CORNELL UNIVERSITY
LIBRARIES
ITHACA, N.Y.14853
John M. Echols
Collection on Soucheast Asia
JOHN M OLIN LIBRARY
ĐÊM CHẲNG RIÊNG AI -
TIỂU THUYẾT
Nhà xuất bản Thanh Niên
- Hà Nội 1987
NGUYỄN
NGUYÊN BẢY
Ngọc
Bích ghé qua đường Hàm Nghi mua con vịt quay và bánh hỏi. Không que6nmua một ký
mãng cầu và chôm chôm. Chẳng có tiệc tùng gì đâu. Hôm nay cho anh ấy và các con
ăn tươi một chút.
Vũ
Tiến về nhà trước vợ, thư thái trong bộ Pi-ja-ma kẻ xanh, ngồi xa lông hút thuốc
lá. Thu Nga làm bếp và hai bố con nói chuyện với nhau. Câu chuyện thuộc phạm vi
điện ảnh. Thu Nga đang kể cho bố nghe về bộ phim mới nhất mà cô mới được coi “Mạc
Tư Khoa không tin vào nước mắt”. Vũ Tiến ngồi nghe chăm chú như là chính mình
đang ngồi coi phim vậy.
Ngọc
Bích bước vào nhà. Vũ Tiến đứng dậy đón vợ. Một cử chỉ mà đã lâu anh như quên.
Vũ Tiến nói với vào bếp:
-Thu
Nga ơi, má về nè. Hôm nay má cho ba con mình ăn tiệc. Vịt quay, bánh hỏi, lại cả
trái cây nữa.
Thu
Nga từ trong bếp chạy ra:
-Má
thật tuyệt vời. Con đoán thế nào má cũng làm chuyện bất ngờ, vì khi nào má về
muộn cũng vậy à.
Từ
trên lầu, tiếng đàn của cậu Út vẫn vọng xuống những hợp âm.
-Hai
bố con đang nói chuyện gì vậy?
-Chuyện
xi nê. – Vũ Tiến pha trò. – Đã lâu vợ chồng mình chưa đi coi phim, em à.
Thu
Nga quàng tay lên cổ má. Cô trở nên bé bỏng một cách dễ thương.
-Tối
nay nhà mình đi coi phim nghe má. Phim “Mát-xcơ-va không tin vào nước mắt” hay
dễ sợ, má à. Ba cô gái trong phim, ba số phận khác nhau. Người tự bằng lòng với
cuộc sống bình thường, chồng con, mảnh vườn. Người thì luôn chạy theo hư ảnh của
một số phận mộng mơ với nhiều may mắn. Người thì tranh đấu vượt lên những bất
nhẫn số phận dành cho mình. Những giọt nước mắt không thể làm cho cuộc đời họ
trở nên tươi đẹp, chỉ có nghị lực và niềm tin vào cuộc sống tiếp sức cho họ vượt
qua những khó khăn của số phận, làm chủ cuộc sống của mình. Phim được giải Osca
má à.
-Con
đã coi rồi sao?
-Con
coi rồi, nhưng muốn coi lại. Một bộ phim như vậy không thể coi một lần.
-Hôm
nay má sợ không kịp. Nếu ba con đồng ý thì tối thứ bảy cả nhà mình sẽ đi coi
phim này.
-Ba
đồng ý chứ ba?
-Tất
nhiên rồi.
-Cả
nhà ngồi quây quần quanh mâm cơm. Chiếc bàn ăn vẫn thường trực bốn cái ghế. Một
bên má ngồi với cậu Út. Một bên ba ngồi với Thu Nga.
Câu
chuyện của họ bắt đầu bằng điện ảnh, thế rồi bước sang âm nhạc. Hai người con mỗi
người say sưa một lĩnh vực. Thu Nga mê điện ảnh, còn cậu Út dĩ nhiên là âm nhạc.
Ông bố thỉnh thoảng góp vui vào câu chuyện, còn bà mẹ, hết nhìn người này ăn lại
nhìn người khác ăn, cảm giác sung sướng dâng đầy trong lòng. Cái miệng anh ấy
nhai mới ngon lành và đáng yêu làm sao. Không khí ấm áp gia đình như thế này gợi
nhớ trong lòng bao kỷ niệm vui buồn. Những chiều ngày sinh thằng con trai đầu
lòng, anh ấy và má anh ấy rim những xoong thịt nạc với nước mắm, hạt tiêu thơm
phức, cả hai người cùng ngồi nhìn gái đẻ ăn. Mới sanh, lạt miệng, ăn chứ biết
ngon, nhưng với lời dỗ dành ngọt ngào của anh ấy dù có ăn cơm với muối cũng
ngon. Rồi những chiều sơ tán, cả gia đình chờ đợi một dịp đoàn tụ, dịp ấy không
có nhiều, vì mỗi người ở một nơi, đường sá đi lại khó khăn, nhưng có dịp đoàn tụ
là đoàn tụ ngay vào bữa cơm, đoàn tụ vội vội vàng vàng, một nồi canh chua cá
mè, một đĩa rau muống xào tỏi. Ôi, chỉ nghĩ đến cũng đủ nghe dâng đầy dịch vị của
hạnh phúc. Rồi lại những buổi chiều, cơm không thể nuốt, đau đớn bào xé ruột
gan. Nước mắt chan cơm. Thằng con trai lớn chỉ trở về với tờ báo tử màu xanh…
Điện
ảnh và âm nhạc, hai lĩnh vực cao vời của thượng tầng kiến trúc có liên quan gì
đến bữa cơm này không nhỉ? Con người đi tới những tận cùng văn minh của văn hóa
và khoa học, nhưng chắc chắn là sẽ chẳng có thành tựu văn hóa nào, khi văn hóa
không đập chung mạch đập với trái tim con người. Ra gì thứ văn hóa nghệ thuật
mô phỏng lại những thành tựu khoa học, những chủ trương chính sách nọ này, hay
một thứ ngợi ca xem ra có vẻ thời trang, tất cả sẽ bị quên lãng, bởi những cái
đó rất xa vời với sự sống tâm linh ở con người. Văn học nghệ thuật trước hết phải
là chính con người, buồn vui, thất bại, sung sướng. Vũ Tiến chợt nghĩ tới cái
mà anh cho là rất lý thuyết mà lời giải nghĩa lại rất rõ ràng, anh mê như Thu
Nga mê điện ảnh, mê như cậu Út mê âm nhạc, anhm ê cuộc sống, cái công trường và
những gì đang diễn ra ở đấy. Nó cũng chính là âm nhạc và điện ảnh vậy.
Câu
chuyện quanh mâm cơm đã chuyển sang đề tài trái cây miền Nam và trái cây miền Bắc.
Cậu
Út thì cho rằng không nơi nào trái cây ngon bằng trái cây miền Nam. Cậu đơn cử
nào ổi, nào cóc, nào mãng cầu, sầu riêng, chôm chôm, xoài, mít. Cậu bảo rằng cậu
sẽ kể mỏi mồm cũng chưa hết tên các loại trái cây mà cậu thích.
Nhưng
cô chị không tán thành cách nói của cậu em. Phải nói là miền Nam nhiều trái cây
hơn miền Bắc song trái cây miền Bắc lại ngon hơn trái cây miền Nam. Chuối nè,
thật là thơm và ngọt cứ gọi là chuối trong này thua xa. Còn vải thiều, chôm
chôm tính so được sao? Rồi nhãn lồng, rồi mận đào Lạng Sơn… Chị cũng phải kể đến
mỏi miệng cũng chưa hết các thứ trái cây ngon ngoài Bắc.
Chị
địa phương quá à. Em chỉ biết rằng hồi ở ngoài Bắc em ít được ăn trái cây, còn ở
trong này ăn chết mỏ, mùa nào thức đó.
Cần
gì ăn nhiều. Ăn ít mà ngon không thú hơn sao?
Hai
chị em cứ tha hồ mà tranh cãi. Ông bố bà mẹ nhìn hai con trong một cảm thông
sung sướng. Cũng may là chúng chưa bước sang lĩnh vực bóng đá và ca nhạc, bước
vào lĩnh vực này mà tranh cãi Bắc giỏi hay Nam hơn thì thôi cứ gọi là ngày này
qua ngày khác chưa hết. Nhưng mà không sao, mọi tranh cãi chẳng có nghĩa gì,
khi xoài ngon vốn tự nó ngon, vải thiều ngọt vốn tự nó ngọt, bóng đá Sài Gòn
hay bóng đá Hà Nội hay tự nó đã biểu hiện trong thi đấu rồi. Lời tranh cãi có
chăng chỉ làm vui thêm. Đúng vậy không anh? Ngọc Bích nhìn chồng như muốn hỏi.
Bữa
cơm chấm dứt hơi muộn hơn thường ngày. Cậu Út chạy lên nhà học bài hay lại chuẩn
bị chơi đàn. Với cậu đó là sự lý thú nhất. Thu Nga dọn bát đĩa. Ngọc Bích và Vũ
Tiến ngồi bên bàn uống nước. Một điếu thuốc lá thơm lúc này thật có ý nghĩa đối
với Vũ Tiến. Anh ngả đầu lên thành ghế xa lông, phả những hơi khói dài. Chương
trình truyền hình sang tới mục giải đáp pháp luật. Người ta đang giải thích về
chính sách nghĩa vụ quân sự, những trường hợp tạm hoãn và những trường hợp miễn.
Trường hợp con một. Lấy vợ sẽ thành con hai. Rồi trường hợp một gái, một trai.
Ngọc Bích nhìn chồng. Bà định nói với chồng về trường hợp con mình. Nhưng lại
thôi. Không có cái gì nằm gọn trong khuôn khổ của luật. Lòng người, nguyện vọng
và ý chí còn cao hơn những quy định của luật pháp. Ngày thằng Dũng đi tòng
quân, nó chưa đến tuổi. Những lá thư viết bằng máu đã thôi thúc nó lên đường.
Họ
cứ ngồi bên nhau như thế, lặng lẽ coi ti vi. Đã tới mục “Trong nhà ngoài phố”.
Cậu Út và Thu Nga cùng coi. Tiếng cười ran ran trong nhà. Cười thế thôi. Nhiều
khi mục đích của câu chuyện cũng chẳng có gì cao xa cả. Nhưng mà cười. Cuộc sống
hàng ngày mỏi mệt vất vả, thiếu vắng tiếng cười, thì bây giờ cười. Đôi khi nụ
cười bị cuộc sống bỏ tù, bây giờ tự tháo cũi sổ lồng. Điều thông cảm cho người
viết về nụ cười, là lâu quá, không có thói quen viết về cười, nên bây giờ nụ cười
gượng gạo và một vài rẻ tiền. Cái đó không sao. Miễn là cười cái đã, rồi rính
sau. Chương trình ti vi hết. Vũ Tiến cảm thấy thèm một giấc ngủ bên vợ.
Ngọc
Bích đón ý nghĩ đó của chồng như một
linh cảm. Bà sửa soạn hơi lâu trong toa lét, để khi xuất hiện trong phòng ngủ,
mùi nước hoa rất dịu, thoảng như một làn gió thơm. Chiếc áo ngủ bông xanh to
trên nền trắng, thật mát mắt.
Vũ
Tiến đang ngả lưng trên chiếc giường nệm trắng, trông thấy vợ, một quyến rũ bất
chợt, vùng dậy, sôi nổi như thời trai trẻ, kéo vợ bằng hai bàn tay chắc khỏe về
phía mình, một cái hôn ấm áp kéo dài trên má.
Ngọc
Bích bồi hồi xúc động, muốn khóc lên được vì sung sướng. Không… Anh ấy vẫn là của
mình, vẫn dành cho mình và các con trọn vẹn tình yêu. Một phút giây nào đó, khi
mình chợt nghĩ là mình sẽ mất anh ấy, thể xác và tâm hồn, mình đã hoàn toàn nhầm
lẫn trong cảm xúc, anh ấy vẫn như ngày nào, cái ngày mới yêu nhau.
Ngọc
Bích bỗng gặp lại thời tuổi trẻ. Chị gặp lại niềm sung sướng của đêm tân hôn.
-Liệu
anh có mãi mãi là của em?
-Chúng
mình đã có ba đứa con.
-Tại
sao anh lại nói chuyện các con lúc này?
-Đó
là kết quả của hạnh phúc, em ạ.
-Nhưng
em muốn biết tình cảm của anh đối với em…
-Trên
đời này nếu như không có em, thì anh chẳng biết mình sẽ sống như thế nào.
-Còn
anh, anh có muốn em nói là em yêu anh như thế nào không?
-Có…
-Lần
đầu tiên khi em nói em yêu anh, bây giờ em cũng nói em yêu anh… Bởi vì anh là một
người anh, một người chồng, một người cha rất tốt của em và các con.
-Còn
là một đồng chí nữa chứ.
-Không,
lúc này em không muốn nói tới chữ đó. Bởi em nghĩ đã là vợ là chồng của nhau thì
hiển nhiên phải là đồng chí… Nếu không phải là thế thì…
-Ngọc
Bích không nói hết câu, mà ngắm nhìn chồng, và chậm rãi đặt xuống trán chồng một
cái hôn nhẹ.
Vũ
Tiến muốn nói với vợ nhiều lắm, mà không sao nói được. Anh hiểu là Ngọc Bích
yêu mình đến từng chân tóc, từng hơi thở, từng cảm xúc và từng hành động. Và
hình như tình yêu chồng và các con là tất cả những gì lớn lao nhất của Ngọc
Bích. Điều đó, bỗng làm anh hiểu tất cả, vì sao, Ngọc Bích cứ nhất định tới
thanh tra công trường Ngày Mai. Bởi Ngọc Bích muốn hiểu mình trong thực tế và
mình trong tư duy, trong tôn thờ, trong tình yêu của Ngọc Bích có phải là một
không. Thì ra, điều đó thật là thiêng liêng…
Đầu
chị lại gối trên cánh tay trần của anh ấy. Hạnh phúc nhiều khi được định nghĩa
rất xa xôi. Mà cho dù có xa xôi cách chi, có lớn lao cách chi, cũng xin phải bắt
đầu từ cái đơn giản nhỏ bé thế này. Chị đang gối đầu trên cánh tay trần của
anh. Má chị lại tìm thấy cảm giác nham nháp của vết sẹo. Một loạt đạn địch nổ bất
thần, anh lao lên che đạn cho người chỉ huy…
Chị
muốn lay gọi anh dậy, để nói với anh tất cả những gì chị suy nghĩ về anh, về Trần
Hà, về công trường Ngày Mai. Và chị tin là anh sẽ hài lòng với việc làm của chị.
Nhưng hơi thở đều đều của anh khiến chị cảm thấy nên im lặng. Anh ấy như trẻ nít,
anh ấy dễ ngủ thiệt. Và chị cũng dần thiếp đi trong xúc cảm sung sướng ấy.
/ Mời đọc tiếp chường 18/
Tìm thấy ở thư viện Mỹ
WASON PL 4389 .24 N578
D3
CORNELL UNIVERSITY
LIBRARIES
ITHACA, N.Y.14853
John M. Echols
Collection on
Soucheast Asia
JOHN M OLIN LIBRARY
ĐÊM CHẲNG RIÊNG AI - TIỂU THUYẾT
Nhà xuất bản Thanh Niên - Hà Nội 1987
NGUYỄN NGUYÊN BẢY
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét