Tranh Phương Ngọc
Thư về thơ gửi Nguyễn Nguyên Bảy
Từ PHÙNG THANH VÂN
NNB: Bạn tôi, nhà văn người Thanh Hóa, Phùng Thanh Vân, sau khi nhận
được sách biếu Vườn Năm Nhà 1, trong đó có phần thơ đóng góp của tôi
tiêu đề ĐÒ CỎ HOA, anh đã hồi âm thư chân tình, thong thả khen/chê. Tôi
xin đăng lại nguyên văn như một chia sẻ, một cảm ơn không khách sáo.
Đò Cỏ Hoa của Nguyễn Nguyên Bảy có 30 bài thơ. Nếu chỉ đọc cho xong 30 bài thơ có ngắn, có dài ấy chắc chỉ mất vài giờ là cùng. Nhưng tôi đã đọc 30 bài thơ ấy suốt một ngày, quên cả nghỉ trưa và bỏ hết các việc khác. Đọc, nghĩ từng bài. Đọc lại, nghĩ thêm... Ấy thế mà tôi vẫn không thể mở máy, gõ phím để gửi thư tới anh như đã hẹn. Cho đến khi đọc xong Nguyễn Nguyên Bảy - Thơ là Thơ của Nguyễn Văn Hòa thì tôi thở phào nhẹ nhõm. Vì Nguyễn Văn Hòa đã khen nhiều rồi, có thể là chưa hết, chưa đủ nhưng cốt cách, tài năng của Nguyễn Nguyên Bảy đã hiện ra qua những dòng dưới đây của Nguyễn Văn Hòa:
- Nguyễn Nguyên Bảy là người lặng lẽ sống, lặng lẽ viết, chuyên cần, chăm chỉ, khâu gió dệt nắng tưởng như mơ hồ...Ông là một người am hiểu chữ nghĩa, người có hiểu biết sâu sắc về thơ...
- Đọc những gì Nguyễn Nguyên Bảy viết, ta có thể khẳng định những trang thơ của ông chính là những trang đời.
- Khảo sát ngôn ngữ thơ Nguyễn Nguyên Bảy, ta có cách cảm nhận riêng về thơ ông trong sự khám phá thế giới. Nguyễn Nguyên bảy bộc lộ khả năng tưởng tượng phong phú khi tạo dựng các chiều không gian khác nhau.
- Điều đặc biệt, trong thơ Nguyễn Nguyên Bảy tần số sử dụng điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu xuất hiện dày đặc. Thơ Nguyễn Nguyên Bảy giàu ẩn ngữ, mang tính triết lí, nhiều khi gây khó hiểu đối với người tiếp nhận. Vì vậy, đọc thơ ông phải đọc đi đọc lại nhiều lần, vừa đọc vừa ngẫm nghĩ mới thấy được những chân giá trị và ý tứ nghệ thuật mà nhà thơ muốn gửi gắm.
- Nguyễn Nguyên Bảy là một nhà thơ lặng lẽ nhưng say mê làm mới và sáng tạo hình thức thơ ca trữ tình hiện đại.
- ...
Rồi nhà thơ Nguyễn Minh Khiêm, một thi nhân cũng rất tài tình về thuật dùng chữ khi đọc thơ Nguyễn Nguyên Bảy đã phải thốt lên:
- Mới. Lạ. Mở. Dạt dào cảm hứng. Ý tứ mênh mang. Chữ như mây vỡ. Rất thực mà ảo. Rất ảo mà thực. Tình chắp cánh cho chí bay lên. Chí làm cho tình găm lòng người ở lại. Ông viết như mê. Ông viết như say. Ông viết như không. Ông viết như chơi. Không khuôn mẫu. Không lặp lại. Biến hóa sáng tạo. Sáng tạo mà không cứng. Nhuần nhuyễn. Đầy chất thơ...
Đò Cỏ Hoa của Nguyễn Nguyên Bảy có 30 bài thơ. Nếu chỉ đọc cho xong 30 bài thơ có ngắn, có dài ấy chắc chỉ mất vài giờ là cùng. Nhưng tôi đã đọc 30 bài thơ ấy suốt một ngày, quên cả nghỉ trưa và bỏ hết các việc khác. Đọc, nghĩ từng bài. Đọc lại, nghĩ thêm... Ấy thế mà tôi vẫn không thể mở máy, gõ phím để gửi thư tới anh như đã hẹn. Cho đến khi đọc xong Nguyễn Nguyên Bảy - Thơ là Thơ của Nguyễn Văn Hòa thì tôi thở phào nhẹ nhõm. Vì Nguyễn Văn Hòa đã khen nhiều rồi, có thể là chưa hết, chưa đủ nhưng cốt cách, tài năng của Nguyễn Nguyên Bảy đã hiện ra qua những dòng dưới đây của Nguyễn Văn Hòa:
- Nguyễn Nguyên Bảy là người lặng lẽ sống, lặng lẽ viết, chuyên cần, chăm chỉ, khâu gió dệt nắng tưởng như mơ hồ...Ông là một người am hiểu chữ nghĩa, người có hiểu biết sâu sắc về thơ...
- Đọc những gì Nguyễn Nguyên Bảy viết, ta có thể khẳng định những trang thơ của ông chính là những trang đời.
- Khảo sát ngôn ngữ thơ Nguyễn Nguyên Bảy, ta có cách cảm nhận riêng về thơ ông trong sự khám phá thế giới. Nguyễn Nguyên bảy bộc lộ khả năng tưởng tượng phong phú khi tạo dựng các chiều không gian khác nhau.
- Điều đặc biệt, trong thơ Nguyễn Nguyên Bảy tần số sử dụng điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu xuất hiện dày đặc. Thơ Nguyễn Nguyên Bảy giàu ẩn ngữ, mang tính triết lí, nhiều khi gây khó hiểu đối với người tiếp nhận. Vì vậy, đọc thơ ông phải đọc đi đọc lại nhiều lần, vừa đọc vừa ngẫm nghĩ mới thấy được những chân giá trị và ý tứ nghệ thuật mà nhà thơ muốn gửi gắm.
- Nguyễn Nguyên Bảy là một nhà thơ lặng lẽ nhưng say mê làm mới và sáng tạo hình thức thơ ca trữ tình hiện đại.
- ...
Rồi nhà thơ Nguyễn Minh Khiêm, một thi nhân cũng rất tài tình về thuật dùng chữ khi đọc thơ Nguyễn Nguyên Bảy đã phải thốt lên:
- Mới. Lạ. Mở. Dạt dào cảm hứng. Ý tứ mênh mang. Chữ như mây vỡ. Rất thực mà ảo. Rất ảo mà thực. Tình chắp cánh cho chí bay lên. Chí làm cho tình găm lòng người ở lại. Ông viết như mê. Ông viết như say. Ông viết như không. Ông viết như chơi. Không khuôn mẫu. Không lặp lại. Biến hóa sáng tạo. Sáng tạo mà không cứng. Nhuần nhuyễn. Đầy chất thơ...
-
Thơ ông giàu về hình ảnh. Hình ảnh này gợi hình ảnh kia. Hình ảnh chồng
lợp lên nhau, giao thoa nhau. Một tầng. hai tầng. Nhiều tầng. Câu chữ
sống động. Sự biểu cảm phong phú. Đa thanh. Đa sắc.
-...
May quá! Có thể chưa đủ, chưa kĩ nhưng rất hay, rất đúng, Nguyễn Văn Hòa và Nguyễn Minh Khiêm đã nói thay tôi về sự yêu trọng thơ Nguyễn Nguyên Bảy.
Tuy nhiên để chứng minh là tôi đọc hết và đọc kĩ 30 bài thơ trong Đò Cỏ Hoa (chứ không ăn theo Nguyễn Văn Hòa và Nguyễn Minh Khiêm) nên tôi trích dưới đây những câu thơ, ý thơ tôi thích và (Xin lỗi anh NNB) có chỗ tôi chưa thích hoặc còn muốn chữa:
- Bài 2: Cò Hát Trường Sinh.
Chúng mình về đâu?
Tôi muốn: Chúng mình về đâu? Về đâu? Về đâu...?
-...
May quá! Có thể chưa đủ, chưa kĩ nhưng rất hay, rất đúng, Nguyễn Văn Hòa và Nguyễn Minh Khiêm đã nói thay tôi về sự yêu trọng thơ Nguyễn Nguyên Bảy.
Tuy nhiên để chứng minh là tôi đọc hết và đọc kĩ 30 bài thơ trong Đò Cỏ Hoa (chứ không ăn theo Nguyễn Văn Hòa và Nguyễn Minh Khiêm) nên tôi trích dưới đây những câu thơ, ý thơ tôi thích và (Xin lỗi anh NNB) có chỗ tôi chưa thích hoặc còn muốn chữa:
- Bài 2: Cò Hát Trường Sinh.
Chúng mình về đâu?
Tôi muốn: Chúng mình về đâu? Về đâu? Về đâu...?
Nếu
chỉ 'Chúng mình về đâu?' thì không day dứt, không não lòng, không gây
cho người đọc nỗi thương cảm. Nó chỉ như một câu hỏi bình thường, chưa
có hồn trong câu thơ đó.
- Bài 3: Trước Mộ Nguyễn Du.
Công danh chuyện ấy xưa nay
Không Kiều
Liệu có mai này Nguyễn Du?
Câu thơ có tầng nổi, tầng chìm. Nổi thì dễ hiểu rồi nhưng chìm, theo riêng tôi, đó là lời nhắn gửi, lời động viên và có thể còn là cảnh báo.
Bài 7 : Tập Kiều Mười Khúc.
Khúc 2 : Đồng tiền lật mặt niềm tin
Ba xu bán bạn, bạc nghìn mua quan.
Nhân danh lí tưởng, lương tâm
Mùi tiền bọc kín vẫn thầm bay ra.
Tôi không hiểu nhiều về thơ nhưng tôi thích bốn câu này. Anh chỉ mặt đặt tên những kẻ quá coi trọng vật chất mà xem nhẹ lương tâm. Mà nghe cứ như Truyện Kiều : Một ngày lạ thói sai nha/ Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền
Khúc 5 : Đã sinh làm phận thứ dân
Chớ mong khổ cực chuyển vần sướng vui.
Tôi không thích câu này vì nó thụ động, tiêu cực, thiếu tính phấn đấu vươn lên.
Khúc 7 : Lưỡi quan là lưỡi không xương
Dối thường ngọt lịm, lừa thường tinh ngoan.
Anh Bảy ơi! Tôi muốn : lưỡi thường tinh gian, có được không, thưa anh?
Và, anh Bảy ơi! Lưỡi quan là lưỡi không xương. Thế chẳng nhẽ lưỡi dân lại có xương ?
Khúc 9 : Giết Từ, ai tạo tội nên
Nước mắt tội ấy, ai quên hỡi Kiều?
Thôi đừng làm vẻ mĩ miều
Đừng leo lẻo lưỡi lắm điều mà chi
Giết chồng, tay đẫm máu mê
Còn đem tội lỗi tỉ tê tai người.
Anh Bảy ơi! Tiếng Việt có từ máu mê nhưng ở văn cảnh này, tôi cho phải là máu me.
Và, anh Bảy ơi, sao anh lại trách Kiều về cái chết của Từ Hải?
Tôi lại nghĩ thế này: Thương Kiều quá hỡi Kiều ơi!/ Ai lay chẳng chuyển, chẳng dời chẳng rung/ Thế mà Từ đã động lòng/ Chịu nằm vì biết Kiều không hại mình.
Tôi cho Hồ Tôn Hiến mới hèn hạ, phải lừa một người đàn bà để hạ đối thủ của mình!
Bài 8: Thanh Minh
- Bài 3: Trước Mộ Nguyễn Du.
Công danh chuyện ấy xưa nay
Không Kiều
Liệu có mai này Nguyễn Du?
Câu thơ có tầng nổi, tầng chìm. Nổi thì dễ hiểu rồi nhưng chìm, theo riêng tôi, đó là lời nhắn gửi, lời động viên và có thể còn là cảnh báo.
Bài 7 : Tập Kiều Mười Khúc.
Khúc 2 : Đồng tiền lật mặt niềm tin
Ba xu bán bạn, bạc nghìn mua quan.
Nhân danh lí tưởng, lương tâm
Mùi tiền bọc kín vẫn thầm bay ra.
Tôi không hiểu nhiều về thơ nhưng tôi thích bốn câu này. Anh chỉ mặt đặt tên những kẻ quá coi trọng vật chất mà xem nhẹ lương tâm. Mà nghe cứ như Truyện Kiều : Một ngày lạ thói sai nha/ Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền
Khúc 5 : Đã sinh làm phận thứ dân
Chớ mong khổ cực chuyển vần sướng vui.
Tôi không thích câu này vì nó thụ động, tiêu cực, thiếu tính phấn đấu vươn lên.
Khúc 7 : Lưỡi quan là lưỡi không xương
Dối thường ngọt lịm, lừa thường tinh ngoan.
Anh Bảy ơi! Tôi muốn : lưỡi thường tinh gian, có được không, thưa anh?
Và, anh Bảy ơi! Lưỡi quan là lưỡi không xương. Thế chẳng nhẽ lưỡi dân lại có xương ?
Khúc 9 : Giết Từ, ai tạo tội nên
Nước mắt tội ấy, ai quên hỡi Kiều?
Thôi đừng làm vẻ mĩ miều
Đừng leo lẻo lưỡi lắm điều mà chi
Giết chồng, tay đẫm máu mê
Còn đem tội lỗi tỉ tê tai người.
Anh Bảy ơi! Tiếng Việt có từ máu mê nhưng ở văn cảnh này, tôi cho phải là máu me.
Và, anh Bảy ơi, sao anh lại trách Kiều về cái chết của Từ Hải?
Tôi lại nghĩ thế này: Thương Kiều quá hỡi Kiều ơi!/ Ai lay chẳng chuyển, chẳng dời chẳng rung/ Thế mà Từ đã động lòng/ Chịu nằm vì biết Kiều không hại mình.
Tôi cho Hồ Tôn Hiến mới hèn hạ, phải lừa một người đàn bà để hạ đối thủ của mình!
Bài 8: Thanh Minh
- Cho con se nắng, se gió thành nhang
Thắp cho mỗi nắng lên, gió lên
Câu thơ rất sáng tạo, rất tình. Chỉ thế thôi đã đủ biết Nguyễn Nguyên Bảy tôn kính Mẹ nhường nào!
Bài 9 : Với Sen.
Bài 9 : Với Sen.
- Hút tinh khí bùn mà đúc nên thơm
Nỡ nào ca dao cay đắng thế:
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Rất hay! Rất sâu sắc! Rất tìm tòi, phát hiện.
Bài 16: Làng Nước.
Sông Cái chia nhánh: còng số tám
Nước khóa làng tôi
Tưởng tượng như anh, chắc khó có người hơn.
Bài 17: Lời Điếu
- Bà rằng bà chỉ đẻ ra cô;
Bài 17: Lời Điếu
- Bà rằng bà chỉ đẻ ra cô;
Bà không sinh ra số phận
Tôi không thích hai câu này. Nó không mới: " Cha mẹ sinh con, Trời sinh tính"
Chưa hẳn thế đâu! Có gia đình và môi trường tốt (xấu) sẽ có người con tốt ( xấu ) đấy, có phải không, thưa anh?
Bài 21 : Ga Canh Thìn
Không nhớ mình bao nhiêu tuổi
Tôi không thích hai câu này. Nó không mới: " Cha mẹ sinh con, Trời sinh tính"
Chưa hẳn thế đâu! Có gia đình và môi trường tốt (xấu) sẽ có người con tốt ( xấu ) đấy, có phải không, thưa anh?
Bài 21 : Ga Canh Thìn
Không nhớ mình bao nhiêu tuổi
Nhựa xuân dâng ngực tràn trề.
Mai nở rụng đầy một cội
Thân cành nảy lộc non tơ!
Nguyễn Nguyên Bảy viết mấy câu thơ này năm 2000, tức là năm anh 60
tuổi. Thế mà khỏe, mà sung. Anh quên thời gian, bất chấp quy luật, cứ
tràn trề sức sống. Lạc quan đến thế là tuyệt đỉnh rồi.
Bai 22: Ga Hẹn
Mưa gió rét cắt dao/ Người người rời ga vội vã.
Mưa gió rét cắt dao/ Người người rời ga vội vã.
Câu này không phải mới mà là gượng. Tôi xin phép thử viết lại: /Mưa rét như dao cắt/ Người người vội vã rời ga/ Chỉ một thiếu nữ như hoa/ Nghe thơ, miệng cười chúm chím...
Bài 24 : Tạ Lỗi Lời Ru
Bài 24 : Tạ Lỗi Lời Ru
Từ oa oa Mẹ nở con ra.
Đây là mới là sáng tạo. Mà hình tượng. Mà hay!
Bài 29 : Tích Roi Mây
Tạ lỗi ông cha xưa cướp nước
Có phải anh muốn nói xưa ông cha ta thôn tính Chân Lạp, Chiêm Thành là sai không? Thực tình tôi không hiểu hai câu này.
Anh Bảy ơi! Có thể là tôi " Múa rìu qua mắt thợ" hoặc " Điếc không
sợ súng" và " Đá bóng nhầm sân" nhưng xin anh ghi nhận nhiệt tình của
tôi, anh nhé!
Xin chúc anh vẫn " Nhựa xuân dâng ngực tràn trề... Thân cành nảy lộc non tơ."
Củ Chi 3 giờ 5 phút ngày 16- 8 -2016
Thân kính: Phùng Thanh Vân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét