WASON PL 4389 .24 N578 D3
CORNELL UNIVERSITY
LIBRARIES
ITHACA, N.Y.14853
John M. Echols
Collection on Soucheast Asia
JOHN M OLIN LIBRARY
ĐÊM CHẲNG RIÊNG AI - TIỂU THUYẾT
Nhà xuất bản Thanh Niên
- Hà Nội 1987
NGUYỄN
NGUYÊN BẢY
Hai
Thơm bồn chồn, anh cố dấu nén sự bồn chồn ấy bằng cách lăng xăng, đi vào đi ra,
như là đang rất bận rộn giải quyết công việc. Thỉnh thoảng lại nhìn ra cửa,
nhìn về phía cổng công trường. Chợt trông thấy Hòa đi vào công trường, Hai Thơm
vui hẳn. Anh chạy lại phía Hòa, cử chỉ ít thấy ở anh:
- Mình
nghĩ là chú em không tới. Nhưng mình đã nghĩ lầm, chú em không phải hạng người
vô trách nhiệm.
Hòa
tươi cười xã giao:
- Ai
gọi thì có thể trễ, chứ anh Hai gọi thì em tới liền à. Quan trọng lắm phải
không anh Hai?
- Ra
căng tin làm ly cà phê, anh em mình nói chuyện
- Hai
Thơm bá vai Hòa đi về phía căng tin. Mấy cô bán căng tin hình như cũng ngạc
nhiên về cử chỉ của Hai Thơm. Một cô lại hỏi hai người uống gì. Hai Thơm kêu
hai ly cà phê sữa và mấy điếu 555.
- Vợ
ông Vũ Tiến muốn gặp chú mày. Tất nhiên chẳng có gì quan trọng đâu. Vì mọi chuyện
quan trọng, anh đã lo giàn xếp ổn thỏa cả rồi.
- Nếu
vậy anh cần em làm gì?
- Là
một bằng chứng cụ thể. Chú mày sẽ gặp bả và mói cho bả nghe chú mày đã thi công
dãy nhà xưởng số 2 như thế nào, và tại sao nó lại không đảm bảo chất lượng. Chỉ
có vậy thôi mà, chú mày cứ việc nói thoải mái và thành thực.
- Em
sẽ nói tất cả. Tất nhiên là em sẽ nói về mình, vì vậy anh đừng lo, em chẳng làm
phiền đến anh đâu.
- Chú
mày lầm, anh có gì mà sợ chú mày phiền. Chú mày cứ việc nói, nói một cách thoải
mái. Có điều làm thế nào để quan hệ của chúng mình khỏi sứt mẻ.
- Anh
nói vậy là sao?
- Tất
nhiên công việc gì cũng có những liên quan lẫn nhau, lỗi của chú mày cũng là lỗi
của anh, mà cũng là lỗi của giám đốc Vũ Tiến. Vì vậy, mình phải làm thế nào để
mọi chuyện khỏi thành phức tạp. Trong cuộc sống khó khăn này, làm khổ nhau làm
gì. Chú mày nên nhấn mạnh đến vấn đề kỹ thuật và tệ nạn tiêu cực của công trường,
việc ăn cắp xi măng của công nhân chẳng hạn. Ngoài ra, chú mày cần khẳng định
việc tu sửa công trình như hiện nay là hợp lý, sẽ nhanh chóng tiến hành nghiệm
thu bàn giao.
Về
vấn đề xi măng, nếu bả hỏi em đã nhận như thế nào và đã thi công ra sao, em sẽ
trung thực trả lời chứ.
- Tất
nhiên, cái đó có sổ sách. Bả sẽ kiểm tra chứng từ sổ sách, cái đó chú mày khỏi
lo.
- Còn
chuyện sửa chữa công trình theo phương án hiện nay, em cũng trung thực trình
bày ý kiến của mình chứ?
- Có
nghĩa là chú mày phản đối.
- Thì
chính anh chẳng nói với em là cứ việc trình bày thoải mái, khách quan, trung thực..
- Chú
mày hiểu chưa đúng cái ý của anh. Trước khi tiến hành công tác sửa chữa, anh chẳng
đã trao đổi và thống nhất với chú mày rồi sao. Chú mày cũng đã đồng ý. Chẳng lẽ
bây giờ chú mày thay đổi? Chú mày hành động như vậy thì sao gọi là trung thực.
Hơn nữa, anh đã nói với chú mày rồi, trong cuộc sống khó khăn này, làm khổ nhau
làm gì. Phải thương nhau, chú mày hiểu chứ?
- Thôi
được. Để khi gặp bả, em sẽ tùy cơ ứng biến.
- Phải
có lập trường, mà lập trường phải trước sau như một, không được dao động.
Hòa
ngồi im lặng. Bao giờ cũng vậy, Hòa cảm thấy mình luôn bị động với Hai Thơm,
anh ta dồn Hòa tới cái chỗ Hòa cảm thấy anh ta luôn có lý, còn Hòa thì thực là
vô lý và ngu xuẩn.
- Vậy
là anh em mình thống nhất rồi nghe.
Hòa
lắc đầu:
- Em
sẽ nói tất cả, trung thực và thẳng thắn. Những điều mà có thể trước đây em sai,
em định lừa dối mình, thì bây giờ em sẽ trình bày lại. Hậu quả như thế nào em
cũng chịu. Em không muốn sống dối trá.
- Ra
vậy. Thôi được, tùy chú. Dù sao thì anh cũng không ân hận là đã trao đổi trước
mọi vấn đề, - Hai Thơm đột ngột quay qua mấy cô bán căng tin. – Tính tiền chú
đi, mấy cháu
Hai
Thơm trả tiền, rồi chia tay Hòa trong thoáng ngỡ ngàng của Hòa. Khi họ tới ngồi
uống cà phê và bây giờ đứng dậy, hai thái độ gần như ngược hẳn nhau. Từ thắm
thiết, họ trở nên xa lạ và lạnh nhạt.
Hòa
bước về khu văn phòng.
Trong
phòng giám đốc, Ngọc Bích và Út Lâm đang ngồi xem xét sổ sách và trao đổi với
nhau.
- Nếu
xét về mặt giấy tờ sổ sách, thì hình như không có vấn đề gì. Việc nhập vào và
phát ra đều có vẻ hợp lý cả. Nếu vậy thì cái gút ở đâu?
- Chị
Bích, tôi xin được góp ý kiến trong cách nhận xét của chị. Tại sao chị lại nói
hình như không có vấn đề gì. Và có vẻ hợp lý. Nhận xét như vậy chị có ý nghi ngờ
chúng tôi làm chứng từ sổ sách ma? Còn cái gút của vấn đề ở đâu thì tôi xin thẳng
thắn trao đổi với chị như thế này. Đời sống của anh chị em công nhân vất quá
nên có nhiều diễn biến tiêu cực, tệ nạn ăn cắp vật tư của công trường thực là
nghiêm trọng. Trước đây, chỉ mất chút xi măng, bây giờ cả đến gỗ, đến gạch. Tôi
mới về nên các khâu đang được chấn chỉnh lại. Nói thực với chị, nếu không chấn
chỉnh lại, e có nhiều hạng mục công trình như khu nhà xưởng số 2. Việc chị tới
thanh tra công trường lần này chắc chắn sẽ giúp cho chúng tôi chấn chỉnh lại tất
cả.
- Anh
em có lấy xi măng thì cùng lắm cũng là dăm mười ký, đâu có ảnh hưởng nghiêm trọng
tới công trình như vậy anh Út?
- Mỗi
người dăm mười ký chị nhân với số công nhân cả công trường này thì biết bao
nhiêu là xi măng.
- Chẳng
lẽ ai cũng ăn cắp?
- Không
phải là tất cả, nhưng nhiều người ăn cắp. Tôi đã kể chị nghe các mánh lới ăn cắp
rồi đó. Tình hình rất xấu. Các công tác đoàn thể hầu như chưa được chú ý, anh
Vũ Tiến bù đầu vào chuyên môn, người công tác Đảng thì đau ốm liên miên, mới rồi
về hưu, tôi được đưa về thay. Mới có mấy tháng, tôi chưa thể giải quyết được
các hậu quả.
- Nếu
vậy thì gay go thiệt.
- Chính
tôi cũng không lường được những khó khăn khi về nhận công tác ở đây mà chị. Nhưng biết làm sao, mình phải gỡ dần dần, chúng tôi một mặt chấn chỉnh lại các
đoàn thể, cho anh chị em học tập tinh thần làm chủ tập thể, một mặt phải đẩy mạnh
công tác đời sống. Khi đời sống anh em công nhân tăng lên thì họ sẽ không nghĩ
tới việc làm xấu. Chúng tôi phải cử hẳn một đồng chí phó giám đốc lo công tác đời
sống.
- Đi
nuôi heo, nuôi cá trê phi phải không anh?
- Đấy
cũng mới chỉ là một mặt thôi chị. Còn lo chạy hàng dưới miền Tây, lo nhận xây dựng
những công trình của các tỉnh, kế hoạch C mà chị.
Từ
bên ngoài, Hai Thơm vào.
- Báo
cáo chị Bích, chị có cần làm việc với cậu Hòa sáng nay không ạ?
- Nếu
được, chú bố trí cho tôi làm việc với Hòa.
- Dạ,
mười phút nữa cậu ta sẽ có mặt.
Hai
Thơm quay ra vội vã.
- Về
trường hợp của cậu Hòa, ý kiến của anh thế nào anh Út?
- Chị
muốn hỏi trường hợp kỷ luật của cậu ta?
- Không.
Tôi muốn tìm hiểu tư cách phẩm chất một con người.
- Nếu
loại trừ vấn đề kỷ luật cậu ta, thì theo tôi đây là một thanh niên được, có tư
cách tốt, có tinh thần găng say với công việc, chịu khó, chịu khổ, không kêu ca
phàn nàn. Một con người trung thực. Việc cậu ta thi công dãy nhà xưởng số 2 gặp
một số trục trặc thực ra không phải hoàn toàn lỗi nơi cậu ta. Nhưng hoàn cảnh bắt
buộc cậu ta phải chịu trách nhiệm chính. Tôi đã thống nhất ý kiến với anh Vũ Tiến
là sau khi dãy nhà xưởng số 2 nghiệm thu bàn giao xong, sẽ thay đổi kỷ luật và
lại để cậu ta tiếp tục công tác chỉ huy thi công.
Hai
Thơm và Hòa vào. Út Lâm mời tất cả mọi người ra ngồi nơi ghế xa lông, thay vì
ngồi nơi bàn làm việc. Hai Thơm rót nước mời mọi người.
- Nghe
nói Hòa xin nghỉ vì việc riêng, ở nhà ba má có chuyện gì phải không?
- Thưa
chú, cháu…
- Vậy
thì chuyện lên làm việc với cô có phiền không?
- Dạ
không, bản thân cháu cũng muốn gặp cô để trình bày.
Hai
Thơm đứng dậy một cách tế nhị.
- Em
xin phép anh Út và chị Bích. Công việc ngoài công trường đang cần em.
- Nếu
chú không bận thì ngồi đây trao đổi với chị Bích và cậu Hòa luôn.
- Bận
lắm anh Út à. Dãy nhà xưởng số 2 đang khẩn trương sửa chữa.
Hai
Thơm đứng dậy, vội vã ra. Với Hai Thơm sự vội vã là thường trực nơi con người
anh, nhất là vào lúc này, cần bày tỏ với những người lãnh đạo sự năng nổ của
mình.
Căn
phòng chỉ còn lại ba người. Út Lâm ngồi ngả lưng vào thành ghế dựa. Anh cảm thấy
mệt mỏi và buồn ngủ. Hai cặp mắt liu diu. Ngọc Bích nâng ly nước lên và ra hiệu
cho Hòa uống nước. Họ bắt đầu nói với nhau những câu chẳng ăn nhập vào đâu,
ngoài mục đích xã giao thăm hỏi. Họ đang tìm sự thoải mái mà cả hai đều chờ đợi.
Thế rồi họ cuốn vào câu chuyện cần trao đổi với nhau từ lúc nào, chính họ cũng
không nhớ nữa.
- Cháu
rất mừng khi nghe tin cô tới thanh tra công trường, mừng một cách thực sự. Cháu
không muốn dấu giếm cô điều gì. Cháu sẽ được nói tất cả và cháu cần phải nói.
- Cô
cũng tin là cháu sẽ hành động như vậy. Chúng ta không thể sống nếu không trung
thực với nhau. Cô nghe Thu Nga nói nhiều về cháu. Thu Nga thì cô biết rất rõ, vậy
mà nó là bạn với cháu, có nghĩa là hai người nhất định có nhiều cái căn bản
tương đồng với nhau. Cô nghe cháu nói đây.
- Cháu
không muốn nói nhiều về việc tại sao dãy nhà xưởng số 2 không đảm bảo chất lượng.
Việc ấy đã quá rõ ràng. Cháu đã thi công ẩu và cháu phải chịu trách nhiệm
chính. Nhưng vấn đề cháu muốn nói với cô là, dù sao cháu cũng chỉ là một cán bộ
kỹ thuật, cháu không có quyền hạn giám sát tất cả các vấn đề thuộc phạm vi dãy
nhà xưởng số 2. Vì thế chính cháu cũng không hiểu vì sao dãy nhà xưởng này lại
sa vào tình trạng mất phẩm chất nghiêm trọng như vậy. Công trình rất xấu, chẳng
những ngay hiện tại nó hứng chịu kết quả của những mảng tường nứt và trần lở,
mà trong một tương lai không xa sẽ sụp đổ, khi các máy được vận hành, độ rung của
nó lớn, thì với cái xưởng ọp ẹp nó không thể tránh khỏi điều như cháu nói. Hậu
quả khi ấy còn nặng nề hơn nhiều. Về phần mình, như cháu đã nói. Điểm thứ hai
cháu muốn trình bày với cô là việc tiến hành sửa chữa dãy nhà xưởng hiện nay.
Như trên cháu đã nói, dãy nhà xưởng này chất lượng quá xấu. Biểu hiện của nó là
sự nứt tường và lở từng mảng trần. Nếu tiến hành phương án sửa chữa như hiện thời
đang làm, có nghĩa là dập những chỗ tường bị lở và những chỗ trần bị sụt, thì
trước mắt có thể che lấp được những khuyết điểm của công trình và có thể tiến
hành nghiệm thu bàn giao. Nhưng trong thực tế thì coi như chưa sửa chữa gì. Vì
chỉ cần ít thời gian sau, công trình sẽ hư hỏng và sẽ gây những thiệt hại lớn.
Do vậy, cháu thấy cần dũng cảm nhận sai lầm và sửa chữa lại một cách căn bản
công trình này.
Út
Lâm vẫn nghe Hòa nói một cách làng màng. Đối với anh việc tiến hành sửa chữa
theo phương án nào cũng vậy thôi. Vì phương án nào cũng là sửa chữa. Anh vẫn ngồi
im lặng trong một dáng vẻ chăm chú không kém gì sự chăm chú của Ngọc Bích. Trán
Ngọc Bích hơi nheo lại. Chị hiểu là câu chuyện đang bắt đầu và chính cái gút là
ở chỗ này đây. Chị muốn cắt ngang những mạch ý trình bày của Hòa, nhưng chị lại
tự kiềm chế được.
Căn
phòng hé mở, Hồng thò đầu vào. Chị gật đầu chào tất cả, rồi khép cửa lại. Chị
không vào phòng, mà đi thẳng ra công trường. Chị đi về phía dãy nhà xưởng số 2.
Mình
phải xem xét lại tất cả. Không thể phó thác công việc một cách vô trách nhiệm,
rồi phủi tay, trong thời gian sửa chữa công trình, tôi đi học vắng. Đã đến lúc
không thể duy trì lối làm ăn như vậy được. Lúc nào cần đến vai trò trách nhiệm
của mình thì tìm mọi cách lẩn tránh. Còn khi vui, tiếng vỗ tay nghe giòn. Không
thể được. Hồng vừa đi vừa lẩm bẩm với chính mình. Và chị hiểu rằng suy nghĩ của
mình như vậy là đúng đắn.
Hai
Thơm đang nói điều gì đó với đám công nhân. Thấy Hồng đi lại, Hai Thơm hơi khó
chịu. Đây là một trong không nhiều người ở công trường này Hai Thơm tránh không
gặp mặt nhất. Nhưng hôm nay Hai Thơm không cho phép mình ác cảm. Dù sao cũng phải
đặt lợi ích công việc lên trên hết. Hai Thơm chủ động bước lại phía Hồng:
- Bà
mang lại cho tụi này những tin tức mới nhất đấy chứ?
- Có
thể lắm.
Hồng
nhún vai. Bao giờ chị cũng cảm thấy khó chịu đối với hạng người như Hai Thơm.
Vì theo chị, con người này có cái gì đấy, không phải vấn đề hợp nhau, mà hình ảnh
chị vẫn thường so sánh về một kẻ ăn xin bên một người lao động. Kẻ ăn xin không
còn biết liêm sỉ là gì, có thể gặm ngay cái xương người ta vừa nhè từ miệng ra,
với một sức vóc không phải không tráng kiện, tuổi tác không phải đã ngoài ba
mươi, vậy mà sự lười biếng đã trở thành bản chất. Kẻ ăn xin coi việc ăn xin như
một cái nghề. Hồng rất coi thường Hai Thơm, trong cách nhìn của chị, Hai Thơm
chẳng khác gì một tên ăn xin, khác chăng là loại ăn xin này có văn hóa và có thủ
đoạn. Nói chuyện với Hai Thơm đối với chị có thể coi như một cực hình. Và chính
Hai Thơm cũng cảm thấy như thế.
- Tôi
sẵn sàng nghe bà nói những tin mới nhất.
- Hồng
mỉm cười:
- Tin
mới nhất này không làm cho ông vui đâu. Tôi tới để xem xét việc thi công sửa chữa
dãy nhà xưởng số 2, sau đó sẽ làm việc với cán bộ thanh tra. Thú thực với ông,
tôi sẽ phải tố cáo với sự gian dối của các ông mất.
Hai
Thơm vẫn thản nhiên, sắc mặt không thay đổi, tuy trong lòng có chút bực mình và
bối rối.
- Xin
mời. Tôi cũng nghĩ là cơ hội lập công đã tới với những người luôn cảm thấy mình
có công trạng mà chưa được đặt đúng chỗ ngồi.
- Cũng
có thể lắm. Kẻ háo danh và thèm địa vị nó hiện ra mặt. Tôi muốn một chức giám đốc,
để rồi đem cả cái công trường này đi bán.
- Chúng
ta quá hiểu nhau rồi mà. Tốt hơn hết là không cần phải khích bác, chỉ trích
nhau làm gì.
- Vậy
thì tôi có thể vào thẳng vấn đề được chứ? Chúng ta đã thi công một cách quá tồi
tệ. Chúng ta thực sự đã ăn cắp, đã dối trá, đã lường gạt nhà nước một lần. Như
vậy chưa đủ sao, bây giờ lại lũy thừa sự dối trá lần nữa. Đừng nghĩ rằng, một
cô gái đã mất trinh trắng ngay từ tuổi 16, có thể lấy lại được trinh trắng nhờ
vào chiếc xoa rê ngày cưới. Chúng ta không thể sửa chữa một cách bôi bác dãy
nhà xưởng số 2 chỉ với mục đích bàn giao nghiệm thu cho xong, để cấp trên lại
tín nhiệm chúng ta, lại trao cờ, lại khen thưởng. Giả dối như thế, lương tâm
không ngủ được đâu. Phải dám nhận lỗi. Thậm chí dám ngồi tù vì lầm lỗi. Đập hẳn
cái công trình này đi, làm lại từ đầu. Thà lãng phí một lần, còn hơn để hậu quả
của nó xảy ra nghiêm trọng gấp ngàn lần sự đập phá hôm nay. Dãy nhà xưởng có thể
đổ bất chợt trong một cơn gió bão, hoặ do một biến động nào đó. Và cái quan trọng
hơn, là căn bệnh dối trá qua sự việc này sẽ được chính thức hóa công nhận là một
lẽ thường trong cuộc đời. Thế hệ trẻ sẽ nhiễm thói dối trá ấy, và còn di truyền
mai sau. Thế là dối trá sẽ không là dối trá nữa. Cả công trường của chúng ta rồi
rộng hơn nữa, cả thành phố, cả đất nước, tôi mong rằng ông kịp nhận ra như tôi
điều đó. Dù sao chúng ta cũng là những người cùng thế hệ thứ ba phải không ông,
tôi nghĩ chắc ông đang còn một chút dũng cảm của con người. Nói thực cái chức
trợ lý giám đốc của ông chẳng cao quý gì hơn việc về nhà đuổi gà cho vợ đâu, nếu
như ông hay tôi sống được nhờ dối trá. Tôi sẽ khiếu nại việc này với cấp trên nữa,
tôi sẽ mang cả tấm thẻ đảng của tôi và chức vụ trưởng phòng kỹ thuật để đi tới
chân lý. Hoặc là tôi thắng, hoặc là con số không. Ông hiểu tôi nói chứ.
Hai
Thơm thực sự bất ngờ về lập luận và lối nói của Hồng. Anh hiểu rằng, như thế có
nghĩa là con sư tử đã gầm lên, không chịu nằm trong cũi sắt nữa. Và tới lập luận
đó, Hai Thơm hầu như không có cách nào để đối phó.
- Bà
lưu ý cho, tôi chỉ là một người thừa hành, không hơn không kém.
- Có
nghĩa là ông muốn đổ tội cho giám đốc? Tôi không phản đối điều đó, bởi tôi cũng
như ông, chúng ta là những người cấp dưới có bổn phận phải thi hành mệnh lệnh,
chủ trương nhiệm vụ mà cấp trên giao phó. Nhưng chúng ta có thể làm tất cả những
điều đó một cách mù quáng được không? Thưa ông, ông đừng quên chúng ta là con
người, hơn nữa Đảng luôn dạy chúng ta thẳng lưng và ngẩng đầu. Ông có thể thi
hành nhiệm vụ một cách mù quáng nhưng với tôi thì không, hoàn toàn không. Tôi
chỉ làm việc gì mà tôi thấy đúng. Chính vì thế tôi cần thiết phải đấu tranh với
ông và cần thiết với giám đốc Vũ Tiến, cần thiết với cấp cao hơn nữa. Ông cũng
là người am hiểu kỹ thuật, ông có nhận với tôi là công trình dãy nhà xưởng số 2
kém phẩm chất một cách nghiêm trọng, và cần thiết phải sửa chữa theo cách khác
chứ không phải cách hàn vá như chúng ta đang tiến hành.
- Nhưng
bà cũng phải hiểu rằng, cấp trên sẽ không chấp nhận việc hủy bỏ công trình hay
những sửa chữa tốn kém. Hơn nữa, nếu chấp nhận cho chúng ta sửa chữa sai lầm tận
gốc, thì e cả tôi và bà đều không yên lành gì để mà ở lại cái công trường này.
- Điều
đó tôi biết. Việc chúng ta thi công quá tồi công trình nhà xưởng số 2 đủ nói rằng
chúng ta không xứng đáng ngồi ở vị trí chúng ta hiện đang ngồi. Nhưng như tôi
đã nói, tôi không muốn ở địa vị này mãi, nếu suốt đời phải sống dối trá. Tôi
nghĩ mình có thể là một thợ sắt hay một thợ quét vôi, như vậy còn tốt hơn,
lương tâm chúng ta yên ổn hơn. Và nếu có chết chúng ta còn nhắm mắt được. Ông
tưởng rằng sẽ không có ai phán xét những việc làm của chúng ta sao? Đương thời,
khi ông và tôi, và Vũ Tiến còn đangngồi trên ghế, có nghĩa là chúng ta tạm còn
quyền lực, chúng ta có thể buộc người khác câm miệng, ai có ý nghĩ phán xét
chúng ta, kẻ ấy sẽ bị tiêu diệt. Nhưng, không lâu đâu, chúng ta sẽ bị xét hỏi.
Các thế hệ sau ta, con cháu chúng ta không để cho chúng ta yên đâu. Như tôi đã
nói khi nãy, bây giờ sống đấy mà đêm lại không ngủ được, lương tâm cắn rứt. Và
chết cũng đừng hòng nhắm mắt. Chẳng lẽ chưa một lần nào ông nghĩ tới điều này
sao?
Hai
Thơm lặng người. Đúng là cuộc sống khiến anh ít khi tự vấn mình. Công việc bằng
bằng, lối sống bằng bằng. Giám đốc luôn hài lòng. Cấp dưới luôn vì nể. Vợ con
phây phây ngày mỗi ngày hài lòng vì cuộc sống. Thế thì có gì phải suy nghĩ. Mà
Hai Thơm cũng chẳng dại gì nghĩ tới những chuyện theo anh là không đâu. Lương
tâm là một cái gì đó thật trừu tượng, có ai nhìn thấy đâu, có ai biết nó ở đâu.
Còn chuyện chết có nhắm mắt hay mở mắt, cái đó chẳng quan trọng gì. Sáng nghĩ
xa cho tới chiều, chiều nghĩ xa cho tới tối, tối nghĩ xa cho tới mai, nào ai biết
mình sẽ chết lúc nào mà bận rộn chuyện tương lai, chuyện nhắm mắt hay mở mắt.
Ngay cả nếu có bị phán xét, thì khi ấy việc cũng đã rồi, thời trai trẻ cũng đã
qua rồi, cái thân già có đuổi gà cho vợ cũng có sao đâu. Còn ngày hôm nay, cuộc
sống của anh chưa phải có gì là sung sướng nhưng chính cuộc sống đó đã bắt anh
phải trả một giá không rẻ mới có được, chẳng phải anh đã hy sinh cả một thời
trai trẻ, lăn lộn hết nơi này đến nơi khác, phục vụ hết giám đốc này đến giám đốc
khác, dễ gì anh để mất. Không bao giờ. Bây giờ mà đã tính tới chuyện đuổi gà
cho vợ thì sớm quá. Vả lại, người như anh thì đã có gì gọi là tồi. Còn khối người,
chức vụ cao hơn anh thối nát đến mức chỉ đi ngang qua đã ngửi thấy mùi, mà họ
đâu đã chịu từ chức hay vui vẻ nhận rằng mình nên về đuổi gà cho vợ. Thế thì lẽ
nào, anh lại phải chấp nhận điều này quá sớm. Những ý nghĩ đó không phải bất chợt
đến với Hai Thơm, mà thực sự nó đã chắc bền từ bao nhiêu năm nay. Anh cần phải
tranh đấu để bảo vệ nó.
- Về
tất cả những điều bà nói, tôi không phản đối nhưng dù sao, chúng ta cũng chỉ là
những phần tử bé nhỏ trong một đại dương đời quá lớn. Chứ nếu chỉ cần chúng ta
tốt đẹp mà cuộc đời này tốt đẹp, thì tôi xin nhận chịu tất cả mọi trừng phạt của
bất kỳ ai chăng nữa.
Hồng
bỗng cảm thấy thương hại Hai Thơm. Nỗi thông cảm bừng dậy trong lòng chị. Chị
chợt hiểu, dù sao Hai Thơm nói cũng có cái lý của nó. Hơn nữa Hai Thơm còn có
gia đình vợ và các con, chuyện đó không phải nhỏ trong cuộc đời này. Nhưng dù
sao chị cũng không thể chấp nhận cách nghĩ và hành động của Hai Thơm, chị hiểu
rằng, với con người này chưa hết cái gì đó của con người. Những tiêm nhiễm xấu
của Hai Thơm hay của chị, chẳng phải do sự ươn hèn của chính mình, sự ngộ nhận,
sự giáo dục, sự tiếp thu qua nhiều năm tháng của cuộc đời. Giọng chị trở nên dịu
nhẹ, bớt căng thẳng và cởi mở:
- Anh
Hai Thơm ạ, thực ra chúng ta rất bé nhỏ, cả tôi và anh, chúng ta từng đã ôm ấp
bao nhiêu ước mơ. Chúng ta từng đã sống bao nhiêu năm tháng đẹp đẽ. Nhưng sự
khó khăn của cuộc sống đã bắt chúng ta trở nên khôn ngoan, lọc lõi, mưu trí và
thủ đoạn trong cuộc đời. Đúng là một mình chúng ta tốt, không thể làm cho cả xã
hội tốt đẹp được. Nhưng tôi nghĩ mỗi người hãy tự sống tốt đã. Lâu nay, tôi sống
không đúng với bản chất của mình, tôi lẩn tránh, chạy trốn tất cả, muốn được
yên thân trong cái gọi là trong sạch của riêng mình, tôi đã sai, và chính những
anh em bạn trẻ đã dạy cho tôi cách sống khác hơn. Tôi phải nhập cuộc thực sự
vào cuộc sống nóng bỏng của chúng ta. Khi nãy, tôi có thể nói những điều làm
anh phiền lòng. Nhưng tôi không thể nói khác. Anh đừng giận tôi. Dẫu sao chúng
ta cũng phải suy nghĩ. Còn về chuyện dãy nhà xưởng số 2 thì như tôi đã trình
bày với anh, chúng ta cần nghiêm khăc kiểm điểm với cấp trên và sửa sai tận gốc,
dù việc làm đó có thiệt hại tới quyền lợi cá nhân của chúng ta, chúng ta vẫn phải
hành động, không có cách nào khác. Bây giờ tôi đi tìm gặp anh Vũ Tiến, không thể
để cho đồng chí giám đốc của chúng ta phạm thêm sai lầm. Tôi đi nghe anh Hai
Thơm.
Hồng
nói và đi rất nhanh, chị cảm như ý kiến của mỉnh chẳng bị Hai Thơm thanh minh,
thanh nga hoặc tranh cãi gì thêm nữa. Chị đi về phòng kỹ thuật, tính lấy tất cả
các đề án thiết kế để làm việc với giám đốc.
Trong
phòng giám đốc, Hòa cố trình bày mọi ý kiến của mình, cậu đã nói hết, chẳng dấu
giếm điều gì. Út Lâm không hỏi xen vào câu nào. Đầu óc của anh chẳng tập trung
vào chuyện đó vì anh thấy nó cũng không có gì mới. Còn với Ngọc Bích, câu chuyện
của Hòa cũng chưa cho phép nhìn nhận chính xác các vấn đề và có thể đi tới kết
luận. Hòa xin phép về. Ngọc Bích cũng thấy không cần hỏi gì thêm nữa. Chờ cho
Hòa ra khỏi phòng, ngọc Bích mới lên tiếng hỏi Út Lâm:
- Anh
đánh giá vấn đề như thế nào?
Út
Lâm vươn vai trong một thoáng mệt mỏi:
- Chuyện
cũng chẳng có gì mới. Để tôi đi kêu cà phê chị uống nghe.
- Cám
ơn anh. Tôi dùng trà được rồi.
Có
tiếng gõ cửa dè dặt. Tiếng Út Lâm hơi sẵng.
- Ai,
mời vào.
Cánh
cửa mở. Vân, cô gái cấp phát vật tư, tuổi chừng hai mươi ba, e dè bước vào
phòng.
- Cháu
chào cô, chào chú.
Ngọc
Bích đon đả mời khách.
- Cháu
Vân, lâu quá không thấy cháu lại chơi với Thu Nga.
Cháu
lu bu công việc quá, thưa cô.
Út
Lâm chỉ chiếc ghế đối diện mình.
- Ngồi
xuống đây, cháu Vân. Có chuyện cần gặp chú Tiến phải không?
- Dạ,
cháu muốn được gặp chú ít phút để trình bày một chuyện.
Ngọc
Bích đứng dậy.
- Anh
Út, tôi ra ngoài một chút để anh tiếp cháu.
- Cháu
muốn trình bày một việc với chú Út và cả cô nữa.
- Cả
cô?
- Dạ.
Cháu nghe anh em nói cô về thanh tra công trường, nên cháu mạnh dạn trình bày với
chú Út và cô việc này.
Vân
chưa nói hết lời đã tấm tức khóc.
- Sao
cháu lại khóc? Có việc gì oan ức, cháu cứ nói cho cô và chú Út nghe.
- Vân
nói trong nước mắt.
- Chuyện
này nói ra khó khăn quá.
- Cô
và chú Út đảm bảo giữ kín chuyện của cháu, nếu cháu yêu cầu.
- Cháu
đâu có lo lắng chuyện đó. Dù cho sau đây có chuyện gì xảy ra với cháu, một sự
trù ém, hay một thanh toán giang hồ, cháu cũng không lo sợ. Điều cháu sợ nhất
là sợ chính cháu. Cháu sẽ im lặng chuyện này sao? Thưa cô, chú, tối hôm qua, có
một công nhân, cháu quen mặt nhưng chưa biết tên, anh ta tới nhà cháu. Chẳng
nói năng gì mà quẳng ra bàn cho cháu năm trăm đồng và định bỏ đi. Cháu giữ anh
ta lại và hỏi: Thế này là thế nào? Tôi không quen biết anh, tôi không thể nhận
tiền của anh mà không biết lý do. Anh ta vẫn nhất định không nói, cháu dồn anh
ta một chập và hù dọa sẽ kêu người nhà ra, anh ta mới thủng thẳng bảo cháu: Cô
cầm lấy số tiền này, của cô đấy. Nhưng xin nhớ là đừng có bép xép cái miệng, đừng
có giậu đổ bìm leo. Cô đừng có mà khai báo tầm bậy tầm bạ. Điều đó chẳng có lợi
gì cho cô, mà chỉ làm phiền phức khó khăn thêm cho chú Vũ Tiến… Thế rồi anh ta
bỏ về, cháu không kịp suy nghĩ là mình cần phải làm gì. Thưa cô và chú, cháu
đâu có ý định khai báo tố cáo ai đâu, cháu chỉ là một nhân viên cấp phát vật
tư, thừa hành tất cả mọi mệnh lệnh của lãnh đạo. Suốt đêm qua cháu đã không thể
ngủ. Cháu quyết định tới đây để thưa chuyện với cô, chú, và nhờ cô chú trả dùm
cháu số tiền năm trăm đồng này cho người có tiền. – Vân rút từ trong túi xách của
mình bọc giấy báo. – Đây, số tiền, cháu chưa hề đếm… - Vân đặt tiền trước mặt
Ngọc Bích, cô lấy khăn tay lau những giọt nước mắt trên má. – Thưa cô chú, cháu
có thể về được chưa ạ?
Ngọc
Bích nhìn thẳng vào cặp mắt của cô gái. Cặp mắt này cũng có những tia nhìn
trong sáng và trung thực như cặp mắt Thu Nga.
-Khoan
đã cháu. Cô cần hỏi thêm cháu một số điều.
- Dạ.
- Cháu
cấp phát vật tư cho công trình nhà xưởng số 2?
- Dạ.
Mọi sự cấp phát đều có sổ sách giấy tờ và chữ ký của giám đốc.
- Thế
là sao anh Út?
- Tôi
cũng chưa rõ cụ thể chuyện này. Cháu Vân, cháu biết mặt người đưa tiền cho cháu
chứ?
- Thưa
chú, anh ta là thợ hồ.
- Chúng
ta sẽ tìm ra anh chàng thợ hồ đó ngay à. Còn về phần cháu, chú muốn cháu làm
cho chú một tờ kê khai chi tiết tình hình cấp phát vật tư cố gắng làm xong sớm,
đưa chú coi.
- Sáng
mai cháu sẽ nạp chú. Sổ sách giấy tờ của cháu làm rất rành mạch, cháu chỉ cần
làm một bản tổng kết là xong.
- Như
vậy sáng mai cô có thể làm việc chi tiết với cháu về vấn đề này chứ?
- Dạ,
thưa cô.
Vân
chào Út Lâm và Ngọc Bích, rồi lại rụt rè đi ra.
Út
Lâm hơi choáng váng. Anh rút điếu thuốc, châm lửa. Thế này là thế nào nhỉ? Tại
sao người ta không hối lộ tôi hay hối lộ Vũ Tiến, hay chí ít cũng phải một trưởng
phòng nào đó. Người ta lại hối lộ một cô bé cấp phát vật tư. Cô ta hầu như chẳng
có quyền gì ngoài việc phải thi hành. Người hối lộ là ai mới được chứ? Là một
công nhân. Lạ chưa. Anh ta cần gì ở cô bé này? Cần cô bé im lặng. Mà im lặng
cái gì? Muốn biết công việc của cô bé chỉ cần lấy giấy tờ sổ sách ra đối chiếu…
Thế thôi. Chuyện đã trở nên rắc rối rồi đầy. Mình chỉ còn một cách biện minh
duy nhất cho bản thân mình là mới về làm công tác Đảng ở công trường này. Mới về
mà. Mới về… Út Lâm phả liên tục khói thuốc cùng những suy nghĩ của mình.
Ngọc
Bích cũng ngồi lặng đi. Chị không muốn hỏi gì thêm người Bí thư đảng ủy đang ngồi
trước mặt chị. Vì chị cảm thấy trên khuôn mặt ấy, những nếp nhăn cũng đang xếp
lại.
- Dù
sao, cũng cần phải uống một ly cà phê, chị Bích ạ. Tôi chạy ra căng tin một
lát.
Không
chờ cho Ngọc Bích trả lời, Út lâm đứng dậy đi ra. Ngọc Bích vẫn ngồi yên không
cử động. Chị hoàn toàn hiểu rằng có vấn đề gì đó chưa minh bạch trong chuyện
này. Chị chợt nhớ tới Chính. Có thể lắm, Chính đã làm cái việc năm trăm đồng với
nhỏ Vân. Nhưng để làm gì mới được chứ? Chính là một công nhân, nó có trách nhiệm
gì trong chuyện này. Ngọc Bích hỏi rồi tự trả lời, rồi tự đi tới kết luận, có
thể là Chính. Bởi chỉ có típ người như Chính mới thích làm những việc giật gân
như vậy thôi. Còn mục đích của việc đó là gì thì Ngọc Bích chưa giải đáp được.
Chị hoàn toàn hiểu rằng công việc với chị không đơn giản chút nào.
Út
Lâm vào cùng với Hồng.
- Chào
chị Ngọc Bích.
- Chào
cô Hồng. Tôi có nghe anh Út nói cô đang đi học tập trung, sắp bảo vệ luận án tốt
nghiệp rồi phải không?
- Cảm
ơn chị, mọi việc quả là như vậy. Dạo này chị vẫn mạnh đều chứ?
- Thỉnh
thoảng cũng sổ mũi nhức đầu. Có tuổi rồi, cô ạ.
- Út
Lâm mời Ngọc Bích và Hồng cùng uống cà phê.
- Chị
Bích à, cô Hồng đây cũng có chuyện cần trao đổi với chị. Chị và cô Hồng làm việc
với nhau, tôi qua chỗ cháu Vân để tìm hiểu thêm công việc.
- Xin
anh cứ tự nhiên. Chị em chúng tôi cũng đã lâu chưa tâm tình với nhau.
- Út
Lâm uống một hơi ly cà phê đá. Sau đó từ từ đứng dậy. Anh cảm thấy mệt thực sự
và cách tốt nhất là không nên nghe thêm những câu chuyện đau đầu này nữa. Anh
ra khỏi phòng và khép cánh cửa thật nhẹ nhàng. Ngọc Bích nhìn theo Út Lâm, nói
với Hồng:
- Chuyện
công trường hình như làm cho anh ấy quá mệt mỏi.
- Tất
cả đều mệt mỏi, kể cả em và chị.
- Tôi
thấy dạo này cô trẻ và đẹp ra.
- Có
lẽ tại vì em nghỉ đi học, không phải đau đầu về tình hình bê bối ở công trường
nên có khỏe ra thật.
- Theo
cô nghĩ, công trường bê bối lắm sao?
- Rất
bê bối nếu như không nói là rối mù. Nhiều chuyện lộn xộn lắm, mà chị cũng đã biết
cả rồi còn gì. Công tác quản lý lỏng lẻo, đời sống công nhân viên khó khăn,
sinh ra tiêu cực nghiêm trọng. Và cái chính là lòng tin vào tương lai, vào chân
lý, vào cái đúng, hầu như chông chênh. Con người trở nên bi quan thái quá. Bản
thân em cũng sa vào tình trạng như thế. Cũng may mà còn kịp nhận ra.
- Tình
hình công trường có đến nỗi bi quan như vậy không cô?
- Nếu
như không chấn chỉnh lại tất cả thì hiện trạng không dừng lại ở chỗ bi quan, mà
có thể sụp đổ tất cả, vô phương cứu chữa.
- Tôi
không tin điều đó.
- Thực
tế sẽ làm cho chị tin ngay à. Em đơn cử với chị vài việc, thứ nhất là chuyện
dãy nhà xưởng số 2 không đảm bảo chất lượng. Thực ra không phải chỉ có dãy nhà
xưởng số 2 không đảm bảo chất lượng, mà hầu hết hạng mục công trình đều không đảm
bảo chất lượng, có điều người ta du di (xuê xoa) nhau, nhưng tới dãy nhà xưởng
số 2 này thì không thể du di được nữa, khi chất lượng công trình bị báo động
nghiêm trọng. Tại sao như vậy, thật dễ hiểu, người ta chạy theo thành tích, người
ta làm một đằng báo cáo một nẻo, người ta tham ô, ăn cắp. Ai thì em không thể
nói cụ thể, nhưng chị có thể kiểm tra và hỏi ngay anh Vũ Tiến. Thứ hai là chuyện
quản lý, bê bết quá chừng, không ai nghe ai, không ai chú ý tới ai, mạnh ai nấy
sống. Chúng ta đang sống trong chủ nghĩa xã hội thật, nhưng quan hệ giữa con
người với con người thì phi xã hội chủ nghĩa. Thành thực mà nói với chị, trước
đây em rất mê tín anh Vũ Tiến, nhưng bây giờ sự mê tín đó không còn nữa, anh tự
bằng lòng với khả năng và quyền lực của mình, nên sử dụng một đám toàn những
quân sư tầm bậy tầm bạ. Người trung thực bị anh loại ra hết, anh không muốn
nghe ai, không cần bàn bạc với ai, lúc nào cũng nói như thét ra lửa và nhìn về
tương lai như chẳng hề có khó khăn gì. Chị về thanh tra công trường, em biết mọi
chuyện sẽ rất khó khăn với chị. Nhưng chị sẽ tìm thấy cái quan trọng nhất của
cuộc đời mình. Dù sao chúng ta cũng là những đảng viên cộng sản. Lẽ ra em sẽ
nói nhiều hơn nữa với chị, nhưng em nghĩ nói như vậy chị đã hiểu, em chỉ mong
chị có những đóng góp lớn cho công trường thoát khỏi tình trạng bê bối như hiện
nay.
- Cảm
ơn Hồng. Tôi sợ khả năng mình không xứng đáng với lòng tin đó.
- Em
thì lại không nghĩ tới khả năng của chị, mặc dù khả năng ấy đủ để chị đảm trách
công việc chị đang làm. Mà em nghĩ tới điều khác. Kể ra hoàn cảnh chị thật khó,
vợ tới thanh tra cơ quan của chồng, chuyện đó đâu phải dễ, có lẽ đây cũng là một
trường hợp hiếm có, chỉ mong sao với lương tâm nghề nghiệp chị làm sáng tỏ mọi
vấn đề. Đừng để cho người khác hiểu một cách sai lạc việc làm của chúng ta chỉ
là hình thức. Cả công trường đang nhìn vào chị. Việc làm của chị có thể lấy lại
được niềm tin đã mất ở mọi người về những gì tốt đẹp của chân lý và lẽ phải. Em
rất quý mến cả hai anh chị, và trong chuyện này em cũng đã có lỗi, em xin lỗi
chị, và mong chị đừng hỏi nguyên do. Chị có thể tin tưởng rằng em vẫn còn là một
đảng viên cộng sản.
Tôi
có thể nói như thế nào để Hồng tin vào tấm lòng tôi. Cũng chính vì sự cần thiết
nhất phải trả lời cho được câu hỏi chồng tôi, anh Vũ Tiến là con người như thế
nào mà tôi tìm mọi cách xin cho được đến công trường này với cương vị cán bộ
thanh tra. Anh ấy chính là cuộc đời của tôi, anh ấy phải trong sạch và dũng cảm.
Tôi sẽ là người đấu tranh không khoan nhượng với tất cả những gì tiêu cực nơi
anh ấy. Bởi vì chính tôi, tôi không thể sống cùng dối trá hàng ngày, hàng đêm,
rồi tự ru ngủ mình bằng hạnh phúc.
Chị
Ngọc Bích, em tin chị.
Hồng
nắm rất chặt bàn tay của Ngọc Bích. Nỗi xúc động dạt dào trong lòng hai người
đàn bà. Họ hiểu nhau tận cùng, tuy họ không nói ra. Họ tha thứ cho nhau, chấp
nhận nhau và tin ở nhau, tin ở sự hướng thượng cái tốt đẹp của con người.
Hồng
về thẳng nhà. Chị cần chuẩn bị chu đáo cho cuộc họp ngày mai với Ban giám đốc,
mà chị biết chắc sẽ được triệu tập theo đề nghị của Ngọc Bích. Chị sẽ trình bày
tất cả, sẽ biểu đạt mọi điều mà lương tâm yêu cầu chị phải tranh đấu.
/ Mời đọc tiếp chường 19/
Tìm thấy ở thư viện Mỹ
WASON PL 4389 .24 N578 D3
CORNELL UNIVERSITY
LIBRARIES
ITHACA, N.Y.14853
John M. Echols
Collection on Soucheast Asia
JOHN M OLIN LIBRARY
ĐÊM CHẲNG RIÊNG AI - TIỂU THUYẾT
Nhà xuất bản Thanh Niên - Hà Nội 1987
NGUYỄN NGUYÊN BẢY
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét