THƠ BẠN THƠ, 7
THƠ NGƯỜI THƠ ĐÃ MẤT / 5-8 hết/
Lý phương liên đọc chọn từ
TUYỂN TẬP THƠ VIỆT NAM, NXB VH.
/9 tác giả xếp theo ABC/
/1.
Anh Thơ/ 2. Cẩm Vĩnh Ui/ 3. Bạc Văn Ui/ 4. Vương Linh/ 5. Nguyễn Đình Thi/
6. Tế Hanh/ 7. Chính Hữu/ 8. Vũ Cao/
6. Tế Hanh/ 7. Chính Hữu/ 8. Vũ Cao/
5. Thơ NGUYỄN ĐÌNH THI
ĐẤT NƯỚC
ĐẤT NƯỚC
Sáng mát trong như sáng
năm xưa
Gió thổi mùa thu hương
cốm mới
Tôi nhớ những ngày thu
đã xa
Sáng chớm lạnh trong
lòng Hà-nội
Những phố dài xao xác
hơi may
Người ra đi đầu không
ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá
rơi đầy
Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa
núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp
phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười
thiết tha
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của
chúng ta
Những cánh đồng thơm
mát
Những ngả đường bát
ngát
Những dòng sông đỏ nặng
phù sa
Nước chúng ta
Nước những người chưa
bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong
tiếng đất
Những buổi ngày xưa
vọng nói về
Ôi những cánh đồng quê
chảy máu
Dây thép gai đâm nát
trời chiều
Những đêm dài hành quân
nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt
người yêu
Từ những năm đau thương
chiến đấu
Đã ngời lên nét mặt quê
hương
Từ gốc lúa bờ tre hồn
hậu
Đã bật lên những tiếng
căm hờn
Bát cơm chan đầy nước
mắt
Bay còn giằng khỏi miệng
ta
Thằng giặc tây thằng
chúa đất
Đứa đè cổ đứa lột da
Xiềng xích chúng bay không khóa được
Trời đầy chim và đất
đầy hoa
Súng đạn chúng bay
không bắn được
Lòng dân ta yêu nước
thương nhà
Khói nhà máy cuộn trong
sương núi
Kèn gọi quân văng vẳng
cánh đồng
Ôm đất nước những người
áo vải
Đã đứng lên thành những
anh hùng
Ngày nắng đốt theo đêm
mưa dội
Mỗi bước đường mỗi bước
hy sinh
Trán cháy rực nghĩ trời
đất mới
Lòng ta bát ngát ánh
bình minh
Súng nổ rung trời giận
dữ
Người lên như nước vỡ
bờ
Nước Việt-nam từ máu
lửa
Giũ bùn đứng dậy sáng
lòa.
NGUYỄN ĐÌNH THI (1948 –
1955)
6. Thơ TẾ HANH
NHỚ CON SÔNG QUÊ HƯƠNG
NHỚ CON SÔNG QUÊ HƯƠNG
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng
Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ tháng
Giữ bao nhiêu kỷ niệm giữa dòng trôi?
Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!
Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ
Sông của quê hương sông tuổi trẻ
Sông của miền Nam nước Việt thân yêu
Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu
Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy
Bạn bè tôi tụm năm tụm bảy
Bầy chim non bơi lội trên sông
Tôi giơ tay ôm nước vào lòng
Sông mở nước ôm tôi vào dạ
Chúng tôi lớn lên mỗi người mỗi ngả
Kẻ sớm khuya chài lưới bên sông
Kẻ cuốc cày mưa nắng ngoài đồng
Tôi cầm súng xa nhà đi kháng chiến
Nhưng lòng tôi như mưa nguồn, gió biển
Vẫn trở về lưu luyến bên sông…
Tôi hôm nay sống trong lòng miền Bắc
Sờ lên ngực nghe trái tim thầm nhắc
Hai tiếng thiêng liêng, hai tiếng “miền Nam”
Tôi nhớ không nguôi ánh nắng màu vàng
Tôi quên sao được sắc trời xanh biếc
Tôi nhớ cả những người không quen biết…
Có những trưa tôi đứng dưới hàng cây
Bỗng nghe dâng cả một nỗi tràn đầy:
Hình ảnh con sông quê mát rượi
Lai láng chảy, lòng tôi như suối tưới
Quê hương ơi! Lòng tôi cũng như sông
Tình Bắc – Nam chung chảy một dòng
Không gành thác nào ngăn cản được
Tôi sẽ lại nơi tôi hằng mơ ước
Tôi sẽ về sông nước của quê hương
Tôi sẽ về sông nước của tình thương
TẾ HANH (1956) “LÒNG MIỀN NAM”
7. Thơ CHÍNH HỮU
ĐỒNG CHÍ
Quê hương anh đất mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi, đôi người xa lạ,
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn, thành đôi tri kỷ.
Đồng chí!
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo
CHÍNH HỮU (1947)
8. Thơ VŨ CAO
NÚI ĐÔI
Bảy năm về trước, em mười bảy
Anh mới đôi mươi, trẻ nhất làng!
Xuân-dục, Đoài Đông hai cánh lúa
Bữa thì em tới, bữa anh sang.
Lối ta đi giữa hai sườn núi
Đôi ngọn nên làng gọi núi Đôi
Em vẫn đùa anh: Sao khéo thế
Núi chồng núi vợ đứng song đôi!
Bỗng cuối mùa chiêm quân giặc tới
Ngõ chùa cháy đỏ những thân cau
Mới ngỏ lời thôi đành lỗi hẹn
Đâu ngờ từ đó mất tin nhau.
Anh vào bộ đội, lên Đông-bắc
Chiến đấu quên mình, năm lại năm
Mỗi bận dân công về lại hỏi
Ai người Xuân-dục Núi Đôi chăng?
Anh nghĩ quê ta giặc chiếm rồi
Anh nghĩ quê ta giặc chiếm rồi
Trăm nghìn căm uất bao giờ nguôi
Mỗi tin súng nổ vùng đai địch
Sương trắng người đi lại nhớ người.
Đồng đội có nhau thường nhắc nhở:
Trung du làng nước vẫn chờ trông…
Núi Đôi bốt dựng kề ba xóm
Em vẫn đi về những bến sông?
Náo nức bao nhiêu ngày trở lại!
Lệnh trên ngừng bắn anh về xuôi
Hành quân qua tắt đường sang Huyện,
Anh ghé thăm nhà, thăm Núi Đôi.
Mới đến đầu ao, tin sét đánh
Giặc giết em rồi, dưới gốc thông
Giữa đêm bộ đội vây đồn Thứa,
Em sống trung thành, chết thủy chung.
Anh ngước nhìn lên hai dốc núi
Hàng thông, bờ cỏ, con đường quen
Nắng lụi bỗng dưng mờ bóng khói
Núi vẫn đôi mà anh mất em!
Dân chợ Phù-linh ai cũng bảo
Em còn trẻ lắm, nhất làng trong
Mấy năm cô ấy làm du kích
Không hiểu vì sao chẳng lấy chồng?
Từ núi qua thôn đường nghẽn
Xuân-dục, Đoài Đông cỏ ngút đầy
Sân biến thành ao, nhà đổ chái
Ngổn ngang bờ bụi, cánh dơi bay.
Cha mẹ dìu nhau về nhận đất
Tóc bạc thương từ mỗi gốc cau
Nứa gianh nửa mái lều che tạm
Sương nắng khuây dần chuyện xót đau.
Anh nghe có tiếng người qua chợ:
Ta gắng mùa sau lúa sẽ nhiều…
Ruộng thấm mồ hôi từng nhát cuốc
Làng ta rồi đẹp biết bao nhiêu,
Nhưng núi còn kia, anh vẫn nhớ
Oán thù còn đó, anh còn đây!
Ở đâu cô gái làng Xuân-dục
Đã chết vì dân giữa đất này!
Ai biết tên em thành liệt sĩ
Bên những hàng bia trắng giữa đồng.
Nhớ nhau, anh gọi: Em, đồng chí
Một tấm lòng trong vạn tấm lòng.
Anh đi bộ đội – sao trên mũ
Mãi mãi là sao sáng dẫn đường,
Em sẽ là hoa trên đỉnh núi
Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm
12.1956/ VŨ CAO
Thơ Bãn Thơ 7. Thơ Người Thơ Đã Mất
VANDANBNN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét