VANDANBNN : Tiểu thuyết TÌNH BIỂN tôi viết năm 1986-1987 tại Sài gòn,trong chuyến đi công việc tại Mỹ, tìm thấy trong Thư Viện Seattle Wasington và trên các mạng thuvien.maivo.com, vnthuquan.net, và easycome.us/ liền post về lại trang nhà như món quà nhỏ trân trọng tặng bạn đọc.
TÌNH BIỂN Tiểu thuyết/ Sắp tái bản
NGUYỄN NGUYÊN BẢY
Chiếc áo dài màu xanh nước biển, hàng mút sin lin, có kẻ
sọc vàng đã làm cho thân thể Thanh Thúy như cao hơn, như ốm bớt. Trên đôi guốc
cao gót, có lẽ tới mười hai phân, những đường nét của mông và của ngực có lẽ
không giữ được thăng bằng. Chiếc áo lót hàng mỏng không đỡ nỗi bộ ngực, mặc dù
được mặc sát người lằn từng nét thịt, cứ rung lên theo nhịp đi dù rất nhẹ của
Thanh Thúy. Cái quý phái của tuổi hồi xuân tạo một cảm giác phì nhiêu, lịch sự
hơn là một cảm giác khiêu gợi. Thanh Thúy ngắm nhìn trước gương lần chót, cầm
chiếc xắc tay, đi ra đường.
Mới chừng tám giờ sáng, nắng đổ hoa qua kẽ lá xuống đường,
Thanh Thúy đi trong màu hoa nắng ấy. Nhiều cặp mắt nhìn theo, tò mò, ngạc
nhiên. Thanh Thúy thực sự cảm thấy bối rối. Ánh nắng, màu sắc, cây cỏ, nhiều
lắm, cái gì như cũng lạ trong mắt nhìn của Thanh Thúy. Như vậy là bao nhiêu năm
mình tự chết trong căn phòng ảm đảm ấy? Không nhớ chính xác, chỉ biết rằng NGÀY
SA BÁT VỪA QUA… (1) Ta đã sống lại rồi. Dọc con đường, mọc thêm nhiều nhà mới.
Nhà trẻ. Bản tên đập vào mắt Thanh Thúy. Trong khi ta tự chết không phải mọi
cái chết theo, mà mọi cái cứ hoài thai và sinh sôi. Chỉ có cái chết của thân xác
ta làm cho ta phí hoài, làm cho ta vô nghĩa. Ai đã nói như vậy nhỉ? Anh ấy.
Đúng là anh ấy đã nói như vậy. Những người được anh ấy cứu thoát khỏi ao xoáy,
tới cảm ơn anh ấy, sau câu đầu tiên bao giờ cũng nước mắt. Thế rồi anh ấy cũng
không ngăn được nước mắt của chính mình và anh ấy đã khóc.
Thanh Thúy bỗng cảm như Mạnh hiện ra và đi song đôi với
mình, tươi trẻ như hồi mười tám tuổi, chỉ có câu chuyện là nặng trĩu nỗi đau.
Chàng: Em tưởng rằng, em có thể tự hoại được mình, anh
không tin, bởi em là con người
của sự sống, đến như Chúa mà chết cũng đâu có dễ, sau ngày Sa Bát, chúa sống
lại. Sự huyền diệu mà suốt đời chúng ta xưng tụng, thực ra vẫn chỉ là sự huyền
diệu, bởi Chúa không thể chết dể dàng như thế được. Chúa phải sống cùng chúng
ta, cùng chia sẻ những đau khổ và sung sướng của chúng ta.
Nàng: Nhưng sự sống chẳng có nghĩa gì với em cả.
Chàng: Cũng đã có lúc anh cũng nghĩ về mình như thế. Nhưng
phỏng có ích gì, nếu như là anh chết, đành rằng sẽ có một người nào đó, cứu
sống được ba con người khỏi tử thần ao xoáy, nhưng may mắn người đó lại là anh.
Chúa bằng dạy chúng ta làm việc thiện, làm việc ích. Sống
vì điều đó thì tại sao lại không đáng sống.
Nàng: Nhưng em không thể làm cái việc bơi lặn như anh đang
làm.
Chàng: Bao nhiêu công việc trên đời này đều có ích như việc
bơi lặn của anh cả, chỉ có điều
em muốn hay không muốn làm mà thôi. Tất nhiên mọi việc đều ích lợi hơn là việc
em mặc quần áo tang và tự thắp nhang cho đời mình.
Nàng: Anh đừng bao giờ nhắc lại chuyện đó nữa. Chúa trừng
phạt em như thế đủ rồi.
Chàng: Anh xin lỗi.
Nàng: Nhưng em biết phải làm gì bây giờ?
Chàng: Lòng em mở cửa thì mọi điều tốt lành sẽ ùa vào.
Nàng: Em thử tới khách sạn cũ coi sao.
Nàng nói như vậy, vì câu mời của Năm Lê hồi nàng bàn giao
khách sạn cho cách mạng thỉnh thoảng lại thức dật trong lòng.
Và bây giờ, nàng đã đi tới đó.
Thanh Thúy bước lên thềm khách sạn. Mắt vừa bị chói ngợp
với cảnh cũ, thì người xưa đã kịp phát hiện ra
Thanh Thúy, họ đông quá, từ quầy tiếp
tân, từ phía trong nhà hành chạy ùa ra
chào hỏi. Líu ríu nhiều câu chào, câu chào vẫn như cũ: Bà chủ. Thanh Thúy đáp
lại câu chào của họ bằng nụ cười rưng rưng.
Từ trên cầu thang lầu một, métđôten Kỷ trong bộ com lê xanh
đen lập rập đi xuống, rẽ đám người, bước lại gần Thanh Thúy.
- Lâu quá không gặp được bà chủ, mừng quá.
Thanh Thúy nói rất nhỏ.
- Xin đừng kêu tôi bằng bà chủ, - Thanh Thúy bắt tay
métđôten Kỷ, - Ông dạo này vẫn mạnh khỏe chứ?
- Cảm ơn bà chủ, mạnh lắm ạ.
- Tôi muốn được đi xem lại khách sạn.
- Xin mời bà chủ.
Métđôten chỉ tay về phía trước, cái chỉ tay rất thành thục
của ông. Thanh Thúy bước lên phía
trước, métđôten Kỷ theo sau, ông không quên ra hiệu cho mọi người giải tán trở
lại công việc của mình. Đám người còn đứng nhìn theo một lúc, họ bàn tán đủ mọi
chuyện, những cô gái tấm tắc khen bà chủ trắng đẹp hơn trước.
Thanh Thúy bước đi lặng lẽ, mỗi bước gợi dậy một vang âm.
Chổ này, trước đây là một ga ra ôtô, vậy mà bây giờ ga ra không còn nữa, những
chiếc bàn ăn trải khăn trắng toát, những chiếc ghế mây tựa xếp vuông vắn, họ đã
biến ga ra ôtô thành nhà hàng ăn. Dưới chân Thanh Thúy, những viên gạch bông
xưa đã bị đào lên, thay vào đó là những viên gạch men khổ lớn, đây là loại gạch
men đắt tiền, loại này chắc của Nhật, đã từ lâu mình ao ước sẽ thay loại gạch
men nội bằng loại gạch men này. Họ cũng đã làm thay cho mơ ước của mình. Tường
cũng đã thay giấy mới. Giấy của Nhật hay của Ý? Thanh Thúy đi sát vào tường,
quan sát không để lộ sự kinh ngạc của mình. Giấy tường của Ý, sang trọng và đắt
tiền hơn giấy của Nhật. Thanh Thúy bước lại quầy rượu. Cô gái mặc áo dài bông
kẽ gật đầu chào. Thanh Thúy đưa mắt nhìn một lượt. Gần như đủ hết tất cả loại
rượu nổi tiếng trên thế giới. Ngay cả hồi hưng thịnh nhất quầy rượu của mình
cũng không thể hưng thịnh hơn. Lại một gian hàng đồ gốm và quà lưu niệm, những
bức tranh sơn mài, những con ngựa đá, những con voi và những đôn sứ, sản phẩm
của gốm Đồng Nai, trước đâu những du khách người Mỹ, người Pháp cũng ưa chuộng
mặt hàng này. Métđôten Kỷ mở cửa mời bà vào phòng khách. Căn phòng này, bà đã
ký văn bản bàn giao khách sạn cho cách mạng. Cặp ngà voi vẫn còn kia. Bộ xa
lông đã được bọc lại nệm, mầu nhung đỏ rực càng tôn vẻ đẹp cho cặp ngà voi.
Trên tường treo mới hai bức tranh sơn dầu, một bức tĩnh vật, một bức chân dung.
Thanh Thúy đứng trước bức chân dung. Cô gái chừng mười tám tuổi, ngồi trước cửa sổ
trong ban mai nhìn ra biển. Một làn gió nhẹ thổi hớ hênh làn áo mỏng để phơi bộ
ngực đầy sức sống. Thanh Thúy linh cảm vẻ đẹp của chính mình, hơn hai mươi năm
trước đây, năm đó, Thanh Thúy cũng mười tám tuổi, đang yêu Mạnh say đắm. Thanh
Thúy ngồi lắng mình một lát trên sa lông, chổ trước đây ngồi ký biên bản. Thời
gian đã trôi qua, điều tuyên đoán lo sợ của mình về sự chết dần dà của khách
sạn đã không xảy ra. Thanh Thúy đưa mắt nhìn, métđôten Kỷ vẫn rất lễ phép đứng
bên cạnh, bất động, không một lời giải thích điều gì, nhưng cặp mắt từng trãi
của ông, rõ ràng đã nhìn thấu gan ruột Thanh Thúy.
- Tôi muốn gặp ông chủ mới của ông?
Métđôten cười.
- Thưa bà ở đây chỉ có đồng chí quản đốc khách sạn.
- Thì cũng là ông chủ của ông?
- Thưa bà, ổng cũng sống như chúng tôi.
- Cộng tác với họ ông cảm thấy dể chịu?
- Thưa bà, đó là một sự thật mà tôi không thể nói khác. Khi
bà chủ bàn giao khách sạn, tôi đã tưởng thất nghiệp, nhưng rồi người ta đã mời
tôi làm việc.
- Ông vẫn là Métđôten?
- Dạ.
- Nghe nói năm rồi ông được người ta bình chọn là chiến sĩ
thi đua?
- Thưa bà, cả cụm khách sạn Thanh Thúy này, có hai người
được tập thể bình chọn, đó là tôi
và đồng chí quản đốc. Quả là tôi có hãnh diện về chuyện này.
- Tôi hiểu, ông có thể dẫn tôi tới gặp ông ta được chứ?
- Thưa, mời bà.
Métđôten lại đưa tay về phía trước mời khách, cử chỉ này,
từ lâu đã thành thói quen của ông.
Văn phòng quản đốc, chỉ có một căn phòng nhỏ, còn văn phòng cũ của bà, nay đã được sử dụng làm phòng ngủ cho khách du lịch. Bài đang ngồi viết gì đó nơi bàn, trước mặt anh một bình hoa, những bông hoa cắt ngay trong vườn hoa của khách sạn, điểm một vài chiếc lá xanh, tạo dáng rất nhã.
Văn phòng quản đốc, chỉ có một căn phòng nhỏ, còn văn phòng cũ của bà, nay đã được sử dụng làm phòng ngủ cho khách du lịch. Bài đang ngồi viết gì đó nơi bàn, trước mặt anh một bình hoa, những bông hoa cắt ngay trong vườn hoa của khách sạn, điểm một vài chiếc lá xanh, tạo dáng rất nhã.
- Thưa đồng chí quản đốc, bà chủ cũ của khách sạn muốn gặp
đồng chí.
Bài tươi cười đứng dậy đón khách. Métđôten Kỷ đưa tay về
phía trước, mời Thanh Thúy ngồi xuống chiếc ghế xa lông nhỏ, rồi ông lịch sự
bước ra văn phòng, khép tấm cửa kính lại.
- Tôi đến thế này có đột ngột quá với ông không?
Bài rót nước mời khách.
- Thưa không. Tôi nghĩ là sớm muộn gì bà cũng sẽ trở lại
đây.
- Vì sao ông lại nghĩ như vậy?
- Nếu tôi không quên, thì khi bàn giao khách sạn cho nhà
nước thì bà đã mặc bộ đồ tang đen, vì bà nghĩ chúng tôi sẽ giếc chết đứa con
của bà.
- Và sự thật đã không phải như thế.
- Bộ quần áo trên người bà nói lên điều đó. Bà có thể đi
xem khách sạn.
- Tôi đã đi xem tất cả trước khi gặp ông, - Thanh Thúy
không dám nhìn vào cặp mắt rất dằm thắm của Bài, bà quay nghiên về phía bình
hoa, - Các ông đã không giếc chết khách sạn Thanh Thúy, mà các ông đã xây dựng
cho nó từ một cô gái đẹp bình thường trở thành một cô gái rất đẹp. Tôi đặc biệt
cảm phục cung cách quản lý khách sạn, qua việc tu bổ các tiện nghi nội thất.
Xin thành thực có lời mừng ông.
Bài mỉm cười, nói không hề kiểu cách:
- Thưa bà, điều đó, nếu có thì cũng là công sức của tập thể
chúng tôi.
Thanh Thúy cười đáp lại:
- Đó là cách nói của ông, nhưng tôi nghĩ, người làm nên mọi
chuyện chính là ông, xin ông cho biết, ông đã học nghề này ở nước nào.
- Thưa bà, trước khi làm công tác quản lý khách sạn, tôi là
bộ đội.
- Ông không nói đùa đấy chứ? – Thanh Thúy nhìn thẳng vào mắt Bài, tìm sự thành thật trong đôi mắt ấy.
- Ông không nói đùa đấy chứ? – Thanh Thúy nhìn thẳng vào mắt Bài, tìm sự thành thật trong đôi mắt ấy.
- Thưa không.
Thanh Thúy thở dài, nét buồn phản phất trên gương mặt. Một lúc
lâu sau đó, Thanh Thúy mới nói được điều suy nghĩ của mình.
- Tôi đã lầm, vì tôi nghĩ, người quản lý được khách sạn
Thanh Thúy tốt như thế này, thì nhất định phải được học ở nước ngoài. Xin lỗi
vì tôi đã nghĩ về các ông không đúng. – Thanh Thúy khẽ nhóm người dậy, - Thưa ông,
tôi muốn nhờ ông một chuyện.
- Xin bà cứ nói.
- Ông có hay gặp ông Năm Lê?
- Anh Năm Lê đã ra Hà Nội nhận công tác khác. Giám đốc của
chúng tôi bây giờ là anh Tư Lịch.
- Tiếc quá.
- Xin bà cứ nói, anh Năm Lê, hay anh Tư Lịch cũng là một
thôi vậy.
- Nếu ông gặp ông Tư Lịch, xin ông chuyển lời tôi xin lỗi
ổng, và thưa dùm với ổng là lời đề nghị của ông Năm Lê với tôi trước đây có còn
hiệu lực không ạ?
- Nếu tôi nhớ không nhầm, thì anh Năm đề nghị bà hợi tác
với chúng tôi?
- Đúng vậy.
- Tôi sẽ chuyển lời bà tới anh Tư Lịch, và tôi tin là anh
Tư sẽ rất mừng về quyết định của bà.
- Đa tạ ông, chào ông.
Thanh Thúy đứng dậy, bước ra khỏi văn phòng của Bài. Nơi
cửa, métđôten Kỷ vẫn đứng ngoài chờ bà. Thanh Thúy bước ra, ông lại dơ tay mời
bà đi trước, và phần mình, ông chậm rãi bước theo sau. Nhưng sau vài bước,
Thanh Thúy bỗng bước chậm lại có ý chờ méđôten Kỷ. Métđôten Kỷ vẫn bước dưới bà
chừng nửa bước. Đó là luật, bao giờ ông cũng là người tôn trọng luật.
- Bà chủ, bà định trở lại làm việc với chúng tôi?
- Ông Kỷ biết rồi, tôi mê nghề khách sạn từ nhỏ.
- Dạ, tôi cũng vậy.
- Tôi có nhiều điều học hỏi được ở các ông chủ mới của ông.
Bà chắc họ cũng có thể tìm thấy ở tôi những gì cần cho họ. Tôi không thể không
góp sức với họ, tôi cũng biết yêu quý công việc của mình.
- Bà nghĩ vậy là đúng.
Thanh Thúy nhã nhặn trả lời métđôten Kỷ bằng cái gật đầu.
Thế rồi nàng bước lên trước rất nhanh. Nàng rất nóng lòng về nhà, nàng sẽ ngồi
vật xuống nghế, để nhớ lại tất
cả những gì vừa xảy ra trong tâm trí nàng, rồi nàng sắp xếp lại để tối nay, nếu
như chàng không sai hẹn, chàng sẽ tới, thì mọi chuyện nàng thấy, nàng nghĩ và
nàng định làm, nàng sẽ kể hết cho chàng nghe.
Anh đã nói đúng, sự huyền diệu không phải là SAU NGÀY SA BẤT Chúa sống lại, mà sự huyền diệu là chúa không thể chết, bởi Chúa còn nặng lòng với cuộc sống trên trần thế này. Và sự chết, nói cho cùng khó lắm, chẳng ai muốn chết cả, bởi cuộc sống ở trong mình, xung quanh mình đẹp quá, mê hồn quá, cuốn hút quá. Nhưng sống như thế nào, thực cũng không phải dễ. Ngày hôm qua của em cũng là ngày Sa Bát đó anh, anh đã tới đúng lúc em hồi sinh…
Anh đã nói đúng, sự huyền diệu không phải là SAU NGÀY SA BẤT Chúa sống lại, mà sự huyền diệu là chúa không thể chết, bởi Chúa còn nặng lòng với cuộc sống trên trần thế này. Và sự chết, nói cho cùng khó lắm, chẳng ai muốn chết cả, bởi cuộc sống ở trong mình, xung quanh mình đẹp quá, mê hồn quá, cuốn hút quá. Nhưng sống như thế nào, thực cũng không phải dễ. Ngày hôm qua của em cũng là ngày Sa Bát đó anh, anh đã tới đúng lúc em hồi sinh…
Thanh Thúy cứ trôi trong ý nghĩ đó suốt đường về nhà. NGÀY
SA BÁT VỪA QUA…
(1)Theo kinh Thánh, sau ngày Sa Bát Chúa sống lại.
/ Mời đọc tiếp/
Tiểu thuyết rút gọn/ Tình Biển của Nguyễn Nguyên Bảy
VANDANBNN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét