ĐỨC VÀ TÚ CÙNG KÉO NHAU VÀO PHÒNG QUẢN ĐỐC. HỌ CÙNG NGỒI XUỐNG CHIẾC GHẾ BĂNG KÊ SÁT TƯỜNG.
Thức nhìn Đức và Tú nói
như giới thiệu với Lợi.
Lợi gục gặc đầu:
- Thật
đúng là bi hài kịch.
Đúng, bi hài kịch, mà
chính cậu là tác giả.
Lợi trợn ngược mắt:
- Cậu
nói tôi là tác giả?
-
Ai
vào đây nữa, nếu phân xưởng ba do cậu làm quản đốc không giải tán, đám thợ của
cậu không bị đẩy qua phân xưởng của mình, thì xưởng mình đâu đến nỗi phải để
anh chị em nghỉ việc hưởng 70% lương.
Lợi cười nhạt. Tất cả mọi
người, từ giám đốc đến công nhân đều đổ cái lỗi giải tán phân xưởng ba cho
mình. Mình không được một lời chia xớt cho nỗi lòng tan nát, mình không được một
câu an ủi. Họ đâu có hiểu rằng, mình là cấp dưới, mình phải có bổn phận thi
hành những chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên, mà cấp trên đã quyết đổi mới cơ cấu,
quyết gom máy, gom người, giải tán phân xưởng. Đó là chưa nói đến việc phân xưởng
cần phải giải tán để số máy hư hỏng có thể bán ve chai theo giá sắt vụn. Ai có
hiểu cho nỗi lòng mình, khi cầm tờ quyết định giải tán của Liên hiệp, mình đã
khóc. Mình chỉ là thằng quản đốc tép làm sao có thể chống đỡ được một bộ sậu những
sếp ngồi chồng chất trên đầu mình. Ai cũng trách mình là không đấu tranh. Đấu
tranh hả? Bây giờ đang biết tránh vào đâu. Mình ngoan ngoãn đến thế, phục tùng
mệnh lệnh cấp trên đến thế, mà chức vẫn bị cách, lại còn có nguy cơ bị đẩy đi học.
Ôi, chiêu bài bồi dưỡng văn hóa, nghiệp vụ mới đẹp đẽ làm sao, phía sau chiêu
bài ấy là sự đuổi khéo, để ngăn chặn những nguy cơ được gọi bằng “gai”. Giờ đây
mình được điều động qua phân xưởng bẩy, để thâm nhập thực tế, để có khả năng được
thay Thức giữ chức quản đốc phân xưởng. Nếu Thức cũng lại phục tùng và vâng lời
như mình, thì giám đốc Vang sẽ chẳng có cớ gì để đẩy Thức cả. Cần phải đưa Thức
ra đối đầu với giám đốc, có như vậy mới có cơ hội.
- Sau
việc giải tán phân xưởng ba, mình rút ra bài học kinh nghiệm.
-
Bao
nhiêu tiền cậu sẽ bán kinh nghiệm đó?
-
Với
câu, mình tặng không.
-
Nói
đi.
-
Sở
dĩ ông Vang giải tán được phân xưởng ba là vì mình không cùng anh em công nhân
tạo thành mặt trận đấu tranh.
-
Đấu
tranh? – Thức cười. – Nghe nói cậu sắp được cử đi học lớp quản lý kinh tế để
làm lực lương kế cận?
-
Cậu
cũng sắp trở thành lực lượng kế cận. Sau phân xưởng ba sẽ tới phân xưởng bẩy
làm vật tế thần.
-
Cậu
nói sao?
-
Đừng
ngây thơ. Phân xưởng bẩy cũng đang có nguy cơ giải tán, và cậu cũng sẽ lại được
cử đi học để làm lực lượng kế cận. Không có kiểu đẩy cán bộ nào đẹp đẽ êm thấm
hơn là việc đẩy đi học.
Thức gật gù, chính Thức
cũng lờ mờ linh cảm điều đó.
- Để
tránh tai họa, chỉ có một biện pháp duy nhất là đấu tranh…
-
Đấu
tranh cách trời nếu mấy ông cấp trên dội quyết định xuống.
Lợi quay qua phía Tú và
Đức:
- Các bạn không phản đối
ý kiến của tôi chứ, phải liên kết các lực lượng đoàn thể, nhất là lực lượng
đoàn viên thanh niên để đấu tranh.
Tú đứng dậy một cách bồng
bột:
- Anh
Lợi sẽ tiếp sức với chúng em?
-
Giám
đốc điều tôi về hỗ trợ cho phân xưởng bẩy, tôi sẽ đi đầu trong cuộc đấu tranh
này.
-
Hay
quá, - Tú nói như reo, - Chi đoàn tụi em đã sẵn sàng, phải bằng mọi cách có
công việc, làm thợ mà phải nghỉ việc hưởng 70% lương như thế này nhục quá.
-
Đức
cũng tán thành biện pháp đó?
-
Em
định trình bầy với anh Thức biện pháp phục hồi mấy chiếc máy ZK bị hỏng.
Thức đứng dậy, đi đi lại
lại trong phòng, suy nghĩ lung lắm. Lợi nói có lý. Chẳng phải giám đốc đã ra lệnh
cho phân xưởng bẩy, phải bằng mọi cách hoàn thành kế hoạch, nếu không hoàn
thành sẽ giải tán phân xưởng. Lệnh đó đâu phải lời nói đùa. Nhưng làm thế nào
hoàn thành được kế hoạch trong khi máy móc hư hỏng không có phụ tùng thay thế,
sợi để dệt cũng không có. Làm gì bậy giờ?
Đức và Tú đang chờ nghe
phương án đấu tranh. Nhưng Thức vẫn im lặng đi đi lại lại. Còn Lợi, vẫn gõ chiếc
bút bi đều nhịp xuống mặt bàn và miệng lẩm
bẩm: Phải đấu tranh, phải đấu tranh. Thức dường như không chịu nổi lời lẩm bẩm
hối thúc ấy, anh đột ngột dừng lại trước mặt Lợi.
- Cậu
nói đấu tranh, nhưng đấu tranh như thế nào?
-
Sao
cậu lại nóng với mình, cậu quên rằng cậu là người chỉ huy cao nhất ở đây sao.
Thức cười gượng:
- Mục
tiêu đấu tranh hợp pháp nhất của chúng ta là đòi cung cấp sợi và phụ tùng sửa
chữa máy.
-
Nếu
anh cho phép, chi đoàn chúng em sẽ lên gặp giám đốc.
-
Tuyệt,
rất tuyệt, - Lợi vỗ tay hoan hỉ, - Thức ạ, cậu là đại diện chính quyền, cô ấy
là đại diện đoàn thể, nên lên gặp trực tiếp giám đốc.
-
Mình
chán gặp ông ấy lắm rồi.
-
Đừng
nản, giám đốc người ta trăm công nghìn việc, phải trình bầy nhiều lần người ta
mới thông. Hơn nữa, những lần trước cậu đơn độc gặp giám đốc, còn lần này, đi
bên cậu là cả một lực lượng thanh niên hùng hậu.
-
Mình…
-
Cậu
nên nghe mình, cứ mạnh dạn lên gặp giám đốc, mọi việc ở nhà mình sẽ thay mặt cậu
giải quyết.
-
Thôi
được, biết đâu tài ngoại giao của cô Tú lại chẳng làm cho giám đốc bốc máu.
Thức và Tú hăm hở bước
ra khỏi phòng.
Lợi nhìn theo dấu một nụ
cười.
- Bây
giờ anh xuống xưởng với em chứ?
Lợi không trả lời câu hỏi
của Đức, mà đưa tay vào túi áo ngực, lấy ra một nắm tiền lẻ, xếp lại vuống vắn
từng tờ.
-Cậu
chịu khó chạy ra cổng mua mấy điếu thuốc thơm. Sau đó ta xuống xưởng cũng không
muộn.
-
Em
có Đà Lạt nè.
Đức đưa gói Đà Lạt cho
Lợi, Lợi xua tay.
- Cần
phải biết lúc nào nên o bế chất xám, chú em ạ. Hút Đà Lạt mà nghĩ tới máy móc,
chất xám sẽ xám đi.
Đức miễn cưỡng cầm nắm
tiền lẻ của Lợi chạy ra cổng.
Cuộc đời. Vâng, tôi xin
nói đôi lời về cuộc đời tôi kể từ ngày 30 tháng Tư lịch sử đó. Trước cái mốc
này, chỉ duy nhất một điều đáng nói: Má tôi đã xây căn hầm dưới điện thờ Phật
Bà, để tôi ngủ khoèo trốn lính. Tôi đã trốn trong đó gần hai năm, và đã ngốn
không biết bao nhiêu sách Chưởng Kim Dung, Tủ sách dậy làm người của Nguyễn Hiến
Lê và Vũ Tài Lục…
Ngày Ba mươi tháng Tư,
tôi đạp tung cửa, chạy ra đường, hò reo như mọi người trai trẻ khác đón mừng
quân giải phóng tiến vào Thành phố. Cuộc đời từ nay sẽ đẹp biết bao. Lẽ ra tôi
ghi tên học đại học trở lại, nhưng một cán bộ giải phóng (dạo đó quen được một
bộ đội giải phóng là niềm vinh dự lớn
lao lắm) bảo với tôi rằng, nên đi làm, chế độ mới rất quý trọng người lao động.
Một lời khuyên chân tình, cộng với hoàn cảnh của gia đình tôi khi đó, má tôi đã
già, các em đều còn nhỏ, nếu tôi tiếp tục học thêm năm năm nữa, gia đình sẽ khó
khăn, tôi đầu đơn xin vào xí nghiệp dệt Con Cua. Ngày đó, xí nghiệp đang còn của
chủ tư nhân, tôi được xếp vào chân bảo vệ.
Năm 1975 trôi qua ngon
lành. Dù sao không khí cách mạng cũng đang hừng hực, chưa ai quá bận tâm đến cuộc
sống mỗi ngày thêm khó khăn. Đó là chuyện vặt, cách mạng chỉ mới bắt đầu, còn
nhiều chuyện phải làm, chỉ trong vòng vài tháng, mọi chuyện sẽ đâu vào đấy, đời
sống sẽ khấm khá, con người sẽ tha hồ sung sướng. Chính tôi cũng giảng giải cho
má tôi như vậy, mỗi khi nghe má than vãn giá cả chợ búa. Tôi lao vào các sinh
hoạt của thanh niên ở xí nghiệp và ở đường phố. Tôi đứng trước ngưỡng cửa của
bao nhiêu hứa hẹn…
Năm 1976, tôi đã hai
mươi hai tuổi, tất nhiên vẫn giữ chân bảo vệ xí nghiệp. Cuộc sống khó khăn hơn
năm qua. Nguyên nhân hả, bọn tư sản khốn nạn, chúng ra sức đầu cơ tích trữ,
chúng phối hợp với kẻ thù bên ngoài mưu toan phá hoại sự nghiệp cách mạng chúng
làm cho tình trạng kinh tế của đất nước mỗi ngày mỗi xuống cấp. Phải tỉnh táo
và cảnh giác cách mạng. Phải qua năm 1977 tôi mới có dịp góp phần đập tan bọn
tư sản khốn kiếp. Nhà nước tiến hành cải tạo các xí nghiệp tư nhân. Chủ định
phân tán máy móc, phân tán của cải. Chúng còn mưu toan mua chuộc tôi. Đâu có được.
Tôi đã đứng về phía cách mạng. Hoàn toàn đúng như vậy, tôi đã buộc con mụ chủ phải
để lại máy móc và tài sản cho nhà nước tiếp thu. Đã bảo tư sản. Giai cấp công
nhân vô địch muôn năm. Tôi đã hô những khẩu hiệu đó trong cuộc mít tinh mừng
ban lãnh đạo mới của xí nghiệp nay đã thuộc về nhà nước, và cũng chính trong cuộc
mít tinh đó, giám đốc Vang hiện giờ (lúc đó hình như ông mới chỉ là trưởng
phòng hay phó giám đốc, tôi nhớ không chính xác) đã biểu dương tinh thần làm chủ
tập thể của tôi, ông gọi tôi là người tiên tiến của giai cấp công nhân anh
hùng. Hoan hô tôi. Và ít tháng sau đó, chính ông đã đề xuất với lãnh đạo giao
cho tôi làm quản đốc phân xưởng dệt ba. Trời ơi, cách mạng điệu quá. Đi tham
gia cách mạng mà ngon như tôi, chắc ai cũng tranh nhau đi theo cách mạng…
Năm 1979, lúc này tôi
đã làm quản đốc được gần một năm, tôi và má tôi đã gây nhau một trận kịch liệt,
má tôi cứ than thở hoài nỗi đời sống càng ngày càng khó khăn, đồng tiền cứ mỗi
ngày một mất giá. Tôi giải thích với má đủ lời má vẫn cứ giữ mãi luận điệu phản
cách mạng. Đã bảo cách mạng mới thành công, đang còn trong trứng nước, trăm
công ngàn việc bộn bề, ai hơi đâu mà lo nghĩ ngay tới đời sống cho má. Nhưng má
vẫn không chịu nghe, không chịu thông cảm cho cách mạng. Nhưng rồi đêm đêm tôi
nghe má khóc, đời sống cứ thế này, thì rồi đến cỏ cũng không có mà ăn. Sao má lại
báng bổ cuộc đời đến thế mới được chứ. Kể từ nay con sẽ không bao giờ ngửa tay
xin tiền má nữa. (Từ khi tôi đi làm, má tôi chưa biết đồng lương của tôi bao
nhiêu. Má vẫn cứ hiểu là đi làm cách mạng thì không có lương và đó là cái lẽ hiển
nhiên những người làm cha mẹ phải có bổn phận đóng góp những đứa con cho cách mạng.
Thành thực mà nói, đồng lương của tôi chỉ đủ cho tôi xôi sáng, uống cà phê quán
cóc và hút thuốc Mai). Tôi sẽ nghiêm khắc với mình, không xin tiền má nữa, tằn
tiện tiêu vặt trong đồng lương của mình, còn chuyện cơm hai bữa, đương nhiên má
phải tiếp tục ủng hộ tôi cũng có nghĩa là ủng hộ cách mạng. Nhưng má tôi vẫn cứ
khóc, vẫn cứ than thở nỗi nhà không có rau để ăn, chứ đừng nói tới thịt cá. Có
nghĩa là má cần tiền? Được thôi, con sẽ cố gắng để có tiền phụ giúp với má.
Từ giữa năm 1979, tới
suốt năm tám mươi, tôi đã làm ra tiền. Vâng, nếu có trộm vài ba ký sợi, hay vài
ba ký vải nhằm nhò gì, tôi cần phải có tiền để tiếp tục làm cách mạng. Hình như
giám đốc cũng biết chuyện đó. Nhưng chính ông cũng cho đó là sự hợp lý. Các cụ
dậy ăn cắp quen tay, tôi cho đó là lời tuyệt diệu, duy chỉ có cái thú tiêu tiền,
thì các cụ không đúc kết thành một câu thành ngữ cho con cháu nhớ đời. Ai đã
quen tiêu tiền, mà không có tiền để tiêu, thì người đó luôn phải chịu nỗi đau
khổ của cả nhân loại đổ xuống vai mình. Cái thú tiêu tiền nó lạ lắm, càng có
nhiều tiền để tiêu càng khoái. Từ vài ba ký sợi, vài ba ký vải đến việc bán cả
cái phân xưởng chỉ là vấn đề thời gian và chẳng có gì là một ảo tưởng cả… Tôi
đã hư hỏng? Tại sao lại hư hỏng? Chẳng phải tôi cũng cần phải ăn và sống để
theo cách mạng. Và chẳng có gì bất hiếu hơn là mình lớn rồi, không nuôi nổi cha
mẹ, cứ để cha mẹ phải khóc, phải than thở cho nỗi nghèo đói, vật giá leo thang.
Tôi đi làm cách mạng để mưu cầu áo ấm cơm no cho mọi người, tất nhiên trước hết
phải là cha mẹ, anh chị em tôi…
- Anh Lợi. Nghĩ gì mà đần
người ra vậy?
-
Đức
hả? Nghĩ gì đâu, mấy cái máy hư cứ lởn vởn trong óc. – Cầm điếu thuốc ba số từ
tay Đức, - Nào, cậu trình bầy đi.
-
Anh
đi với em xuống phân xưởng, em muốn trao đổi với anh về tình trạng của hai chiếc
máy dệt ZK.
-
Nhưng
cậu nên nhớ là chúng ta không có phụ tùng thay thế.
-
Có
thể cứu được một chiếc, trong khi chờ đợi phụ tùng thay thế.
-
Bằng
cách nào?
- Em muốn đưa anh xuống
phân xưởng, chỗ hai chiếc máy ZK…
- Thôi được, cậu muốn dẫn
tôi đi đâu thì đi.
Lợi uể oải đứng dậy. Đầu
óc Lợi vẫn chưa dứt được những ý nghĩ đang đeo đuổi. Nếu mình lại được bổ nhiệm
làm quản đốc phân xưởng bẩy, thì chắc chắn cuộc sống sẽ dễ chịu hơn. Trước hết,
Phương môde sẽ không còn ẽo uột với mình nữa, cô ấy sẽ bằng lòng cho cưới. Mình
biết là sẽ phải chịu đựng cái tính thời trang của nàng đến kiệt xác, nhưng
không sao, phân xưởng bẩy đồ sộ và ngon lành hơn phân xưởng ba.
/Mời đọc tiếp Tám/
Tiểu thuyết cười
MÕ KHÓC/ Nguyễn Nguyên Bảy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét