QUẦN HÙNG CHÉM
GIÓ TÔI, 15 NHỊP
Văn đò đưa
1. Hoàng Như Mai / 2.Tùng Bách/ 3. Hạt Cát/ 4. Phùng Thành Chủng/ 5. Đinh Ngọc Diệp/ 6. Trần Vân Hạc/ 7. Hoàng Việt Hằng/ 8. Nguyễn Văn Hòa/ 9. Hoàng Xuân Họa/ 10. Tô Hoàng/ 11. Nguyễn Minh Khiêm/ 12. Nguyễn Mộng Nhưng/ 13. Hồ Bá Thâm/ 14. Minh Thi / 15. Nguyễn Anh Tuấn
“NÚI THƠ” NGUYỄN NGUYÊN BẢY
Hoàng Xuân Họa đò đưa
SÔNG MÊ BẾN LÚ
Ngã vào trong say xõa tóc
Thịt da nào chẳng bếp lửa hương cây
Xác thân mời gọi
Giá đừng có những lời ngọt lợ
Anh đã lừa được mình đây chính là em
Để nhắm mắt mềm lòng
Hiện giữa thinh không
Em ôm mặt xấu hổ đỏ rực
Cháy khét từng cọng tóc
Lời ngọt lợ vẫn ru anh
Phù thủy những ve vuốt lửa
Anh cố cháy mà không thể cháy
Gió gõ cửa
Trong thinh không không em
Chỉ còn thoảng mùi khét tóc cháy
Anh nắm mùi khét ấy
Trước mặt sông mê sau lưng bến lú
Bâng quơ một tiếng gọi đò
GA CANH TUẤT (1970)
Trai thới chiến mấy người ba chục tuổi
Được trời cho cưới tình yêu
Nào ai khen tích trò trống mái
Ba khoan thêm tội cho Kiều.
N h à v ă n H O À N G X U Â N H Ọ A
NGUYỄN NGUYÊN BẢY
BƠI TRONG NHỮNG DÒNG SÔNG
SÔNG TƯƠNG
Gió thổi qua mắt em
Gió mang theo vị mặn
Mắt em nhìn đâu sao lâu chớp thế
Có phải em dong thuyền ra bể
Lỡ rớt mái chèo trên sông Tương?
Hỏi em anh bỗng nhiên buồn
Chiều nhạt nắng tóc xõa vai nhạt nắng
Sông Tương
Sông Tương ở đâu
Mà ai cũng đi qua sông Tương nhỉ
Ai đi qua cũng rớt mái chèo…
Từ Sông Tương, Nguyễn Nguyên Bảy lội qua Cầu Gió, đi trên Thuyền Tình, hát ca cùng Sông Cái Mỉm Cười, để tới bến bờ hạnh phúc hôm nay, thật sự là một hành trình gian truân đầy nghị lực, và đáng khâm phục. Mời đọc Thuyền Tình: “Con cái đứa nào cũng đứt ruột đẻ ra/ Nhưng Mẹ thương con nhất/ Thương thằng mộng mị thơ ca/ Chọn yêu cuộc tình kiếp nạn/ Cuộc đời làm sao đủ ván?/ Đóng nên thuyền tình/ Biển gần bờ cá cạn/ Khơi xa sóng kình/ Mẹ gieo quẻ tiền chinh/ Hai chinh úp sấp/ Công sinh thành con chưa báo đáp/ Cớ chi để Mẹ lo buồn/ Con yêu em thật lòng / Nợ vay từ thuở hư không/ Nắm tay nhau kết phiến thuyền tình/ Mã quẻ chinh thần thánh không lời/ Linh cảm bể yêu sóng lớn/ Để thuyền tình không đắm/ Thuyền tình phải khẳm yêu/ Mẹ lội qua sông/ Mẹ ra tận biển/ Mẹ bóc yếm đào/ Mẹ nhào sữa kiệt/ Chét khe ván mỏng thuyền yêu/ Mẹ đan tay đôi lứa vào nhau/ Lời ngàn cân cầu nguyện/ Thuyền yêu qua gió giông/ Thuyền yêu qua trăng hoa/ Ván sữa chung tình/ Buông nguyện cầu / Mẹ gieo quẻ tiền Chinh/ Một chinh cười/ Một chinh khóc/ Mẹ tạ Âm Dương/ Thấu cảm lòng tình/ Con nép khóc gục đầu ngực Mẹ/ Vòng tay già gầy guộc ôm con/ Thuyền tình hạ thủy…” Thơ như thế không là tầm văn, nghệ sĩ thì thơ nào mới là văn, nghệ sĩ?
Riêng với sông Hồng, dường như hồn thơ Nguyễn Nguyên Bảy lúc nào cũng dạt dào cảm hứng. Một làn gió mát, một bóng mây bay, một đám củi rều đều là những nghĩ ngợi trong thơ anh:“Tượng hình dòng sông đầy gió/ Trên sông có cây cầu gió vẽ/ Quê hương còn đó gió về/ Gió về gặp bến sông xưa…” (Cầu gió).
Một ngày thu tháng chin 2011
Văn đò đưa
1. Hoàng Như Mai / 2.Tùng Bách/ 3. Hạt Cát/ 4. Phùng Thành Chủng/ 5. Đinh Ngọc Diệp/ 6. Trần Vân Hạc/ 7. Hoàng Việt Hằng/ 8. Nguyễn Văn Hòa/ 9. Hoàng Xuân Họa/ 10. Tô Hoàng/ 11. Nguyễn Minh Khiêm/ 12. Nguyễn Mộng Nhưng/ 13. Hồ Bá Thâm/ 14. Minh Thi / 15. Nguyễn Anh Tuấn
9. N h à v ă n H O À N G X U Â N H Ọ A
“NÚI THƠ” NGUYỄN NGUYÊN BẢY
Hoàng Xuân Họa đò đưa
Cầm
tập thơ vuông vắn, dày cộp chắc nịch trên tay, mở trang mục lục thấy ghi những
203 bài với 480 trang ruột không kể trang xí nhê và bốn trang lót để trắng cùng
cái bìa ép cứng 3 – 4ly mới thấy tác giả trân trọng thơ mình và trân trong bạn
bè, người đọc biết chừng nào; nhưng cũng thấy ngài ngại… khéo mình không đủ
kiên nhẫn “tiêu hóa” hết cái “núi thơ” ngân ngất này mất!
Giữa
thời buổi thông tin đông như…quân Nguyên: Trên 700 tờ báo giấy, gần trăm kênh
truyền hình, trang web, trang blogs nước trong nước ngoài vô thiên lủng, mở máy
tính nhấn chuột vào bất cứ địa chỉ trang web đặt sẵn ở máy là tha hồ đọc đủ thứ
thượng vàng hạ cám… có mà sức vóc tầm lực sĩ ngồi liền tù tì 24/24 giờ mỗi ngày
cũng không đọc xuể. Ấy vậy mà ông nhà thơ Nguyên Nguyên Bảy in cả một tòa “núi
thơ”… hãi thật!
Thôi
thì nhà thơ có công sáng tạo, có công in, mất công gửi tặng chẳng lẽ mình đang
tâm thất lễ với thơ; thất lễ với nhà thơ! Bèn ngồi lặng im chắp tay vái đức
thánh tổ nền ca dao bốn nghìn năm nước Việt, các cụ Nguyễn Trãi, Đặng Trần Côn,
Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Du, bà chúa thơ Nôm, cụ Tú Xương và các thi sỹ thời thơ mới
trong Nam ngoài Bắc. Cả: “Xin trời đất
linh thiêng, nhận cho con trăm vái”, phù hộ cho con đủ lực, tâm trí để con
có quyết tâm thưởng thức, cảm thụ cái “núi thơ” của bạn gửi tặng. May, nhờ anh
linh các vị tiên tổ phù hộ độ trì, cái “núi thơ” dày cộp này đọc xong một bài lại
muốn đọc bài thứ hai, thứ ba… tư… năm… sáu… Bởi cái “núi thơ”của Nguyễn Nguyên
Bảy là “núi thơ” đáng đọc. Đọc không bị phí công, không cần thiết “tiết kiệm mắt”
như nữ sỹ Lý Phương Liên vẫn khuyên ông chồng cả ngày vùi mắt vào sách, vào
thơ…
Từng
bài… từng bài… ngôn ngữ ngồn ngộn những từ hiện đại, hình ảnh thăng hoa phi ngựa
dồn dập vào tâm thức khi thụ cảm: /“Bồng
trên tay một loài hoa kỳ lạ/ Sắc mắt hương môi thơm sữa/ Kinh thành rối rít lạ
quen…” (Cổ tích con), lúc da diết, khi đanh đanh, lúc cưng cứng ẩn ẩn hiền
hiện như cô gái tuổi chơi trò ú tim. Đang nhẩn nha với cảm xúc lâng lâng trước
cảnh thiên nhiên đằm thắm, lại bị những câu thơ khác lái sang tâm trạng ngây ngất
tràn tràn: “Cảm trăng ta vỗ ru thơ/ Nghe
thơ trăng ngủ bao giờ chẳng hay/ Ta chùi giọt khóc vào tay/ Thức chờ trăng trễ
giờ bay về trời…” (Rằm suông), và bỗng cô gái ẩn đâu đó hiện ra phía sau òa
lên một tiếng làm giật nảy mình: /“Hà Nội
xuân ngời như gái một con/ Soi gương tự phải lòng mình…” /(Hà Nội đang là bình minh). Hà Nội
đẹp “như gái một con” chỉ người ngắm mới thấy được cái đẹp của cô gái một con để
mà mê, mà phải lòng . Đằng này cô gái một con “trông mòn con mắt” ấy lại soi
gương để “tự phải lòng mình”? Cách viết thật lạ, thật tài hoa. Ấn tượng..ấn tượng…!
/-“Khổn chị Dậu /Khổn thúy Kiều / Đâu phải
khổn nào cũng khóc? / Đầm kiệt làm gì có nước / Khổn thị Nở /Khổn chí Phèo / Rạch
mặt chửi cả làng Vũ Đại/ (Cửu tụng). Chữ “Khổn” có lẽ là từ sáng tạo của tác giả, nghe mơi mới hay hay, thật
thú vị./-“Quên cơm sáng bỏ bữa chiều/ Đầu
moi những hạt tín điều ra ăn/ Trong đêm thao thức ngày nằm chiêm bao…”/
“hạt tín điều” là cái hạt chi nhỉ?. Phải thừa nhận ông thi sỹ ni dùng từ “tàn bạo”! “Hạt tín điều” – Đó là hạt của
thi ca, và chỉ thi ca mới có thứ hạt này đem cho “nhân loại” xơi một bữa tiệc
ngon lành! / Ông thày Phong thủy
Nguyễn Nguyên Bảy có nhiều bài thơ “sắp đặt” rất chi phong thủy, rất chi bát
quái… quái! Dẫn người đọc thơ mình vào những ma trận kinh dịch, ma trận thơ: /“Hôm qua sống giữa yêu thương /Xung quanh
ùa bốn phương hồn hỏi han/ Bây giờ người tưởng thật gần/ Đã thành xa lắm muôn
phần lạ xa…”/ (Ngã bảy)
Hoặc:
/“Cũng chỉ là
thiên là địa/Sao thiên thượng lại bĩ/ Sao địa thượng lại thái/ Nam mô đời/ Cực
bĩ ắt thái/ Cực thái ắt bĩ/ Bĩ thái một đời cây/ Nam mô trái/ Trái gì cũng thể
trái hồng/ Chín xong rụng xuống là xong một đời/ Chỉ riêng có trái tim người/
Chín suốt cuộc đời nuôi sự sinh sôi”/ (Nam mô đời)/ Xin không dẫn gì
thêm nữa kẻo làm hỏng mất cảm xúc của người đọc. Đôi khi người dẫn“chương
trình” hứng chí, chủ quan quá đà phiếm chỉ ngoài ý tứ thơ của tác giả cũng gây
nhiễu sóng. Anh còn làm nghìn bài thơ khác đang tiếp tục in vào những năm tới.
Chúc
mừng Nguyễn Nguyên Bảy./ Mời bạn bè đọc đôi ba bài nhỏ thơ của bạn tôi dưới đây
để đồng cảm và chia sẻ cùng anh, thơ anh:
SÔNG MÊ BẾN LÚ
Ngã vào trong say xõa tóc
Thịt da nào chẳng bếp lửa hương cây
Xác thân mời gọi
Giá đừng có những lời ngọt lợ
Anh đã lừa được mình đây chính là em
Để nhắm mắt mềm lòng
Hiện giữa thinh không
Em ôm mặt xấu hổ đỏ rực
Cháy khét từng cọng tóc
Lời ngọt lợ vẫn ru anh
Phù thủy những ve vuốt lửa
Anh cố cháy mà không thể cháy
Gió gõ cửa
Trong thinh không không em
Chỉ còn thoảng mùi khét tóc cháy
Anh nắm mùi khét ấy
Trước mặt sông mê sau lưng bến lú
Bâng quơ một tiếng gọi đò
GA CANH TUẤT (1970)
Trai thới chiến mấy người ba chục tuổi
Được trời cho cưới tình yêu
Nào ai khen tích trò trống mái
Ba khoan thêm tội cho Kiều.
Rồi sinh con ơn trời không là gái
Chiến tranh biết hết khi nao ?
Luân hồi nhân danh sông núi
Trí trai dài một ngọn lao.
Rồi hôn con rồi kề vai đồng đội
Ga này ga cuối biết đâu
Dẫu là vậy vẫn là đời trăm tuổi
Lẽ người sống hết nông sâu.
CUỐI RU
Cuối ru với gió của tôi
Hanh heo phố cổ
Hưu ngồi quạnh hiu
Đèn vàng hắt bóng xiêu xiêu
Sáng mờ mờ gọi
Tay khêu bấc buồn
Cuối ru ẩn hiện trong hồn
Giăng tơ từng sợi
Để bồn chồn lo
Cuối ru chợt nhớ bên đò
Mắt thơ thần đợi
Một bờ nắng lên
Điệu vần ru lội triền miên
Kinh thành ngách ngõ
Những miền đất yêu
Quên cơm sáng
Bỏ cơm chiều
Đầu moi những hạt tín điều ra ăn
Cố nhai hết những băn khoăn
Trong đêm thao thức
Ngày nằm chiêm bao
Sống không nuốt nổi ước ao
Xem ra thân xác tầm phào xác thân
Thở than nghe tiếng tri âm
Vọng về từ thuở muông cầm xa xưa
Tôi ơi
Tôi có đâu ngờ
Mình tìm mình mãi
Mình chờ mình thôi
Và tôi không buồn không vui
Bước chầm chậm dưới môt trời mưa mau
Mặt kinh thành sáng làu làu
Tắm mưa trẻ nắm tay nhau làm rồng
Tôi đi về phía bến sông
Thân lau góp bắc cầu vồng qua vai
Trong gió ai đó thở dài
Tiếc ư?
Đành chuộc một vài câu ru
Tập “Nguyễn Nguyên Bẩy thơ” đang có tại nhà sách Kiến Thức, 17A Hàng Chuối – HàNội
Chiến tranh biết hết khi nao ?
Luân hồi nhân danh sông núi
Trí trai dài một ngọn lao.
Rồi hôn con rồi kề vai đồng đội
Ga này ga cuối biết đâu
Dẫu là vậy vẫn là đời trăm tuổi
Lẽ người sống hết nông sâu.
CUỐI RU
Cuối ru với gió của tôi
Hanh heo phố cổ
Hưu ngồi quạnh hiu
Đèn vàng hắt bóng xiêu xiêu
Sáng mờ mờ gọi
Tay khêu bấc buồn
Cuối ru ẩn hiện trong hồn
Giăng tơ từng sợi
Để bồn chồn lo
Cuối ru chợt nhớ bên đò
Mắt thơ thần đợi
Một bờ nắng lên
Điệu vần ru lội triền miên
Kinh thành ngách ngõ
Những miền đất yêu
Quên cơm sáng
Bỏ cơm chiều
Đầu moi những hạt tín điều ra ăn
Cố nhai hết những băn khoăn
Trong đêm thao thức
Ngày nằm chiêm bao
Sống không nuốt nổi ước ao
Xem ra thân xác tầm phào xác thân
Thở than nghe tiếng tri âm
Vọng về từ thuở muông cầm xa xưa
Tôi ơi
Tôi có đâu ngờ
Mình tìm mình mãi
Mình chờ mình thôi
Và tôi không buồn không vui
Bước chầm chậm dưới môt trời mưa mau
Mặt kinh thành sáng làu làu
Tắm mưa trẻ nắm tay nhau làm rồng
Tôi đi về phía bến sông
Thân lau góp bắc cầu vồng qua vai
Trong gió ai đó thở dài
Tiếc ư?
Đành chuộc một vài câu ru
Tập “Nguyễn Nguyên Bẩy thơ” đang có tại nhà sách Kiến Thức, 17A Hàng Chuối – HàNội
N h à v ă n H O À N G X U Â N H Ọ A
NGUYỄN NGUYÊN BẢY
BƠI TRONG NHỮNG DÒNG SÔNG
Mỗi
chúng ta, ai cũng có một dòng sông tuổi thơ làm hành trang mang theo trong những
ngày bươn trải mưu sinh trên cõi thế đời mình. Người là dòng sông Hồng đỏ nặng
phù sa, người là dòng sông Cầu sông Thương thơ mộng, người là sông Đáy sông
Châu thương nhớ, người là sông Hậu sông Tiền mênh mông ngút ngát tầm mắt, người
là sông Gianh, sông Bến Hải trong đợi chờ những năm xa cách… Nói chung, đó là một
dòng sông quê của mình, dòng sông của tuổi thơ. Ở đây tôi không dám bình luận
gì. “Thơ là cõi bồng phiêu” (chữ của cố thi sĩ Bùi Giáng). Đã là
“cõi bồng phiêu” thì không thể luận bình, chỉ xin nêu một vài rung cảm khi đọc
thơ về sông nước của Nguyễn Nguyên Bẩy. Bài có tiêu đề “Sông Tương”. Tôi
cam đoan bài thơ này anh viết hồi trai trẻ, cái mơ mộng tình của anh thăng hoa
thành một dòng sông không có thật, Sông Tương, rồi trôi theo đời anh vào
những dòng sông có thật mà anh viết sau này.
SÔNG TƯƠNG
Gió thổi qua mắt em
Gió mang theo vị mặn
Mắt em nhìn đâu sao lâu chớp thế
Có phải em dong thuyền ra bể
Lỡ rớt mái chèo trên sông Tương?
Hỏi em anh bỗng nhiên buồn
Chiều nhạt nắng tóc xõa vai nhạt nắng
Sông Tương
Sông Tương ở đâu
Mà ai cũng đi qua sông Tương nhỉ
Ai đi qua cũng rớt mái chèo…
Từ Sông Tương, Nguyễn Nguyên Bảy lội qua Cầu Gió, đi trên Thuyền Tình, hát ca cùng Sông Cái Mỉm Cười, để tới bến bờ hạnh phúc hôm nay, thật sự là một hành trình gian truân đầy nghị lực, và đáng khâm phục. Mời đọc Thuyền Tình: “Con cái đứa nào cũng đứt ruột đẻ ra/ Nhưng Mẹ thương con nhất/ Thương thằng mộng mị thơ ca/ Chọn yêu cuộc tình kiếp nạn/ Cuộc đời làm sao đủ ván?/ Đóng nên thuyền tình/ Biển gần bờ cá cạn/ Khơi xa sóng kình/ Mẹ gieo quẻ tiền chinh/ Hai chinh úp sấp/ Công sinh thành con chưa báo đáp/ Cớ chi để Mẹ lo buồn/ Con yêu em thật lòng / Nợ vay từ thuở hư không/ Nắm tay nhau kết phiến thuyền tình/ Mã quẻ chinh thần thánh không lời/ Linh cảm bể yêu sóng lớn/ Để thuyền tình không đắm/ Thuyền tình phải khẳm yêu/ Mẹ lội qua sông/ Mẹ ra tận biển/ Mẹ bóc yếm đào/ Mẹ nhào sữa kiệt/ Chét khe ván mỏng thuyền yêu/ Mẹ đan tay đôi lứa vào nhau/ Lời ngàn cân cầu nguyện/ Thuyền yêu qua gió giông/ Thuyền yêu qua trăng hoa/ Ván sữa chung tình/ Buông nguyện cầu / Mẹ gieo quẻ tiền Chinh/ Một chinh cười/ Một chinh khóc/ Mẹ tạ Âm Dương/ Thấu cảm lòng tình/ Con nép khóc gục đầu ngực Mẹ/ Vòng tay già gầy guộc ôm con/ Thuyền tình hạ thủy…” Thơ như thế không là tầm văn, nghệ sĩ thì thơ nào mới là văn, nghệ sĩ?
Riêng với sông Hồng, dường như hồn thơ Nguyễn Nguyên Bảy lúc nào cũng dạt dào cảm hứng. Một làn gió mát, một bóng mây bay, một đám củi rều đều là những nghĩ ngợi trong thơ anh:“Tượng hình dòng sông đầy gió/ Trên sông có cây cầu gió vẽ/ Quê hương còn đó gió về/ Gió về gặp bến sông xưa…” (Cầu gió).
Nguyễn
Nguyễn Bảy không những là người của báo chí, của văn chương, của thi ca mà anh
còn là người của công chúng trong lĩnh vực phong thuỷ đã nhiều năm nay. Ở lĩnh
vực này nhiều người đã gọi anh bằng thày (kẻ viết những dòng này cũng gọi vậy),
bời họ tin anh luôn đem lại cho họ, cho gia đình họ những điều tốt lành, may mắn
trong xây dựng khi được anh tư vấn về phong thủy, về những việc định làm và sắp
sửa làm …
Anh
vào nghề viết lách từ Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam, sau đó là Đài Truyền
hình TpHCM cho đến khi nghỉ hưu. Tôi may mắn được gặp anh, được trò chuyện cùng
anh nhiều lần nên thấy sức làm việc của anh thật đáng nể, không muốn nói là phi
thường. Không biết dùng chữ nào khác để
chỉ về việc này nên tôi dùng chữ… nể là do vậy! Trí nhớ của anh nữa, cũng là điều
đáng nể. Muốn anh đọc bất cứ bài thơ nào đó trong “tòa núi” thơ Nguyễn
Nguyễn Bẩy xuất bản quý 3, năm 2010 là anh đọc thuộc nguyên văn cả bài. Có bài
dài hàng trăm câu. Anh còn có trang blog
vandanbnn. Ở đấy anh “nén” một số lượng lớn các bài thơ sáng tác từ trên 40 năm
trước và những bài mới sáng tác gần đây, những cuốn tiểu thuyết đã xuất bản
thành sách tại nhiều nhà xuất bản có tên tuổi trong Nam ngoài Bắc, cùng những
bài bình luận văn chương mà anh gọi là “Đò đưa văn chương”. Năm 2012, anh cùng
vợ là nhà thơ Lý Phương Liên cùng tâm đầu hợp ý, tuyển chọn in sách Thơ Bạn Thơ
cho hàng trăm tác giả thơ trên toàn quốc, trong đó có cả tác giả
đang sinh sống ở nước ngoài. Tập một đã ra mắt ở hai thành phố lớn, Hà Nội và
Sài Gòn trong tháng 8 và tháng 9 năm 2012. Sách Thơ Bạn Thơ 1 đã đến tay từng
tác giả có thơ được in trong đó, và họ được hoàn toàn miễn phí khi nhận sách,
không một ai phải bỏ tiền ra “mua lại thơ mình” như một số người làm sách thơ
khác! Được người người yêu thơ, làm thơ trên toàn quốc hoan nghênh một nghĩa cử
đẹp nơi anh chị. Sắp tới sẽ là sách Thơ Bạn Thơ 2 và sách Văn Bạn Văn 1… Cả việc
anh đọc báo, đọc mạng internet hàng ngày cũng khiến chúng tôi kính phục. “Người
yêu văn chương mà không chịu đọc, không cập nhật báo chí văn chương hàng ngày sẽ làm việc không mấy hiệu quả”.Có lần
anh tâm sự với chúng tôi thế nên chúng tôi biết anh đọc nhiều là vì thế.
Nghĩa là những bài có chất lượng ở các trang web, trang báo điện tử, đọc thấy
tâm đắc là anh tải về nhà mình để giới thiệu cho bạn bè khi thăm nhà anh cùng
thưởng thức, cùng suy ngẫm về những vẫn đề có tính xã hội, tính thời sự đang
nóng ở đâu đó trên đất nước ta. Anh không ngần ngại khi đưa những bài có nội
dung gai góc; thơ anh cũng nhiều bài khá gai góc: “Giời ơi có mắt không giời/
Cớ chi để ban mai tự tử?/ Tự tử ư?/Thoi đưa thời gian/ Mai thay ban mai khác/
Ban mai nay chon xuống lạc loài/ Không sống
không thác/ Mắt thèm nhìn thoi đưa/ Nhìn thèm nắng non khoe nõn/ Nhìn thèm gió
lụa chạm môi/ Nhìn thèm chim hát/ Nhìn thèm hoa lan tan hương…/Tạ ơn trời kịp
thức thiện lương/ Ban Mai đã không tự tử…” (Thoi đưa).
Thế
giới thơ Nguyễn Nguyên Bảy là thế giới của cái đẹp, cái đẹp những dòng sông,
tình yêu, cuộc sống; nhiều vấn đề của cuộc sống được anh khai thác thả vào thơ
để mong người đời hướng thiện, hướng về chữ tâm. Lạc vào rừng thơ Nguyễn Nguyên
Bảy sẽ được bơi trên những dòng sông tươi mát. Bơi trên dòng “Sông Tương”,
bơi trong “Sông cái mỉm cười”, “Gặp lại dòng sông” để “Thì thầm
(với) tuổi thơ” của mình: “Tôi đã yêu một dòng sông/ Năm mươi năm rồi
dòng sông có biết?/ Lúc ấy tóc tôi và tóc mình cùng xanh ngọt/ Mà giờ đều trắng
hoa lau…” (Gặp lại dòng sông). Với gần 50 năm cầm bút, viết báo, viết văn,
làm thơ ngợi ca quê hương đất nước thông qua người mẹ dòng sông thương quý của
mình với những rạo rực ngôn từ, thậm đậm suy tư sâu lắng về cuộc sống. Kể cả
lúc đang đắm mình trong biển, lặn ngụp trong long biển anh vẫn nhớ, vẫn hướng về
những dòng sông. Những dòng sông quê lúc man mát, lúc dữ dằn chảy xoáy, chảy xiết
trong hồn thơ anh trên 40 năm không ngừng nghỉ: “Anh ngụp lặn quẫy đùa
thời trai trẻ/ Những chiều sông Cái quê hương/ Nhớ tuần trăng mật chẳng bình
thường/ Tình xém chìm trong bể đời nước mắt/ Hỡi quá khứ với bao nhiêu mặn chát
/ Ngươi cũng là vị biển của tình yêu/ Thả mình phơi trong đỏ biển chiều/ Anh
theo sóng cắn mềm bờ cát…” (Biển đổ chiều). Và hình như, trong tâm tưởng
lúc nào anh cũng cảm thấy mình mắc tội với sông: “Tôi ngồi với bóng của
tôi/Bóng tôi ngả vào sông lẽ nào sông không biết/ Không biết cớ gì mở ngực ôm
tôi?/ Hoa lau cong vòng ngực gió…/ Tôi yêu mãi một dòng sông/ Không một
ước thề/ Không một hẹn hò trao gửi/ Mình bảo nói lời sao tội tội/ Tôi cười tội
lội qua sông/ Tôi đã đem tội lội qua sông/ Lội trọn một đời/ Bao nhiêu tội tôi
sông nhận hết… (Gặp lại dòng sông).
Thơ
Nguyễn Nguyên Bảy khó đọc, khó cảm thụ nếu chỉ đọc lướt. Thơ mà đọc lướt thì…
phung phí vô cùng! Tôi tin, rồi đây sẽ có người thẩm định đúng giá trị đích thực
thơ anh. Một khi thơ không còn những ồn ào gây nhiễu kiểu thơ phong trào người
người làm thơ, nhà nhà làm thơ cả thập kỷ qua. Và họ sẽ không bỏ sót, bỏ quên
tài thơ nhiều thăng trầm này. Tôi tin.
Hà Nội, 2012.
Hoàng
Xuân Họa.
N h à v ă n H O À N G X U Â N H Ọ A
LỞI
RU DƯỚI MÁI NHÀ
CỦA NGUYỄN NGUYÊN BẢY
CỦA NGUYỄN NGUYÊN BẢY
Cái mái rạ dai dẳng úp lên cuộc đời
người nông dân từ đời ông cho chí đời cháu ngay từ khi cất tiếng chào đời cho
đến lúc về với đất. Mái rạ nghèo ấy, bây giờ không còn thấy ở các miền quê Bắc
bộ nữa, nhưng cách đây trên chục năm, ở thế kỷ trước chỉ cần đi ra khỏi cửa ngõ
thủ đô chừng 5-10 cây số là gặp nhan nhản những mái rạ lấp ló sau lũy tre làng
mờ xa, hiu hắt buồn nằm hai bên đường quốc lộ số 1, quốc lộ số 5 dội hoang vào
tầm mắt, tầm nhìn của chúng ta. Và cái làng, tên chung để chỉ cấp hạ tầng hành
chính của một xã – nói hẹp; nói rộng thì cái làng thuộc về một huyện, rộng hơn
– nó cũng thuộc một tỉnh, một nước (làng nước), cho dù ta đi đâu, ở đâu trong
tâm hồn mỗi người luôn có một cái làng canh cánh mang theo trong lòng. Cái làng
của lòng mình ấy, gồm cây đa, sân đình,
mái chùa cong cong những đầu dao hình rồng, có lời ru của mẹ, của bà và của chị
hằng “Ru (ta) dưới mái nhà” rơm rạ xưa ấy:? “Nơi đâu những lời ru/Nhiều
bằng làng ta nhỉ/ Dưới mái nhà rơm rạ/Tâm sự ru vơi lòng ”
Dưới mái rạ thời chiến
tranh trai tráng “còn ai
đâu”, trơ lại phụ nữ thui thủi
nỗi chồng đi biền biệt ngay từ tuần trẳng mật bỏ lại bao công việc đồng áng,
việc nhà cho người phụ nữ gánh vác đến đận
“biếng cả việc gương lược” làm đẹp cho mình. Mà chồng đi vắng thì người phụ nữ làm đẹp
mà chi? Làm đẹp cho ai ngắm? Những đêm mưa phùn gió bấc, ôm con, ru cho con ngủ
để vơi nỗi am thương nhớ người xa. Lời “Tâm sự ru với
lòng ” ấy:
LỜI
RU DƯỚI MÁI NHÀ
Nơi
đâu những lời ru
Nhiều bằng làng ta nhỉ
Dưới mái nhà rơm rạ
Tâm sự ru vơi lòng .
Em biền biệt xa chồng
Ngay từ tuần trăng mật
Chị biếng cầm gương lược
Trai làng còn ai đâu.
Lẩm bẩm những nguyện cầu
Bà lần xin tràng hạt
Đừng bắt cháu bà chết
Tuổi dại dưới trời bom.
Chẳng sáng nào bến sông
Bóng cha không còng gậy
Tay cha rối rít vẫy
Bưu tá cười không thư.
Tất cả những lời ru
Cối lòng nước mắt nén
Lúa vẫn hai mùa chín
Khoai vẫn hai mùa trồng.
Cò lội trắng mom sông
Sông mang lời ru chảy
Những câu ru nhang cháy
Dưới trời bâng khuâng hương.
Nguyễn Nguyên Bảy
(Một vài Trống canh)
Nhiều bằng làng ta nhỉ
Dưới mái nhà rơm rạ
Tâm sự ru vơi lòng .
Em biền biệt xa chồng
Ngay từ tuần trăng mật
Chị biếng cầm gương lược
Trai làng còn ai đâu.
Lẩm bẩm những nguyện cầu
Bà lần xin tràng hạt
Đừng bắt cháu bà chết
Tuổi dại dưới trời bom.
Chẳng sáng nào bến sông
Bóng cha không còng gậy
Tay cha rối rít vẫy
Bưu tá cười không thư.
Tất cả những lời ru
Cối lòng nước mắt nén
Lúa vẫn hai mùa chín
Khoai vẫn hai mùa trồng.
Cò lội trắng mom sông
Sông mang lời ru chảy
Những câu ru nhang cháy
Dưới trời bâng khuâng hương.
Nguyễn Nguyên Bảy
(Một vài Trống canh)
Đọc một hơi hết bài thơ để cảm và thấm. Đọc lại lần hai, lần ba để ngấm. Ngấm
vào cảm xúc bao nhiêu thêm lòng day dứt, da diết thương về một thời; thương
thầm những thân phận vọng phu bằng xương bằng thịt, hoá đá niềm khát khao dưới
những mái nhà tranh một lòng thuỷ chung ngóng đợi. Dưới mái nhà rơm rạ
đơn sơ, còn nữa, những lời: /“Lẩm bẩm những nguyện cầu/Bà lần xin
tràng hạt” Và /Chẳng sáng nào bến sông/Bóng cha không còng gậy/Tay cha
rối rít vẫy/ Bưu tá cười không thư.
Thế đấy, đất nước ta đã có thời như
thế đấy. Người vợ xa chồng nhớ nhung ôm chặt con vào lòng, gửi lời ru vào đêm
thanh vắng, những người bà thì hằng đêm lần tràng hạt lẩm bẩm nguyện cầu trời
Phật: “Đừng bắt cháu bà chết/ Tuổi dại dưới trời bom” . Người cha
thì bóng còng như cây gậy sáng sang ra bến sông chờ bưu tá đi qua xem có
thư con từ chiến trường gửi về. Gặp được thì “Bưu tá cười không thư”. Mong bức thư con gửi vượt ngàn dặm núi
sông, khi đến được tay người cha có khi phải năm, bảy tháng thì tình hình đã
khác. Với họ, có còn hơn không! Hy vọng và hy vọng, người nông dân dưới mái rạ
một thời từng đau đáu đợi chờ niềm hy vọng như vậy đấy, vì đó là cục cưng – cục
vàng của đời họ. Nhà thơ không nói quá, tôi – người đọc thơ hôm nay cũng không
lien tưởng quá ra, mà thực tế trong tâm trạng người cha, người mẹ Việt Nam nào
chẳng thế, con cái là cả một tài sản, ví với cục vàng là còn nhỏ, phải là núi ngọc
mới đúng tinh thần, đừng coi thường nhau, “con vua vua yêu dấu/ con tôi xấu
tôi yêu”. Những người trẻ bây giờ “ru con” bằng băng đài, bằng đĩa CD rót
lời ca sĩ ngọt ngào vào tai trẻ nên họ biệt gì về lời ru buồn ngày xưa?
Nhà thơ Nguyễn Nguyên Bảy có nhiều
bài thơ viết về người mẹ người cha Việt Nam bằng những khúc ru khá hay: “Sông
cái mỉm cười, Bài ru trằn trọc, Cuối ru, Lời ru dưới mái nhà…” mênh mang nét
buồn nhân thế và… cũng đậm chất nhân văn. Tôi chủ quan nói vậy ai không tin thì
tìm đọc “tòa núi” thơ Nguyễn Nguyên Bảy in năm 2010 thì thấy.
Một ngày thu tháng chin 2011
Hoàng Xuân Họa
VANDANBNN
VANDANBNN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét