NGUYỄN NGUYÊN BẢY
CHÉM GIÓ MUÔN MÀU, 3.
Phần IV, tiểu thuyết TÌNH BIỂN
In lần thứ nhất: NXB Tổng hợp Kiên Giang
20.150 uốn, khổ 13x19/ Số XB 028/ GPNT-SP Ngày 23.3.1987
Tái bản 1: NXB HNV 2017.
TÌNH BIỂN
tiểu thuyết NGUYỄN NGUYÊN BẢY
21. Một
Mình Với Chúa
Bà Thanh Thủy cố
luận xem người khách hai lần nhấn chuông đòi cho gặp mang tới tin lành hay tin
dữ. Luận theo đời thì đó là tin lành, luận theo Chúa thì đó là tin dữ. Chúa bảo
tâm hồn bà phải thản nhiên với mọi sự ở đời, nhưng hiện thời tin của người
khách lạ đang làm cho tâm hồn bà bấn loạn, nó cứ như cây muôn lặng mà gió chẳng
dừng. Bà hoang mang quá đỗi. Anh ấy đã trở về, anh ấy bằng xương bằng thịt dang
ngự trị trong tòa lâu đài mình bỏ
tù anh ấy, bỏ tù qua bao tháng năm, không thăm nuôi, không một gặp gỡ, mà ảnh vẫn
một dạ chung tình. Xin Chúa hãy cứu con, xua đuổi hình bóng anh ấy ra khỏi tâm
hồn con. Đừng để anh ấy hiện lên bắt con phải sám hối. Bà Thanh Thủy quỳ mọp
trước tượng Chúa. Bà cảm như Chúa đang trò chuyện với bà. Lạ chưa, sao ngài lại
đem nhưng lời trách người Pha-ri-si ra nói với mình. Bà Thanh Thủy nghe rõ từng
lời, ấm áp và nhức nhối. “Các văn sĩ và các người Pha-ri-si đều ngồi trên tòa
của Môi-se. Vậy, hễ họ bảo các người điều gì, thì hãy giữ và làm theo. Nhưng đừng
bắt chước việc làm của họ, vì họ nói mà không làm. Họ buộc những mang nặng khó
đương để trên vai người ta, còn
chính họ thì không dùng lấy ngón tay mà động đến. Mọi việc họ làm đều để cho
người ta thấy, vì họ làm rộng thẻ kinh, xủ dài tua áo, ưa chõ đầu trong tiệc yến
và ghế bậc nhất trong nhà hội, thích được chào giữa chợ, và ưa được người ta gọi
bằng thầy, bà.”(1) Sáng danh Chúa trên đời, con thật tồi bại, thật nhục nhã như
người Pha-si-ri kia, bởi con chỉ muốn dành cho mình tất cả, mà không muốn mọi
thứ lộc trời nào cho ai, con chỉ muốn mọi người kêu mình bằng thầy bà, mọi người
chào mình giữa chợ, mọi người gánh chịu cho mình tất cả nỗi nhọc, còn mình thì
ngồi giữa tòa mát mà phán bảo. Nhưng lòng con không chủ cái tội, con cầu xin
Chua xót thương. Khốn thay cho các ngươi, kẻ văn sĩ và người Pha-si-ri là bọn
giả tạo kia. Vì các người đóng nước Trời trước mặt người ta, chính mình các
ngươi đã không vào, mà người khác muốn vào các người cũng không cho.” (2) Chúa
lòng lành, con không phải hạng người tồi bại như thế, nước Trời của mọi người,
con muốn vào nước Trời và cũng muốn mọi người vào nước Trời đó. Xin Chúa chứng
giám cho lòng con. “Khốn thay cho các người, kẻ văn sĩ và người Pha-si-ri, là bọn
giả hình kia. Vì các ngươi ăn nuốt nhà cửa của đàn bà góa và làm bộ cầu nguyện
dài, vì cớ đó các người càng phải bị án càng nặng hơn.” (3) Chúa không rộng
lòng cứu vớt, thì con phải sa vào địa ngục. “Khốn thay cho các người, kẻ mù mà
lại dẫn đường, vẫn nói rằng: Hễ ai chỉ đền thờ mà thề, thì không can chi, song
hễ ai chỉ vàng của đền thờ mà thề thì phải mắc. Ở kẻ ngu dại và đui mù kia. Cái
nào trọng hơn, vàng hay đền thờ làm cho vàng nên thánh? Lại rằng: Hễ ai chỉ bàn
thờ mà thề, thì không can chi, song nêu ai chỉ lễ vật trên đó mà thề, thì phải
mắc. Ở kẻ đui mùa kia, cái nào trọng hơn, lễ vật hay là bàn thờ làm cho lễ
vật nên Thánh? Vậy, kẻ chỉ bàn thờ là chỉ bàn thờ và lễ vật trên đó mà thề, kẻ
chỉ đền thờ mà thề là chỉ đền thờ và Đấng ngự trong đó mà thề, còn kẻ chỉ trời
mà thề là chỉ ngai của Đức Chúa Trời và
Đấng ngự trên đó mà thề vậy.” (4) Lạy Chúa, không có sự dối trá nào hơn, khi
lòng con nghĩ tưởng về anh ấy, yêu anh ấy, nhưng vàng đã làm lóa mắt con, lễ vật
đã làm lóa mắt con, con không còn phân định được thiêng liêng của tâm mình, nơi
hàng ngày con vẫn mời Chúa ngự vào. Con đã phản bội chính sự chân tình của anh ấy.
Bà Thanh Thủy cảm như Chúa cắt ngang lời cầu nguyện của bà. Một tay Chúa chỉ thẳng
xuống mặt bà, như một mũi câu liêm nhắm tim bà mà móc ra, bằng những lời nguyền
rủa người Pha-si-ri nào đó, mà rõ ràng là bà không biết, bả chỉ thấy như chính
sự trừng phạt của Chúa dành cho mình. “Khốn thay cho các ngươi kẻ văn sĩ và người
Pha-si-ri, là bọn giả hình kia. Vì các người nộp một phần mười bạc hà, hồi
hương, rau cần, mà bỏ qua điều hệ trọng hơn trong pháp luật, là sự công bình,
thương xót và đức tin. Những điều này các người cần phải làm, mà những điều kia
cũng không nên bỏ sót. Ôi kẻ mù mà lại dẫn đường kia, các người lọc con mòng mà
nuốt con lạc đà.” “Khốn thay cho các ngươi kẻ văn sĩ và người Pha-si-ri, là bọn
giả hình kia. Vì các ngưởi rửa sạch sẽ ngoài chén dĩa, song bề trong đầy rẫy sự
bức sách và luôn tuồng. Ô người Pha-si-ri mù kia, trước hết hãy rửa sạch bề
trong chén dĩa, thì bề ngoài cũng sạch. “Khốn thay cho các ngươi kẻ văn sĩ và
người Pha-si-ri, là bọn giả hình kia. Vì các ngươi giống như mồ mả tô trắng, bề
ngoài coi đẹp, mà bề trong thì đầy xương người chết và mọi thứ ô uế. Cũng vậy,
bề ngoài các ngươi coi như công nghĩa đối với người ta, nhưng bề trong thì đầy
rẫy những giả hình và gian ác.” (5) Hình như cặp mắt đẫm nước của bà Thanh Thủy
đã làm Chúa xúc động. Chúa ngừng lời quở trách của mình, hàm răng thôi mím chặt
và đôi mắt lại nhìn xa vời như chẳng hề có chuyện gì xảy ra dưới chân Chúa. Đôi
mắt anh ấy cứ thăm thẳm, ngày từ lần gặp đầu tiên, nó đã thăm thẳm. Mình chạm
trán anh nơi cửa Nhà Thờ, hai đứa vừa dự lễ mừng Chúa sống lại. Ảnh lẽo đẽo
theo mình. Rồi ảnh đi ngang mình, nhìn mình. Minh đã bị cái nhìn của ảnh cám dỗ.
Và chỉ sau hai lần chủ nhật gặp nhau, mình đã yêu ảnh, ảnh chẳng nói một lời thề
thốt với mình, còn mình đã phun ra đủ mọi lời lẽ hôi hổi của trái tim, minh sẽ
yêu ảnh suốt đời và sẽ là người vợ chung tình của ảnh. “Lưỡi là một quan thể nhỏ
của khoe khoang được những việc lớn. (Khi đó mình chưa hiểu rằng tình yêu là một
việc lớn, bà Thanh Thủy đọc đoạn kinh Giacơ vừa biện minh cho mình) Kìa, một
chút lửa cũng khiến đốt được rừng lớn nhường nào. Lưỡi cũng là lửa, một thế giới
tội ác giữa các quan thể của chúng ta, làm ô uế cả thân thể, theo đôi bánh xe
thiên tánh, còn nó thì đã chịu lửa đại ngục thiêu đốt. Hết thảy loài thú vật,
chim chóc, sâu bọ, loài dưới biển đều chế phục được, và đã bị loài người chế phục
rồi, nhưng lưỡi không ai chế phục được, nó là một vật ác không ngừng, đầy dẫy
hơi độc giết chết. Đồng một lỗ miệng mà cả lời chúc tụng lẫn sự nguyện rủa. Hỡi
anh em tôi, không nên như vậy. Suối kia đồng một mạch, há lại phun nước ngọt lẫn
nước đắng sao? Hỡi anh em tôi, cây vả há có thể ra trái ô li ve, hoặc cây nho
ra trái vả được chăng? Nước mặn cũng không có thể ra nước ngọt.” (6) Lạy Chúa,
con đã phun ra từ lưỡi cả nước mặn lẫn nước ngọt. Em sẽ đi với anh cùng trời cuối
đất, em sẽ yêu anh sẽ làm vợ anh, sẽ sinh cho anh những hoàng tử và những công
chúa. Con đã nói như thế với ảnh, trong khi ảnh không hề thề thốt với con một lời.
Hai tay ảnh nâng nui thân xác con, lời nói của con mà ve vuốt. Con cảm nhận
trong từng cái ve vuốt ấy một tình yêu trọn vẹn của ảnh, tình yêu mà sau này,
con mới hiểu rằng nó thiêng liêng quá, nó là mãi mãi với anh. Nhưng với con, sự
đắm đuối ấy không kéo dài được một năm. Con vẫn thương ảnh, nhưng lấy ảnh lấy ảnh
làm chồng thì đó lại là chuyện khác. Con quyết lấy Quân, chỉ sau lần mối lái đầu
tiên, con tin là Chúa đã sắp đặt như thế. Con muốn trả ơn cho tình yêu của ảnh
bằng việc hiến dâng cả tấm trinh trắng của con cho ảnh, nhưng ảnh đã khước từ.
Chiếm đoạt một người đàn bà không bằng tình yêu thì đó là một hành vi điếm.
Chúa vẫn răn dạy ta như thế. Ảnh đã trả lời con bằng lời của Chúa và đứng dậy,
xa con như lìa xa chính linh hồn mình. Quân đã ôm con trong vòng tay, liếm tâm
hồn và thể xác con bằng chính cái lưỡi vừa dịu ngọt vừa mặn đắng. Xin Chúa tha
thứ cho con người bội bạc ấy, bởi lẽ Chúa trừng phạt anh ta thì cũng chính là
Chúa trừng phạt con, bởi con cũng đã phụ bạc người khác. Trong đầu Thanh Thủy lại
bỗng vang lên lời lẽ thống thiết của My Lan, trong lá thư vừa gởi từ Mỹ về. “Má
ơi, hãy tha thứ tội cho ba, bởi bây giờ ba là người cô độc hơn ai hết. Thah Thảo
đã bỏ ba như bỏ một cái chén vỡ. Tội nghiệp, ba già đi trông thấy, tóc đã bạc
trắng hai bên thái dương, hàng ngày ba phải đi đưa báo tháng. Tối ba lại tới
bar “Rừng Dương” để nhìn qua cửa
kính coi Thanh Thảo đang khêu vũ với tình nhân. Ba chạy đuổi theo nó, nhưng nó
chẳng đoái hoài tới ba. Nó đã cặp với Thịnh, má còn nhớ Thịnh không, thằng lính
thuộc cấp của ba đó, bây giờ nó mở nhà hàng “Rừng Dương” và ba đã trở thành thằng
nô lệ cho nó. Nó định cuốn cả con vào vòng tay nó. Nhưng, con thà đi làm đĩ còn
hơn là làm nhỏ cho nó. Tội lắm má ơi. Ước gì có má ở bên, thì đời ba, đời các
con đâu có đến nỗi thế này…” Con biết phải làm gì bây giờ, thưa Chúa? Bà Thanh
Thủy lại cảm thấy Chúa đang nhếch mép, nhưng khi âm thanh phát ra từ miệng
Chúa, bà bỗng nghe rất gần vì lúc đầu còn là hình ảnh Chúa thư phù mắt bà,
nhưng một lát, hình ảnh Chúa bỗng mờ đi và hiện lên hình ảnh anh ấy. Đúng rồi,
chính anh ấy đang nói với tâm hồn giá băng của Thanh Thủy, anh ấy đang nói những
lời răn của Chúa. “Hỡi anh em tôi, nếu ai nói mình có đức tin, song không có
công việc, thì ích chi chăng? Đức tin đó há cứu được người chăng? Ví thử, có
anh em, hoặc chị em nào trần truồng và thiếu ăn uống hàng ngày, mà có kẻ trong
anh em nói với họ rằng: Hãy đi bình an, hãy ấm và no” nhưng không cho họ đồ cần
dùng về thân thể, thì có ích gì chăng? Đức tin cũng vậy, nếu nó không có việc
làm, thì tự mình, nó chết.” (7) Chúa quở trách bộ đồ đen trên thân thể con người.
Đúng là con đã tự để tang cuộc đời mình. Như thế là trái ý Chúa. Có khi nào
Chúa cho phép con người đang sống mà tự hủy hoại mình, tự ruồng bỏ con đường đì
vào nước Trời. - Em hãy xé bỏ quần áo đang mặc, hãy đoạn tuyệt với lẽ sống như
đang chết, hãy nhìn vào cuộc dời, ở đó có anh và những người anh em của em. Có
phải Chúa ra lệnh cho con phải không? - Chúa, Chúa sẽ chẳng ra lệnh gì cho em cả,
bởi đời anh và đời em đã cầu nguyện Chúa suốt đời mà có khi em thấy Chúa đáp lời
không? Chính anh, người yêu đầu đời của em ra lệnh cho em đó. Con không tin điều
gì thiêng liêng hơn lời phán bảo của Chúa. Bà Thanh Thủy làm dấu thánh giá.
Chính anh đang nói chuyện với em đây, chứ không phải Chúa. Anh nói với em rằng,
đến như Chúa, bị tên Giuđa bội phản, đem bán Chúa, Chúa bị ra trước tòa chịu
bao khổ hạnh, bị đóng đinh lên cây thập tự, nhưng rồi Chúa vẫn sống lại, bởi
cái sự sống ở đời này lưu luyến Chúa, cho Chúa sức mạnh để sống lại. Vậy mà em,
em tự hủy hại mình giữa cuộc đời, tự để tang mình và tự chết dần, phỏng như vậy
có đúng với ý Chúa không? - Như vậy có nghĩa là em phải sống. - Hãy trút bỏ bộ
quần áo tang trên người đi. Cuộc sống cần em và em cần cuộc sống. Thanh Thủy mơ
hồ như có phép lạ truyền vào đôi
bàn tay. Bà từ từ nhấc lên, cởi chiếc khăn đen phủ trên mặt, trên đầu, mái tóc
đang buộc chặt được xổ tung ra. Bà từ từ đứng dậy, lần tay nơi chiếc nút áo cổ,
rồi lần lượt từng hàng nút áo. Màu trắng hồng của làn da chợt làm bà lóa mắt.
Bà vươn một cánh tay, gỡ tay áo phải, rồi gỡ tay áo trái. Chiếc áo rơi lẵng lặng,
dưới chân bà. Bà rùng mình hoảng sợ, khép vội hai tay vào ngực, ôm cứng chiếc nịt
áo màu đen. Anh đã nhìn thấy máu chảy trong cơ thể em, anh đã thấy sự sống hiện
lên trong da thịt em, anh đã thấy bóng ma đang bước một chân ra khỏi thân thể
em. Cái sống bao giờ cũng đẹp hơn vạn lần cái chết, em không thể chết được, bởi
cả cuộc đời anh đã cầu nguyện Chúa ban cho em sự sống và hạnh phúc. Sự huyền diệu
lại tiếp cho Thanh Thủy sức mạnh, bà kéo mạnh hai ống quần đen. Chúa tạo ra một
Thanh Thủy đàn bà, chớ không phải đàn ông, nếu không, chính lúc này hình ảnh của
Thanh Thủy cũng là hình ảnh của Chúa đóng đinh trên thập tự giá. “Giêsu lại kêu
lên tiếng nữa, rồi tắt hơi. Kìa, bức màn trong đền thờ bị xé ra làm hai từ trên
chí dưới, đất thì rúng động, vầng đá vỡ ra, mồ mả mở ra, và nhiều thi thể các
thánh đồ đã ngủ đều dậy, rồi sau khi Giêsu sống lại thì họ ra khỏi mồ mả mà vào
thành thánh, và hiện ra cho nhiều người.” (8) Thanh Thủy bước đi trần truồng.
Căn nhà vẫn kín bưng, nhưng mà rủ màu thẫm vấn cấm cửa những tia nắng mặt trời,
một vài ánh sáng lọt vào từ các viên gạch tường bằng kính vẫn làm cho da thịt một
màu trắng hồng úa. Thanh Thủy ngồi xuống chiếc ghế tựa đan bằng mây, chiếc ghế
Thanh Thủy vẫn thường ngồi ủ rủ sự đời. Nhưng ý nghĩ lẻn
vào đầu óc Thanh
Thủy lúc này không có màu xám tro của sự chết. Không cần phải có gương trước mặt,
ta cũng đủ thấy hết thân thể ta. Thời gian đã xếp những lớp mỡ trên cổ ta, hai
gò má ta, vùng ngực ta, vùng bụng ta, bắp chân, bắp tay ta. Ta không thể buộc
thời gian hoàn lại cho ta thời
son trẻ. Khi mà chính ta tự say đắm với nước da mịn màng, với hai bầu vú lẳn đầy,
với đôi bắp tay, khoe ra cũng đủ ngọt con mắt. Lúc đó sao anh không chiếm đoạt
ta. Anh cao thượng để làm gì? Ta hiến dâng cho anh, ta muốn như con cá dãy dụa
trong tay anh, nhưng ta, đã dãy dụa trong tay Quân. Thê rồi anh ra đi, không một
lời oán trách ta, mà chỉ cầu nguyện Chúa ban phước cho ta. Giáng sinh nào anh
cũng gởi về ta lời cầu chúc. Ta muốn anh sáp kề với thân thể đàn bà khác để
quên ta, nhưng anh đã chẳng mảy may thèm muốn một xác thịt nào, chỉ tôn thờ ta,
chờ đợi ta. Thời gian rồi sẽ lại trôi đi, vài năm nữa, ngay cái thân hình mà
lúc này ta cảm thấy sổ sề cũng sẽ không còn giữ được sự sổ sề này nữa. Ngực sẽ
teo lại, chân tay sẽ teo lại, chổ thịt nào còn sót lại trên thân hình thì cũng
nhẽo nhẹt mềm xèo. Khi đó ta lại tiếc nuối cái ngày hôm nay. Ý nghĩ đến với
Thanh Thủy bén như ngọn lửa, nàng đứng vụt dậy, chạy lại chiếc tủ áo, mở tung
cánh, lôi ra từng chồng, từng xấp quần áo đủ kiểu, đủ màu sắc mà đã mấy năm nay
chúng nằm xếp nếp trong đó. Nàng ướm khắp lượt trên người. Lại bỏ, lại ướm thử.
Không bằng lòng với bộ nào, vì cái nào cũng thấy xa lạ với mình cả. Cái thì quá
trẻ, cái thì quá đài các, cái thì khêu gợi một kỷ niệm với Quân, mà điều đó
nàng không cho phép. Mãi rồi, nàng mới tìm thấy bộ đồ màu xanh kem, bộ đồ này
nàng may trước giải phóng ít ngày, chưa kịp mặc lần nào. Nàng mặc lên mình, đứng
trước gương và tự bằng lòng với nhan sắc bỗng nhiên trẻ đẹp hẳn lại của mình.
Nàng mỉm cười, chiếc lược hất ngược mái tóc. Rồi đột nhiên, nàng như người
điên, chạy khắp gian phòng kéo
tung các rèm cửa. Ánh sáng chói chang của cuộc đời tràn ùa
vào phòng. Nàng bỗng thấy mình khắp nơi bay liệng, hò reo với ánh sáng. Không
phải một mình nàng, mà rất nhiều nàng, trong bộ quần áo xanh kem. Đầy những
nàng trong phòng. Đã từ lâu các cửa kính bị rèm che phủ, bây giờ, chính chúng
đang bừng mắt ngắm nàng và cho nàng soi vào đấy. Ô cẳ kính nọ, tới ô cửa kính
kia bao nhiều là nàng Thanh Thủy. Trong góc nhà, Chúa đứng cô đơn, màu đã xám
trên cậy thập tự giá.
(1)(2) Kinh
Thánh tân ước. Mathiơ trang 46. (3)
(4) (5) Kinh Thánh tân ước đã dẫn. (6)
Kinh thánh tân ước gia cơ trang 413. (7)
Kinh Thánh tân ước. Gia cơ trang 412. (8)
Kinh Thanh tân ước Mathiơ trang 59 Đính kèm (1)
/ Mời đọc tiếp/ tt Tình Biển/ 22. Công Trường Khách sạn Hoa Phượng./
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét