Phần I
TÔI CHÉM GIÓ TÔI, 03 KHÚC
1. Tự họa văn chương 7 dòng 14 nét./
006
2. Sắc đẹp ngàn vàng xài thế nào cho khỏi phí./
007
3. Kính chào sức khỏe và sắc đẹp/ 010
3. Kính chào sức khỏe và sắc đẹp/ 010
TÔI CHÉM GIÓ TÔI
nguyễn nguyên bảy
nguyễn nguyên bảy
Khúc 1, TỰ HỌA VĂN CHƯƠNG 7 DÒNG 14 NÉT
NGUYÊN hữu ngã (1): Biển Tình (2), Giọt Đắng (3)
NGUYÊN vô ngã : Đêm Chẳng Riêng Ai (4)
BẢY nổi ba chìm (5) Thơ Thủng Thẳng (6)
Chân Hương (7) thương Sông Cái Mỉm Cười (8)
Tu Thân (9) Mõ Khóc (10) Tình ma Trận (11)
Chém Gió (12) Nam Mô (13) hỏi Phật Trời
Bao giờ Hồn vãn nợ Lang Thang ? (14)
---
Tiểu thuyết Nguyên Hữu Ngã/ Nguyên Vô Ngã ( sẽ in)
NGUYÊN hữu ngã (1): Biển Tình (2), Giọt Đắng (3)
NGUYÊN vô ngã : Đêm Chẳng Riêng Ai (4)
BẢY nổi ba chìm (5) Thơ Thủng Thẳng (6)
Chân Hương (7) thương Sông Cái Mỉm Cười (8)
Tu Thân (9) Mõ Khóc (10) Tình ma Trận (11)
Chém Gió (12) Nam Mô (13) hỏi Phật Trời
Bao giờ Hồn vãn nợ Lang Thang ? (14)
---
Tiểu thuyết Nguyên Hữu Ngã/ Nguyên Vô Ngã ( sẽ in)
(2) Tiểu thuyết Tình Biển - NXB Kiên Giang
(3) Tiểu thuyết Giọt Đắng - NXB Phụ Nữ.
(4) Tiểu thuyết Đêm Chẳng Riêng Ai - NXB Thanh Niên
(5) Tiểu thuyết Bảy Nổi Ba Chìm ( sẽ in)
(6) Văn luận Thủng Thẳng Với Thơ - NXB Văn Học
(7) Chân Hương - Thơ NNB - NXB Văn Học
(8) Trường Ca Sông Cái Mỉm Cười - NXB Văn Học
(9) Tu Thân ( Thơ NNB / sẽ in)
(10) Tiểu thuyết Mõ Khóc ( Sắp in )
(11) Tiểu thuyết Ma Trận Tình - NXB Văn học
(12) Tạp văn Chém Gió Muôn Màu - NXB HNV ( sắp in quyển 3)
(13) Nam Mô Trời, Nam Mô Đất, Nam Mô Người - Thơ NNB - NXB HNV
(14) Tiểu thuyết Linh Hồn lang Thang - NXB Văn học.
(3) Tiểu thuyết Giọt Đắng - NXB Phụ Nữ.
(4) Tiểu thuyết Đêm Chẳng Riêng Ai - NXB Thanh Niên
(5) Tiểu thuyết Bảy Nổi Ba Chìm ( sẽ in)
(6) Văn luận Thủng Thẳng Với Thơ - NXB Văn Học
(7) Chân Hương - Thơ NNB - NXB Văn Học
(8) Trường Ca Sông Cái Mỉm Cười - NXB Văn Học
(9) Tu Thân ( Thơ NNB / sẽ in)
(10) Tiểu thuyết Mõ Khóc ( Sắp in )
(11) Tiểu thuyết Ma Trận Tình - NXB Văn học
(12) Tạp văn Chém Gió Muôn Màu - NXB HNV ( sắp in quyển 3)
(13) Nam Mô Trời, Nam Mô Đất, Nam Mô Người - Thơ NNB - NXB HNV
(14) Tiểu thuyết Linh Hồn lang Thang - NXB Văn học.
TÔI CHÉM GIÓ TÔI
Nguyễn nguyên bảy
Khúc 2, SẮC ĐẸP NGÀN VÀNG –
XÀI THẾ NÀO CHO KHỎI PHÍ?
Tôi có người bạn già, sinh một hơi năm cô gái, lúc nào cũng tự coi mình là người giàu sang trong thiên hạ. “Sắc đẹp ngàn vàng, tôi có tới năm ngàn vàng lận, xưa nay mấy ai cự phú như tôi”. Tôi chỉ cười, coi đó là sự lộng ngôn. Ông bạn già biết điều đó mà không chấp.
Cuối năm Tân Hợi (1971), tôi có
con đầu lòng, mừng hết cỡ, bởi cầu được, ước thấy, tôi mê con trai. Ông bạn già
tới thăm, cho một bó hoa lớn có ít nhất là mười loại hoa. “Chẳng biết cô chú
thích hoa gì, nên tặng thế này, mong là hợp”. Tôi thưa với ông, hoa nào chẳng
đẹp, bởi mỗi loài hoa có một nét đẹp riêng. Nghe tôi nói vậy, ông cười lớn:
“Thế là chú đã “ngộ” rồi đó. Hoa cũng như người con gái, mỗi người một vẻ,
không một ai xấu cả”. Ông bạn già nhìn tôi hồi lâu, như để tôi kịp hiểu, rồi
ông luận giải về sắc đẹp của “đàn bà, con gái” (chữ ông dùng), khiến tôi mê đến
nỗi, lúc này nhớ lại ngỡ như ông vừa nói đây thôi.
“Tôi lấy khoa Tử Vi luận cho chú
nghe, mong chú loại trừ ý nghĩa mê tín mà người đời thêm thắt thị phi cho môn
khoa học này, nên coi khoa Tử Vi như là một môn Thống-kê-kinh-nghiệm. Cụ Trần
Đoàn, sáng lập khoa Tử Vi, cụ đặt ra ba bộ sao chính, quy hợp mọi sắc đẹp của
đàn bà con gái, cho mỗi sao một số ý nghĩa, rồi dùng ngũ hành sinh khắc mà luận
giải, mà chiêm nghiệm qua thời gian. Ba bộ chỉ sắc đẹp ấy gồm sáu sao, đi với
nhau từng cặp. Cặp một: Hai sao Đào Hoa – Hồng Loan, cặp hai: Hai sao Long Trì
– Phượng Các, cặp ba: Hai sao Thiên Đức – Nguyệt Đức. Cô gái nào may mắn trong
mệnh số được cả ba cặp sao trên hội nhập thì tất nhiên là “tuyệt thế giai
nhân”, sắc tài hoàn hảo. Cô nào được ít sao tất nhiên kém đẹp hơn. Nhưng thật
may mắn là chẳng có một cô gái nào không có ít nhất một hoặc hai ngôi sao đẹp
chiếu mệnh. Vì vậy, người ta mới nói “nữ nhân đồng nghĩa với sắc đẹp”.
Ý nghĩa của ba bộ sao sắc đẹp đại
lược là:
“Cặp sao Đào – Hồng: Mặt đẹp như
hoa, da trắng như phấn, hàm răng đều đặn, khi môi nhoén cười cũng là khi mắt
long lanh. Cái đẹp như muốn phơi bày ra ngoài (bởi là hoa) nên ai quá đà cái sự
phơi bày đó thường mắc vào dâm tục. Vẻ đẹp này thật dễ thấy, thật dễ cảm, dễ si
mê, và người có vẻ đẹp này được ví như một nàng “ngựa” bất kham”.
“Cặp sao Long – Phượng: Mặt đẹp
lạnh, đẹp trầm, đẹp đôi khi làm người chiêm ngưỡng “sợ”. Mắt sắc, môi hồng với
nụ cười khô. Nói năng chậm rãi như là vừa nói, vừa nghĩ. Rất khắt khe và không
dễ bằng lòng với tình yêu, nhưng khi đã yêu thì thủy chung như nhất. Với nét
đẹp này, đức tự tin và bản lĩnh toát ra trong mọi ứng xử và hành động, có khả
năng tiếp sức cho bạn đời thành công trong sự nghiệp”.
“Cặp sao Thiên – Nguyệt Đức mà
Thúy Vân của cụ Nguyễn Du là một mẫu. “Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang”.
Thân hình mập, đậm. Bước đi hơi nặng, tính tình khoan hòa, nhân hậu. Chỉ nghĩ
tới sự làm ác, làm xấu, mặt đã đỏ bừng. Đây là nét đẹp hiền thảo, việc nội trợ
thật đảm, nuôi con thật khéo, đó chính là nét đẹp “Vượng phu, ích tử””.
“Bây giờ, hẳn là chú thuận với
tôi: Nữ nhân không có người xấu. Có nghĩa là ai cũng đẹp, mỗi người một vẻ đẹp
riêng, và sắc đẹp nào cũng đáng giá ngàn vàng. Điều quan trọng là người ta sử
dụng cái ngàn vàng ấy như thế nào để khỏi hoài phí”. Tôi nói vậy là bởi nhiều
người “xài” hoang phí lắm. Đây chính là yếu tố hoàn toàn không mê tín, mà là
yếu tố quan trọng “nhân định thắng thiên".
“Người có sắc đẹp Đào – Hồng chỉ
cần buông thả một chút thành gái lầu xanh. Hoặc không muốn trở nên giàu có bằng
lao động của mình, chỉ muốn “một phút nên bà” mà chấp nhận làm “bé”, làm “gái
bao” để có nhà lầu, xe hơi. Những cuộc tình này, đa phần đều có những kết thúc
cay đắng. Xài ngàn vàng như vậy là phí, phí lắm”.
“Người có sắc đẹp Long – Phượng
giọng nói chất kim nhiều, sắc sảo, đa ngôn, kiêu hãnh. Lúc nào cũng chỉ bo bo
biết mình, nhiều vị kỷ, ít vị tha, dễ sinh đố kỵ, ghen tuông, hờn dỗi, át bạn
tình, át chồng con, nên nhiều khi tình yêu vuột khỏi vòng tay, ít bạn mà nhiều
thù. Ham việc lớn coi là sự nghiệp. Chuyện cửa nhà, nội trợ phó cho chồng, cho
con, vì thế tưởng như hạnh phúc mà không hạnh phúc, chồng con tìm một vùng ấm
khác, còn mình sống thường trực trong cô đơn. Xài ngàn vàng như vậy cũng là phí
lắm”.
“Người có sắc đẹp Thiên – Nguyệt
Đức hiền hậu quá nên dễ bằng lòng, coi việc nội trợ là tất cả, chuyện xã hội là
không có mình, nên luôn luôn bỡ ngỡ trước đám đông, lạc hậu với tiến triển của
khoa học nghệ thuật, ít hội nhập vào cuộc sống. Chồng con vì thế yêu mà xem
thường, dễ chạy theo những lời mời gọi mới, quyến rũ và thông thái hơn. Xài
ngàn vàng như vậy cũng là uổng”.
“Chú sẽ vấn tôi: Vậy có khuôn
thước nào để xài ngàn vàng mà không uổng phí? Xin đáp: Không có khuôn thước nào
cả. Khuôn thước là ở mỗi người, là nền giáo dục gia đình, là gốc văn hóa, là ý
thức sự quan trọng đúng mức của sắc đẹp. Khi người ta nói ”Cái nết đánh chết
cái đẹp” là nói cái nết na, hiền thảo hơn hẳn của cặp sao Thiên – Nguyệt Đức
trước Long – Phượng, Đào – Hồng. Lại khi người ta nói “Người đẹp vì lụa…” là
nói cái thắng thế cao sang của cặp Long – Phượng khi tận dụng cái giàu sang của
mình để át cái đẹp của Đào – Hồng, của Thiên – Nguyệt Đức. Thời nay, sự cao
sang đó được hiểu là thời trang, là vàng ngọc, là mỹ phẩm. Và khi nói “Hơn nhau
tấm áo manh quần…” không chỉ hàm chưa cái nghĩa như là “Người đẹp vì lụa” mà
còn hàm cái ý chê cười sự hở hang thường hay có ở cặp Đào – Hồng và sự tồ toàng
(bị coi là giản dị) quần ống thấp, ống cao, áo đứt cúc, sứt chỉ của cặp Thiên –
Nguyệt Đức. Trước đây, quan niệm sắc đẹp thiên về mặt đạo đức. Thời nay quan
niệm đó nhẹ hơn, cái đẹp được quan niệm đơn thuần “Nhất mốt, nhì da, thứ ba là
dáng!” Mọi quan niệm, mọi định nghĩa, mọi luận bàn, đánh giá về cái đẹp xưa nay
đều nên coi là kinh nghiệm, là trải nghiệm, để mỗi người tự vận dụng “xài” tấm
ngàn vàng của mình sao cho đáng tấm ngàn vàng”.
" Người có sao đẹp (Đào Hoa)
nở giờ Mão (5 – 7 giờ sáng), thật là đẹp đẽ, bởi hoa đẹp suốt một ngày (hay
suốt đời cũng vậy), thế mà sớm để héo úa. Người có sao Đào Hoa nở giờ Dậu (5 –
7 giờ chiều) tưởng như là tàn một ngày rồi, vậy mà vẫn đẹp tươi. Là lý làm sao?
Lý rằng: Sắc đẹp trời (hay là cha mẹ) cho ta, còn “xài” thế nào lại là chuyện
của ta, kiệm ước hay hoang phí, ta tự biết hơn ai”. Người có Đào hoa nờ Ngọ bảo
là Đào lửa, rát mặt người và dễ cháy mình. Người có Đào hoa nở Tý, bảo là
" phiếm thủy dào hoa", hoa trôi vô định trên dòng đời khuya.."
Tôi đã ngẫm nhiều năm lời dạy giảng của ông bạn già, đã áp dụng được đôi điều, thấy ích lợi cho vợ tôi, em gái tôi và cả con gái tôi nữa, nên chép lại thành bài này gọi là tặng các người đẹp, may chăng giúp ích được điều gì để người đẹp gìn giữ tấm ngàn vàng của mình. Xin cứ nhâm nhi câu hỏi mà ngẫm nghĩ thêm: Sắc đẹp ngàn vàng - xái thế nào cho khỏi phí?..
Bài đăng báo KT&ĐS Tết Nhâm Thân/ Đăng lại theo yêu cầu bạn đọc.
Nguyễn Nguyên Bảy
TÔI CHÉM GIÓ TÔI
nguyễn nguyên bảy
Khúc 3, KÍNH CHÀO SỨC KHỎE VÀ SẮC ĐẸP
Bài nói vo về quẻ Thiên/ Trạch Lý tại Công ty Mỹ Phẩm Murad VN
nguyễn nguyên bảy
Khúc 3, KÍNH CHÀO SỨC KHỎE VÀ SẮC ĐẸP
Bài nói vo về quẻ Thiên/ Trạch Lý tại Công ty Mỹ Phẩm Murad VN
Kính chào Bác sĩ Murad * và các cộng sự.
Kính chào sức khỏe và sắc đẹp.
Tôi chào mênh mông thế, trước là khu vực
bài nói vo này, riêng tư, trong gia dình chúng ta, sau là, xin thể tất cho tôi,
những lời nghịch nhĩ của người ngoài ngành nghề y dược, mà dám đăng đàn Kính
chào sức khỏe và sắc đẹp. Cảm ơn bác sĩ Murad và các cộng sự đã dành trọn cuộc
đời cống hiến cho khoa học y dược vì sức khỏe, sắc đẹp của con người. Tôi xin
không bàn gì thêm về những thành tựu cống hiến đó. Mà chỉ nói về pháp, tạm gọi
là pháp đồng hành cùng y dược học, dưới góc độ dịch học, như một tham khảo ứng
dụng.
Bảo rằng: Đời người cũng như đời cây. Hạt
gieo xuống đất để nở ra cây gọi là tầng Sinh. Cây nhất nước nhì phân là tầng
Dưỡng. Cây trưởng thành ra hoa kết trái, hoa trái thơm ngon là tầng Tự Trọng.
Con người ta cũng trưởng thành với ba tầng Sinh/ Dưỡng/ Tự Trọng ấy. Tự trọng
ngữ cảnh này đồng nghĩa với Tử Tế. Muốn thành người Tử Tế ai cũng phải tu thân.
Nhấn mạnh, Tu thân là một Pháp, không phải lời dạy đời.
Kinh dịch gồm 384 quẻ, chữ mới gọi là 384 pháp, dạy con người ta dịch biến, tương thích muôn vạn việc/sự giữa con người với môi trường, với xã hội, với vũ trụ và với nhau. Có lẽ, quan trọng hơn nhất là với nhau, giữa con người với con người, ta quen gọi là đạo lý, đạo đức. Trong 384 quẻ/ pháp ấy, có 9 quẻ chủ việc Tu Thân, gọi là Cửu Đức Tu Thân. Trong Cửu Đức Tu Thân quẻ Thiên trên/ Trạch dưới là quẻ Lý, đứng đầu Cửu Đức. Thiên/Trạch Lý. Lý là lý lẽ, là chân lý, là bất biến, là duy nhất, là phục tùng, là vâng theo..Chữ Lý ấy, tên triết học là Đức Tin.
Đức tin là gì? Đức tin là khi ta đặt câu
hỏi cho việc/ sự nào đó mà ta trả lời được. Không trả lời được thì việc/sự ấy
xếp tạm vào khu vực dị đoan (không bài xích).
Đức Tin tượng là bàn tay, bàn tay có hai
thế úp và mở, úp thuộc âm tĩnh, mở thuộc dương động. Số hóa úp là số 0 và mở là
số 5, số 0 và 5 là hai số quan trọng nhất trong dãy 10 chữ số đếm từ 1-10, quan
trọng là bởi số 0 và 5 có khả năng cân bằng các cặp số 1/6. 2/7, 3/8 và 4/9.
Đặc biệt trong dịch học, biến quẻ, số 0 bằng số 5.
Đức tin thuộc thổ, phương vị Trung Tâm,
phụ trách hai hạt bản chất của con người là Sinh Tồn và Sinh Lý. Nhấn mạnh: Hai
hạt Sinh Tồn, Sinh Lý (Đức tin) là hai hạt cơ bản thuộc Thiên, nôm na là Thượng Đế tạo sinh ra muôn loài, đứng đầu là
loài người. Các hạt thuộc 8 phạm trù khác: /(một) Sự Nghiệp, là Đạo, là số 1,
thuộc thủy, là hạt sinh âm hoặc dương, là sự khởi lập, sự bắt đầu, sự thành
tựu.. của bất kỳ việc/sự nào xẩy ra trong đời sống mình quan tâm, xem xét và
hành động/, (hai) Hôn Nhân, thuộc thổ lớn tên là Địa, là số 2, là sự động chạm,
sự hoan phối vợ chồng, sự kết giao công việc, quan hệ/, (ba) Gia Đình, số 3,
thuộc mộc cây, là kết quả của số 2 Hôn Nhân mà thành, kết quả của việc/ sự, của
liên kết, của hoa trái cầu nguyện, quy nạp số 3 thuộc con trai trưởng/, (bốn) Phú Quí, số 4, thuộc mộc gió, quy
nạp là con gái trưởng, nội hàm trong truyền khầu dân gian “ Ruộng sâu, trâu nái không bằng sinh gái đầu lòng”, là
điền sản, tiền bạc, là no ấm, giầu sang/, (sáu) Quí Nhân, số 6, thuộc thủy, là
phúc đức, may mắn, trợ giúp, chia sẻ, chào mừng/, (bảy) Tử Tức, thuộc kim, hàm
nghĩa An Toàn (thuần phong mỹ tục, pháp luật) tượng là con gái út, ý nghĩa là
con cháu, là tương lai/, (tám) Trí Thức, số 8, thuộc thổ nhỏ tên là Sơn (núi),
khởi đầu /việc sự ý nghĩa là học hành, là kiến thức dạng tích lũy, khi trưởng
thành, ý nghĩa là hoàn thành, là trải nghiệm/, (chín) Danh Vọng, số 9, thuộc
hỏa, cai quản việc Thành tích (tiền tài, danh vọng), tên dịch là cửa Cảnh, có
lời phú: “Tư Lường Ẩm Tửu Cảnh Môn Cao” (Nơi cửa Cảnh phải biết suy nghĩ, đo
lường họa ách)/, (mười) Đức Tin âm, là số 0, là Trung Tâm, là khởi động lại
việc/sự, là luân hồi..
Cảm ơn Đức Tin ( số 5 và 0), không có đức
tin thì sao có thể sống mà làm người.
Lại bảo rằng: Sống làm người ai cũng ước muốn sống đời thiên đường. Thiên Đường có chăng? Bảo là có! Đi hết ba nấc thang là đến cửa Thiên đường. Khi Cái Ăn không còn là lo toan, sợ hãi, hèn hạ, bảo là đủ Ăn tức là đã qua nấc thang một, nấc Cái Ăn. Khí Cái Mặc, mùa hè mặc mát, mùa đông mặc ấm, khoe ngực áo mở ba khuy, khoe bướm váy mỏng voan, tùy muốn, tùy thích, ấy là đã qua nấc thang thứ hai, nấc Cái Mặc. Và khi, bằng lòng với chỗ chui ra chui vào, ngả lưng mỗi tối sau tửu, thức sáng mỗi ban mai cùng trà, cà phê.., là lúc đã vượt qua nấc thang thứ ba, nấc Cái Ở. Vượt qua ba nấc thang Cái Ăn, Cái Mặc, Cái Ở là đến Cái Thiên Đường. Thiên Đường thuộc nấc 4 thụ hưởng. Không còn sức khỏe, sắc đẹp vào Cái Thiên Đường thụ hưởng nỗi gì, Thiên Thai còn ý nghĩa gì? Nói ngay, thưa bác sĩ Murad và các công sự, chúng ta đang làm công việc phục vụ cho sức khỏe và sắc đẹp của con người, tức là khu vực công việc của chúng ta nơi miền thiên đường, cho những khách hàng thượng đế.
Sức khỏe và sắc đẹp ngôn ngữ gom tắt là
hai chữ S (Sức khỏe & Sắc đep), quẻ dịch mở rộng phạm trù bằng hai chữ:
Tuổi Tác và Bệnh Tật.
Tuổi Tác: Chữ Tuổi thuộc Định Mệnh, ( Tên
+ Giờ, Ngày, Tháng, Năm sinh, thuộc Định Mệnh, bất di bất dịch, không thể hoán
cải, thay đổi). Khu vực bài nói này xin không bàn về Định Mệnh. Chữ Tác thuộc Số phận, ( tên, giờ, ngày, tháng, năm
sinh + Môi trường = số phận).
Mỗi người sinh ra đều có một số phận riêng, chữ Tác mách người ta trẻ khỏe hay
già yếu hơn tuổi là vậy. Tu thân chữ Tác để khỏe hơn, trẻ hơn, đẹp hơn là vậy.
Ngàn đời này, xưa nhân để lại bao là nhiêu
Pháp tu thân chữ Tác, chỉ xin nhắc lại một pháp còn thường dụng trong đời sống
thời nay, đó là bốn thế Lập (đứng), Tọa (ngồi), Ngọa (nằm) và Hành (làm việc,
vận động).
Sưu tầm, chép lại, dưới đây:
Lập Như Tùng: Đứng thẳng như cây tùng không chỉ đơn thuần nói đến dáng đứng ngay thằng, mà còn thể hiện đạo đức của một người. Hai chân đứng vững, lưng ngay, cổ thẳng là tư thế lý tưởng, không chỉ tốt cho cơ quan nội tạng, mà còn làm cho vùng bụng gọn gàng, đồng thời cũng biểu thị sự tự tin, đĩnh đạc. Gù lưng làm khó cho dạ dày, ruột già và xương sống, tư thế này cộng với sự lo âu là một trong những biểu hiện của khí huyết không thông.
Tọa Như Chung: Ngồi
chỉnh tề như chiếc chuông lớn là một hình ảnh so sánh khá hợp lý trên cả phương
diện thế chất lẫn tinh thần. Ngồi như chuông lớn trợ giúp thuận lý cho lưng
thẳng, tránh viêm khớp, khí huyết lưu thông, nhuận lực cho các chức năng của dạ
dày, lá lách và gan.
Ngọa Như Cung: Bảo rằng, nằm ngửa là tư thế của tử thi. Tư thế lý tưởng của con người là nằm cong như cánh cung để các khớp xương được thư giãn. Nằm nghiêng một bên khi ngủ cũng quan trọng như tư thế ngay thẳng trong ngày. Nằm nghiêng giúp lưu thông khí huyết, các tư thế khác
là làm khó, là ngăn trở khí huyết lưu thông.
Hành Như Phong: Có nghĩa là khi di chuyển, bước đi phải dứt khoát, có lực nhưng vẫn nhẹ nhàng, không gây ra tiếng động lớn. Một khi con người ta khước bỏ được hoàn toàn những dính mắc trong đời sống, thì có khả năng khai mở được các kinh mạch và bước đi có thể lướt nhanh như gió. Hành như phong là vậy.
Bình thêm: Trong bốn pháp này, qua trải
nghiệm, cá nhân tôi thích nhất, học/dụng giỏi nhất pháp bốn – hành như phong.
Nôm na là Dịch chữ Phong (gió, danh từ) sang chữ Nhanh (danh, trạng từ) trong hết khắp các công việc, các vận
động của mình. Chuỗi thí dụ: Ăn nhanh, Nói nhanh, Đi nhanh, Làm nhanh..Đừng bắt
bẻ, hạch hỏi, tranh cãi..bất đồng với ví dẫn chữ Nhanh nói vắn này, mà nên ngẫm
nghĩ sâu rộng, nghĩa bóng nghĩa đen, mở lòng hoan hỉ với chữ Nhanh tôi dụng
trong ngữ cảnh bài này. Đi nhanh mà không là hấp tấp, vội vã để không thấy mình
lụ khụ, chập chạp khi tuổi chỉ mới bảy mươi. Ăn nhanh không có nghĩa là không
nhai kỹ, để thấy răng mình còn khỏe, miếng ăn còn biết ngon, biết thèm. Nói nhanh
không là láu táu, lắp bắp, thều thào sẽ thấy nội lực khí còn sung mãn, còn đẩy
được thanh tròn vành rõ chữ tới tai người nghe mà khoe sức trẻ. Làm nhanh không
có nghĩa làm ẩu, làm dối, làm nhanh mà thấy đôi tay thoăn thoắt theo kịp sức
nghĩ, sức sáng tạo của tuổi đang xuân. Cho rằng, chữ nhanh trong ý nghĩa này
chính là hạt nhân chữ tác, hạt nhân của Sức Khỏe và sắc đẹp vậy.
Bây giờ ta nói tới hai chữ Bệnh Tật.
Bệnh Tật không thuộc phạm trù Định Mệnh,
mà thuộc khu vực Số Phận. Bệnh tật là ma quỷ, là kẻ thù của sức khỏe và sắc
đẹp.
Bệnh Tật là chữ thuộc phạm vi công việc
của quý vị bác sĩ, dược sĩ, lương y và các cộng sự. Xin biết ơn các thành tựu
khoa học, các cống hiến tâm đức của y dược học với công nghệ vật lý, hóa học,
các dược phẩm đông y cổ truyền và tây y hiện đại, ngày càng công hiệu phục vụ
cho sức khỏe và sắc đẹp của con người.
Xin không lộng ngôn việc/chuyện của y học. Chỉ xin mổ xẻ một lát chữ Bệnh Tật với pháp tu thân dịch học, chủ yếu với chữ Tật. Thường nói: Phòng bệnh và chữa bệnh, nên rộng nghĩa, nói thêm: Phòng Tật và chữa Tật. Sao lại nói thêm? Bởi Tật là một trong những nguyên nhân chính sinh ra Bệnh. Thêm nữa, Tật cũng là một biệt dược trị Bệnh.
Liệt kê một số tật thường gặp: tật tham ăn
tục uống, tật thức sớm ngủ khuya, tật ăn không nói có, tật ích kỷ hại nhân, tật
cúi trên đạp dưới, tật chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng, tật mua một bán mười,
tật khẩu xà tâm phật, tật ghen bóng hóng gió, tật thích tứ đổ tường, tật tham
vàng bỏ ngải../ Ôi, bao la tật, kể sao cho hết..
Bạn hỏi cắt ngang: Quan trọng hóa có phải
là tật? Hoang tưởng có phải tật?
Đáp: Trái tim khỏe là trái tim đập nhịp
đều đặn bình thường, quan trọng hóa khiến tim đập nhanh, đập loạn, vì thế quan
trọng hóa hại tim. Còn tật mơ hồ, hoang tưởng tổn hại thần kinh, trí tuệ. Tật
nội hàm vô hình gây họa hại cho sức khỏe và sắc đẹp không thua kém tật hữu
hình, như tật hút thuốc hại phổi, tật nát rượu hại gan vậy.
Mọi thức/vật hội nhập vào con người ta: từ
oxy, nước, thức ăn, phong tục tập quán, văn hóa,giáo dục, tôn giáo đến khóc
cười, giận giữ, thù ghét, ganh ty..Tất thẩy đều hóa khí (sinh khí) nuôi dưỡng
cả phần xác lẫn phần hồn người. Dòng khí ấy có khí tốt (chủ yếu) và khí xấu.
Bệnh Tật thuộc khu vực khí xấu. Phòng Tật và chữa Tật là nhằm mục đích
nuôi dưỡng khí tốt và chế ngự khí xấu, nói theo thuật ngữ y học là chế ngự/giảm
thiểu sự lão hóa, sự chết sớm của các tế bào xác/hồn.
Cải ( nhấn mạnh: Cải) Tật duy nhất một pháp Tu Thân. Tu thân lý
trí và tu thân hành dộng.
Tu thân lý trí: Nhỏ từ vâng theo cha mẹ,
thày cô giáo dưỡng dục. Lớn lên, trưởng thành theo tín ngưỡng của Trời Đất, của
Phật, của Chúa, của Thánh Thần, của lý tưởng đạo lý thật. Ai, bất kỳ, muốn cải
Tật, sống thành người (khỏe
mạnh), làm người tử tế
(sắc đẹp), dạng/loại tu thân có thể khác nhau, mức độ tu thân có
thể cao thấp khác nhau. Đều nên nhớ:
phải tu thân, nhất định phải Tu Thân. Sau xưa gì cũng
xếp Tu Thân hàng đầu rồi mới đến Tề Gia, Trị Quốc, Bình Thiên Hạ. Tu thân lý trí là dạng loại Tu Thân tiềm
ẩn, riêng tư, mình mình biết, vì vậy dũng cảm tự đánh giá là điều quan trọng
nhất. Đánh giá để nhận biết chân lý mà sinh nở năng lượng khí. Một khi năng
lượng khí sinh/nở phải cầu thị dịch biến dưỡng/trưởng khí trong quá trình vận
động. Vận động để thành tựu năng lượng khí như muốn.
Như
trên vừa nói: Bệnh Tật thuộc khu vực khí xấu. Phòng Tật và chữa
Tật là nhằm mục đích nuôi dưỡng khí tốt và chế ngự khí xấu, nói theo
thuật ngữ y học là chế ngự/giảm thiểu sự lão hóa, sự chết sớm của các tế bào
xác/hồn.
Nói
rõ thêm: Tất cả các cơ quan nội tạng trong cơ thể con người đều có chức năng
hấp thụ khí nuôi cơ thể thông qua hai dòng chảy tuần hoàn và tiêu hóa. Sự lão
hóa, tế bào lão hóa, hình thành rõ rệt nhất trong hai dòng chảy cấp và thoát
này. Tật ăn uống thiếu lành mạnh với mỡ, đường, muối dẫn đến bệnh mỡ máu, tim
mạch, huyết áp, tiểu đường, suy thận..Tật thải rác tủy tiện, dẫn đến táo bón,
mất ngủ, hao đại tràng, hại xương khớp, rụng tóc, khô da..
Một ví dẫn kháng Tật cho hệ tuần hoàn: Dành cho người lười vận động, dù biết rằng thể dục thể thao thường nhật lợi lạc cho khí huyết lưu thông, thì chí ít cũng nên, mỗi ngày một lần, mỗi động tác 36 nhịp vỗ vào các khúc cua khó của đường máu chảy, gồm 4 vị trí: Khuỷu tay, Cổ tay, Khuỷu chân và Nách.
Một
ví dẫn kháng Tật cho hệ tiêu hóa: Trước khi đi ngủ, thải hết (đi vệ sinh) các
chất bã hình thành trong ngày, trong cơ thể. Sáng thức dậy lại thải hết (di vệ
sinh) các chất bã hình thành trong đêm. Ngày hai lần, kiên nhẫn tập luyện thành
thói quen, sẽ thấy kết quả tươi sáng cho nụ cười, thơm thảo cho da , mượt mà
cho tóc..Sẽ thấy, trẻ hơn 10 tuổi là chuyện thường và tất nhiên sức khỏe nâng
tầm phong độ.
Kính chào Bác sĩ Murad * và các cộng sự.
Kính chào sức khỏe và sắc đẹp.
Tôi
đã trình bày xong với các bạn quẻ dịch Thiên/ Trạch Lý trong ý nghĩa của sáu
chữ: Số Phận/ Tuổi Tác/ và Bệnh Tật. Tôi đã trình bày dài dòng, nhiều lời hơn
sáu chữ đã đúc kết, như một gợi ý tham khảo đề tư duy của các bạn mênh mông mà
nghiệm lý đức tin cho mình. Và sau hết, mời các bạn cùng ngâm nga (như tôi mỗi
ngày tụng niệm) bài kệ về quẻ Lý do tôi viết, chép lại dưới đây, thay lời cảm
ơn các bạn đã bỏ thời gian quý hiếm của mình lắng nghe tôi.
/ Nam mô Thiên Trạch Lý/ Rửa tay thắp hương
rước lễ/ Dương cương khai môn âm/ Âm nhu đón nước đầm/ Hoan hoan vú mẹ/ Lạy vú
sinh tồn/ Nhu thuận dẫm theo chân hổ/ Cát tu72ng từng bước lên non/ Dương hương
cong von/ Nếp ăn nghĩa ở/ Đức ở cội ở Lý/ Nguồn từ giao hoan/ Lý từ lẽ sống/
Tháng Ba.2017
Nguyễn Nguyên Bảy
VANDANBNN
/ Mời đọc tiếp, phần 2/
/ Mời đọc tiếp, phần 2/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét