Chủ Nhật, 20 tháng 8, 2017

Sách Chém Gió Muôn Màu 3/ Phần 4/ Tiểu thuyết TÌNH BIỂN/ 34. Lạc Lõng



NGUYỄN NGUYÊN BẢY

CHÉM GIÓ MUÔN MÀU, 3.

Phần IV, tiểu thuyết TÌNH BIỂN
In lần thứ nhất: NXB Tổng hợp Kiên Giang
20.150 uốn, khổ 13x19/ Số XB 028/ GPNT-SP Ngày 23.3.1987
Tái bản 1: NXB HNV 2017.

TÌNH BIỂN
tiểu thuyết NGUYỄN NGUYÊN BẢY

34. Lạc lõng


Trần Đình Tấn không chấp nhận không khí lạnh lẽo trong phòng làm việc của đoàn thanh tra. Vì vậy anh đặt cho mỗi thành viên trong đoàn một hành động ráo riết. Thời gian nhàn rỗi sẽ là cái cớ để con người ta chán nản, mệt mỏi. Mọi người răm rắp tuân theo anh, không một ai phản đối. Nhưng cứ nhìn cử chỉ và nét mặt của họ, thì Tấn hiểu là vấn đề hoàn toàn không dể dàng.
Nhân lúc chỉ có Sơn, phó đoàn, trong phòng, Tấn mới thành thật dọ hỏi nỗi băng khoăn của bạn.
- Chẳng lẽ cậu cũng mệt mỏi?
- Mình không mệt mỏi, - Sơn xoa tay lên cằm, anh có  thói quen kích thích những suy nghĩ bằng việc nhờ những cộng râu cứng, nhặm lên da tay mình, - Công việc đã có gì đáng gọi là mệt mỏi, nhưng mình thất vọng với chính mình, mình cũng là người có học, sách vở cũng kha khá, vậy mà sức đi và sức nghĩ thì lại quá chậm.
- Cậu nói vậy là sao?
Sơn lại xoa tay lên cằm:
- Có nhiều điều mà bấy lâu nay mình coi là “chuẩn mực” là “khuôn vàng thước ngọc”, thì nay mình bỗng thấy thật lỗi thời, chật hẹp và thực sự trở thành một “chướng ngại” đối với lao động sáng tạo của con người.
- Có nghĩa là cậu đang tự phủ định chính mình?
- Nói thật chính xác thì phủ định chính những suy nghĩ giáo điều, cũ kỹ của mình. Trong những tháng năm này, tình trạng quản lý kinh tế ở nước ta đang lâm vào một mâu thuẫn nghiêm trọng, đó là mâu thuẫn giữa tính hợp pháp và tính hợp lí. Trong khi đời sống xã hội, công tác quản lý đòi hỏi những thay đổi để thích hợp với hoàn cảnh, thì các quy định, quy chế, và ngay cả luật pháp nữa, hầu như đang trong tình trạng dẫm chân tại chổ. Thực tế xã hội đã không thể công nhận những mô hình kinh tế mới, những cách làm ăn mới, và những thành phần kinh tế mới. Nếu chúng ta đêm lý luận để xem xét, Sơn lại đưa tay lên xoa cằm.
- Mình cứ tưởng đầu óc cậu tỉnh hơn.
- Tỉnh lắm đấy chứ, - Sơn lại xoa tay lên cằm, - Tôi tới đây với anh với tinh thần như thế nào thì anh cũng đã biết, tôi không nề hà công việc gì, tôi không tiếc sức mình, bởi vì tôi cũng rất muốn chứng minh là ở đây họ đã làm ăn xái quấy?
- Và bây giờ cậu thấy họ không xái quấy?
- Vi phạm những cái hợp pháp, nhưng họ đã thực hiện được cái hợp lý, - Sơn lại xoa tay lên cằm, - Nếu họ cứ máy móc chấp hành những cái gọi là hợp pháp đã xưa cũ, thì họ đã không thể trưởng thành như hôm nay. Ngược lại, họ đã vận dụng sáng tạo những điều hợp pháp, biến nó thành hợp lý, không có nhà ở họ liên kết xây dựng, không có trang thiết bị, họ tự lo bằng đường xuất nhập khẩu, họ đã làm mọi cách để có đường, có vải, có bột ngọt, có xà bông, có gạo… Nói tóm lại họ đã mang tất cả sức lực và đầu óc để tự khẳn định sự tồn tại…
- Thôi đủ rồi, - Trần Đình Tấn, hơi bực, ngay đến người bạn chí cốt của mình, giờ đây cũng đang bị chính thực tế làm cho nghiên ngã, - Chẳng lẽ tổ công tác của cậu không khui ra điều gì phạm pháp về họ?
- Tự anh cũng biết đó, cả công ty không có một người nào đi xe cúp, cũng không có người nào coi ti vi màu… Tôi muốn nói là những thứ người ngoài nhìn vào, cứ nghĩ công ty nhập về để tự phân phối cho nhau.
- Chẳng lẽ cậu không phát hiện được sự tư túi nào trong các việc làm của họ?
Sơn lại đưa tay lên xoa cằm.
- Cái thời, những người có tâm huyết, những người năng động muốn đổi mới, muốn làm việc, bị phiền hà, bị tổn thương sinh mạng chính trị, mất sự nghiệp, hình như đã qua rồi. – Sơn đứng dậy, lẳng lặng bỏ ra ngoài. Trần Đình Tấn điếng người. Cậu ta nói có lý. Suốt thời gian thanh tra, chính mình cũng chưa phát hiện những vi phạm thuộc về nguyên tắc mà mọi thời kỳ, mọi chế độ xã hội đều phải nghiêm trị, đó là sự vi phạm đạo đức, mượn nhà nước để làm giàu cho chính bản thân mình. Mình cũng đã lờ mờ cảm thấy mâu thuẩn nghiêm trọng giữa hợp pháp và hợp lý. Thằng Châu đúng là đã làm những việc sai trái với những  quy định hợp pháp của nhà nước, nhưng thử hỏi, nếu nó cứ tuân thủ và chờ đợi cái gọi là tính “kế hoạch hóa” của bên xây lắp, thì tới khi nào các  công trình xây dựng mới hoàn thành. Chính mình đã tiếp xúc với bên xây lắp, và mình đã ngán ngẫn cung cách làm ăn của họ. Về mặt hợp pháp thì nó sai, nhưng về mặt hợp lý thì nó đúng. Các công trình đã hoàn tất, có đủ nhà cho chuyên gia bạn và công nhân ở, vậy thì, vậy thì… Trần Đình Tấn đứng dậy, đi đi, lại lại, đây là lần đầu tiên anh cảm thấy bối rối, lúng túng với chính những suy nghĩ của mình. Đây là lúc giao thời giững những quy định hợp pháp chưa kịp thay đổi và những hợp lý chưa được công nhận. Nếu quả đúng như vậy thì trong lúc giao thời này, sẽ nẩy sinh ra những loại người hoặc nhân danh bảo vệ sự hợp pháp, hoặc nhân danh bảo vệ sự hợp lý. Mình là loại người nào?
Trần Đình Tấn nặng nề ngồi xuống ghế, mắt lơ đãng nhìn về phía biển.
Có một loại người, đặc quyền nhiều, đặc lợi cũng lắm, từ bao lâu nay bản thân mình gắn bó xương thịt với chế độ nuôi nấng của nhà nước, thập chí vợ con mình cũng được “ăn theo dài dài: với cơ chế bao cấp đó. Loại người này luôn vỗ ngực trong sạch vì họ chỉ sống bằng tiền lương của mình, thực ra tiền lương cơ bản của họ cũng chẳng lớn hơn lương của người lao động bình thường bao nhiêu, nhưng những bổng lộc, những chế độ họ được hưởng, nói tóm lại, tất cả những gì, nếu quy ra lương thì họ đã hưởng mức lương cao gấp bội lần mức lương của người lao động. Loại người này họ sợ mọi sự thay đổi. bởi bất kỳ thay đổi nào đều kéo họ gần với người lao động mà họ tự phong cho những người ấy là chủ nhân công đất nước. Không muốn thay đổi, họ vốn sẵng nói nhiều người buộc phải nghe, nên nọ nói toàn những lời lẽ cao đạo, mở miệng ra là thể chế, chế độ, chính sách, là dẫn chứng sách kinh điển. Ai có ý kiến ngược lại, đều bị chụp mũ là những thành phần cần xem xét, những thành phần đi ngược lại những đười lối của cách mạng, cần coi lại lý lịch và luật pháp cần phải cứng rắn, phải kiên quyết.
Mình không thuộc loại người này. Trần Đình Tấn thở dài, anh như thấy hiện ra trước mắt những gương mặt hăm hở lao vào công việc và những cái nhìn lạnh nhạt dành cho anh. Mình không phải loại người này. Tấn thanh minh, mắt vẫn lơ đãng nhìn ra phía biển.
\Một loại người khác, kém năng lực, lừu suy nghĩ, tư duy cũ kỹ, giáo điều. Loại này đi theo cách mạng và may mắn được cất nhắc giao quyền quản lý một đơn vị kinh tế nào đó. Họ thuộc nằm lòng tất cả các chính sách, các thể chế, họ có thể đọc vang lên ở bất cứ nơi đâu, bất cứ chổ nào. Đối với họ, bất kỳ sự vi phạm nào đối với các thể chế đó đều là sự vi phạm nghiêm trọng đến những luật điều tôn nghiêm, bất di, bất dịch. Loại này, ngẩn lên trên là quan thầy, cúi xuống dướic là những tội phạm, vì thế họ dỏng tai lắng nghe những lời phán quyết của cấp trên, để tuyên án những cấp dưới cứng cổ của họ. Họ là một thứ a dua hát những bài hát cũ, tôn thờ những thần tượng đất thô được dựng lên thành tượng, lầm rầm luôn mồm bài kinh cũ rích.
Những người ở đây xếp mình vào loại này. Khốn nạn, mình đâu phải thứ người tầm thường như vậy, họ nhân danh đổi mới để bài xích những thể chế, những quy định mà họ cho là lỗi thời, đã xưa cũ.
Trái đất từ bao đời nay vẫn là trái đất, như vậy trái đất có xưa cũ không? Sống trong một đất nước có luật lệ, mọi người phải tôn trọng những luật lệ đó. Nếu những luật lệ đó là xưa cũ, thì những người cấp trên phải thay đổi, chừng nào chưa thay đổi thì chừng đó vẫn không thể coi là xưa cũ.
Nhưng những kẻ nhân danh sự hợp lý không phải tất cả đều đáng xem xét như là một đổi mới đúng đắn. Chúng cũng đang biến tướng thành những bộ mặt khác nhau và tàn phá ngay chích sự thay đổi đó.
Chúng cũng là một loại người. Có chút quyền lãnh đạo, chúng bèn áp dụng những thủ thuật Đông chu liệt quốc, gây rối nội bộ, gây mâu thuẫn giữa người này với người khác, để bản thân thành trung tâm đoàn kết. Chúng được lòng tất cả, nhưng lại chẳng thực lòng với một ai. Thủ đoạn của chúng là xuyên tạc không ngừng, gieo rắc hoài nghi không ngừng, vu khống không ngừng, đối với chúng, thủ đoạn viết những thư nặc danh không bao giờ là cũ cả. Chủ tâm của chúng là làm cho trắng đen lẫn lộn, phải quấy không dễ lần tìm. Mỗi chủ trương chính sách gì mới của Nhà nước, chúng đi đầu, cái lưỡi của chúng tiên phong, mặc dù hai chân vẫn đứng nguyên tại chỗ.
Đó là những hạn người lưu manh, dù chúng làm tới chức vụ gì cũng lưu manh. Phải coi chúng bằng thứ kính soi yêu và bắt chúng hiện nguyên hình.
Còn một loại người nữa. Miệng chúng lúc nào cũng hô hào đổi mới, hô hào vận dụng sáng tạo, tự coi mình như những mô hình kinh tế mới. Chúng đã đối xử thả sức đối với các đoàn thanh tra, trong một sự công nhận, khẳn định, để sau đó chúng ngang nhiên thực hiện các ý đồ được bảo chứng của mình. Thủ đoạn của chúng là khoét sâu những sơ hở ban đầu, những cái chúng gọi là làm để rút kinh nghiệm, thực chất chúng dấn sâu vào con đường làm giàu có mộc đóng. Sức phá hoại của loại này không phải nhỏ, và chính chúng đã  làm cho quá trình tranh sáng tranh tối kéo dài, đấy là chưa nói tới việc làm của chúng đã khiến nhiền sự chính đáng bị ngăn trở.
Trần Đình Tấn đứng dậy, đi vòng quanh chiếc bàn làm việc của mình. Cần phải tìm xem xét thực chất của quá trình liên doanh, kiên kết ở đây là gì? Nếu chỉ là quá trình phết phẩy vào hàng hóa trong khi hoán chuyển từ vùng này sang vùng khác, thì nhưng sự liên doanh, liên kết đó ích gì? Còn như họ mở trại gà để có thịt, trứng, liên kết với nhà máy dệt để có vải, liên kết với nhà máy đường để có đường, nuôi tôm để xuất khẩu… Đúng là sách vở chưa nói tới điều đó. Sự hợp lý chưa được xem là hợp pháp.
Sơn đột ngột mở cửa bước vào.
- Anh Tấn, anh hay tin gì chưa? Tấn lắc đầu. Sơn chạy lại phía Tấn, ông chầm lấy anh bằng đôi bàn tay chắc khỏe của mình:
- Tìm thấy dầu rồi. thấy dầu thực sự rồi chứ không phải chỉ là hi vọng nữa. Lần đầu tiên Tấn cảm thấy bàn tay thô ráp của bạn cứ chà vào da thịt mình, truyền sang mình cái run bần bậc từ cơ bắp. Tấn bất chợt thấy cay cay nơi khóe mắt.
- Đồng bào đổ ra biển đông lắm, chúng ta cùng ra đó chứ? Sơn không dấu được nỗi vui mừng trên gương mặt đang rãn từng nếp nhăn. Sơn cứ nghĩ là Tấn sẽ hưởng ứng, vì dù sao họ cũng vẫn thường chia cho nhau những vui buồn từ nhỏ tới lớn, không lẽ sự kiện trọng đại này không là một dấu ấn trong cuộc đời họ? Nhưng   Tấn đã lắc đầu.
- Mình hơi bị choáng váng.
Sơn xụ mặt. Hành động của anh ta thật cố chấp và lạc lõng. Anh ta không muốn một người nào ở cái  công ty mà anh đang thanh tra này thấy là anh cũng hoan hỷ trước cái tin tìm thấy dầu. Con người nhỏ nhen thế, thì chẳng có gì đáng nói nữa. Sơn quay người bỏ ra ngoài. Anh chạy ra bãi biển, anh muốn chung vui với đồng bào, đồng chí của anh.
Tấn ôm mặt ngồi xuống ghế, không phải anh không vui với cái tin tìm thấy dầu, mà là anh không thắng nổi nỗi hoang mang của chính mình. Nhưng tính tự cao và sự cố chấp vẫn rất vững chắc trong tư duy anh. Anh đứng dậy đăng ký nói chuyện điện thoại với cấp trên.
Alô, báo cáo thủ trưởng, lễ tắm dầu đã được tổ chức, chuyện đó là tất yếu và không có gì lạ. Chỉ có điều tôi sắp trình bày với đồng chí sau đây là lạ thôi. Đoàn kiểm tra chúng tôi đã làm việc khẩn trương, ngày đêm, đã khui ra hàng loạt những vi phạm thể chế, nguyên tắt quản lý của công ty. Ban giám đốc đã tỏ ra công khai thách thức đoàn   kiểm tra. Chúng tôi yêu cầu thủ trưởng báo cáo với cấp trên, cho thành lập ngay một đoàn thanh tra có sự tham gia của công an, tài chính, ngân hàng để phối hợp với đoàn thanh tra cấp trên. Dạ tôi đang nghe. Sao ạ? Dạ họ không gây khó khăn gì cho chúng tôi cả. Có thể nói là họ tạo mọi điều kiện cho chúng tôi làm việc. Nhưng vấn đề là chúng tôi không thể khẳn định được mức độ của sự đúng sai, trong hàng loạt các vi phạm. Dạ, cảm ơn thủ trưởng…
Tấn nghe nghiều tiếng cười khà khà vang lên từ đầu dây đàng kia. Vì sao ông ấy lại cười? Tấn gác điện thoại. Mặt nóng như lửa. Ông ấy cười khích lệ công việc của mình, hay là cười về sự thất bại, sự vô tích sự của mình, Tấn ôm đầu ngồi xuống, một cảm giác cô độc và lạc lõng đến ngạt thở. Ngoài kia, biển vẫn đang vỗ sóng, Tấn nghe rất rõ tiếng sóng vỗ chen với tiếng hát, tiếng cười. Tấn không chịu nỗi những âm thanh ấy. Anh đứng dậy bực dọc đóng hai cánh cửa kính lại. Vẫn âm thanh. Không có gì có thể chặn đứng được những âm thanh của sóng, của tiếng reo hò. Tấn thấy gai ốc nổi khắp người. Tấn nút hai ngói tay cái vào hai lổ tai. Lại rang lên tiếng cười khà khà. Sao ông ấy lại cười. Có cách gì bắt ông ấy câm miệng lại. Tiếng cười sản khoái vang ran, đích thị là tiếng cười châm chích mình. Tấn vùng đứng dậy, bỏ chạy ra hành lang. Hành lang vắng hoe. Tấn chếnh choáng chạy ra đường. Một chiếc ôtô đột ngột thắng lại trước mặt Tấn. Người tài xế thò đầu ra, mắng một câu rất vui.
- Có mừng tìm thấy dầu thì cũng phải tỉnh, kẻo thiệt mạng nghe bồ. 
Tấn gượng cười xin lỗi, rồi chậm rãi đi về phía biển.

/ Mời đọc tiếp/ tt Tình Biển/ 35. Quy Luật/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét