Phần VI,
Nguyễn Nguyên Bảy/ Mr Seven
Nguyễn Nguyên Bảy/ Mr Seven
NHẬT KÝ SEATTLE 2011,12,14,16.
A. LƯỢM
LẶT EVERETT/ SEATTLE
Sáng Một Ngày Hè../ Sài Gòn. Minh bạch:
Tôi là
người có ba Quê. Nơi tôi sinh ra và sống ở đó cho đến ngoài 30 tuổi, là Hà Nội,
Kinh Thành Cổ Tích, là quê 1, quê ruột của tôi. Sài Gòn, nơi tôi đã sống và nên
người tử tế tính đã gần 40 năm, là Quê 2, quê sống của tôi. Và Seattle W. USA,
là quê 3, nghĩa bởi, lúc tuổi già, con cháu ở đâu quê hương ở đó..
/Chào quê! Đi nhé, sáng nay/ Thôi mà.. sen sóng Hồ Tây dùng dằng/ Hương sen ủ yếm tri âm/ Gió theo tri kỷ thì thầm nhớ theo..
Chào quê! Đừng bịn rịn yêu/ Sài Gòn tiễn trận mưa chiều tắm mưa/ Ôi sao mới lạ lùng chưa/ Gót son trẻ lại bước thơ thẩn người../
Chào Seattle, chào định thế thôi/ Cháu con ôm đón thốt lời..chào quê!../
Chiều ngày 5../ Máy bay trễ chuyến ở Đài Loan hơn 2 giờ. Mãi gần 12 giờ khuya mới từ sân bay Đài Bắc bay một mạch đến Seattle-Takoma, lúc 9g tối vẫn trong ngày Thứ Bảy.. (múi giờ Seattle chậm hơn Sài Gòn 8 tiếng). Cực mệt, ngồi rũ trên hai chiếc xe lăn, vậy mà gặp cháu con đứng dậy khỏe trẻ như chưa già yếu bao giờ. Thi, Kít, Nick, Ngọc và Vava..đủ mặt, cười mừng ôm cha mẹ, nước mắt ướt bờ vai..
Everett, Ngày../ Thói Quen Và Múi Giờ..
Thói quen xấu hay tốt? Tự nhiên hỏi thế, rồi đúc kết lý luận cho một tranh cãi: Việc/Sự lập đi lập lại nhiều lần thành thói quen. Hẳn nhiên các hành động lập đi lập lại nhiều lần tàng ẩn cái thích/ muốn. Một khi đã là cái thích/ muốn thì không thể có thói quen xấu! Đừng cho đây là lý lời cùn..
/Chào quê! Đi nhé, sáng nay/ Thôi mà.. sen sóng Hồ Tây dùng dằng/ Hương sen ủ yếm tri âm/ Gió theo tri kỷ thì thầm nhớ theo..
Chào quê! Đừng bịn rịn yêu/ Sài Gòn tiễn trận mưa chiều tắm mưa/ Ôi sao mới lạ lùng chưa/ Gót son trẻ lại bước thơ thẩn người../
Chào Seattle, chào định thế thôi/ Cháu con ôm đón thốt lời..chào quê!../
Chiều ngày 5../ Máy bay trễ chuyến ở Đài Loan hơn 2 giờ. Mãi gần 12 giờ khuya mới từ sân bay Đài Bắc bay một mạch đến Seattle-Takoma, lúc 9g tối vẫn trong ngày Thứ Bảy.. (múi giờ Seattle chậm hơn Sài Gòn 8 tiếng). Cực mệt, ngồi rũ trên hai chiếc xe lăn, vậy mà gặp cháu con đứng dậy khỏe trẻ như chưa già yếu bao giờ. Thi, Kít, Nick, Ngọc và Vava..đủ mặt, cười mừng ôm cha mẹ, nước mắt ướt bờ vai..
Everett, Ngày../ Thói Quen Và Múi Giờ..
Thói quen xấu hay tốt? Tự nhiên hỏi thế, rồi đúc kết lý luận cho một tranh cãi: Việc/Sự lập đi lập lại nhiều lần thành thói quen. Hẳn nhiên các hành động lập đi lập lại nhiều lần tàng ẩn cái thích/ muốn. Một khi đã là cái thích/ muốn thì không thể có thói quen xấu! Đừng cho đây là lý lời cùn..
Tranh cãi
nổ ra giữa hai chúng tôi (vợ chồng) chỉ nho nhỏ cái chuyện thói quen cà phê
sáng của chồng, mà vợ cho là thói quen xấu, còn chồng thì bảo là không xấu.
Thói quen ấy nếp với tôi đã từ lâu, 6 giờ sáng theo đồng hồ Sài Gòn (mưa gió
cũng vậy) tôi thức dậy, tức thì thể dục bộ và nhâm nhi ly đen cóc đầu hẻm để
nghe và "tám" chuyện với xích lô/ ba gác cần lao..
Từ bữa về quê Seattle, vợ hớn hở ra mặt vì không cần tăng trưởng thêm 'kiến thức" để tranh thua/thắng với chồng, mà môi trường Seattle đã tự nhiên, như nhiên đứng về phía vợ, vợ không cần cãi, cũng thắng. Seattle không có cà phê hẻm, cà phê cóc, không như Sài Gòn đầu hẻm, góc phố nào cũng cóc/quán cà phê../ Seattle có tiệm/quán cà phê (không nhiều, sẽ nói vì sao không nhiều vào dịp khác) và tiệm quán nào cũng mở bán theo quy định của luật pháp, thường là eleven to eleven, every day ( mở cửa hàng ngày, từ 11 giờ sáng đến 11 giờ đêm)..
Và thói quen tôi đã thua. Tôi làm sao có thể uống cà phê sáng vào lúc thời Ngọ để giữ cho mình thói quen cà phê sáng lúc 6g như khi ở Sài Gòn/ Hà Nội ? Tào lao về một thói quen, không xấu với chồng, dù xấu với vợ, để lòng nguôi nỗi mỗi sáng cồn lòng nhớ quê..mà tôi chỉ vừa vắng xa mấy bữa nay thôi..
Chép thêm, vợ chia sẻ tình nhớ của chồng, đều sáng, lúc 6 giờ, đồng hồ Seattle, vẫn tỉnh dậy pha máy an ủi chồng ly cà phê hòa tan G7..Dù thế, Seattle, theo tôi bắt đầu một ngày nhàn nhạt..
Everett, Một Ngày Phong Thủy Loanh Quanh.. Để trả lời câu hỏi: Người Mỹ có quan tâm và ứng dụng khoa học địa ốc phong thủy trong việc sinh/dưỡng căn nhà cư ngụ và khai mở xây cất những khu/cụm dân cư ? Câu trả lời thật kỳ lạ là từ căn nhà cư ngụ, đến khu dân cư, đến city, đường sá cầu cống, hệ thống điện nước..của người Mỹ, ở Mỹ (kiểm chứng bằng đức tin, chẳng dám lộng ngôn tay sờ, mắt thấy) đều được xây cất đạt các chuẩn phong thủy địa ốc. Hỏi: Chuẩn phong thủy đó thuộc trường phái nào? Đáp: Trường phái phong thủy Mỹ, thiết lập trên căn bản sự tương thích hài hòa thuận lý giữa căn nhà cư ngụ ( khu dân cư/đường sá/ cầu cống) với môi trường căn nhà cư ngụ. Tương thích sao cho, người cư trú/ người xóm giềng/ môi trường, được lợi lạc nhất trong sinh hoạt, trong cuộc sống mang ý nghĩa Tự do/ Nhân quyền và Hạnh phúc, mà phong thủy phương Đông, như bên ta, gọi là lợi lạc Tam Tài (Phước Lộc Thọ).
Chữ phong thủy tương thích nói ở trên được thực hiện minh bạch, khoa học, tài năng bởi các cơ quan (như bên ta) gọi là các Vụ/Viện Quy Hoạch Kiến Trúc/ Xây Dựng/ Dự án. Quy hoạch phải chứng minh, cam kết thực hiện những chứng minh đó trong qua trình thực hiện, sao cho sự tương thích của dự án với môi trường đạt được sự hài hòa, thuận lý tối đa có thể. Các câu hỏi/các đề xuất vướng mắc/ các kiến nghị.. về dương quang gió nắng/ về trường khí, phương hướng/ về thời tiết, khí hậu/ về công năng, tiện ích/ về hung cát môn, táo, chủ.. Tóm lại, tất cả các câu hỏi thuộc đủ các trường phái phong thủy Đông/Tây người thụ hưởng đặt ra đều được nghiên cứu giải đáp thỏa đáng ngay từ bước Quy hoạch dự án minh bạch. Bước Quy hoạch được thực hiện độc lập, luật pháp đảm bảo tính độc lập ấy trước mọi áp lực của quyền lực cấp trên và đồng tiền đẩy đưa chi phối.
Bước hai của Phong thủy tương thích thuộc trách nhiệm của Chủ đầu tư dự án. Đây là bước triển khai thực hiện sự tương thích giữa một căn nhà cụ thể với môi trường cụ thể, từ ngôi nhà liên kề, đến từng cụm khu vực, đến toàn cảnh môi trường liên quan, kể cả chịu ảnh hưởng. Sự khác biệt phát sinh giữa phong thủy bên Ta và phong thủy bên Mỹ: Ta thì cầu xin ( cúng bái), năn nỉ, trông mong vào lòng tốt (lương tâm) của nhà đầu tư sẽ xây cất cho ta căn nhà tốt đẹp như ta mong đợi. Mỹ thì không thế, không cúng bái, cầu xin, mà pháp luật giám sát đúng luật và buộc chủ đầu tư phải bàn giao cho người thụ hưởng các sản phẩm chất lượng như cam kết.
Người Mỹ rất tự trọng và luôn tự hào về phẩm hạnh/ lương tâm nghề nghiệp, nên muốn nói nhẹ hơn về sự ràng buộc pháp lý, quẻ Tình trước quẻ Lý, để thấy, người Mỹ (dù ở vị trí chủ/ thợ, hay vị trí mua/ thuê), đều mang tinh thần xây cất căn nhà/công trình với một lương tâm/tình yêu xây dựng tác phẩm nghệ thuật, đầy tính nhân văn, sinh/dưỡng chất lượng cuộc sống. Thế nên, không có chuyện ngược đời/ nghịch lý/ bất tương thích..là một căn nhà/một khu dân cư mọc lên ở nơi chưa/ không có hạ tầng cơ sở. Rồi thì, không có đường ra nhà thờ, chợ, trường, bệnh viện,..Không có chỗ cho trẻ con vui chơi, láng giềng ra khỏi căn nhà riêng tư của mình mà kết thân làng xóm. Lại thì không có nơi thải rác, không có tủ riêng tư thư báo và nhiều thứ công cộng khác..Nhiều lắm, những tiện ích đời thường không có, không đủ, thì làm sao căn nhà cư ngụ tương thích được với môi trường mà mong lợi lạc phước lộc thọ...
Hầu như tất cả các căn nhà/cụm dân cư/ khu đô thị/ thành phố..ở Mỹ đều đạt chuẩn phong thủy tương thích đời sống. Người Mỹ được hưởng đức phong thủy Mỹ rất đáng tự hào. Cảm ơn trường phái địa ốc phong thủy Mỹ. Xin cầu thị học hỏi.
Lời thêm: NNB tôi có nhận được nhiều thư thăm hỏi/ thư mời đến căn nhà cư ngụ của quý bạn đọc người Mỹ gốc Việt. Chân thành cảm ơn và hứa sẽ ví dẫn các trường hợp cụ thể quý bạn hỏi trong những đoạn viết sau trên file nhật ký này để phục vụ các bạn trong suốt thời gian lưu sống tại Seattle/Everett
Ở đâu cũng vậy, khí hậu và môi trường là đối tượng tương thích của căn nhà cư ngụ. Trong đoạn chép này Những căn nhà ở tại Everett/Seatle xin coi là ví dẫn cụ thể, tượng trưng cho nhà ở Mỹ, để tránh mọi ngộ nhận và lầm lẫn sai lạc. Và cũng chỉ xin nói vế căn nhà ở độc lập, nguyên căn/ Các dạng loại nhà liên kế, biệt thự song lập, nhà cao ốc, chung cư, nhà kinh doanh thương mại, nhà văn phòng, nhà chợ, trường học..sẽ nói dịp khác, khi có điều kiện.
+ Môn:
Căn nhà luôn thấy hai cửa (môn), một ra vào căn nhà cư ngụ, và một gara ô tô. Môn tiền hai cửa này luôn được xử lý khéo léo, tránh lời chê của phong thủy bên Ta: Đa môn tắc đa khẩu ( Nhiều cửa, nhiều miệng, tạo hung/ bất hòa trong gia đình). Xử lý phổ biến là hai không gian độc lập, là gara ô tô đúng nghĩa, một không gian để xe đơn thuần. Cũng có những cách xử lý khác: Cửa gara ô tô không cùng hướng với cửa ra vào nhà/ Hoặc một đường thang dẫn nghệ thuât mở hướng riêng vào nhà..
Môn tiền ngôi nhà cư ngụ đang dẫn ví, nằm ở vị trí số 6, tên là Quí nhân, cát lợi cho việc Hạnh phúc, may mắn, người trên kẻ dưới tốt tính ưa giúp đỡ, láng giêng tử tế, hòa thuận.
Môn tiền trên một trục với môn hậu. Như đã nói ở phần 1, tập quán khí hậu/thời tiết khiến các căn nhà ở Mỹ ưa chuộng phong cách nhà thấp/ cửa nhỏ. Do vì môn tiền cửa nhỏ, để đảm báo đối lưu khí, môn hậu thường lớn hơn môn tiền. Đối lưu này nghich lý phong thủy bên Ta, nhưng với phong thủy Mỹ là thuận lý.
Các cửa sổ mở hoặc không mở (vách) thuận sáng và hỗ trợ thuận lý cho đối lưu tiền/hậu.
+ Táo: Một táo tòa thật gọn gàng, sạch đẹp và hiện đại, với lò ga hoặc điện/ Máy khử mùi, tủ lạnh thường dùng và tủ cấp đông trữ thức ăn chưa dùng, máy rửa chén bát, hệ thống kệ bếp và tủ âm tường chứa bát đĩa, thức ăn khô, chai lọ mắm đường..
+ Theo ma trận phong thủy tam phương, táo tòa của căn nhà cư ngụ (đang ví dẫn) này bố trí theo trục 6-5-4/ ở vị trí số 4, tên cung là Phú Quý, là được lợi lạc tam tài: Phước/Lộc/Thọ.
+ Phòng ăn (mộc dương)/ Táo hướng (lò, thuộc hỏa)/ và nước thủy. Ba hành này nhất thiết phải chế hòa cân bằng sinh khắc. Gương/ Tranh ảnh/ Hoa cây là những trang trí kích hoạt trường khí mạnh mẽ và hiệu quả.
+ Ba nguồn hỏa thường có trong khu vưc táo tòa: Lò điện ga nấu đồ ăn/ Hệ thống sưởi/ Lò nướng (bbq). Tốt nhất, chỉ nên bố trì lò nấu ăn trong khu vực táo tòa. Hệ thống sưởi xếp đặt ngoài sảnh, phía sau Môn hậu, và tất nhiên lò bbq nên ngoài sân vườn, để mùi thức ăn khi nướng không tàng ần trong căn nhà cư ngụ nhỏ và thấp, mà thoát ra môi trường khí ngoài nhà.
+ Duy nhất điều chưa thuận lý theo lý thuyết phong thủy bên Ta là vị trí lò (táo hướng) và bồn nước rửa/thoát không thuận cách: Hướng lò canh cửa tránh giật mình/ Lửa trước nước sau/ Mỏ vòi nước không trực xung với lò..luôn là những hung phạm.Tuy nhiên: tập quán, thói quen, sự mạch lạc giữa không gian lò và nước, sự hiện đại của các hệ thồng cảnh báo cháy, kẻ gian..là một đảm báo triệt hóa hung họa, khiến nhưng bất hợp lý này được hóa giải mà tương thích.
Everett, Một Ngày Lên Chơi Núi Tuyết..
Chúng tôi đem cái nóng hạ của Seattle lên Núi Baker quanh năm tuyết phủ, để thăm chào tuyết sau vài mùa xa cách..
Đường xa hơn 250km, hai người già tóc bạc như tuyết, nhuộm giả thành xanh, còn con cháu một đàn tóc đang xanh mướt như thông nơi này quanh năm xanh..Cũng nhờ mầu xanh nổi tiếng đó mà tiểu bang Washington còn có tên gọi là tiểu bang Everygreen..
Chép được đôi ba câu văn vần và chớp được dăm ba kiểu ảnh gọi là chứng cớ khoe chia sẻ một ngày du khảo..
Lạ Cùng Tuyết
/Xe lượn cong tròn,cong vuông lên núi/ Lạ bằng cua tay áo Lũng Lô? (*)/ Nhưng Tây ba lô cõng mùa hạ từ chân núi/ Lên ngọn mây cho tuyết thay áo mới/ Thì lạ đấy..
Trời xanh mây trắng có gì mà lạ/ Núi vót cây von có gì mà lạ/ Nhưng cây trắng tuyết, núi trắng tuyết/ Trắng lên tận trời xanh mây trắng/ Thì lạ đấy..
Người giống người dù da mầu hay da trắng/ Có gì mà lạ/ Ai cũng như ai quần đơn áo kép/ Kín mít từ chân lên đầu/ Cười như nhau tiếng cười bốc khói/ Cũng chẳng có gì mà lạ/ Nhưng một đôi tình già đến từ miền phượng nắng/ Lên núi Seattle chiêm mơ tuyết trắng/ Thì lạ đấy, lạ lắm..
Mình ơi, đưa tay anh nắm/ Tuyết cười như trắng ấm hơn../
Eve. Một Chợ Phiên Đêm
Chữ Phiên là do người chép 'phịa" thêm, chứ thực ra chỉ là 01 buổi họp chợ ngoài trời diễn ra vào ban đêm, tổ chức một lần duy nhất trong năm, tại khu dân cư đông đúc bậc nhất, khu phố Tàu, China town, thành phố Seattle...
Chữ Phiên còn mang ý nghĩa Hội, tức Ngày hội của Chợ, theo truyền thống, và đầy bản sắc chợ vùng miền Seattle và là một nhu cầu có thực, nhu cầu chờ đón của dân cư, đặc biệt là của tuổi thơ, tuổi chớm yêu, đang thích kết model hẹn hò..và của bầu bạn ở xa nhau, công việc xã hội, gia đình bận rộn quanh năm, hẹn về Hội Chợ để tay bắt mặt mừng tíu tít..
Chữ Phiên còn tàng ẩn ý nghĩa hân hoan, vui mừng chào đón nhau..Nên trong cái vui ấy, tuyệt đối không lạc lõng một âm thanh la lối, không một giật mình móc túi, không một gầm gừ dọa dẫm của hình sự, của kênh kiêu sang hèn và càng không một trèo kéo bán hàng, không một chanh chua, chặt chém..Niềm vui sắp hàng mua hotdog, mua thịt nướng xiên, mua kem, mua hoa trái..và mua tiếng cười..
Góc Riêng Tư Chợ Phiên
Gia đình chúng tôi, tam đại đồng đường ở Seattle, nhưng từ nhiều nơi khác nhau, khá xa nhau, cùng đổ về chợ đêm và may nhở có Alo hướng dẫn mới tìm thấy nhau trong dòng người đông đúc, chảy xuôi theo nhiều con phố đóng đường họp chợ.
Xin vài dòng MC riêng tư về Tam đại đồng Seattle chúng tôi: Đại cao: Lão trai tôi, Mr Seven (theo cách gọi ở Mỹ) và một nửa tôi, Lý Phương Liên. Đại trung: Con trai tôi, Thi Nguyễn và một nửa của Thi, tên Vợ. Con gái tôi, họa sĩ Phương Ngọc và nửa Mỹ của Ngọc. Đại nhỏ: Đích tôn, Kit Nguyễn, cùng hai em, Cát Nguyễn và Tlina Nguyễn. Và Eva, cháu ngoại gái, con Phương Ngọc.
Mời xem (quán tưởng) những chép chớp của cháu nội Kit, sắp xếp hình ảnh từ khi vào chợ cho đến khi ra về, mà hình dung ra chợ..Dù người đi dạo chỉ mới đi thoáng chưa hết một góc chợ..đông vui, tưng bừng..Tội nghiệp người đi chợ, có mang theo Ca dao, định dở trò gạt bán, nhưng chẳng ai đoái mua, đành lại mang về, nguyên văn Ca dao Xuống Chợ, chép lại dưới đây, cùng chia sẻ.
Ca Dao Xuống Chợ / Ghi chép văn vần.
/Này thơ, đừng có tầm phào/ Sao đem chợ búa bước vào văn chương / Đừng tưởng đem thơ ly hương/ Là thân thoát được hoang đường còng ca../
/Cúi đầu, thơ xin cúi thưa/ Chữ dọa mau bọc trong cờ, giấu đi/ Hội này nắng họp tự do
Không màng quan tới nói vo lời tình/ Không cần mật thám trá hình/ Không móc túi, không thất kinh Chí Phèo/ Không điếm õng ẹo mời yêu/ Không thi nhân thả cánh diều oản xôi..
/ Khoan nhặt cho thơ thưa lời / Chợ này rộ ngũ sắc cười người hoa/ Ngũ sắc tóc, ngũ sắc da/ Ngũ cung lòng mở bậc tha thiết chào/ Của ngon người xứ Anh Đào/ Ớt cay nắc nẻ thầm thào Chi Lê../ Miếng nếm nào chẳng ngon mê/ Gợi ơi nhớ miếng trầu quê làng mình/ Tả sao được cảnh tùng rinh/ Ngũ sắc chợ, ngũ sắc tình hoan ca../
/The thẽ mới định khoe ra/ Chợ Viềng, chợ Giá (*) quê nhà ta xưa/ Xấu hổ, lại định ngâm nga/ Ca dao xanh đỏ bỏ bùa chợ phiên../ Lại thôi, bởi sợ giả phiền/ Lục Bát biến thái chợ lên trời rồi
Lại thôi, buồn bực, lại thôi../ Thương thơ lạc lõng, thương người vơ vao../
/Thật may, đúng lúc vơ vao/ Âm nhạc bỗng, điệu múa Lào Lăm Vông/ Ngũ sắc chợ múa nở vòng/ Thơ nhập hội ấm áp lòng ca dao../
(*) Chợ Giá (Hà Đông), Chợ Viềng (Nam Định).
Một Chủ Nhật/ Thu Cùng Nguyễn Khuyến
Chớp nhanh hơn chép, vì vậy chia sẻ ngay những hình vừa chớp sáng nay, ghi lại chuyến du khảo nước, trên hồ Union/ Seattle city. Mời quản tưởng.
Và chép, dọc đường về tới nhà thì đầu chép xong, vội ngồi vào máy chữ nghĩa, kẻo quên, thì sẽ không thể nào nhớ lại, cuộc gặp gỡ kỳ lạ đầy cảm xúc với Nhà thơ Nguyễn Khuyến, nhà thơ kỳ tài với Thu điếu, Thu vịnh, Bác đến chơi nhà..và Quanh năm buôn bán ở mom sông..Vì thế, sau những chớp ảnh riêng tư, có tính thông báo tin tức với thân bằng quyến thuộc quan tâm, xin mở lòng chia sẻ cùng chúng tôi bài văn vần: Thu cùng Nguyễn Khuyến.
Thu Cùng Nguyễn Khuyến/ Ghi chép văn vần.
/Cảm ơn Bác đã kịp gián vào mây ao thu làng ta/ Trước khi ao chuôm làng lấp hết/ Để mỗi năm thu về thơ lại lên mây hát/ Ao thu lạnh lẽo nước trong veo..(*)/
/Thơ mách rằng/ Thu năm nay Bác chưa về ao thu mây/ Dù thu đã hát từ mom sông đầu Hạ/ Lúc cây gạo đầu làng mình nở đỏ/ Cháy hừng hực lửa về phía biển đông / Ôm cần câu Bác đi đâu câu thu hư không?
/Chúng em vội đò đưa thơ tìm Bác/ Đi cùng gió trong veo, hoa lau trong veo/ Nước trong veo, khóc cười trong veo/ Tìm khắp tròn trái đất xanh veo/ Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo..(*)/
/Thơ trách rằng,/ Ví quá chán thu ao làng lạnh lẽo (*)/ Bác đi câu thu sông bể địa đàng../
/Ô hay thơ, sao nói lời hoang đường/ Hỏi có nước nào xanh bằng nước ao thu làng ta/ Hỏi có chiếc thuyền câu nào tịch liêu hơn phiến thuyền tẻo teo bác Khuyến/ Hỏi có lòng thu nào lệ rơi hơn tình thu nuôi chồng/ Chuyện thời thế nhắm thu suông bầu bạn..(*)/
/Đột ngột thơ reo/ Ao thu mây đã hiện/ Người câu thu đã về..
/Mới hay, ao thu đã gián vào mây làm sao lấp được/ Làm sao chán được, làm sao bán được../ Ao thu lạnh lẽo nước trong veo/ Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo...(*)
(*) Thơ, ý thơ và chữ của Nguyễn Khuyến
Eve. Một Thứ Hai..Ngắm Mưa Một Mình
Sau đây đôi ba dòng hồi âm quyến thuộc thăm hỏi Lý Phương Liên sang Mỹ có vui? Trả lời dùm, vui lắm, đi chợ và ở bếp trọn ngày, ngày nối ngày, bảo rằng nấu những món ăn Việt Nam dân giã cho con cháu ăn mà nhớ quê nhà, hình ảnh (quán tưởng) mới chụp sáng nay ở chợ Hàn đấy..
Và tôi, Vava gọi là ông nội Bảy, còn Nana gọi là Mr Seven..thì..Chờ vợ con đi chợ, ngồi Ngắm Mưa Một Mình..Chẳng hiểu sao mình cứ lập đi lập lại sự thích câu thơ chửa thành thơ của mình: Mưa nơi nao chẳng giống nơi nào..Viết ở Seattle hai năm trước và bây giờ Seattle hai năm sau, cũng mùa tháng Năm lịch dương, trời đang mưa, một mình ngắm mưa..
Ngắm Mưa Một Mình/ Ghi chép văn vần.
/Mưa tạt hát bước chân em/ Mưa thoang thơm vườn nhà đang hoa/ Khép phòng văn anh lội ra thềm/ Mưa đang rất to chợ đang rất xa../
/Rơi nghiêng mưa xiên thói quen/ Chung mâm mà thành vợ chồng/ Chung giường mà em sinh con/ Dần dà tình thành hoa-bông/
/Hoa-bông chồng chúa vợ tôi/ Hoa-bông thành ra quên thương/ Quên thương thành ra quên cười/ Nhung nhớ dành cho tơ vương../
/ Ngắm mưa đến vần thơ này/ Bỗng thấy từ xa co ro/ Em về tay cá tay cây/ Tôi chạy ào mưa ra đón../ Hết thơ..
Eve. Một Chiều Không Nhớ Ngày../ Du Khảo 4N
Cái thú tung tăng thật chẳng ai giống ai, riêng tôi, tung tăng mà không đạt được chất lượng 4 chữ N, thì tung tăng đó kể như bỏ. Thế nên, tôi thích hai chữ du khảo thế chỗ cho các chữ du lịch, tham quan, tung tăng, du ngoạn gì đó..Dù hai chữ du khảo nghe có vẻ tàu và cũng hơi công đoàn/đoàn thanh niên/ nghiêm chỉnh quá..Trong lúc chờ đợi từ thay thế khác đẹp hơn, hay hơn, xin cho tôi tạm dùng chữ du khảo với chuẩn 4 chữ N. Bốn chữ N cũng là phịa của tôi: N1/ Ngắm (nhìn)/ N2 Nghía (quan sát, khảo sát, tọc mạch, kỹ lưỡng)/ N3 Ngẫm (suy nghĩ, minh họa, đối chứng)/ N4 Ngợi (hưởng thụ). Đừng cố chấp bắt bẻ tôi nghĩa vựng theo tự điển 4 chữ N...Mục đích của du khảo hôm nay dành cho du nhân lần đầu tiên đến Seattle city, và muốn hội nhập ngay thành người Seattle bậc "xịn". Mời lên xe, ta bắt đầu hành trình với khúc N1.
Seattle có Park Ngắm. Park dịch như ở ta là Công Viên, thì nghe hơi oai, vì bên Ta quan niệm công viên là nơi vườn hoa to đùng đùng, khủng những hồ, những tượng, những cây cao bóng cả và chỉ hơi ít hoa, hoa ra được bông nào người du chơi vặt chơi nhanh bông đó..Còn chữ Park bên này nhiều khi chỉ là vườn tượng, vườn cỏ hoa, Vườn rừng Hàn, rừng Nhật..nơi nào cũng đẹp nhức mắt, sạch nhức chân..và quan trọng đó là nơi tụ hội cho vài chục người, hay vài trăm người, cả ngàn người..tùy cảnh trí môi trường thưởng ngoạn. Trở lại Park Ngắm, chỉ là vuông đất phẳng nằm thoai thoai bên lộ cái từ dốc núi xe ô tô nối nhau von lên..Thế thôi.. Ảnh nhỏ minh họa ở trên chớp lúc xe vừa dừng trên đỉnh núi, xuống xe, lấy đồ ngắm (máy móc gì đó) và đi ra Park Ngắm. Ảnh to, Park Ngắm đấy, phía sau lưng Nàng (Liên) đang bồng cháu ngoại (Vava) là toàn cảnh Seattle có thể Ngắm..Nhấn mạnh: Đứng nơi đây, người Du Khảo có thể ngắm toàn cảnh Seattle tứ phía Đông Tây Nam Bắc, thấy biển, thấy sông, thấy hết khắp nhà cao cửa rộng, thấy Space Needle tháp, thấy Lake Washington, lake Union..và xa hơn thấy Everett, thấy Green Mount..
Xong khúc N1 (Ngắm toàn cảnh Seattle city), thì chọn lựa N2 (Nghía) nên là đi chợ Trời ( Public Market). Vì sao không biết, đã nói chỉ là ý riêng tôi. Đây là quần thể chợ nổi tiếng ở trung tâm thành phố Seattle, được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ XX.. Đổ xuống chợ là những con phố hoa, tôi chẳng nhớ tên và thực cũng chẳng muốn nhớ, muốn chớp ảnh ghi tên phố làm gì, vì chúng giống nhau quá, lộng lẫy quá, nhiệt tình chào đón quá, ngực nhà nào, tay nhà nào, ban công nhà nào, cửa sổ nhà nào cũng hoa là hoa, hoa đa phần dại, nhưng muôn mầu, chân đi mê mải dưới hoa mà không ngượng nghịu là mình đỏm dáng.. Trảy cùng dòng người thong thong, đông mà không chen, nói cười âm nhạc, tuyệt không một tiếng còi xe, một tiếng la to và kể cả những tiếng Alô trên tay mấy em chân dài nghe cũng như hoa nói, thơm dịu.. Vậy mà mệt. Đi chợ bên ta, từ chợ chồm hổm, đến chợ Bến Thành, đến siêu thị..quen như tắm, thuộc như ăn, cái không khí chợ bên Ta, nó khác lạ bên Này nhiều lắm, khác lạ ấy làm ta mệt..Nhìn ảnh hẳn thấy cái mệt đăm đăm hiện ra mầm Nghía..chẳng biết mầm Nghía sẽ nở buồn hay vui..Ảnh /Ngồi nghỉ/ ghế gỗ công viên dành cho những người Vô Gia Cư, nằm phía cuối Chợ Trời..
Public Market (Chợ Trời), gồm hai chợ chính: Chợ Famers Market (chợ nông sản, tạm dịch) gồm phần trong lồng chợ (có mái che) và phần chợ ngoài trời đúng nghĩa Chợ Trời (như sau 30/4/1975 chợ trời Huỳnh Thúc Kháng Sài Gòn) bán mua chào mời hầm ba làng hàng hóa cũ mới, tự sản tự tiêu, dư dùng hoặc "hái lượm" được nơi đâu đó..Vui là mua bán thuận hòa trong thân ái níu nhớ tay nhau..Trước mặt, đầu góc phố, là Corner Market..Hai ảnh trên minh họa đính kèm.
Vậy đã Nghía được gì N2? Ảnh nhỏ bên trái chớp cảnh người trảy hội vào chợ. Đã trảy hội hẳn là vui nhiều, vẻ nhiều. Ảnh bên phải, to hơn, chớp đồng thời ngay vỉa hẻ góc phố phía trước, hình một ông già..như ảnh..đang ngồi với cây đàn gỗ cũng đã già như người và đánh những bản nhạc có lẽ cũng đã bạc như tóc, như đàn..Và cái âu xanh đã gọi chân tôi đến, tôi bước lại gần, tai thoang nghe nhạc và bỏ vào cái âu xanh ấy $5..Nghía N2 với tôi chỉ có vậy..
N3 Ngẫm, như "phịa" ở trên là suy nghĩ, minh họa, đối chứng. Do vì mệt, lý do như đã nói, nên chúng tôi chọn N3 đối chứng là Hẻm Post Alley. Ôi mới giống những con hẻm Sài Gòn làm sao! Hẻm Post Alley, như ảnh chớp, đủ cho 3,4 người xuôi ngược tránh nhau, Hẻm có lẽ tuổi trăm năm, các vách tường cũ đã phơi phơ mầu gạch đỏ..Những cư dân Hẻm này hẳn phải là những người đầu tiên tới đây bắt đầu công việc kiến lập một Seattle nguy nga hoành tránh ngày nay? Thôi, chuyện đó rồi mai kia có dịp đối chứng, nói sau..Giờ hãy nói tới cái "đặc sản" hẻm Post Alley. Nói không quá lời, đã đến Seattle mà chưa biết "đặc sản" Hẻm Post Alley thì kể như chưa gọi là đến Seattle đấy nhé!
Hẻm Post Alley vào chớp nhìn đẹp nhỉ ? Đừng có mà mơ, nói đẹp là nói con Hẻm đẹp, người thì cũ rồi, ai khen cũng chỉ nên tủm tỉm thôi nhé, sắp bảy mươi, để con cháu nội ngoại chúng đẹp có sướng hơn không! Hẻm Post Alley là tên gọi cũ. Nay được gọi bằng cái tên mới, ai nghe cũng ngơ ngác giật mình, đó là cái tên hàm chứa ý nghĩa thực toàn phần "đặc sản" Hẻm. The Gum Wall! Hẻm kẹo gum, chính xác là Hẻm bã kẹo xanh gôm (chữ Ta) và The Gum Wall Pike Place Market ( chữ Mỹ). Trên tường, từ sàn đất lên đến mảng tường cao nhất của Hẻm, suốt dọc hai vách tường từ đầu Hẻm, cái mà ta thấy trong chớp toàn là bã kẹo gum xanh xanh đỏ đỏ.. Chẳng biết cớ gì, nguyên gì, mà người ta (tứ xứ) cứ đến con Hẻm này nhai kẹo cao su đã đời rồi nhả bã dính lên tường...Sự thật trăm phần trăm, bạn đã có nghe, có thấy chuyện nào ngộ hơn chuyện này chưa?.. Hẻm xanh gum..
Người Mỹ làm cái gì cũng tàng ẩn cái ý thực dụng. Vậy thì thực dụng gì khi sát kề một khu chợ búa sầm uất, hoành tráng, lại khư khư giữ lại nguyên trạng một con Hẻm từ thời nảo thời nao làm một đối chứng (sống) cho hai thời xưa và nay..Quá khứ dù hay ho đến mấy cũng là quá khứ, là qua rồi, xong rồi, là bã..dù quá khứ không thể vứt bỏ, còn lưu tiếc, còn nhai được, còn hương vị..Thì cũng cứ là bã, là quá khứ, cuối cùng cũng phải bỏ thôi, nên cho một chỗ bỏ lưu luyến là những bức tường Hẻm Alley này, đến mà gián lên đó, mà ngửi, mà nhớ, mà..không biết nữa. là do tự tôi Ngẫm lan man, rối rít, sai văn phạm như những câu văn chợ búa này..Chứ thực ra Hẻm xanh gum bây giờ đã là điểm du lịch "đặc sản" đón du khách thập phương đến ngửi xanh gum ôi, rồi chớp ảnh và N3, Ngẫm..Mời bạn cùng Ngẫm với tôi..
N4, Ngợi, nghĩa của tôi là thụ hưởng, là sướng khoảnh khắc du khảo. Chúng ta đang trên con đường trước mặt (tọa/ hướng) của hai chợ chính Famer và Coner. Ảnh nhỏ chớp hình quán cà phê cổ bậc nhất trên con đường này, mở dựng từ 1912. Tuy nhiên, đứng xếp hàng cả tiếng chưa mua được ly cà phê, nên..Bye..sang Tiệm Panier, cũng cổ không thua Starbucks 1912, chiếm một chiếc bàn, uống phê, ăn bánh ngọt và ngắm phổ phường đang chảy hội, vẻ như đang vãn dần..
Trong nhiều thú sướng của khúc 4 Ngợi, có lẽ âm thực nên được coi là thú sướng hàng đầu..dù rằng ẩm thực cũng chỉ là nước trắng, bánh ngọt.. từa tựa như trà đá, nước dừa, nơi quán Rùa, quán Cóc quê nhà..Khác chăng, chỉ là những chớp ẩm thực này ở Seattle, Mỹ nước..lúc xa quê
Từ bữa về quê Seattle, vợ hớn hở ra mặt vì không cần tăng trưởng thêm 'kiến thức" để tranh thua/thắng với chồng, mà môi trường Seattle đã tự nhiên, như nhiên đứng về phía vợ, vợ không cần cãi, cũng thắng. Seattle không có cà phê hẻm, cà phê cóc, không như Sài Gòn đầu hẻm, góc phố nào cũng cóc/quán cà phê../ Seattle có tiệm/quán cà phê (không nhiều, sẽ nói vì sao không nhiều vào dịp khác) và tiệm quán nào cũng mở bán theo quy định của luật pháp, thường là eleven to eleven, every day ( mở cửa hàng ngày, từ 11 giờ sáng đến 11 giờ đêm)..
Và thói quen tôi đã thua. Tôi làm sao có thể uống cà phê sáng vào lúc thời Ngọ để giữ cho mình thói quen cà phê sáng lúc 6g như khi ở Sài Gòn/ Hà Nội ? Tào lao về một thói quen, không xấu với chồng, dù xấu với vợ, để lòng nguôi nỗi mỗi sáng cồn lòng nhớ quê..mà tôi chỉ vừa vắng xa mấy bữa nay thôi..
Chép thêm, vợ chia sẻ tình nhớ của chồng, đều sáng, lúc 6 giờ, đồng hồ Seattle, vẫn tỉnh dậy pha máy an ủi chồng ly cà phê hòa tan G7..Dù thế, Seattle, theo tôi bắt đầu một ngày nhàn nhạt..
Everett, Một Ngày Phong Thủy Loanh Quanh.. Để trả lời câu hỏi: Người Mỹ có quan tâm và ứng dụng khoa học địa ốc phong thủy trong việc sinh/dưỡng căn nhà cư ngụ và khai mở xây cất những khu/cụm dân cư ? Câu trả lời thật kỳ lạ là từ căn nhà cư ngụ, đến khu dân cư, đến city, đường sá cầu cống, hệ thống điện nước..của người Mỹ, ở Mỹ (kiểm chứng bằng đức tin, chẳng dám lộng ngôn tay sờ, mắt thấy) đều được xây cất đạt các chuẩn phong thủy địa ốc. Hỏi: Chuẩn phong thủy đó thuộc trường phái nào? Đáp: Trường phái phong thủy Mỹ, thiết lập trên căn bản sự tương thích hài hòa thuận lý giữa căn nhà cư ngụ ( khu dân cư/đường sá/ cầu cống) với môi trường căn nhà cư ngụ. Tương thích sao cho, người cư trú/ người xóm giềng/ môi trường, được lợi lạc nhất trong sinh hoạt, trong cuộc sống mang ý nghĩa Tự do/ Nhân quyền và Hạnh phúc, mà phong thủy phương Đông, như bên ta, gọi là lợi lạc Tam Tài (Phước Lộc Thọ).
Chữ phong thủy tương thích nói ở trên được thực hiện minh bạch, khoa học, tài năng bởi các cơ quan (như bên ta) gọi là các Vụ/Viện Quy Hoạch Kiến Trúc/ Xây Dựng/ Dự án. Quy hoạch phải chứng minh, cam kết thực hiện những chứng minh đó trong qua trình thực hiện, sao cho sự tương thích của dự án với môi trường đạt được sự hài hòa, thuận lý tối đa có thể. Các câu hỏi/các đề xuất vướng mắc/ các kiến nghị.. về dương quang gió nắng/ về trường khí, phương hướng/ về thời tiết, khí hậu/ về công năng, tiện ích/ về hung cát môn, táo, chủ.. Tóm lại, tất cả các câu hỏi thuộc đủ các trường phái phong thủy Đông/Tây người thụ hưởng đặt ra đều được nghiên cứu giải đáp thỏa đáng ngay từ bước Quy hoạch dự án minh bạch. Bước Quy hoạch được thực hiện độc lập, luật pháp đảm bảo tính độc lập ấy trước mọi áp lực của quyền lực cấp trên và đồng tiền đẩy đưa chi phối.
Bước hai của Phong thủy tương thích thuộc trách nhiệm của Chủ đầu tư dự án. Đây là bước triển khai thực hiện sự tương thích giữa một căn nhà cụ thể với môi trường cụ thể, từ ngôi nhà liên kề, đến từng cụm khu vực, đến toàn cảnh môi trường liên quan, kể cả chịu ảnh hưởng. Sự khác biệt phát sinh giữa phong thủy bên Ta và phong thủy bên Mỹ: Ta thì cầu xin ( cúng bái), năn nỉ, trông mong vào lòng tốt (lương tâm) của nhà đầu tư sẽ xây cất cho ta căn nhà tốt đẹp như ta mong đợi. Mỹ thì không thế, không cúng bái, cầu xin, mà pháp luật giám sát đúng luật và buộc chủ đầu tư phải bàn giao cho người thụ hưởng các sản phẩm chất lượng như cam kết.
Người Mỹ rất tự trọng và luôn tự hào về phẩm hạnh/ lương tâm nghề nghiệp, nên muốn nói nhẹ hơn về sự ràng buộc pháp lý, quẻ Tình trước quẻ Lý, để thấy, người Mỹ (dù ở vị trí chủ/ thợ, hay vị trí mua/ thuê), đều mang tinh thần xây cất căn nhà/công trình với một lương tâm/tình yêu xây dựng tác phẩm nghệ thuật, đầy tính nhân văn, sinh/dưỡng chất lượng cuộc sống. Thế nên, không có chuyện ngược đời/ nghịch lý/ bất tương thích..là một căn nhà/một khu dân cư mọc lên ở nơi chưa/ không có hạ tầng cơ sở. Rồi thì, không có đường ra nhà thờ, chợ, trường, bệnh viện,..Không có chỗ cho trẻ con vui chơi, láng giềng ra khỏi căn nhà riêng tư của mình mà kết thân làng xóm. Lại thì không có nơi thải rác, không có tủ riêng tư thư báo và nhiều thứ công cộng khác..Nhiều lắm, những tiện ích đời thường không có, không đủ, thì làm sao căn nhà cư ngụ tương thích được với môi trường mà mong lợi lạc phước lộc thọ...
Hầu như tất cả các căn nhà/cụm dân cư/ khu đô thị/ thành phố..ở Mỹ đều đạt chuẩn phong thủy tương thích đời sống. Người Mỹ được hưởng đức phong thủy Mỹ rất đáng tự hào. Cảm ơn trường phái địa ốc phong thủy Mỹ. Xin cầu thị học hỏi.
Lời thêm: NNB tôi có nhận được nhiều thư thăm hỏi/ thư mời đến căn nhà cư ngụ của quý bạn đọc người Mỹ gốc Việt. Chân thành cảm ơn và hứa sẽ ví dẫn các trường hợp cụ thể quý bạn hỏi trong những đoạn viết sau trên file nhật ký này để phục vụ các bạn trong suốt thời gian lưu sống tại Seattle/Everett
Ở đâu cũng vậy, khí hậu và môi trường là đối tượng tương thích của căn nhà cư ngụ. Trong đoạn chép này Những căn nhà ở tại Everett/Seatle xin coi là ví dẫn cụ thể, tượng trưng cho nhà ở Mỹ, để tránh mọi ngộ nhận và lầm lẫn sai lạc. Và cũng chỉ xin nói vế căn nhà ở độc lập, nguyên căn/ Các dạng loại nhà liên kế, biệt thự song lập, nhà cao ốc, chung cư, nhà kinh doanh thương mại, nhà văn phòng, nhà chợ, trường học..sẽ nói dịp khác, khi có điều kiện.
+ Môn:
Căn nhà luôn thấy hai cửa (môn), một ra vào căn nhà cư ngụ, và một gara ô tô. Môn tiền hai cửa này luôn được xử lý khéo léo, tránh lời chê của phong thủy bên Ta: Đa môn tắc đa khẩu ( Nhiều cửa, nhiều miệng, tạo hung/ bất hòa trong gia đình). Xử lý phổ biến là hai không gian độc lập, là gara ô tô đúng nghĩa, một không gian để xe đơn thuần. Cũng có những cách xử lý khác: Cửa gara ô tô không cùng hướng với cửa ra vào nhà/ Hoặc một đường thang dẫn nghệ thuât mở hướng riêng vào nhà..
Môn tiền ngôi nhà cư ngụ đang dẫn ví, nằm ở vị trí số 6, tên là Quí nhân, cát lợi cho việc Hạnh phúc, may mắn, người trên kẻ dưới tốt tính ưa giúp đỡ, láng giêng tử tế, hòa thuận.
Môn tiền trên một trục với môn hậu. Như đã nói ở phần 1, tập quán khí hậu/thời tiết khiến các căn nhà ở Mỹ ưa chuộng phong cách nhà thấp/ cửa nhỏ. Do vì môn tiền cửa nhỏ, để đảm báo đối lưu khí, môn hậu thường lớn hơn môn tiền. Đối lưu này nghich lý phong thủy bên Ta, nhưng với phong thủy Mỹ là thuận lý.
Các cửa sổ mở hoặc không mở (vách) thuận sáng và hỗ trợ thuận lý cho đối lưu tiền/hậu.
+ Táo: Một táo tòa thật gọn gàng, sạch đẹp và hiện đại, với lò ga hoặc điện/ Máy khử mùi, tủ lạnh thường dùng và tủ cấp đông trữ thức ăn chưa dùng, máy rửa chén bát, hệ thống kệ bếp và tủ âm tường chứa bát đĩa, thức ăn khô, chai lọ mắm đường..
+ Theo ma trận phong thủy tam phương, táo tòa của căn nhà cư ngụ (đang ví dẫn) này bố trí theo trục 6-5-4/ ở vị trí số 4, tên cung là Phú Quý, là được lợi lạc tam tài: Phước/Lộc/Thọ.
+ Phòng ăn (mộc dương)/ Táo hướng (lò, thuộc hỏa)/ và nước thủy. Ba hành này nhất thiết phải chế hòa cân bằng sinh khắc. Gương/ Tranh ảnh/ Hoa cây là những trang trí kích hoạt trường khí mạnh mẽ và hiệu quả.
+ Ba nguồn hỏa thường có trong khu vưc táo tòa: Lò điện ga nấu đồ ăn/ Hệ thống sưởi/ Lò nướng (bbq). Tốt nhất, chỉ nên bố trì lò nấu ăn trong khu vực táo tòa. Hệ thống sưởi xếp đặt ngoài sảnh, phía sau Môn hậu, và tất nhiên lò bbq nên ngoài sân vườn, để mùi thức ăn khi nướng không tàng ần trong căn nhà cư ngụ nhỏ và thấp, mà thoát ra môi trường khí ngoài nhà.
+ Duy nhất điều chưa thuận lý theo lý thuyết phong thủy bên Ta là vị trí lò (táo hướng) và bồn nước rửa/thoát không thuận cách: Hướng lò canh cửa tránh giật mình/ Lửa trước nước sau/ Mỏ vòi nước không trực xung với lò..luôn là những hung phạm.Tuy nhiên: tập quán, thói quen, sự mạch lạc giữa không gian lò và nước, sự hiện đại của các hệ thồng cảnh báo cháy, kẻ gian..là một đảm báo triệt hóa hung họa, khiến nhưng bất hợp lý này được hóa giải mà tương thích.
Everett, Một Ngày Lên Chơi Núi Tuyết..
Chúng tôi đem cái nóng hạ của Seattle lên Núi Baker quanh năm tuyết phủ, để thăm chào tuyết sau vài mùa xa cách..
Đường xa hơn 250km, hai người già tóc bạc như tuyết, nhuộm giả thành xanh, còn con cháu một đàn tóc đang xanh mướt như thông nơi này quanh năm xanh..Cũng nhờ mầu xanh nổi tiếng đó mà tiểu bang Washington còn có tên gọi là tiểu bang Everygreen..
Chép được đôi ba câu văn vần và chớp được dăm ba kiểu ảnh gọi là chứng cớ khoe chia sẻ một ngày du khảo..
Lạ Cùng Tuyết
/Xe lượn cong tròn,cong vuông lên núi/ Lạ bằng cua tay áo Lũng Lô? (*)/ Nhưng Tây ba lô cõng mùa hạ từ chân núi/ Lên ngọn mây cho tuyết thay áo mới/ Thì lạ đấy..
Trời xanh mây trắng có gì mà lạ/ Núi vót cây von có gì mà lạ/ Nhưng cây trắng tuyết, núi trắng tuyết/ Trắng lên tận trời xanh mây trắng/ Thì lạ đấy..
Người giống người dù da mầu hay da trắng/ Có gì mà lạ/ Ai cũng như ai quần đơn áo kép/ Kín mít từ chân lên đầu/ Cười như nhau tiếng cười bốc khói/ Cũng chẳng có gì mà lạ/ Nhưng một đôi tình già đến từ miền phượng nắng/ Lên núi Seattle chiêm mơ tuyết trắng/ Thì lạ đấy, lạ lắm..
Mình ơi, đưa tay anh nắm/ Tuyết cười như trắng ấm hơn../
Eve. Một Chợ Phiên Đêm
Chữ Phiên là do người chép 'phịa" thêm, chứ thực ra chỉ là 01 buổi họp chợ ngoài trời diễn ra vào ban đêm, tổ chức một lần duy nhất trong năm, tại khu dân cư đông đúc bậc nhất, khu phố Tàu, China town, thành phố Seattle...
Chữ Phiên còn mang ý nghĩa Hội, tức Ngày hội của Chợ, theo truyền thống, và đầy bản sắc chợ vùng miền Seattle và là một nhu cầu có thực, nhu cầu chờ đón của dân cư, đặc biệt là của tuổi thơ, tuổi chớm yêu, đang thích kết model hẹn hò..và của bầu bạn ở xa nhau, công việc xã hội, gia đình bận rộn quanh năm, hẹn về Hội Chợ để tay bắt mặt mừng tíu tít..
Chữ Phiên còn tàng ẩn ý nghĩa hân hoan, vui mừng chào đón nhau..Nên trong cái vui ấy, tuyệt đối không lạc lõng một âm thanh la lối, không một giật mình móc túi, không một gầm gừ dọa dẫm của hình sự, của kênh kiêu sang hèn và càng không một trèo kéo bán hàng, không một chanh chua, chặt chém..Niềm vui sắp hàng mua hotdog, mua thịt nướng xiên, mua kem, mua hoa trái..và mua tiếng cười..
Góc Riêng Tư Chợ Phiên
Gia đình chúng tôi, tam đại đồng đường ở Seattle, nhưng từ nhiều nơi khác nhau, khá xa nhau, cùng đổ về chợ đêm và may nhở có Alo hướng dẫn mới tìm thấy nhau trong dòng người đông đúc, chảy xuôi theo nhiều con phố đóng đường họp chợ.
Xin vài dòng MC riêng tư về Tam đại đồng Seattle chúng tôi: Đại cao: Lão trai tôi, Mr Seven (theo cách gọi ở Mỹ) và một nửa tôi, Lý Phương Liên. Đại trung: Con trai tôi, Thi Nguyễn và một nửa của Thi, tên Vợ. Con gái tôi, họa sĩ Phương Ngọc và nửa Mỹ của Ngọc. Đại nhỏ: Đích tôn, Kit Nguyễn, cùng hai em, Cát Nguyễn và Tlina Nguyễn. Và Eva, cháu ngoại gái, con Phương Ngọc.
Mời xem (quán tưởng) những chép chớp của cháu nội Kit, sắp xếp hình ảnh từ khi vào chợ cho đến khi ra về, mà hình dung ra chợ..Dù người đi dạo chỉ mới đi thoáng chưa hết một góc chợ..đông vui, tưng bừng..Tội nghiệp người đi chợ, có mang theo Ca dao, định dở trò gạt bán, nhưng chẳng ai đoái mua, đành lại mang về, nguyên văn Ca dao Xuống Chợ, chép lại dưới đây, cùng chia sẻ.
Ca Dao Xuống Chợ / Ghi chép văn vần.
/Này thơ, đừng có tầm phào/ Sao đem chợ búa bước vào văn chương / Đừng tưởng đem thơ ly hương/ Là thân thoát được hoang đường còng ca../
/Cúi đầu, thơ xin cúi thưa/ Chữ dọa mau bọc trong cờ, giấu đi/ Hội này nắng họp tự do
Không màng quan tới nói vo lời tình/ Không cần mật thám trá hình/ Không móc túi, không thất kinh Chí Phèo/ Không điếm õng ẹo mời yêu/ Không thi nhân thả cánh diều oản xôi..
/ Khoan nhặt cho thơ thưa lời / Chợ này rộ ngũ sắc cười người hoa/ Ngũ sắc tóc, ngũ sắc da/ Ngũ cung lòng mở bậc tha thiết chào/ Của ngon người xứ Anh Đào/ Ớt cay nắc nẻ thầm thào Chi Lê../ Miếng nếm nào chẳng ngon mê/ Gợi ơi nhớ miếng trầu quê làng mình/ Tả sao được cảnh tùng rinh/ Ngũ sắc chợ, ngũ sắc tình hoan ca../
/The thẽ mới định khoe ra/ Chợ Viềng, chợ Giá (*) quê nhà ta xưa/ Xấu hổ, lại định ngâm nga/ Ca dao xanh đỏ bỏ bùa chợ phiên../ Lại thôi, bởi sợ giả phiền/ Lục Bát biến thái chợ lên trời rồi
Lại thôi, buồn bực, lại thôi../ Thương thơ lạc lõng, thương người vơ vao../
/Thật may, đúng lúc vơ vao/ Âm nhạc bỗng, điệu múa Lào Lăm Vông/ Ngũ sắc chợ múa nở vòng/ Thơ nhập hội ấm áp lòng ca dao../
(*) Chợ Giá (Hà Đông), Chợ Viềng (Nam Định).
Một Chủ Nhật/ Thu Cùng Nguyễn Khuyến
Chớp nhanh hơn chép, vì vậy chia sẻ ngay những hình vừa chớp sáng nay, ghi lại chuyến du khảo nước, trên hồ Union/ Seattle city. Mời quản tưởng.
Và chép, dọc đường về tới nhà thì đầu chép xong, vội ngồi vào máy chữ nghĩa, kẻo quên, thì sẽ không thể nào nhớ lại, cuộc gặp gỡ kỳ lạ đầy cảm xúc với Nhà thơ Nguyễn Khuyến, nhà thơ kỳ tài với Thu điếu, Thu vịnh, Bác đến chơi nhà..và Quanh năm buôn bán ở mom sông..Vì thế, sau những chớp ảnh riêng tư, có tính thông báo tin tức với thân bằng quyến thuộc quan tâm, xin mở lòng chia sẻ cùng chúng tôi bài văn vần: Thu cùng Nguyễn Khuyến.
Thu Cùng Nguyễn Khuyến/ Ghi chép văn vần.
/Cảm ơn Bác đã kịp gián vào mây ao thu làng ta/ Trước khi ao chuôm làng lấp hết/ Để mỗi năm thu về thơ lại lên mây hát/ Ao thu lạnh lẽo nước trong veo..(*)/
/Thơ mách rằng/ Thu năm nay Bác chưa về ao thu mây/ Dù thu đã hát từ mom sông đầu Hạ/ Lúc cây gạo đầu làng mình nở đỏ/ Cháy hừng hực lửa về phía biển đông / Ôm cần câu Bác đi đâu câu thu hư không?
/Chúng em vội đò đưa thơ tìm Bác/ Đi cùng gió trong veo, hoa lau trong veo/ Nước trong veo, khóc cười trong veo/ Tìm khắp tròn trái đất xanh veo/ Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo..(*)/
/Thơ trách rằng,/ Ví quá chán thu ao làng lạnh lẽo (*)/ Bác đi câu thu sông bể địa đàng../
/Ô hay thơ, sao nói lời hoang đường/ Hỏi có nước nào xanh bằng nước ao thu làng ta/ Hỏi có chiếc thuyền câu nào tịch liêu hơn phiến thuyền tẻo teo bác Khuyến/ Hỏi có lòng thu nào lệ rơi hơn tình thu nuôi chồng/ Chuyện thời thế nhắm thu suông bầu bạn..(*)/
/Đột ngột thơ reo/ Ao thu mây đã hiện/ Người câu thu đã về..
/Mới hay, ao thu đã gián vào mây làm sao lấp được/ Làm sao chán được, làm sao bán được../ Ao thu lạnh lẽo nước trong veo/ Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo...(*)
(*) Thơ, ý thơ và chữ của Nguyễn Khuyến
Eve. Một Thứ Hai..Ngắm Mưa Một Mình
Sau đây đôi ba dòng hồi âm quyến thuộc thăm hỏi Lý Phương Liên sang Mỹ có vui? Trả lời dùm, vui lắm, đi chợ và ở bếp trọn ngày, ngày nối ngày, bảo rằng nấu những món ăn Việt Nam dân giã cho con cháu ăn mà nhớ quê nhà, hình ảnh (quán tưởng) mới chụp sáng nay ở chợ Hàn đấy..
Và tôi, Vava gọi là ông nội Bảy, còn Nana gọi là Mr Seven..thì..Chờ vợ con đi chợ, ngồi Ngắm Mưa Một Mình..Chẳng hiểu sao mình cứ lập đi lập lại sự thích câu thơ chửa thành thơ của mình: Mưa nơi nao chẳng giống nơi nào..Viết ở Seattle hai năm trước và bây giờ Seattle hai năm sau, cũng mùa tháng Năm lịch dương, trời đang mưa, một mình ngắm mưa..
Ngắm Mưa Một Mình/ Ghi chép văn vần.
/Mưa tạt hát bước chân em/ Mưa thoang thơm vườn nhà đang hoa/ Khép phòng văn anh lội ra thềm/ Mưa đang rất to chợ đang rất xa../
/Rơi nghiêng mưa xiên thói quen/ Chung mâm mà thành vợ chồng/ Chung giường mà em sinh con/ Dần dà tình thành hoa-bông/
/Hoa-bông chồng chúa vợ tôi/ Hoa-bông thành ra quên thương/ Quên thương thành ra quên cười/ Nhung nhớ dành cho tơ vương../
/ Ngắm mưa đến vần thơ này/ Bỗng thấy từ xa co ro/ Em về tay cá tay cây/ Tôi chạy ào mưa ra đón../ Hết thơ..
Eve. Một Chiều Không Nhớ Ngày../ Du Khảo 4N
Cái thú tung tăng thật chẳng ai giống ai, riêng tôi, tung tăng mà không đạt được chất lượng 4 chữ N, thì tung tăng đó kể như bỏ. Thế nên, tôi thích hai chữ du khảo thế chỗ cho các chữ du lịch, tham quan, tung tăng, du ngoạn gì đó..Dù hai chữ du khảo nghe có vẻ tàu và cũng hơi công đoàn/đoàn thanh niên/ nghiêm chỉnh quá..Trong lúc chờ đợi từ thay thế khác đẹp hơn, hay hơn, xin cho tôi tạm dùng chữ du khảo với chuẩn 4 chữ N. Bốn chữ N cũng là phịa của tôi: N1/ Ngắm (nhìn)/ N2 Nghía (quan sát, khảo sát, tọc mạch, kỹ lưỡng)/ N3 Ngẫm (suy nghĩ, minh họa, đối chứng)/ N4 Ngợi (hưởng thụ). Đừng cố chấp bắt bẻ tôi nghĩa vựng theo tự điển 4 chữ N...Mục đích của du khảo hôm nay dành cho du nhân lần đầu tiên đến Seattle city, và muốn hội nhập ngay thành người Seattle bậc "xịn". Mời lên xe, ta bắt đầu hành trình với khúc N1.
Seattle có Park Ngắm. Park dịch như ở ta là Công Viên, thì nghe hơi oai, vì bên Ta quan niệm công viên là nơi vườn hoa to đùng đùng, khủng những hồ, những tượng, những cây cao bóng cả và chỉ hơi ít hoa, hoa ra được bông nào người du chơi vặt chơi nhanh bông đó..Còn chữ Park bên này nhiều khi chỉ là vườn tượng, vườn cỏ hoa, Vườn rừng Hàn, rừng Nhật..nơi nào cũng đẹp nhức mắt, sạch nhức chân..và quan trọng đó là nơi tụ hội cho vài chục người, hay vài trăm người, cả ngàn người..tùy cảnh trí môi trường thưởng ngoạn. Trở lại Park Ngắm, chỉ là vuông đất phẳng nằm thoai thoai bên lộ cái từ dốc núi xe ô tô nối nhau von lên..Thế thôi.. Ảnh nhỏ minh họa ở trên chớp lúc xe vừa dừng trên đỉnh núi, xuống xe, lấy đồ ngắm (máy móc gì đó) và đi ra Park Ngắm. Ảnh to, Park Ngắm đấy, phía sau lưng Nàng (Liên) đang bồng cháu ngoại (Vava) là toàn cảnh Seattle có thể Ngắm..Nhấn mạnh: Đứng nơi đây, người Du Khảo có thể ngắm toàn cảnh Seattle tứ phía Đông Tây Nam Bắc, thấy biển, thấy sông, thấy hết khắp nhà cao cửa rộng, thấy Space Needle tháp, thấy Lake Washington, lake Union..và xa hơn thấy Everett, thấy Green Mount..
Xong khúc N1 (Ngắm toàn cảnh Seattle city), thì chọn lựa N2 (Nghía) nên là đi chợ Trời ( Public Market). Vì sao không biết, đã nói chỉ là ý riêng tôi. Đây là quần thể chợ nổi tiếng ở trung tâm thành phố Seattle, được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ XX.. Đổ xuống chợ là những con phố hoa, tôi chẳng nhớ tên và thực cũng chẳng muốn nhớ, muốn chớp ảnh ghi tên phố làm gì, vì chúng giống nhau quá, lộng lẫy quá, nhiệt tình chào đón quá, ngực nhà nào, tay nhà nào, ban công nhà nào, cửa sổ nhà nào cũng hoa là hoa, hoa đa phần dại, nhưng muôn mầu, chân đi mê mải dưới hoa mà không ngượng nghịu là mình đỏm dáng.. Trảy cùng dòng người thong thong, đông mà không chen, nói cười âm nhạc, tuyệt không một tiếng còi xe, một tiếng la to và kể cả những tiếng Alô trên tay mấy em chân dài nghe cũng như hoa nói, thơm dịu.. Vậy mà mệt. Đi chợ bên ta, từ chợ chồm hổm, đến chợ Bến Thành, đến siêu thị..quen như tắm, thuộc như ăn, cái không khí chợ bên Ta, nó khác lạ bên Này nhiều lắm, khác lạ ấy làm ta mệt..Nhìn ảnh hẳn thấy cái mệt đăm đăm hiện ra mầm Nghía..chẳng biết mầm Nghía sẽ nở buồn hay vui..Ảnh /Ngồi nghỉ/ ghế gỗ công viên dành cho những người Vô Gia Cư, nằm phía cuối Chợ Trời..
Public Market (Chợ Trời), gồm hai chợ chính: Chợ Famers Market (chợ nông sản, tạm dịch) gồm phần trong lồng chợ (có mái che) và phần chợ ngoài trời đúng nghĩa Chợ Trời (như sau 30/4/1975 chợ trời Huỳnh Thúc Kháng Sài Gòn) bán mua chào mời hầm ba làng hàng hóa cũ mới, tự sản tự tiêu, dư dùng hoặc "hái lượm" được nơi đâu đó..Vui là mua bán thuận hòa trong thân ái níu nhớ tay nhau..Trước mặt, đầu góc phố, là Corner Market..Hai ảnh trên minh họa đính kèm.
Vậy đã Nghía được gì N2? Ảnh nhỏ bên trái chớp cảnh người trảy hội vào chợ. Đã trảy hội hẳn là vui nhiều, vẻ nhiều. Ảnh bên phải, to hơn, chớp đồng thời ngay vỉa hẻ góc phố phía trước, hình một ông già..như ảnh..đang ngồi với cây đàn gỗ cũng đã già như người và đánh những bản nhạc có lẽ cũng đã bạc như tóc, như đàn..Và cái âu xanh đã gọi chân tôi đến, tôi bước lại gần, tai thoang nghe nhạc và bỏ vào cái âu xanh ấy $5..Nghía N2 với tôi chỉ có vậy..
N3 Ngẫm, như "phịa" ở trên là suy nghĩ, minh họa, đối chứng. Do vì mệt, lý do như đã nói, nên chúng tôi chọn N3 đối chứng là Hẻm Post Alley. Ôi mới giống những con hẻm Sài Gòn làm sao! Hẻm Post Alley, như ảnh chớp, đủ cho 3,4 người xuôi ngược tránh nhau, Hẻm có lẽ tuổi trăm năm, các vách tường cũ đã phơi phơ mầu gạch đỏ..Những cư dân Hẻm này hẳn phải là những người đầu tiên tới đây bắt đầu công việc kiến lập một Seattle nguy nga hoành tránh ngày nay? Thôi, chuyện đó rồi mai kia có dịp đối chứng, nói sau..Giờ hãy nói tới cái "đặc sản" hẻm Post Alley. Nói không quá lời, đã đến Seattle mà chưa biết "đặc sản" Hẻm Post Alley thì kể như chưa gọi là đến Seattle đấy nhé!
Hẻm Post Alley vào chớp nhìn đẹp nhỉ ? Đừng có mà mơ, nói đẹp là nói con Hẻm đẹp, người thì cũ rồi, ai khen cũng chỉ nên tủm tỉm thôi nhé, sắp bảy mươi, để con cháu nội ngoại chúng đẹp có sướng hơn không! Hẻm Post Alley là tên gọi cũ. Nay được gọi bằng cái tên mới, ai nghe cũng ngơ ngác giật mình, đó là cái tên hàm chứa ý nghĩa thực toàn phần "đặc sản" Hẻm. The Gum Wall! Hẻm kẹo gum, chính xác là Hẻm bã kẹo xanh gôm (chữ Ta) và The Gum Wall Pike Place Market ( chữ Mỹ). Trên tường, từ sàn đất lên đến mảng tường cao nhất của Hẻm, suốt dọc hai vách tường từ đầu Hẻm, cái mà ta thấy trong chớp toàn là bã kẹo gum xanh xanh đỏ đỏ.. Chẳng biết cớ gì, nguyên gì, mà người ta (tứ xứ) cứ đến con Hẻm này nhai kẹo cao su đã đời rồi nhả bã dính lên tường...Sự thật trăm phần trăm, bạn đã có nghe, có thấy chuyện nào ngộ hơn chuyện này chưa?.. Hẻm xanh gum..
Người Mỹ làm cái gì cũng tàng ẩn cái ý thực dụng. Vậy thì thực dụng gì khi sát kề một khu chợ búa sầm uất, hoành tráng, lại khư khư giữ lại nguyên trạng một con Hẻm từ thời nảo thời nao làm một đối chứng (sống) cho hai thời xưa và nay..Quá khứ dù hay ho đến mấy cũng là quá khứ, là qua rồi, xong rồi, là bã..dù quá khứ không thể vứt bỏ, còn lưu tiếc, còn nhai được, còn hương vị..Thì cũng cứ là bã, là quá khứ, cuối cùng cũng phải bỏ thôi, nên cho một chỗ bỏ lưu luyến là những bức tường Hẻm Alley này, đến mà gián lên đó, mà ngửi, mà nhớ, mà..không biết nữa. là do tự tôi Ngẫm lan man, rối rít, sai văn phạm như những câu văn chợ búa này..Chứ thực ra Hẻm xanh gum bây giờ đã là điểm du lịch "đặc sản" đón du khách thập phương đến ngửi xanh gum ôi, rồi chớp ảnh và N3, Ngẫm..Mời bạn cùng Ngẫm với tôi..
N4, Ngợi, nghĩa của tôi là thụ hưởng, là sướng khoảnh khắc du khảo. Chúng ta đang trên con đường trước mặt (tọa/ hướng) của hai chợ chính Famer và Coner. Ảnh nhỏ chớp hình quán cà phê cổ bậc nhất trên con đường này, mở dựng từ 1912. Tuy nhiên, đứng xếp hàng cả tiếng chưa mua được ly cà phê, nên..Bye..sang Tiệm Panier, cũng cổ không thua Starbucks 1912, chiếm một chiếc bàn, uống phê, ăn bánh ngọt và ngắm phổ phường đang chảy hội, vẻ như đang vãn dần..
Trong nhiều thú sướng của khúc 4 Ngợi, có lẽ âm thực nên được coi là thú sướng hàng đầu..dù rằng ẩm thực cũng chỉ là nước trắng, bánh ngọt.. từa tựa như trà đá, nước dừa, nơi quán Rùa, quán Cóc quê nhà..Khác chăng, chỉ là những chớp ẩm thực này ở Seattle, Mỹ nước..lúc xa quê
Du khảo
4N, tạm là xong, là bằng lòng, là khoái sướng, hai bà cháu cưỡi heo (tượng heo
cửa chợ Public) cùng bầu đoàn tam đại đồng đường về home..
Eve. Làng Leavenworth, Trưa Nắng..
Làng Leavenworth, tên gọi có chút gì đó giống với tên gọi làng cổ ở Ta như làng Đường Lâm chẳng hạn, tất nhiên theo giá trị thời gian để tính độ "cổ xưa" của làng thì làng Leavenworth chỉ mới có hơn 50 năm, nhưng là hơn 50/300 năm lập quốc USA.
Lại có chút gì đó từa tựa như làng nghề Bát Tràng gốm hay làng tơ lụa Vạn Phúc, hoặc Làng Dừa, làng Giá..nào đó. Làng Leavenworth vẻ như chuyên nghề nấu bia, nướng xúc xích và nấu Chocolate..
Tuy nhiên, giống hơn cả là loại làng mới hình thành ở Ta hiện nay là Làng Văn Hóa các dân tộc..Làng Leavenworth quy tụ khá nhiều các dân tộc có nguồn gốc châu Âu, như Đức, Nga, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Đan mạch, Hà Lan..Đành phải nhìn cờ mà đoán dân tộc..Ảnh nhỏ là căn nhà cho khách du lịch mướn..để du lịch làng. Và Ảnh lớn, góc phố một quan bia (hơi). Có thể coi đó là hai cần thiết cho khách du lịch..vui suốt kỳ du khảo.
Chép lại đoạn văn này, lòng ngậm nỗi nhớ quê mình Sài Gòn, làng mình Hà Nội, thật lòng, chẳng nơi đâu yêu thiết như quê mình, làng mình, xóm nhỏ mình, láng giếng mình..người Việt mình ơi!..
Mời đọc tiếp
B. 09 KHÚC SEATTLE ĐÒ ĐƯA
VANDANBNN
Eve. Làng Leavenworth, Trưa Nắng..
Làng Leavenworth, tên gọi có chút gì đó giống với tên gọi làng cổ ở Ta như làng Đường Lâm chẳng hạn, tất nhiên theo giá trị thời gian để tính độ "cổ xưa" của làng thì làng Leavenworth chỉ mới có hơn 50 năm, nhưng là hơn 50/300 năm lập quốc USA.
Lại có chút gì đó từa tựa như làng nghề Bát Tràng gốm hay làng tơ lụa Vạn Phúc, hoặc Làng Dừa, làng Giá..nào đó. Làng Leavenworth vẻ như chuyên nghề nấu bia, nướng xúc xích và nấu Chocolate..
Tuy nhiên, giống hơn cả là loại làng mới hình thành ở Ta hiện nay là Làng Văn Hóa các dân tộc..Làng Leavenworth quy tụ khá nhiều các dân tộc có nguồn gốc châu Âu, như Đức, Nga, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Đan mạch, Hà Lan..Đành phải nhìn cờ mà đoán dân tộc..Ảnh nhỏ là căn nhà cho khách du lịch mướn..để du lịch làng. Và Ảnh lớn, góc phố một quan bia (hơi). Có thể coi đó là hai cần thiết cho khách du lịch..vui suốt kỳ du khảo.
Chép lại đoạn văn này, lòng ngậm nỗi nhớ quê mình Sài Gòn, làng mình Hà Nội, thật lòng, chẳng nơi đâu yêu thiết như quê mình, làng mình, xóm nhỏ mình, láng giếng mình..người Việt mình ơi!..
Mời đọc tiếp
B. 09 KHÚC SEATTLE ĐÒ ĐƯA
VANDANBNN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét