Tiểu thuyết Ma Trận Tình NXB Văn Học ấn hành.
Một
tập sách bảo là truyện tình thì nó là truyện tình, bảo là truyện đời thì nó là
truyện đời. Người viết chỉ muốn gửi một thông điệp, cội rễ của tình đời là đức
tin, không có đức tin thì đừng mong có tình yêu. Tuy nhiên, sức viết có hạn,
không biết có chuyển tải được thông điệp mong muốn ấy đến bạn đọc? Câu trả lời
tùy thuộc bạn đọc.
MA TRẬN TÌNH
tiểu thuyết nguyễn nguyên bảy
Đoạn 11
11.
Cha đang ở trong nhà. Tôi đoán chắc thế. Nhưng Cha đã cố tình không nghe thấy hồi chuông cửa. Cha khước từ tiếp tôi.
Cha đang ở trong nhà. Tôi đoán chắc thế. Nhưng Cha đã cố tình không nghe thấy hồi chuông cửa. Cha khước từ tiếp tôi.
Cha vẫn có lối nhẫn tâm
của người chủ nhìn tôi dưới dạng con hầu. Tôi đã nhiều lần phải chịu đựng sự im lặng ghẻ lạnh này. Chỉ có điều, trước đây, sau sự im lặng khó hiểu đó Cha hiện ra trước mặt
tôi cùng với nụ cười và lời giải thích: Cha đang nguyện. Chỉ lời giải thích ấy thôi đủ cho suối lòng tôi
trong veo trở lại, vui đùa róc rách. Đã có lúc tôi nghĩ Cha đang nghe một cô gái nào đó xưng tội. Chỉ có vậy Cha mới chốt cửa và mơ hồ. Amen, Chúa hãy trừng phạt những báng bổ nhơ bẩn của con với người Cha
nâng dắt linh hồn. Nhưng giờ đây, tôi với Cha có gặp mặt hàng ngày nữa đâu để tôi được nghe những
lời giải thích ngọt nhạt ấy. Tôi thả mình xuống ghế nệm, ngả đầu, đọc tiếp cuốn Trà Hoa Nữ của Duyma Con. Chuông cửa. Tôi rối rít. Cha tới. Nếu vậy tôi sẽ được đền bù tất cả. Cửa mở. Kỹ sư Nguyên. Tôi kinh ngạc trước sự
đường đột xuất hiện này.
- Tôi làm Long bất ngờ
lắm phải không?
- Vâng. Tôi đáp thật lòng. Chàng vào hẳn trong nhà trước cái né người không kịp tỏ thái độ
của tôi. Tôi đã mở miệng nghĩa là tôi đã sẵn sàng trò
chuyện. Bậy thật. Chàng ngồi xuống ghế, nháy nháy mắt nhìn tôi. Tôi sẽ không tha thứ cho cái nháy mắt này. Đừng giả bộ suồng sã sớm như thế. Tứ chi run bần bật như con cheo bị vây đuổi mà
ngoài mặt làm oai sư tử. Nào, để coi sư tử mạnh cỡ
nào. Tôi ngồi đối diện chiếu thẳng cặp mắt. Chưa đầy tích tắc, chàng đã cúp mắt lại, rồi vờ nhìn lên tường nơi treo bức sơn dầu Thiếu Nữ của họa sĩ
Trung.
- Bức tranh có hồn quá. Đừng hòng đánh trống lảng. Tôi quyết định giáng một búa để chàng tởn. Với con trai, búa phủ đầu quan trọng lắm, nếu không, họ sẽ lấn lướt tức thì.
- Nếu tôi không lầm anh
là mật thám ?
Lẽ ra tôi không nên nói
câu này. Tôi háo hức muốn trả thù anh chàng về tội nháy
nháy mắt. Nhưng anh chàng chẳng phật ý, giọng chẳng hề xìu, trái lại còn tỏ ra hóm hỉnh.
- Theo dõi người đẹp
cũng có cái thú của nó.
- Tôi chẳng có ý định
giấu nhà.
- Tôi cũng nghĩ vậy. Sự chất phác đã hiện diện trên gương mặt anh. Tôi bỗng cảm thấy sự cắng đắng của mình thật vô
lý. Tôi quyết định tặng anh nụ cười thân mật. Gương mặt anh rạng nhòa.
- Tôi cảm giác ngoài chư
vị giám đốc ra Long chẳng chú ý đến ai cả. Biết sao được. Thân phận thư ký giám
đốc chẳng lo hầu giám đốc thì hầu ai. Tôi cố thậm xưng, hạ mình. Nếu tôi nghĩ không lầm thì anh cũng là một trong
số ít người mê giám đốc Trọng.
- Quả là tôi có thích
anh ấy.
- Lý do ?
- Hy vọng không phải bị
phỏng vấn.
- Tôi nói cùng nụ cười
khích lệ: Tôi đâu phải nhà báo. Chúng ta đang nhàn đàm.
- Thật chính xác thì tôi
luôn mê cái mới, cái đang lên. Giám đốc Trọng là nhân tố mới, nhân tố đang lên, tôi không thể bỏ lỡ cơ
hội. Chỉ mong ông ta không phải là Số Đỏ của Vũ Trọng
Phụng.
Tôi tròn mắt nhìn anh. Anh không chú ý tới ngơ ngẩn tôi, thản nhiên tiếp tục dòng nói của mình.
- Thời nào chẳng đầy Số
Đỏ. Mưa trời không cho mình hạt son thì cũng phải
ráng té nước theo son mà hưởng chút hồng.
Tôi lim dim, buông mình trong dòng nói của Nguyên. Tôi có người bạn, tên Ngốc, sau này đổi thành Ngọc. Ngu hết nói. Ngu từ bụng mẹ ngu ra. Mẹ nó bảo, ngày nó sinh ra tiếng
khóc rỉ rỉ như tiếng dế. Lớn lên u tì, ruồi đậu trên má cũng không thèm đuổi. Bố mẹ gửi nó vào chùa làm tiểu. Khốn nạn, nó mắc chứng tụng kinh là đái dầm, tối nào tụng kinh nó cũng đái láng chiếu. Sư cụ, sư thầy ngán quá, đuổi khỏi chùa. Bố mẹ lại cho Ngốc đi học. Học mười năm chữ dân ca chèo vẫn biết trèo. Thế mà đùng một cái năm rồi gặp lại, thấy nó quần áo bỏ thùng sáng loá, miệng hút thuốc thơm, tôi mới hỏi phép lạ nào mà đổi đời oách thế ? Nó
đáp Số Đỏ Vũ Trọng Phụng. Rồi khoe, tao ẵm được cô vợ con quan, đang mang bầu, di tản hụt, thế là như tiên cảnh tao thành cha đứa bé, thành
chủ các lò gốm Thiên Thu. Khối đứa hồi nhỏ khinh khi tao Ngốc bây giờ làm
tớ cho ông chủ Ngốc đấy mày.
- Thôi đi anh...
Tôi muốn phanh câu
chuyện lãng. Nhưng chàng cố nhây.
- Long nên nghe thêm
chút nữa. Tôi đã định nói điều này với Long lâu rồi, nhưng chưa có dịp.
Tôi cười khoái. Chẳng hiểu anh chàng hận chuyện gì mà bỗng tám
nhố nhăng với một khuôn hình nghiêm trọng, căng thẳng.\
- Đời chỉ là số đỏ, là may rủi, là lợi dụng, là nhân danh, là dối trá. Tôi chỉ kịp mở miệng nói từ kìa...thì đã thấy
anh trừng mắt, lạ chưa từng thấy, như quát tôi nín, và lại tiếp tục tuôn
chảy cứt đái.
- Thử hỏi tụi chúng có
gì giỏi giang cao quí hơn tôi và cô ? Một lũ số đỏ. Trọng số đỏ. Cha số đỏ. Cô cũng số đỏ. Khác nhau ở chỗ họ là lũ số đỏ nhân danh và lợi dụng người khác, còn cô là số đỏ mê muội và bị lợi dụng. Thử hỏi nếu cô không xinh đẹp thì Cha có ban
tặng cho cô chức thư ký ?
Trọng cướp chức giám đốc
của Cha có chịu lưu dụng cô ? Tôi phải nói với Long điều này.Dịu giọng và đổi
xưng hô. Bởi tôi không muốn Long ngộ nhận, sa lưới sai lầm.
Tôi giận sôi gan. Xổ tục một câu tiếng Mỹ. Đứng dậy, mở cửa, đuổi khéo. Nguyên như chẳng bận tâm đến lời nói và hành vi của tôi, chàng ôm đầu ngồi lì. Cảm giác tội nghiệp. Tôi chịu thua. Khép cửa, quay vào.
- Long ở một mình?
- Âm thanh echo vọng lên
từ vực. Tôi đáp trong vô thức mộng du.
- Với má.
- Sao nghe nói má ở nơi
khác? Chàng bỏ rơi từ. Sao nghe nói má ở nơi khác ? Đúng đắn thì phải hỏi: Sao nghe nói
má Long ở nơi khác ? Câu hỏi kéo tôi về thực tại của tức giạn đang nguôi. Chàng đã như quên đề tài dở hơi, trở về đề tài sướng tai con gái. Gương mặt chàng đã bớt căng cứng dù trán còn
đọng những quầng buồn. Chàng nhón tay cầm cuốn Trà Hoa Nữ tôi đang đọc,lật
dở các trang gấp đánh dấu.
- Hình như cuốn sách này
Long đọc đi đọc lại nhiều lần?
- Sao biết?\
- Cách đánh dấu trang.
- Anh đọc ?
- Rồi. Bản tiếng Pháp.
- Tôi thương Marguerite. Chàng gật đầu, nói mà không nhìn tôi, nói như cho chính mình nghe, giọng không bình thường, hơi lạc.
- Sinh ra là đời hoa mà
chẳng bằng một bông hoa thơm thảo, làm dịu mát tâm hồn người cắm hoa, người thưởng hoa. Chết vì bệnh lao. Không. Chết của số phận. Chết của đọa đày. So với Tám Bính thì số
phận nàng có phần sung sướng hơn, cũng như số phận của Alếchxăng Đuyma Con đã sung sướng hơn số phận
của Nguyên Hồng. Dù Marguerite có kéo dài cuộc đời nhung lụa hơn
Tám Bính thì kết cục cũng bi thảm. Thở dài. Sống trên đời này chừng nào người đàn bà còn
nhục nhã, đắng cay, thì người đàn ông còn chưa đáng mặt đàn ông. Tôi bỗng bị chìm ngập trong câu nói chẳng mấy
hay ho, chẳng cao siêu triết lý, nhưng tôi lờ mờ nhận ra một tấm lòng.
- Nếu chẳng may số phận
có xô đẩy mình vào hoàn cảnh ấy, thì mình cũng phải gắng gỏi đứng dậy. Anh ngước mắt nhìn tôi, ánh mắt nặng trĩu mây mưa. Tôi không thích Long đọc những loại sách như thế
này
- Sao vậy ?]
Anh lại làm tôi bực. Tôi định vặn, việc tôi thích đọc sách này hay sách khác liên quan gì tới
anh,nhưng tôi đã kiềm chế.
- Văn chương nó vận vào
mình.
Tôi ương bướng.
- Vận vào thì đã sao ?
Giày dép còn có số nữa là phận con người.
- Không có số má nào
hết, chỉ có sự giáo dục, sự lạc lối và sự hèn yếu của bản thân con người.
- Anh đang mâu thuẫn với
chính mình.
Anh lắc đầu: Tôi coi
trọng nền tảng giáo dục. Nếu Con người ta sinh ra và lớn lên trong môi
trường giáo dục tử tế, thì con người ta nhất định vượt qua được những
thấp hèn do môi trường rủ rê. Cả sự lạc lối cũng vậy. Đang đi trên con đường tươi sáng lại chưa tự tin
đấy là con đường tươi sáng. Mơ mộng hão huyền rẽ qua
lối khác, lối mầu mè chim cá lá hoa, nhưng khi đưa chân bước vào, mới hay chỉ là cánh đồng tha ma vô chủ. Tỉnh ngộ quay về đường cũ được chăng ? Buộc phải
lao theo con đường vô định, lầm lạc. Sống cùng lầm lạc, quen dần với lầm lạc, không còn cảm thấy lầm lạc nữa.
- Anh lên án Marguerita
?
- Cá nhân nàng, tôi ngưỡng mộ. Bởi nàng chưa mất hết ý chí quay về thiện lộ.
- Nhưng xã hôi đã vùi
dập nàng?
- Xã hội là môi trường. Con người bình thường không thể vươn tới cao đẹp
trong môi trường bùn rác,trừ hoa sen và Thánh.
- Bi quan quá ?
- Môi trường là yếu tố
cực kỳ quan trọng quyết định bản chất và tính cách con người. Giọng anh bỗng trầm xuống, buồn bã. Năm tôi vừa xong tú tài, cũng là năm chị tôi thành me Mỹ. Những năm đó, Mỹ ào ạt đổ quân vào Sàigòn. Khu hẻm Trương Minh Giảng nhà tôi đang ở người ta tranh đua nhau
xây nhà dành phòng cho Mỹ mướn. Gia đình tôi không thoát
khỏi vòng xoáy đó. Sự xuất hiện ngày càng nhiều người Mỹ trong khu
xóm này bỗng nhiên làm cho các cô gái phát dục. Những cuốn playboy làm các cô không chịu nổi việc để yên vú trong
nịt, cứ phải tháo cởi cho chúng tung tẩy, và cho mình cái thú tự chiêm ngưỡng, so sánh với những cặp vú phơi toàn phần, không chút thẹn thuồng trên khắp trang báo
playboy. Trong hầu hết các căn phòng thuê, trên tường, trong phòng ngủ, phòng ăn la liệt hình
trai gái khỏa thân. Các cô gái, kể cả con nhà lành, cô nào cũng chờ dịp được làm quen và được mời tới nơi cư ngụ của
người Mỹ. Chị gái tôi cũng là một trong những số đó. Cha mẹ la rầy cấm đoán cách nào cũng không thể
giữ được chân chị. Chị cấn thai. Phá bầu. Rồi lại cấn thai. Lại phá bầu. Cho tới một ngày kia, một người Mỹ đứng tuổi thành chồng của chị. Nhưng sau khi đưa chị lên máy bay di tản sang Mỹ
thì đường ai nấy đi, chị trở thành một Marguerita, tất nhiên không thể bằng nàng, bởi chị đơn độc nơi đất khách quê người với sắc
đẹp dần dà tàn phai. Kỹ sư Nguyên đột ngột chuyển giọng, hơi nhấn. Tôi muốn nói với Long...
Không làm chủ được cảm
xúc của mình, tôi lắc đầu: Anh đừng nói gì với Long cả.
- Không, Long đừng hiểu lầm tôi. Tôi thấy ở Long một bản sắc không như nhiều
cô gái cùng trang lứa. Long đẹp nhưng không ỷ sắc đẹp. Long thông minh, nhưng không vì sự thông minh đó mà lười biếng, mà buông lơi sự học. Long được lòng người trên nhưng không vì thế mà
xem thường người dưới. Và quan trọng hơn hết là người hiểu được chân giá
trị của hạnh phúc làm người.
- Long chẳng được như
anh nghĩ đâu. Nhưng anh nói với Long chuyện đó để làm gì?
- Tôi muốn Long khác hơn
những nhân cách tầm thường.
Tôi bưởng bỉnh: Long
không muốn khác thường.
- Anh nói nghiêm túc
đấy.
Anh thay đổi xưng hô nhã
nhặn, trìu mến, trán cau cau, nhíu mày. Cái nhíu mày khác hẳn cái nháy nháy mắt khi nãy, thoáng làm tôi nể. Tuy nhiên, tôi vẫn cứ cho rằng đó là ứng xử vòng vo trước
khi hạ lời yêu cầu.
- Long không nên làm mãi
nghề thư ký, mà nên theo học một nghiệp vụ.
- Sao ? Tôi không nên
làm thư ký ?
- Điều này thực sự là
suy nghĩ tận đáy lòng anh, cũng là lời mong em hiểu.
Anh im lặng, thẫn thờ. Tôi nghĩ là anh sẽ nói một câu gì khác, nhưng chỉ thấy mặt anh lặng khô, hiện ra vẻ mệt mỏi, chán chường. Có thể anh đã giận tôi không hiểu anh hoặc linh cảm làm tôi phật
ý. Anh đứng dậy.
- Chúng ta sẽ trở lại đề
tài này vào một dịp khác.
Chúng tôi chia tay nhau
không đẹp như nghĩ về nhau. Vô duyên hết nói. Tôi đang hình dung là anh sẽ lan man đấu hót
thêm vài chuyện, rồi sau đó, lừa cơ hội thuận tiện nhất sẽ tỏ tình bằng cách ôm nghiến tôi. Nhưng mọi sự chỉ là do tôi tự nghĩ ra. Đồ vú ngứa. Tâm thức vang lên lời Trinh. Tôi thở dài, bực bội vô cớ. Đàn ông không làm sướng tai đàn bà, đàn bà buồn. Hình như là triết lý vụn của Marguerita. Tôi khép cửa lăn lên giường, tìm ngủ bằng trang tình Trà Hoa Nữ.
/ Mời đọc tiếp đoạn 12/
Ma Trận Tình/ Tiểu thuyết Nguyễn Nguyên Bảy
VANDANBNN gt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét