Tranh Lê Công Thành
Sách tìm thấy ở Thư Viện Mỹ
WASON PL 4389 .24 N578 D3
CORNELL UNIVERSITY
LIBRARIES
ITHACA, N.Y.14853
John M. Echols
Collection on Soucheast Asia
JOHN M OLIN LIBRARY
TÌNH YÊU CÓ CÁNH - TIỂU THUYẾT
Nhà xuất bản Tổng hợp Tp HCM - 1987
NGUYỄN NGUYÊN BẢY
CHƯƠNG BỐN/ 4.2
Trừ một đồng chí đang nằm bệnh viện. Thường vụ có mặt đông đủ. Người thư ký đảng vụ nhìn khắp lượt cửa tọa và điền danh sách từng người vào biên bản cuộc họp. Trước mặt anh là hai cây bút bi, một cây viết, một cây phòng hờ. Nhiệm vụ của anh là phải ghi chép thật đầy đủ phát biểu các đồng chí trong Thường vụ.
Tám Yên: Tôi muốn lưu ý với các đồng chí, trong hoàn cảnh hiện nay, thực lực trong tay chúng ta có những gì? Vật tư không, cơ sở sản xuất không, trình độ quản lý thì non yếu. Chúng ta chỉ có duy nhất chính quyền cách mạng. Có chính quyền trong tay, chúng ta hoàn toàn có khả năng xóa sổ những cơ sở kinh tế tư nhân. Như vậy thì kinh tế Quận chúng ta sẽ đi về đâu? Tôi cho rằng, trong khi Nhà nước còn cho phép tồn tại nền kinh tế năm thành phần, thì chúng ta phải mạnh dạn sử dụng khả năng đóng góp của tư nhân.
Sáu Chiến: Tôi cho rằng làm như vậy táo bạo quá. Kinh tế tư nhân được phát triển thì mầm mống tư bản chủ nghĩa lại nhen nhóm.
Tám Yên: Có chính quyền cách mạng trong tay, chúng ta chẳng thể mắc những sai lầm ấu trĩ. Nếu sử dụng đúng mức sản xuất của tư nhân, nền kinh tế của chúng ta sẽ có điều kiến phát triển. Tôi cho rằng việc Nhà nước và nhân dân cùng làm là cần thiết. (Một tiếng đế ngang! “Hay” của ai đó).
Dì Năm: Chúng ta vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Cần gây dựng lại các cơ sở sản xuất nhỏ của tư nhân mà vừa qua do các chính sách quản lý, cải tạo của chúng ta mà bị tan rã. Sau đó, chúng ta có thể thí điểm việc Nhà nước và nhân dân cùng làm trên một vài ngành, có thể trước mắt là ngành xây dựng.
Tám Yên: Chúng ta cần triển khai ngay. Nhưng mắc nhất hiện nay là khâu cán bộ. Chúng ta cần phải có những cán bộ trẻ, đầy nhiệt tình và có năng lực lao vào mặt trận này.
Dì Năm: Đồng chí Tám nhắm ai?
Tám Yên: Tôi đề nghị Thường vụ bàn thêm về trường hợp cậu Dũng.
Sáu Chiến: Trường hợp cậu Dũng Thường vụ đã bàn nhiều lần rồi.
Tám Yên: Tôi mới ở dưới Nông trường Thanh niên mới về.
Dì Năm: Dưới đó làm ăn ra sao?
Tám Yên: Nếu không phải người trong cuộc thì khó lòng biết được đó là một cơ sở cải tạo lao động đối với thanh niên chậm tiến. Cậu Dũng đã cho xây cất những khu nhà cho học viên khá khang trang, cả hội trường nữa. Nói chung là cơ sở đời sống và sinh hoạt rất khá. Trong sản xuất cậu Dũng cũng làm được những việc đáng kể, việc cải tạo đất phèn trồng lúa là một công trình khoa học đạt kinh tế cao.
Sáu Chiến: Những việc làm hiện tại bào chữa được phần nào những lỗi lầm của cậu ấy trong quá khứ.
Dì Năm: Tôi vẫn thường xuyên hối Ban kiểm tra sớm có kết luận về trường hợp của Dũng.
Sáu Chiến: Chuyện đó không dễ dàng đâu. Trong hồ sơ cung ở Tổng nha ta thu được, có ghi nhận việc Dũng khai báo cho địch bắt đồng chí Tư Mai.
Dì Năm: Đó là tư liệu của địch chứ không phải lời của đồng chí Tư Mai.
Sáu Chiến: Nguyên tắc cứ phải chờ kết luận của Ban kiểm tra.
Tám Yên: Chẳng lẽ chờ đợi suốt đời?
Sáu Chiến: Đồng chí có biết má Hai chợ Cá mỗi đêm lại thắp nhang nơi bàn thờ đồng chí Tư Mai. Chúng ta đối xử với cậu ta như hiện nay đã là quá tốt rồi.
Tám Yên: Tôi phản đối ý nghĩ ban ơn của đồng chí.
Sáu Chiến: Đồng chí hữu khuynh rồi đó.
Tám Yên: Vấn đề không phải là hữu khuynh hay tả khuynh, vấn đề là sinh mạng chính trị của đồng chí mình.
Sáu Chiến: Đồng chí nói sao? Chẳng lẽ chúng ta có thể chịu trách nhiệm về những cái chúng ta không biết của Dũng?
Tám Yên: Tôi đề nghị Thường vụ xem xét bố trí lại công tác cho cậu Dũng.
Sáu Chiến: Làm giám đốc nông trường chưa xứng đáng với vị trí của cậu ta sao?
Tám Yên: Ở đó, Dũng đã làm tốt nhiệm vụ được giao, nhưng khả năng cũa cậu ấy còn nhiều, cậu ấy còn đóng góp được tốt hơn nếu được trọng dụng. Hơn nữa, cần phải giải tỏa về mặt tư tưởng cho cậu ấy. Nỗi đau về tư tưởng còn đáng sợ hơn nỗi đau thể xác.
Sáu Chiến: Đồng chí cứ làm cho mọi việc trở nên phức tạp.
Tám Yên: Chúng ta đã kỷ luật đồng chí của mình với khuyết điểm còn trong nghi vấn.
Sáu Chiến: Tại sao đồng chí lại coi chuyện đó là kỷ luật?
Tám Yên: Không có văn bản, nhưng chúng ta ai cũng hiểu đó là kỷ luật. Vấn đề không phải là làm Cgủ tịch Phường lớn hơn làm giám đốc nông trường, mà vấn đề là chúng ta điều động Dũng trong sự nghi vấn… Mà thực chất của nghi vấn đó là kỷ luật.
Sáu Chiến: Có nghĩa là đồng chí đảm bảo tư cách đảng viên của Dũng trong những ngày cậu ta ở tù?
Tám Yên: Tôi tin ở đồng chí mình.
Dì Năm: Các đồng chí. Hôm chủ nhật mới rồi, tôi có lại thăm má đồng chí Tư Mai. Các đồng chí có biết bà má ấy đã nói với tôi như thế nào không? Dù sao thằng Tư nhà tôi cũng đã chết. Tôi đã nhận thằng Dũng là con và đã không biết bao nhiêu lần thằng Dũng thắp nhang lạy anh nó. Còn cô Kim, bạn chiến đấu và là vợ sắp cưới của Dũng, hiện công tác ở Thành đoàn… Cổ đi khắp nơi, gõ cửa mọi chỗ để lần tìm dấu vết minh oan cho Dũng. Hiện thời cổ đi Hà Nội, theo như cổ nói, cổ đi ra ngoài đó vì đã lần tìm ra dấu vết…
Sáu Chiến: Vấn đề lý lịch là vấn đề phức tạp và quan trọng nhất trong tất cả mọi vấn đề. Chúng ta phải biết kiên trì chờ đợi.
Tám Yên: Tôi nghĩ chúng ta không nên chờ đợi một cách thụ động.
Dì Năm: Trường hợp cậu Dũng, tôi xin chịu trách nhiệm trước Thường vụ về quyết định của mình. Các đồng chí có thể giải tán. Đồng chí Tám ở lại ta hội ý một chút.
Chờ cho mọi người ra hết.
Tám Yên: Tôi muốn lưu ý với các đồng chí, trong hoàn cảnh hiện nay, thực lực trong tay chúng ta có những gì? Vật tư không, cơ sở sản xuất không, trình độ quản lý thì non yếu. Chúng ta chỉ có duy nhất chính quyền cách mạng. Có chính quyền trong tay, chúng ta hoàn toàn có khả năng xóa sổ những cơ sở kinh tế tư nhân. Như vậy thì kinh tế Quận chúng ta sẽ đi về đâu? Tôi cho rằng, trong khi Nhà nước còn cho phép tồn tại nền kinh tế năm thành phần, thì chúng ta phải mạnh dạn sử dụng khả năng đóng góp của tư nhân.
Sáu Chiến: Tôi cho rằng làm như vậy táo bạo quá. Kinh tế tư nhân được phát triển thì mầm mống tư bản chủ nghĩa lại nhen nhóm.
Tám Yên: Có chính quyền cách mạng trong tay, chúng ta chẳng thể mắc những sai lầm ấu trĩ. Nếu sử dụng đúng mức sản xuất của tư nhân, nền kinh tế của chúng ta sẽ có điều kiến phát triển. Tôi cho rằng việc Nhà nước và nhân dân cùng làm là cần thiết. (Một tiếng đế ngang! “Hay” của ai đó).
Dì Năm: Chúng ta vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Cần gây dựng lại các cơ sở sản xuất nhỏ của tư nhân mà vừa qua do các chính sách quản lý, cải tạo của chúng ta mà bị tan rã. Sau đó, chúng ta có thể thí điểm việc Nhà nước và nhân dân cùng làm trên một vài ngành, có thể trước mắt là ngành xây dựng.
Tám Yên: Chúng ta cần triển khai ngay. Nhưng mắc nhất hiện nay là khâu cán bộ. Chúng ta cần phải có những cán bộ trẻ, đầy nhiệt tình và có năng lực lao vào mặt trận này.
Dì Năm: Đồng chí Tám nhắm ai?
Tám Yên: Tôi đề nghị Thường vụ bàn thêm về trường hợp cậu Dũng.
Sáu Chiến: Trường hợp cậu Dũng Thường vụ đã bàn nhiều lần rồi.
Tám Yên: Tôi mới ở dưới Nông trường Thanh niên mới về.
Dì Năm: Dưới đó làm ăn ra sao?
Tám Yên: Nếu không phải người trong cuộc thì khó lòng biết được đó là một cơ sở cải tạo lao động đối với thanh niên chậm tiến. Cậu Dũng đã cho xây cất những khu nhà cho học viên khá khang trang, cả hội trường nữa. Nói chung là cơ sở đời sống và sinh hoạt rất khá. Trong sản xuất cậu Dũng cũng làm được những việc đáng kể, việc cải tạo đất phèn trồng lúa là một công trình khoa học đạt kinh tế cao.
Sáu Chiến: Những việc làm hiện tại bào chữa được phần nào những lỗi lầm của cậu ấy trong quá khứ.
Dì Năm: Tôi vẫn thường xuyên hối Ban kiểm tra sớm có kết luận về trường hợp của Dũng.
Sáu Chiến: Chuyện đó không dễ dàng đâu. Trong hồ sơ cung ở Tổng nha ta thu được, có ghi nhận việc Dũng khai báo cho địch bắt đồng chí Tư Mai.
Dì Năm: Đó là tư liệu của địch chứ không phải lời của đồng chí Tư Mai.
Sáu Chiến: Nguyên tắc cứ phải chờ kết luận của Ban kiểm tra.
Tám Yên: Chẳng lẽ chờ đợi suốt đời?
Sáu Chiến: Đồng chí có biết má Hai chợ Cá mỗi đêm lại thắp nhang nơi bàn thờ đồng chí Tư Mai. Chúng ta đối xử với cậu ta như hiện nay đã là quá tốt rồi.
Tám Yên: Tôi phản đối ý nghĩ ban ơn của đồng chí.
Sáu Chiến: Đồng chí hữu khuynh rồi đó.
Tám Yên: Vấn đề không phải là hữu khuynh hay tả khuynh, vấn đề là sinh mạng chính trị của đồng chí mình.
Sáu Chiến: Đồng chí nói sao? Chẳng lẽ chúng ta có thể chịu trách nhiệm về những cái chúng ta không biết của Dũng?
Tám Yên: Tôi đề nghị Thường vụ xem xét bố trí lại công tác cho cậu Dũng.
Sáu Chiến: Làm giám đốc nông trường chưa xứng đáng với vị trí của cậu ta sao?
Tám Yên: Ở đó, Dũng đã làm tốt nhiệm vụ được giao, nhưng khả năng cũa cậu ấy còn nhiều, cậu ấy còn đóng góp được tốt hơn nếu được trọng dụng. Hơn nữa, cần phải giải tỏa về mặt tư tưởng cho cậu ấy. Nỗi đau về tư tưởng còn đáng sợ hơn nỗi đau thể xác.
Sáu Chiến: Đồng chí cứ làm cho mọi việc trở nên phức tạp.
Tám Yên: Chúng ta đã kỷ luật đồng chí của mình với khuyết điểm còn trong nghi vấn.
Sáu Chiến: Tại sao đồng chí lại coi chuyện đó là kỷ luật?
Tám Yên: Không có văn bản, nhưng chúng ta ai cũng hiểu đó là kỷ luật. Vấn đề không phải là làm Cgủ tịch Phường lớn hơn làm giám đốc nông trường, mà vấn đề là chúng ta điều động Dũng trong sự nghi vấn… Mà thực chất của nghi vấn đó là kỷ luật.
Sáu Chiến: Có nghĩa là đồng chí đảm bảo tư cách đảng viên của Dũng trong những ngày cậu ta ở tù?
Tám Yên: Tôi tin ở đồng chí mình.
Dì Năm: Các đồng chí. Hôm chủ nhật mới rồi, tôi có lại thăm má đồng chí Tư Mai. Các đồng chí có biết bà má ấy đã nói với tôi như thế nào không? Dù sao thằng Tư nhà tôi cũng đã chết. Tôi đã nhận thằng Dũng là con và đã không biết bao nhiêu lần thằng Dũng thắp nhang lạy anh nó. Còn cô Kim, bạn chiến đấu và là vợ sắp cưới của Dũng, hiện công tác ở Thành đoàn… Cổ đi khắp nơi, gõ cửa mọi chỗ để lần tìm dấu vết minh oan cho Dũng. Hiện thời cổ đi Hà Nội, theo như cổ nói, cổ đi ra ngoài đó vì đã lần tìm ra dấu vết…
Sáu Chiến: Vấn đề lý lịch là vấn đề phức tạp và quan trọng nhất trong tất cả mọi vấn đề. Chúng ta phải biết kiên trì chờ đợi.
Tám Yên: Tôi nghĩ chúng ta không nên chờ đợi một cách thụ động.
Dì Năm: Trường hợp cậu Dũng, tôi xin chịu trách nhiệm trước Thường vụ về quyết định của mình. Các đồng chí có thể giải tán. Đồng chí Tám ở lại ta hội ý một chút.
Chờ cho mọi người ra hết.
- Anh Tám ạ, tôi ủng hộ những ý kiến của anh, nhưng tôi chỉ phân vân điều này, Dũng đang làm giám đốc dưới nông trường Thanh niên mới…
Tám Yên hiểu ý người bí thư, anh vui vẻ:
- Như tôi đã nói, tôi không nghĩ công việc giám đốc này hơn công việc giám đốc khác, mà tôi nghĩ tới khía cạnh đời sống tinh thần và tình cảm của người đồng chí mình. Mọi đánh giá đúng đắn và kịp thời của Thường vụ đối với Dũng, tôi cho là cần thiết và quan trọng lắm.
- Thôi được, anh ra quyết định cho Dũng đi.
Tám Yên còn nói thêm câu gì đó, nhưng dì Năm như không nghe thấy. Dì chỉ linh cảm thấy mình đã có một quyết định đúng đắn và Tám Yên rất vui.
Tự đáy lòng, dì Năm hiểu rằng, mình đã ngoài năm mươi, chính xác thì đã năm mươi tư tuổi chín tháng. Đi đứng còn nhanh nhẹn hoạt bát, nói năng còn lưu loát, minh mẫn. Nhưng sức nghĩ thì đã yếu. Đảm đương cho được nhiệm vụ của một bí thư Quận ủy quả là quá nặng với dì.
Thời đánh Mỹ, trăm công ngàn chuyện, không ai bảo là dễ, sức dì chưa khi nào cảm thấy đuối. Nào vận động binh sĩ làm binh biến. Vận động thanh niên học sinh phản đối quân sự học đường. Hỗ trợ cho chị em phụ nữ đòi quyền sống. Thậm chí, cùng với đám biệt động tổ chức đặt chất nổ đánh cư xá Mỹ… Còn bây giờ, trăm công ngàn chuyện, tưởng chừng đơn giản, hòa bình rồi mà, xung quanh là dân, đâu còn giặc giã, mà sao gay go quá chừng. Nào chuyện sản xuất, chuyện mở thêm trường học cho con em, chuyện lo cơm áo cho người nghèo, chuyện mở đường cho đám xì ke, đĩ điếm hoàn lương, chuyện nghĩa vụ quân sự, chuyện văn hóa văn nghệ… Nhiều chuyện dì không nghĩ ra, nhiều lãnh vực quá mới. Phải chi, một đồng chí nào đó, xứng đáng hơn dì đảm nhiệm chức bí thư. Nhưng các đồng chí thương mến, cứ nhất định giữ dì trong nhiệm vụ bí thư.
Các đồng chí thương mình, vì mình là người đảng viên duy nhất còn lại của chi bộ đầu tiên bám trụ ở miệt đất này. Những năm tháng đó, dì có mặt trong hầu hết các hoạt động đánh địch. Dì thuộc mặt từng bà má, dì là chỗ nương tựa của những người vợ lính, dì là dì Năm của đám thanh niên. Và đồng bào chính là hậu cứ vững chắc nhất tạo sức, nuôi dưỡng và che chở cho dì hoạt động. Vì thế, suốt mười mấy năm lăn lộn dì chưa một lần sa vào tay địch.
Thêm một lý do nữa để các đồng chí thuyết phục dì. Đảng ủy ngày một lớn, đảng viên từ nhiều nguồn họp về. Từ A vô, từ R xuống, từ nhà tù Mỹ ngụy trở về và những đảng viên bám trụ. Với tập thể đảng viên chưa quen biết nhau đó, dì cần là một trung tâm tập họp, trung tâm đoàn kết để xây dựng Đảng bộ. Trước cai1ly1 đó, dì biết là mình không thể chối từ.
Dì nhận chức bí thư với nhiều băn khoăn lo lắng. Nỗi băn khoăn lớn nhất là trình độ hiểu biết về khoa học quản lý kinh tế quá non yếu của mình. Liệu cái tình, cái uy tín có bù đắp được những non yếu đó? Dì đành (chữ đành hoàn toàn chính xác) phải cùng với các đồng chí của mình bươn chải. Và dì cũng biết sử dụng triệt để lợi thế của mình trong công việc. Đó là sự sử dụng ưu thế uy tín cá nhân mình, dám chịu trách nhiệm trong những quyết định, khi Thường vụ không hoàn toàn nhất trí.
Dì đứng dậy, điện thoại cho Kim. Không gặp, nhưng người nghe điện thoại thông báo với dì là Kim đã ở Hà Nội về từ hôm qua. Nó không lại với mình, như thế có nghĩa là việc đi Hà Nội của nó chưa đem lại kết quả như nó muốn. Dù vậy, thì việc thay đổi môi trường công tác cho Dũng vẫn cứ phải làm. Dì với cây bút ghi vào cuốn lịch bàn: Tối, tới Kim.
/ Mời đọc tiếp 4.3/
/ Mời đọc tiếp 4.3/
TÌNH YÊU CÓ CÁNH - TIỂU THUYẾT
NGUYỄN NGUYÊN BẢY
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét