NGUYỄN NGUYÊN BẢY
Tiểu thuyết
GIỌT ĐẮNG
(In 20.000 cuốn, khổ 13x19 tại Xí nghiệp in tổng hợp (Liksin), 64 Tôn Thất Tùng, Quận 1, Tp HCM. Gp số 86/CV ngày 18.8.1987. Lưu chiểu 12.1987.)
MỘT.1
CHIỀU THỨ BẨY TUẦN TRƯỚC, LÚC CHIA TAY NHAU Ở VƯỜN HOA BỆNH VIỆN, HOÀNG YẾN CÒN DẶN ĐI DẶN LẠI. ĐI TÂY NINH VỀ, THỂ NÀO ANH CŨNG TỚI NHÉ. HÌNH NHƯ TÔI ĐÃ CÓ THỂ KỂ TIẾP CÂU CHUYỆN CỦA TÔI CHO ANH NGHE. BÂY GIỜ CHỊ KỂ KHÔNG ĐƯỢC SAO? ĐÔ NÀI NỈ. TÔI CHƯA THỂ NÓI NHỮNG GÌ CHƯA CHẮC CHẮN. CHIỀU CHỦ NHẬT ANH TỚI, TÔI CHỜ. NHẤT ĐỊNH TÔI SẼ TỚI.
Đô
bước chân ra khỏi bệnh viện còn trong tâm trạng bực mình. Câu chuyện về cuộc đời
Hoàng Yến, anh đã thâu lượm được tới tám chục phần trăm, anh đã viết, nhưng đoạn
cuối, không muốn viết theo hư cấu của mình, anh muốn nghe chính Hoàng Yến kể lại,
nhưng bao nhiêu lần anh đề nghị, Hoàng Yến đều lần lữa. Kể cũng tội cho chị.
Nhân vật gắn bó với đời chị, chị chưa tìm thấy. Chị cũng không muốn kể theo tưởng
tượng. Nỗi bồn chồn theo chân Đô suốt những ngày anh công tác ở Tây Ninh. Anh
thu xếp vội vã mọi chuyện chỉ mong chóng tới ngày chủ nhật. Anh đã tới bệnh viện
đúng hẹn. Nhưng Hoàng Yến đột ngột ra viện từ chiều thứ tư. Anh choáng. Đi tìm
bác sĩ Thu Thủy, người điều trị trực tiếp cho Hoàng Yến, cô cũng nghỉ ca. Tới hỏi
thăm bác sĩ chủ nhiệm khoa. Bác sĩ trả lời anh kèm với nụ cười. Chỉ có gửi cho
anh bức thư. Tôi nghĩ trong thư chỉ sẽ nói rõ anh nghe nguyên nhân vì sao chỉ nằng
nặc xin ra viện.
“Anh
Đô ạ, thế là tôi lại lỗi hẹn với anh – Đô ngồi ngay trên ghế đá bệnh viện, đọc
thư Hoàng Yến. – Thành thực mà nói, tôi rất mong gặp anh, nhưng chờ tới chủ nhật
thì không thể. Tôi đang cố hình dung gương mặt tức giận của anh lúc này. Châm
thuốc lá và hút đi, thế là hết giận liền. Công việc gọi tôi. Tiếng gọi khẩn thiết
và tôi không thể không đáp lời. Dù anh biết đấy, tôi chưa thực sự lành bịnh.
Không sao. Công việc là liều thuốc hiệu nghiệm nhất”.
“Tôi
không phải típ người ưa cường điệu, ưa quan trọng hóa mọi vấn đề. Nhưng rõ ràng
là một chuyện vô cùng quan trọng đã xảy ra với tôi. Công trường khai thác quặng
chưa thể mở được theo đề án thiết kế đã được duyệt. Vì… phải xác minh lại đề án
đó. Tôi đề xuất việc này và các đồng chí cấp trên đã cho phép. Thư này tới tay
anh, thì tôi đã có mặt ở công trường”.
“tôi
chỉ muốn nói với anh thế này. Tôi đã tìm thấy Lê Khôi. Và anh ấy lại chính là
tác giả bản đề án thiết kế mở công trường khai thác quặng. Tôi có định gặp anh ấy.
Nhưng… (Lại nhưng, làm anh khó chịu lắm
phải không nhà văn?) tôi không đủ can đảm. Vì sao ư? Tôi sẽ nói với anh sao. Liệu
Lê Khôi hôm nay có phải là Lê Khôi sống trong ký ức tôi suốt tám năm nay không?
Chưa trả lời được câu hỏi đó, thì tôi chưa thể gặp anh ấy. Đừng trách tôi cố chấp,
vì dù sao tôi cũng là đàn bà. Anh sẽ lên công trường với chúng tôi chứ? Rất có
thể đoạn kết câu chuyện anh định viết sẽ diễn ra ở chính công trường này. Trên
đó, có một loài hoa rừng rất tuyệt, không thơm lắm, nhưng đẹp lộng lẫy, cánh
vàng mỏng điểm những chấm hồng. Anh em công nhân ở đây gọi nó là hoa Thiếu Nữ,
có lẽ vì gọi bướm tới rất nhiều. Anh lên chứ?”
“Tiết
lộ với anh chi tiết nhỏ. Tiến sĩ Lê Khôi, chính là anh trai của bác sĩ Thu Thủy,
điều trị bệnh cho tôi và cũng là người mến mộ anh. Chỉ xin anh đừng nói những
gì về tôi với họ. Tôi chưa muốn. Và nhất là đừng làm cho câu chuyện giữa tôi với
ai đó có mầu bi lụy. Anh sẽ lại phản đối tôi về điều đó. Không sao. Các anh cứ
việc viết văn, còn quyền nghĩ về các anh như thế nào là của chúng tôi. Đồng ý
chứ? Dù sao, với tôi anh cũng là một người bạn lớn.”
“Chào
tạm biệt. Hoàng Yến.”
Đô
gập thư, để vào túi áo ngực. Một quyết định táo bạo. Tới nhà Thu Thủy. Thực ra
quan hệ giữa anh và Thu Thủy còn mờ nhạt. Anh gặp cổ trong những ngày vào bệnh
viện thăm Hoàng Yến. Cổ có chiếc răng duyên. Khểnh. Làm cho nụ cười lúc nào
cũng như đã hé một nửa. Nụ cười của hoa, thậm chí đẹp hơn hoa, bởi hoa có thể
tàn trong một thời gian ngắn, còn cổ, tuổi mới chừng hăm tư, đang độ non tươi.
Họ chưa trao đổi gì với nhau nhiều. Nhưng anh tỏ ra kính trọng công việc của
người bác sĩ, còn cô có vẻ mê văn chương. Anh tức thời tặng cô cuốn tiểu thuyết
mới viết xong, cô vui lòng nhận với nhiều nụ cười. Đã có lần anh táo bạo hỏi
nhà. Và cô cũng chẳng hẹp lời mời anh khi nào có điều kiện tới chơi. Anh nhận lời
mời đó, nhưng chưa tới bao giờ. Không nên đường đột quá. Hoa đẹp thường có gai.
Nhưng bây giờ, việc Hoàng Yến ra viện hoàn toàn là một cái cớ.
Một
phụ nữ trung niên, có lẽ người giúp việc, mời Đô vào phòng khách. Thu Thủy đang
chơi đàn. Anh đưa tay ra hiệu cho người phụ nữ đừng làm ngưng tiếng đàn huyền ảo
của cô. Tiếng suối chảy bay tiếng xào xạc lá rừng? Tiếng con nai đi trên cỏ hay
tiếng chim chuyền cành? Hoa muôn mầu trải ra trước mắt. Cô gái ngồi xuống vệ cỏ,
mắt nhìn bâng khuâng dòng suối chảy. Đô ngồi lặng, tâm hồn như trôi trong tiếng
nhạc. Cô gái ngồi đàn, mái tóc buông xõa phủ khiêm nhường mầu đen bóng trên hai
bờ vai hồng. Lưng ong. Nét đẹp hiện đại của đài các, quý phái. Tiếng đàn lặng.
Cô gái vẫn ôm đàn, hai tay đặt trên phím. Căn phòng im tuyệt đối. Nghe thấy nơi
hiên nhà, gió rón rén bước chân, rồi dừng lại, không gõ đập vào những ô cửa
kính lấp lóa.
Cô
gái quay lại, không ngờ có người đã ngồi nghe tiếng đàn của mình. Mặt cô đỏ lên
cùng lời xin lỗi. Một cuống quýt mắc cỡ với tà áo đầm lộ hồng đôi cánh tay và từ
gối chân xuống gót. Anh chờ em một lát. Giải ánh sáng tưng bừng mất hút sau
cánh cửa. Đô ngồi khờ. Một lúc sau đó, trước mặt anh là bác sĩ Thu Thủy trang
nhã trong bộ đồ vàng nhạt, cái răng khểnh với đôi môi phớt chút son hồng.
- Tôi tới thăm Thủy
thế này có đột ngột quá không?
Răng
khểnh cười với cái lắc đầu.
- Thủy
đàn tuyệt quá.
- Anh khen làm em
mắc cỡ. Anh hay tin chị Ba ra viện rồi chứ?
- Tôi có được thư
của chỉ. Ra viện chỉ như chim sổ lồng.
- Có
nghĩa là sẽ bay mất hút?
- Với
tôi, đã nhiều lần chỉ bay mất hút, nhưng lần này, nhất định là không.
- Anh
biết chị Ba lâu rồi nhỉ?
- Hơn
ba năm rồi, từ ngày chỉ công tác trong đoàn thăm dò địa chất ở Hà Bắc. Chúng
tôi thân nhau. Tôi rất thích mẫu người chị ấy.
- Một
mẫu tiểu thuyết?
- Xin
phép Thủy.
Đô
không trả lời câu hỏi của Thủy. Đứng dậy. Mắt bắt gặp bức chân dung một cô gái,
lồng khung kính, treo góc đối diện với chiếc đàn pianô. Anh bước lại. Mái tóc học
trò bay gió. Gương mặt non thơ. Đôi mắt to tròn. Anh quay lại phái Thủy đang vo
mắt nhìn anh.
- Chị Ba tặng Thủy
bức chân dung này hồi nào?
Thủy
cười.
- Anh nhầm rồi, đó
là chân dung chị bạn của anh trai em.
- Hoàng
Lan đúng không?
Thủy
đứng dậy, bước vội tới chỗ Đô.
- Ủa,
sao anh biết hay vậy?
Đô
muốn ôm chầm lấy Thủy, vì mừng. Anh hỏi phỏng chừng vậy thôi, không dè đúng.
Hoàng Lan là tên của Hoàng Yến những ngày hoạt động trước đây. Điều này, Hoàng
Yến đã kể cho anh nghe từ lâu rồi. Cũng vì câu “chị bạn của anh trai em” bật ra
từ miệng Thủy, đưa Đô tới mạnh bạo. Sự thừa nhận của Thủy khiến anh như được uống
một ly rượu ngon. Tâm trí anh nhanh chóng khớp toàn bộ những mảnh đời của một con
người mà từ nhiều năm nay, anh gần gũi.
- Đây là bức chân
dung tự họa của chị Ba tám năm về trước. Hoàng Yến, Hoàng Lan, chị Ba, thực ra
cũng chỉ là một.
- Anh có lầm không
anh Đô?
- Đôi mắt to, lúc
nào cũng như cười, làm sao tôi có thể lầm được.
Đôi
mắt to tròn. Ý nghĩ lóe sáng trong đầu Thủy. Hèn chi, ngày đầu gặp chị Ba mình
cũng đã ngờ ngợ như thế. Nhưng nếu đích thật là chỉ, tại sao chỉ không nói với
mình. Hoàng Yến, tên bệnh nhân. Hoàng Lan, tên chị ấy. Thu Thủy đắm mắt vào bức
chân dung, đã không biết bao nhiêu lần cô nhìn ngắm bức chân dung này, tại sao
cô không phát hiện được? Tiếc quá…
Đô
bước trở lại ghế sa-lông. Thực ra, qua thư của Hoàng Yến anh đã được chỉ thông
báo, Lê Khôi chính là anh trai của bác sĩ Thu Thủy. Phát hiện mới của anh, nếu
có, chỉ là phát hiện về bức chân dung kia.
Thu
Thủy đã ngồi trở lại, đối diện với Đô.
- Hồi sinh viên,
chỉ tên là Hoàng Lan. Bị bắt vô tù chị khai tên Hoàng Yến và lấy biệt danh đó
cho tới giờ. Làm sao Thu Thủy có được bức chân dung này?
- Em
đã nói rồi, chỉ là bạn của anh em.
- Tiến
sĩ Lê Khôi?
- Dạ.
- Có
phải ảnh có vết sẹo đuôi mắt trái?
- Có
thì sao, anh?
- Ba
Thủy là giáo sư đại học?
- Ba
em dậy đại học khoa học.
- Anh
Khôi có đi du học ở Mỹ?
- Dạ.
- Ngành địa chất?
- Dạ.
Đô
ngả người ra sau. Anh sung sướng đến lặng người. Sung sướng không phải vì những
phát hiện, mà sung sướng vì những kiểm chứng. Vết sẹo tuyệt vời. Bức chân dung
tuyệt vời. Sau ba năm lần theo các dấu vết, tôi lại được gặp Khôi ở đây, trong
một không gian đẹp đẽ như thế này. Khôi đi, tôi đã được coi bẩy bức hình anh bức
nào cũng tô đậm vết sẹo đuôi mắt trái…
Thu
Thủy như bị nhà văn cuốn vào câu chuyện trinh thám mà những gút mắc đan nhau.
Cô đang ở giữa những gút mắc ấy. Mọi tò mò của cô ùa cả vào đôi mắt. Đôi mắt được tô thêm bút chì đen nhưng
nhức, lúng liếng.
- Anh đã biết anh
Khôi em từ khi nào?
- Tôi
đã quen Khôi trong những câu chuyện kể, - Đô nói giọng làm duyên, câu cú bóng bẩy,
- Tôi đã nên thân thiết với Khôi trong tưởng tượng, nhưng tiếc là tới phút này
vẫn chưa gặp nhau. Thủy có biết vì sao chị Ba đột ngột xin ra viện?
- Thủy
lắng nghĩ. Là bác sĩ trực tiếp điều trị cho chị Ba, nhưng Thủy không dễ trả lời
được câu hỏi đó. Chị Ba xin ra viện, lý do bệnh đã đỡ và công việc đang rất cần
chỉ có mặt. Còn sự sâu xa làm sao Thủy biết được. Đô thông cảm với vầng trán
hơi chau của người bác sĩ trẻ.
- Chị
Ba đột ngột xin ra viện, vì chỉ đã tìm thấy anh Khôi của Thủy.
- Sao?
– Đôi mắt chợt tròn như mắt chim câu.
- Chị
Ba còn biết chính anh Khôi là tác giả bản đề án khai thác quặng. Đó là tất cả
những gì tôi đã biết. Bây giờ tôi xin phép Thủy. – Nhà văn đứng dậy, - Tôi muốn
tới nhà đồng chí Viện trưởng. Thủy thông cảm, tôi cũng có những gút mắc cần
tháo cởi.
Thủy
hẫng. Nhà văn họ vẫn đồng bóng như vậy. Tới, thì tới bằng được, mà đi, cũng bằng
được. . Họ chỉ quan tâm tới công việc của họ, không cần biết người đối thoại
đang cần gì ở mình. Thủy tiễn Đô ra cửa, hơi khó chịu. Nhưng Đô đã hiểu ngay nỗi
bực dọc đó. Nụ cười. Tôi sẽ thông báo cho Thủy ngay những tin tức mới nhất. Ánh
mắt xin lỗi. Chiếc honda vội vã nổ máy.
Giáo
sư, với cuốn sách trong tay chờ con gái ở ngưỡng cửa phòng khách. Đó là thói
quen của giáo sư mỗi khi con trai và con gái ông tiếp khách. Nỗi bồn chồn hiện
đầy mặt. Thủy dừng lại trước mặt giáo sư, câu nói cố làm yên lòng người cha.
- Anh ấy là nhà
văn, bạn của chị Ba, bệnh nhân của con.
Giáo
sư gật đầu. Ông khẽ ngồi xuống chiếc đôn sứ kê ngay cửa. Thu Thủy bỗng thật bé
nhỏ, ngồi bệt xuống sàn đá bông, gục đầu vào đùi cha. Từ nhỏ tới giờ, và có lẽ
mãi mãi, lúc nào giáo sư cũng là người bạn
lớn của cô. Cô không muốn giấu giếm bất cứ điều gì. Bàn tay giáo sư đặt trên
mái tóc mềm con gái.
- Một người con
trai tới tìm con, hay một cô gái tới tìm Khôi, đều khiến ba bồi hồi chờ đợi.
Hình như ba đã già rồi.
- Ở
trong bệnh viện anh ấy mới dễ thương làm sao. Còn hôm nay thì thật là kỳ cục.
- Xúc
động thường làm con người bối rối, con ạ.
-
Nhưng anh ấy không xúc động vì gặp con, mà xúc động vì chuyện khác.
Giáo
sư im lặng, phán đoán một cách gì đó.
- Ảnh
xúc động vì bức chân dung, ba ạ.
- Sao?
Bức chân dung nào?
- Chị
Hoàng Lan. Anh ấy cứ một mực khẳng định đấy là chị Ba bệnh nhân của con tám năm
về trước. Đã hết đâu, anh ấy còn hỏi chuyện anh Khôi, chuyện du học bên Mỹ,
chuyện vết sẹo nơi mắt trái, và còn hỏi về ba nữa.
- Hay
anh ta là công an?
- Không
phải, nhà văn mà ba. Cuốn tiểu thuyết vừa xuất bản là của ảnh.
Giáo
sư thừ người. Có lẽ lâu lắm rồi, hôm nay con gái ông mới gợi lại trong ông những
kỷ niệm của những ngày xa ấy. Vết sẹo của quá khứ. Bức chân dung của quá khứ.
Quá khứ dù đẹp mấy cũng vẫn là quá khứ. Hãy quên đi quá khứ. Con người ta cần
phải sống với hiện tại.
Thủy
ngươc cặp mắt như chờ đợi những giải thích của giáo sư. Ông muốn tránh cái nhìn
ấy. Lòng ông đang xốn xang. Nhưng từ chối cái nhìn năn nỉ của con gái, ông
không thể. Giọng ông trầm xuống và chậm chạp.
- Vết sẹo trên mắt
trái anh con và bức chân dung cô gái là dấu ấn một mối tình. Mối tình quá đẹp đến
nỗi không bao giờ chịu phai nhạt. Nhưng sao cứ nhắc lại, ba lại thấy lo lắng.
- Điều
gì làm ba lo?
- Đừng
bắt ba phải nói. Ba thương anh con và cô gái ấy.
- Ngày
ấy con còn nhỏ quá.
- Thế
cũng may, để con khỏi phải chứng kiến… Ngày ấy ba lo cho anh con cũng như mấy
tháng trước đây ba lo cho con.
- Ba
già rồi sao ba cứ lo cho chúng con hoài.
Giáo
sư cười đôn hậu.
Đầu
óc thơ dại của các con dễ nhạy cảm với cuộc đời. Khi hồ hởi tưng bừng, lại khi
mặc cảm bơ vơ. Cái ý nghĩ tri thức bị bỏ rơi khi nhen nhóm trong lòng con khiến
ba lo buồn.
Thủy
cúi đầu như chịu lỗi.
- Chuyện đó cũ rồi
mà ba.
- Ba
biết. Ba rất mừng. Ba không ngờ người chữa lành căn bệnh mặc cảm trong con lại
chính là cô gái ấy.
- Một
bệnh nhân kỳ diệu, thưa ba.
- Cả
con cũng mê cô ta. Một quá khứ đã chinh phục.
- Con
chưa hề nghe chị Ba kể về quá khứ của mình. Nhưng chỉ với cuộc tranh đấu chiến
thắng bệnh tật của chị cũng đủ để con yêu mến.
Giáo
sư vuốt mái tóc mềm của con gái.
-Vậy thì… anh con
sẽ lại mê cô ta mất.
- Như
vậy rất tuyệt phải không ba?
Giáo
sư thở dài.
- Dù
sao cô ấy cũng là người cách mạng, anh con lại du học ở Mỹ về. Con ạ, ba cũng
chẳng biết câu chuyện này sẽ kết cục như thế nào, ba chỉ muốn con hãy giữ kín
câu chuyện bức chân dung này.
-
Không nên ba ơi, vì thể nào anh Khôi cũng tìm thấy chị ấy.
Giáo
sư im lặng, Thủy không dám làm rộn những suy tư của giáo sư. Chuyện này có làm
mái tóc ba bạc thêm? Có thể lắm. Vì không chuyện gì xảy ra với hai đứa con của
người, mà người không toàn tâm suy nghĩ và lo lắng. Niềm vui thì quá ít, nỗi
lo, chưa qua chuyện này, lại đã tới chuyện khác.
- Đàng nào anh con
cũng sẽ biết. Nhưng bây giờ thì chưa nên. Vì đề án khai thác quặng mới của anh
con đang ở vào thời điểm chót của thành công và thất bại. Ba muốn đầu óc anh
con minh mẫn.
Tiếng
chuông cửa. Lê Khôi đáp gượng nụ cười răng khểnh của em gái, đẩy chiếc xe Lam một
trăm năm mươi phân khối vào sân. Giáo sư chờ một câu chào có diễn giải của con
trai. Lê Khôi bao giờ cũng là cậu học trò nhỏ, ngoan ngoãn.
Thưa
ba, sáng mai con lên công trường ít ngày. Công việc trên đó đang cần con có mặt.
- Hãy báo tin cho
má biết ngay đi.
- Dạ.
Lê
Khôi khuất sau cửa rất nhanh.
Giáo
sư và Thu Thủy nhìn theo. Không ai nói với nhau điều gì. Mặc dù trong thâm tâm
họ đều muốn Lê Khôi giải thích rất nhiều về thông báo đi công trường của anh.
Giáo sư vẫn cuốn sách trong tay lặng lẽ bước về phòng mình. Thu Thủy khép cửa
phòng khách. Cô tia mắt nhìn bức chân dung trên tường. Chị nói đi, có phải vì
tìm thấy anh Khôi em mà chị xin xuất viện để lên công trường, và cũng vì chuyện
đó mà anh Khôi tìm lên với chị? Im lặng. Chỉ có ánh mắt to tròn đáp lại. Thủy
ngồi xuống ghế nghĩ miên man…
/
Mời đọc tiếp Một.2/
Giọt
đắng/ tt của Nguyễn Nguyên Bảy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét