VANDANBNN : Tiểu thuyết TÌNH BIỂN tôi viết năm 1986-1987 tại Sài gòn,trong chuyến đi công việc tại Mỹ, tìm thấy trong Thư Viện Seattle Wasington và trên các mạng thuvien.maivo.com, vnthuquan.net, và easycome.us/ liền post về lại trang nhà như món quà nhỏ trân trọng tặng bạn đọc.
TÌNH BIỂN Tiểu thuyết/ Sắp tái bản
NGUYỄN NGUYÊN BẢY
Mình đã cư xử có điều gì không phải với anh ấy? Tại sao anh
ấy lại ra đi đột ngọt như thế? Ảnh chẳng thèm nói
hé cho mình biết điều gì? Chiều hôm qua còn đi tắm biển với nhau. Sáng nay mình
đi làm qua khu tập thể, định mang vào cho hai cha con mỗi người một gói xôi.
Ảnh đã biến rồi, chỉ còn bé Quỳnh. Bé đưa cho Lan mảnh giấy trên đó có viết vài
dòng cho cô: Nếu anh Tư có hỏi thì nói dùm tôi có việc phải đi Sài Gòn gấp.
Như. Vỏn vẹn chỉ có máy chữ, Lan cố moi thêm đôi điều ở Quỳnh, chỉ thấy cháu
kể: Chiều qua, sau khi đi tắm biển về, ba cháu cứ ngồi thẩn thờ một mình ngoài
hiên, cháu nói ba cháu đàn, ba cháu lắc đầu, mời ba cháu ăn cơm, ba cháu sợ
cháu buồn, nên ráng ăn cũng chỉ được nửa chén. Cháu sợ ba cháu cháu ốm, định đi
nấu cháo ba cháu xoa đầu và yêu cầu cháu cho ba được ngồi yên một mình. Cả đêm
ba cháu trằn trọc. Có một lần cháu nghe ba tự nhiên nói một mình: Ông ta đã đâm
sau lưng chiến sĩ. Thế rồi mới bốn giờ sáng ba cháu đã kêu cháu dậy, nói cần
phải đi Sài Gòn gấp, ba cho cháu ít tiền để mua thức ăn, rồi đi…
Chiều hôm qua, lúc ở ngoài bãi tắm, ảnh còn vui là thế. Ảnh
đặt bé Quỳnh nằm trên phao bơi, tự mình đẩy phao cho cháu ra xa bờ, mình ôm một
chiếc phao khác cũng ra theo. Khi tới sát bên ảnh, mình hỏi nhỏ cố gợi lại câu
chuyện tranh cải giữa ảnh với Tấn:
- Em không dè anh
Tấn lại gay gắt với anh như thế.
Ảnh cười:
- Nhắc tới thằng cha
bảo hoang hơn vua vào lúc này sẻ hỏng cả tắm biển thú bị của chúng ta.
Mình ngây thơ tưởng
rằng ảnh đã hoàn toàn quên câu chuyện bực mình đó. Miệng ảnh thì cười, có thể
nói cười rất tươi, nhưng hai mắt ảnh thì buồn. Tại sao lúc ấy mình không nhận
ra nỗi buồn hay là sự bực mình chứa đầu trong đôi mắt ấy.
Lúc cùng nằm trên
cát, sát mét nước. Mình thấy ảnh đờ đẫn, mình ngốc quá, chẳng biết chia xẻ nỗi
buồn với ảnh, mà cứ đùa nghịch với nước, lại còn muốn ảnh chiều mình nữa mới
khổ chứ. Cũmg may nhỏ Quỳnh cầm một nắm ốc mầu trong tay, gương mặt vui thật
sự, nó vừa chạy lại vừa reo lên: “Ba ơi, coi này, những con ốc đủ mầu, đẹp dễ
sự, con xin tặng ba một nửa, tặng cô Lan một nửa! Nói rồi nó bắt mỗi người xòe
một bàn tay để những con ốc màu vào trong đó. Mình nói với nó: “Cảm ơn cháu”.
Còn ảnh vẫn im lặng, mắt làm như nhìn những con ốc mầu, mà trí tưởng đang bay
tận đâu đâu. Nhỏ Quỳnh lại nói: “Ba à, thế nào con cũng bắt được một chú dã
tràng”. Như vẫn im lặng. Mình phải nói xen vào: “Nó chạy trốn lẹ lắm phải
không?” – “Dạ, nó lủi lẹ lắm, nhưng nhất định con phải bắt được một
chú.” – Nói rồi nó đứng dậy chạy ra bãi cát, nó đi tìm con dã tràng của nó. Như
nhìn theo con, giọng nói bổng tha thiết: “Tội nghiệp con nhỏ, nó cô độc quá,
tôi thì đi công tác suốt ngày, suốt tháng”. Mình đáp lại bâng quơ: “Con nhỏ rất
dể thương, làm bạn với nó em cảm thấy trẻ lại”. Anh bỗng cười, lần này hai vầng
tráng không còn nhăn nữa, và ánh mắt cũng bay mất sự âm u: “Trẻ nít lại thì
đúng hơn”. Mình không chịu, cãi lại: “Đúng, còn anh, sống với con hoài mà càng
ngày càng già khằng”. Như vẫn cái giọng nghịch ngợm ấy: “Tôi già lắm sao?”.
Thực ra ảnh chẳng già so với tuổi của ảnh, nhưng mình cứ chọc: “Bộ anh thấy
mình trẻ? Tính tình lúc nào cũng khó khăn, mặt mũi lúc nào cũng nghiêm trọng”.
Anh bỗng nhìn mình rất sâu, cái nhìn như hút chặt lấy mình: “Tôi mà khó khăn,
chứ không phải Lan khó khăn với tôi”. Mình tránh cái nhìn ấy, đứng vụt dậy:
“Em… không biết”. Rồi mình chạy rất nhanh xuống nước. mình nghe thấy tiếng chân
anh chạy theo sau, vừa chạy vừi gọi với: “Cẩn thận đấy, em…” Mình cứ chạy, ảnh
cứ đuổi, tất nhiên chỉ chừng vài chục bước, nước chỉ mới kịp bắn tung lên ngang người mình, thì
tay ảnh đã nắm được tay mình, ảnh kéo mình giật lại, mình lỡ đà, ngã vào vòng tay
ảnh, một con sóng từ ngoài xô mạnh vào, hai đứa cùng ngã chúi xuống sóng. Lúc
con sóng trào qua, mình đứng dậy, thì sáp bên mình là anh ấy, ôi sao mình cảm
thấy hai đứa gần gũi với nhau đến thế…
Vậy mà ảnh ra đi
không nói cho mình biết nguyên
do. Mình chẳng hiểu ảnh nghĩ về mình như thế nào mà lại hành động một cách xa
lạ như thế.
Tư Lịch bước vào,
cắt ngang dòng tư duy vơ vẫn của Lan.
- Cháu điện thoại
cho Như nói lên chú gặp.
Mệnh lệnh đó của Tư
Lịch khiến Lan bối rốn thật sự. Từ sáng tới giờ, Lan cố không gặp Tư Lịch, bởi
nếu gặp ổng, chắc chắn Lan phải nói điều Như nhờ cô, rồi sau đó, cô biết giải
thích với ổng thế nào về hành động của Như. Bây giờ rõ ràng là không thể dấu
được rồi.
- Thưa chú, ảnh nhờ
cháu nói lại với chú ảnh xin vắng mặt vài bữa.
- Có chuyện gì vậy?
- Thưa chú, cháu
không rõ, ảnh chỉ viết thư nhắn lại như vậy.
- Tụi bay giận nhau
hả?
Lan kể cho ông già
nghe mọi chuyện, không sót một chi tiết nào. Nghe xong ông già hỏi:
- Cháu thử đoán coi
nó đi đâu?
- Theo cháu, ảnh đi
Sài Gòn,
- Rồi sau nữa đi
đâu?
- Thưa, cháu không
biết.
- Thằng đó nhất định
ra Hà Nội, nó đi tìm Năm Lê.
- Sao chú biết?
- Nó sẻ chất vấn Năm
Lê vì sao cử đoàn thanh tra vào đây. Nó nghĩ là Năm Lê đâm sau lưng chiến sĩ.
- Trời ơi, tại sao
ảnh lại nghĩ bậy bạ cho chú Năm như vậy mới được chứ.
- Thằng vậy mà chưa
đủ khôn. Bây giờ thế này, cháu đăng kí nói chuyện điện thoại với chú Năm, nếu
gặp nó ở đó thì nói lệnh của chú phải về ngay. Nếu nó chưa ra tới nơi, thì nhờ
chú Năm nói lại với nó như thế. Chú không hiểu tại sao nó lại hốt hoảng việc
thanh tra? Nó chưa đủ tự tin vào công việc mình làm. Bậy thiệt.
- Vậy mà cháu lại
nghĩ là ảnh giận cháu.
- Tính khí thằng đó
như vậy cũng là bất thường, có chịu được, thì hẵng nhận lời lấy nó nghe con. -
Tư lịch vừa nói vừa cười, rồi lặng lẽ trở lại bàn làm việc của mình.
Lan nối được điện thoại với Năm Lê. Không có ảnh, Lan dặn
hờ chú Năm, nếu ảnh tới thì nói chú Tư kêu về gấp. Lan chỉ nghe đầu dây, chú
Năm cười khà khà. Lan không hiểu hết nghĩa của tiếng cười đó.
Năm Lê đang cuộc họp
khối xây dựng cơ bản của Tổng cục. Cuộc họp kéo dài tới năm giờ chiều. Anh về
nhà thì trời sâm sẩm tối. Ngày mùa đông ngắn là vậy. Vừa tới đầu cầu thang, anh
đã thấy có người đứng đợi trước nhà mình. Anh nhận ngay ra Như. Anh mở cửa cho
Như vào phòng. Như chưa kịp định thần ngồi xuống ghế, giọng anh đã vang lên:
- Cậu cừ thật, mới hôm qua còn tắm biển với bồ ở Vũng Tàu
mà bây giờ đã ngồi ở đây rồi. Vé máy bay chợ đen hả?
- Em cứ vào đại sân
bay, hy vọng xuất vé dư.
- Nào, cậu chất vấn
tôi thì chất vấn đi. Tôi là một thành viên
trong ban lãnh đạo Tổng cục tán thành cử đoàn thanh tra vào công ty các cậu đó.
Sao, cậu im lặng à. Cậu bị tôi ra chiêu trước phải không? Tôi thật bất ngờ vì
cậu. Tôi cứ nghĩ cậu là một người tự tin vào công việc của mình.
- Thưa anh Năm,
nhưng anh nghĩ công việc ở trỏng đang ngon trớn, một mô hình quản lý đang hình
thành, hiệu quả kinh tế đang khích lệ mọi người cống
hiến, vậy mà tiến hành thanh tra, anh em bất bình.
- Anh em là ai mới
được chứ? Anh em là cá nhân cậu phải không? Các cậu hiểu nghĩa chữ thanh tra
hẹp quá, các cậu đồng nghĩa chữ thanh tra với việc ngưng trệ, việc phê phán, kể
cả việc kỷ luật và bắt tù, nhưng cái vế quan trọng nhất là thanh tra để kết luận,
để khẳn định những việc làm đúng, thì các cậu lại không nghĩ tới. công ty các cậu
đã làm được nhiều việc vượt quá khả năng, cái mà các cậu gọi là mô hình quản lý
kinh tế mới ấy mà, bây giờ thanh tra để xác định cái đúng của các cậu, để nhân
điển hình cho các nơi học tập thì các cậu
lại quýnh lên.
- Nhưng trưởng đoàn
thanh tra lại là Trần Đình Tấn.
- Tôi thì lại muốn
ngay đến cả người bảo thủ nhất, sách vở nhất, thậm chí thành kiến nhất đối với
công ty các cậu cũng phải công nhận một thực tế khách quan.
- Thưa… - Cậu nghe
tôi hỏi đây, trước khi vào đây cậu đã xin ý kiến anh Tư chưa?
- Dạ, em… - Nếu cậu
xin ý kiến anh Tư thì chính cậu sẽ nghe anh Tư nói những điều như tôi vừa nói
với cậu. Tôi tuy ở xa Vũng Tàu, nhưng lúc nào cũng như đang có mặt bên các cậu.
Tôi theo dõi từng bước trưởng thành của các cậu, tôi hiểu và tin Tư Lịch như
tin chính bản thân của mình. Bây giờ thế này, cậu ở đây ăn cơm với tôi, ngủ lại
với tôi một tối, rồi sáng mai phải đăng ký máy bay về ngay trong đó. Nhớ gọi
điện thoại báo tin cho con Lan ngay. Năm Lê nói xong, lẳng lặng bỏ vào nhà tắm.
Như chẳng còn hiểu mình như thế nào, chỉ mới mấy điều Năm Lê vừa nói đã tiêu
tan tất cả những hoạch định, những lời lẽ mà anh trù tính suốt đêm qua, suốt
thời gian ngồi trên máy bay về đây, để nói với Năm Lê. Anh cảm thấy tư duy của
mình quá thô thiển, thấp kém. Nói cách khác, là mình còn ngây thơ quá. Anh
tự cười. Ngồi xuống bên máy điện thoại anh xin nói chuyện với Vũng tàu. Thật
may, đầu dây bên kia vang lên giọng nói của Lan. Trời ơi, sao giờ này cô ấy vẫn
ngồi bên máy điện thoại. Cổ chờ đợi cái gì, chờ đợi ai. Anh chỉ vừa nói: Ai ở
đầu dây. Đã nghe tiếng Lan, mừng:
-Em Lan đây… Thế rồi lặng đi. Hình như cổ đang che người,
bịt tay vào ống nghe, khóc.
Anh muốn bay về ngay
bên cổ, ôm lấy cổ và hôn lên những giọt nước mắt đó. Nhưng anh không thể, anh
chỉ báo khô khốc là sáng mai anh
sẽ bay về và bằng giờ này ngày mai sẽ có mặt ở Vũng Tàu. Lúc đưa chân anh ra
ôtô sang sân bay, Năm Lê còn dặn anh về nói với Tư Lịch: Phải tạo tất cả mọi
điều kiện giúp đỡ đoàn thanh tra hoàn thành nhiệm vụ. Khi đã ngồi trên máy bay,
anh mới tự mình kiểm điểm lại mọi chuyện. Gương mặt Năm Lê, gương mặt Tư Lịch,
hiện ra trong trí óc anh. Phải chi trước lúc vội vàng ra đi, anh hỏi ý kiến tư
Lịch, thì mọi chuyện đã sáng như ban ngày. Kỳ lạ thật, hai người bạn già, dù ở
rất xa nhau, mà sao tư duy của họ lúc nào cũng bên nhau, cũng như là một, đúng
là những tư duy lớn, những tư duy chân chính bao giờ cũng gặp nhau. Chen vào
giữa gương mặt Tư Lịch và Năm Lê là gương mặt Lan và Quỳnh. Anh sẽ nói gì với
Lan đây? Sao anh trẻ con và kênh kiệu đến thế, lẽ ra anh phải nói với Lan: Lan
ơi, anh không thể sống thiếu em được, em có bằng lòng làm vợ anh không? Sao anh
chưa tự thú sớm hơn, Quỳnh cũng đã tố cáo sự chống đỡ yếu ớt của anh, chẳng
phải anh đã mớ gọi tên Lan trong giấc ngủ. Lần này gặp Lan, gặp Quỳnh anh sẽ
nói tất cả. Lại hiện lên gương mặt Tấn, Trần Đình Tấn, cứ để cho anh ta thanh
tra, anh ta kết luận, nếu anh ta là người có lương tâm, thì anh ta phải tự
trung thực với chính mình. Như thầm cười. Hai đêm mất ngủ, anh mệt quá, thiếp
vào giấc ngủ không hay. Đúng vào lúc anh đang mơ thấy Lan, thì cũng là lúc
người chiêu đãi viên nói nhỏ bên tai anh: Mời quý khách dùng điểm tâm. Anh bừng
mắt tỉnh dậy, tiếc giấc ngủ, nhưng không thể ngủ tiếp, và tất nhiên không thể
nào mơ thấy Lan đang vuốt rất nhẹ đôi tay mềm trên má mình được.
/ Mời đọc tiếp/
Tiểu thuyết rút gọn/ Tình Biển của Nguyễn Nguyên Bảy
VANDANBNN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét