương Kiến Bình và Chính ủy Hứa Diệu Nguyên của lực lượng này đều lần
lượt bị điều chuyển công tác. Các “hạt giống đỏ thế hệ thứ 2”, có liên
hệ mật thiết với đại quân khu Nam Kinh – căn cứ quyền lực của ông Tập Cận Bình
là các ông Vương Ninh và Tần Thiên lần lượt nhậm chức Tư lệnh và Tham
mưu trưởng Bộ đội Cảnh sát vũ trang. Nguyên Chính ủy của Viện Khoa học
quân sự Trung Quốc Tôn Tư Kính thì được bổ nhiệm làm Chính ủy của lực
lượng này.
Cũng chính ông Tôn Tư Kính là người vừa khẳng định với tờ nhật báo
Quân Giải phóng nhân dân Trung Hoa (PLA Daily) số ngày 7/3/2016 rằng,
Trung Quốc sẽ đưa ra Dự thảo Nghị quyết, đưa nguyên tắc trách nhiệm Chủ
tịch Quân ủy trung ương vào Luật Bộ đội Cảnh sát vũ trang, đảm bảo sự
chỉ huy, lãnh đạo tuyệt đối của ông Tập Cận Bình – người đang là Tổng Bí
thư Đảng Cộng sản, Chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc, với mọi vấn
đề quan trọng của lực lượng này.
Theo lời ông Tôn Tư Kính, chế độ trách nhiệm của Chủ tịch Quân ủy
trung ương là chế độ quan trọng được ghi trong Hiến pháp, mọi vấn đề
quan trọng của Bộ đội Cảnh sát vũ trang đều phải do ông Tập Cận Bình
quyết định. Vấn đề này có lẽ sẽ được vào Luật Bộ đội Cảnh sát vũ trang,
sửa lại luật liên quan “thống nhất lãnh đạo và phân cấp chỉ huy”. Sau
khi đưa ra Dự thảo Nghị quyết liên quan đến việc sửa đổi Luật Bộ đội
Cảnh sát vũ trang thì sẽ trình Quân ủy, Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Đại
hội đại biểu Nhân dân toàn quốc xem xét.
Phải nhấn mạnh rằng, việc điều chỉnh chế độ quản lý chỉ huy hệ thống Bộ đội Cảnh sát vũ trang là ý chí của ông Tập Cận Bình.
Trước đó, ngày 2/1/2016, ông Tập đã đề xuất vấn đề “thống nhất lãnh
đạo lực lượng Cảnh sát vũ trang để tăng cường sức mạnh Quân ủy”, bởi lâu
nay, mặc dù chế độ lãnh đạo của Bộ đội Cảnh sát vũ trang do Chính phủ
và Quân ủy Trung ương thống nhất lãnh đạo, các cơ quan công an phân cấp
quản lý, chỉ huy nhưng trong thực tế, suốt một thời gian dài hệ thống
này bị Ủy ban Chính trị và Pháp luật kiểm soát.
Câu hỏi đặt ra là tại sao ông Tập Cận Bình lại muốn nắm quyền chỉ
huy, lãnh đạo Bộ đội Cảnh sát vũ trang một cách toàn diện, quyết liệt
như vậy? Phải chăng điều này có liên quan đến vụ Chu Vĩnh Khang âm mưu
đảo chính năm 2012 mà truyền thông quốc tế từng xôn xao đồn đại?
Chẳng là, khi chưa “ngã ngựa”, Chu Vĩnh Khang vốn được coi là “trùm”
công an Trung Quốc, lãnh đạo Ủy ban Chính trị và Pháp luật, chi phối lực
lượng Bộ đội Cảnh sát vũ trang và đã từng nhiều lần mưu đồ đảo chính
nhưng không thành, trong đó được nhắc đến nhiều nhất là “sự kiện ngày
19/3”.
Ngày 15/3/2012, cựu Bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai – “tay chân” thân
tín của Chu Vĩnh Khang chính thức bị cách chức. Nhiều nguồn tin được lan
truyền trên các trang mạng ở Hongkong nhưng chưa được kiểm chứng cho
hay, việc Chu Vĩnh Khang cùng cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo tranh giành một
nhân chứng quan trọng là doanh nhân Từ Minh đã dẫn tới vụ đảo chính Bắc
Kinh 19/3.
Nguồn tin tự nhận là “từ bên trong Trung Nam Hải” tiết lộ, đêm
19/3/2012, Chu Vĩnh Khang điều động lực lượng bộ đội cảnh sát vũ trang
quy mô vô cùng lớn tại Bắc Kinh và vùng lân cận, bao gồm cả Tân Hoa Môn
và Thiên An Môn, đồng thời khống chế Tân Hoa Môn của Trung Nam Hải. Khi
đó, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Lệnh Kế Hoạch đã lập tức điều động Cục
cảnh vệ Trung ương, đối phó tình hình. Lúc này, lực lượng vũ trang mà
Chu huy động chỉ “chần chừ trước cửa Trung Nam Hải” chứ không dám tiến
xa hơn.
Sau khi nhận tin Trung Nam Hải bị bao vây, Chủ tịch Trung Quốc khi đó
là ông Hồ Cẩm Đào đã phải điều động khẩn cấp Quân đoàn 38 thuộc Bộ đội
Vệ Tuất (cảnh vệ bộ đội cấp cao, được ví như “cấm vệ quân” thời xưa)
tiến vào Bắc Kinh, để “chiến đấu đập tan âm mưu đảo chính quân sự” của
Chu Vĩnh Khang.
Giữa hai bên được cho là đã xảy ra giao tranh sau khi cảnh sát vũ
trang kháng cự lại mệnh lệnh rút khỏi Bắc Kinh của Quân đoàn 38.
Phòng Phong Huy, Tư lệnh Đại quân khu Bắc Kinh, đơn vị chủ quản của Quân đoàn 38 khi đó được cho là đã “hành động quyết đoán” trong “sự kiện 19/3”, nhờ công lao này ông Phòng được thăng chức Tổng tham mưu trưởng ngay trước Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18.
Phòng Phong Huy, Tư lệnh Đại quân khu Bắc Kinh, đơn vị chủ quản của Quân đoàn 38 khi đó được cho là đã “hành động quyết đoán” trong “sự kiện 19/3”, nhờ công lao này ông Phòng được thăng chức Tổng tham mưu trưởng ngay trước Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18.
Theo Năng Lượng Mới
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét