ĐỖ HOÀNG
Vô lối Phú Trạm - In ra sa ra
THƠ VÔ LỐI CỦA INRASARA – RẤT VÔ LỐI, TẮC TỴ, QUÁI ĐẢN
Trong cộng đồng 54 dân tộc sông lâu đời trên đất nước Việt có rất nhiều nhà thơ tộc người thiểu số làm thơ tiếng Việt (tiếng Kinh) rất khá giỏi. Họ trở thánh những nhà thơ song ngữ tài năng như Nông Quốc Chấn, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Đức Hậu, Bàn Tài Đoàn, Cầm Biêu, Bạc Văn Ùi (có thuyết nói là Cẩm Giang), Y Phương, Lương Định, Triệu Lam Châu, Dương Thuấn… Duy chỉ Inrasara (tộc Chăm) sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp và trong thơ ca rất lớm khởm, vô lối, tắc tỵ , quái đản, bệnh hoạn…
Quảng năm 1996, 1997, khi đang làm cho tờ Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, tôi sang Nhà xuất bản Thanh Niên xin tập Tháp Nắng của Inrasara lấy bài Vũ điệu Ápsara về in vào Tạp chí. Sau đó Tháp nắng được giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam, sau đó Lễ tẩy trần tháng tư cũng được giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam, sau đó Inrasara được giải thưởng Đông Nam Á.
Bẵng đi một thời gian nghe Inrasara ra Hà Nội, tôi tới nhà khách Thanh Niên để đưa báo biếu cho anh ta. Cùng đi hôm đó có Đăng Bẩy đang làm tờ Văn nghệ dân tộc miền núi. Đăng Bảy khen tôi bằng câu Kiều “Anh hùng đoán giữa trần ai mới già”. In rasa đứng bên tường cổng nhà khách Thanh Niên dáng điệu rụt rè, mắt chớp chớp như con thỏ nhảy xuống phố. Tôi nhìn kỹ anh ta. Đó là là một người tầm thước, da đen nhẻm, áo quần còn vương nắng gió Ninh Thuận. Khuôn mặt rất Chăm. Nhìn là nhận ra chứ không tả sao cho được. Inrasara nói tiếng Việt giọng thổ âm Ninh Thuận lai tiếng Chăm, ấp a ấp úng, không lưu loát .Cử chỉ, ánh mắt thay cho ngôn ngữ ngữ diễn đạt. Thế mà sau này anh ta rất huýnh, rất hoắng.
Thơ trong Tháp nắng và trong Lễ tẩy trần tháng tư …có chút hoài cổ buồn buồn theo dạng đau ngứa gải ghẻ ruồi:
Ngọn tháp đổ
tiếng kêu dội vào thành đêm
dội vào trái tim con chim ngủ mê trong oanh liệt của lửa
lay dậy tế bào đôi cánh ngồi rũ
tiếng kêu giữa khuya.
Những câu gọi là thơ trên nó dở hơn câu kêu cứu bão Haiyan đang làm đổ tháp, đổ nhà. Con chim ngủ mê trong oanh liệt của lửa rất sáo, rất làm xiếc. Tiếp mấy câu dưới như trẻ con lên ba thấy gì nói nấy:
·
Mùa hạ tháp ở trần nằm
mùa đông tháp ngủ đắp chăn lá cây
không cánh không tay - tháp đứng nắng
ngày mai tất cả cùng bay.
(Tháp nắng)
…..
Người Champa đã đến đất này
đào mương trồng lúa / đốt rừng làm rẫy
yêu nhau / sinh con đẻ cái
làm thơ rồi ra đi
gởi Mĩ Sơn ở lại.
Rồi người Việt từ phương Bắc tới
lại yêu nhau / nên xóm nên làng
Trước đó
người Sa Huỳnh – không biết từ đâu / về đâu
gốm nung làm dấu chân ơn nghĩa.
Mốt mai
Còn ai đến trú
Nói đến việc nước mất, nhà tan, dân tộc xiêu riêu mà đơn sơ, lạmh lùng vô cảm đến thế sao? Nói thế là cố tội với cha ông Chiêm Thành. “Người Chămpa đã đến đất này đào mương trồng lúa/ đốt rừng làm rẫy yêu nhau/ sinh con đẻ cái/làm thơ rồi ra đi/ gỡi Mý Sơn ở lại.” Có thật thế không? Người Chămpa đi đâu?
Quốc gia Chămpa hùng mạnh thời Chế Bồng Nga đã có nhiều lần đánh ra đến Thăng Long thủ đô Đại Việt kia mà. Giữa thế kỷ XIX vua Gia Long mới chính thức xóa sổ Chiêm Thành. Người Chăm trở thành cộng đồng trong 54 dân tộc của Đại Việt. Người Chăm đi đấu? Vẫn ở Ninh Thuận và một vài nơi trên cõi Việt. “Rồi người Việt từ phương Bắc tới/ lại yêu nhau/ nên xóm nên làng”. Viết dở thua cả nói bộ. Người ta cũng thông cảm cho Inrasara là không thể viết Đại Việt xâm lăng và xóa sổ Chămpa. Thơ mà chưa hết mình thì làm sao mà xúc động lòng người, làm sao mà hay được. Huống hồ vô lối nói viết lung tung, lang tang, tù mù, hủ nút.
Cái bài viết vô lối ấy gọi là thơ giải thưởng thì không sao hiểu nổi. Một đứa trẻ lên ba ở quê tôi cũng có thể nói những câu như thế: “ Người Cà Lơ (Vân Kiều) đã ở đây/ dào mương cấy lúa, đốt rẫy/ đi sim/ lấy nhau sinh con đẻ cái/ làm nỏ rồi ra đi/ gửi cái gùi ở lại/ bố mẹ từ phương Bắc đến ở/ lại đi sim nên xóm nên làng/ trước đó dân Hời chôn người trong hủ/ sau này sẽ có người khác.”
Người Việt hôm nay vẫn nói thắng với nhau: “Cha ông mình xóa sổ Chiêm Thành. Chiêm Thành còn một tý bảo tàng Chăm ở Đà Nẵng. Đó là lịch sử, chứ trong cộng đồng 54 dân tộc hôm nay không chỉ Chính phủ giúp đỡ mà người dân bình thường cũng cưu mang đoàn kết.”
Tiếp đến là nỗi đau ngứa ghẻ lở của Vô lối Inrasara:
13. Phác thảo ở bề mặt cuộc sống
3 Replies(cảm tác từ Phanrang)
Vui sướng chúng ta bị lịch sử bỏ quên
vui sướng chúng ta sống sót
vui sướng chúng ta còn tay bắt, môi hôn cùng những chiều nâng cốc
Nỗi đau nghứa vảy nến:
Sinh nhật cây xương rồng
Có gió nồm reo đồi trọc
Có loài côn trùng đùa bãi cát
Có tháp Chàm giữa nắng đơn ca
Nỗi đau ngứa bị lác ăn
Nỗi đau ngứa bị lác ăn
tôi kêu toáng lên thức giấc mơ vẫn
cứ thấp lùn chạy xộc vào nhà trong
……
soi lại trăm lẻ lần mới đốn ngộ
ra rằng làng nước quỷ thần ơi cả
xóm đang sống bằng đầu gối.
(Đầu gối 1)
Nỗi đau đói tham ăn, tham sex:
một hoài vọng đang chết và
một nền văn minh đang chết
niềm tin đang chết
(Điệu cuồng vũ buồn hay chuyện Ong Ka-ing Cân).
Thôi thôi miễn bàn, vì nó vô lối nhiều lắm.
Inrasara nói toàn là cái đau chung chung, cái đau nhợt nhạt, cái đau không dám nói thật, sợ đương quyền. Thơ vô lối ấy làm sao mà rung động lòng người, rặt một mớ vô lối lổn nhang lổn nhổn ,tù mù tắc tỵ . Inrasara viết vô cùng sơ sài nhạt nhẽo oán trách mừ mịt, oán Đại Việt không ra oán Đại Việt, oán cha ông mình không ra oán cha ông mình. Một thứ lờ lợ nước hến rất khó chịu. Vô lối của Inrasara làm sao mà so nỗi đau thấm tận tim gan, nỗi đau vật vã, nỗi đau muôn kiếp trong Điêu Tàn của Phan Ngọc Hoan (Chế Lan Viên). So như thế cũng đã quá vinh dự cho Inrasara! Chế Lan Viên với những vần thơ thiên bẩm, tấm lòng yêu nước, yêu nhân loại nồng nàn đã viết nên kiệt tác Điêu Tàn trong bối cảnh nước mất nhà tan. Khóc Chiêm Thành mất nước là khóc cho dân Việt mất nước. Trong hoàn cảnh kiểm duyệt khắt khe của thực dân Pháp, Chế phải mượn khóc dân Hời để tránh ánh mắt soi mói của thực dân.
Đám thực dân Pháp thừa biết Chế khóc cho dân Việt căm thù Pháp nên chúng có dám trao giải Gonggua và các loại giải khác cho Chế đâu! Mà Điêu Tàn xứng đáng giải văn chương Nobel!
Đây những tháp gầy mòn vì mong đợi
Những đền xưa đổ nát dưới thời gian,
Những sông vắng lê mình trong bóng tối,
Những tượng Chàm lở lói rỉ rên than.
Đây, những cảnh ngàn sâu cây lả ngọn.
Muôn ma Hời sờ soạng dắt nhau đi;
Những rừng thẳm bóng chiều lan hỗn độn,
Lừng hương đưa, rộn rã tiếng từ quy !
Đây, chiến địa nơi đôi bên giao trận,
Muôn cô hồn tử sĩ hét gầm vang,
Máu Chàm cuộn tháng ngày niềm oán hận,
Xương Chàm luôn rào rạt nỗi căm hờn…
Làm sao so với Lục Du đời Tống bên Trung Quốc:
Tử khứ nguyên tri vạn sự không
Đãn bi bất kiến cửu châu đồng
Vương sư Bắc định trung nguyên nhật
Gia tế vô vong cáo nãi ông!
(Vốn biết chết rồi là hết chuyện
Chín châu chỉ tiếc chẳng sum vầy
Ngày nào lấy được miền châu thổ
Cúng bố đừng quên khấn bố hay!)
(K- D dịch)
Nếu Inrasara viết được như Chế thi sỹ thì oán hận Đại Việt nghìn lần đi nữa thì Hội Nhà văn Việt Nam cũng nên trao giải thưởng cho anh ta. Đằng này cái đau ngứa ghẻ ruồi, ghẻ lở , hắc lào, vẩy nến thơ tê tê buồn buồn không có một chút nghệ thuật gì, toàn tòng vô lối mà trao giải là Hội Nhà văn Việt Nam tát vào Đại Việt ông cha ta!
Sau đó Inrasara có tâm lý “Thi Việt giai hạ phẩm, duy thi Chăm thăng cao” (Thơ Việt thấp, thơ Chăm mới cao).
Nhiều bài thơ anh ta viết có phần cực đoan đại ý:
Còn 5 người Chăm tôi vẫn sống và viết
Còn ba người Chăm tôi vẫn sống và viết
Còn một người Chăm tôi vẫn sống và viết.
Không bao giờ đánh mất bản chất Chăm”
Viêt thế là đại ngôn, gọng vó lên gân. Dân tộc nào mà chẳng giữ gìn bản sắc dân tộc mình. Dân tộc nào cũng lên gân như thế thì khối đoàn kết cõi Việt mất đi.
Trên thế giới này chúng ta đều biết dân tộc nhỏ dựa vào dân tộc lớn, nước nhỏ dựa vào nước lớn để tồn tại. Đó là quy luật muôn đời hợp lòng người lòng trời. Dân tộc càng lớn càng khiểm nhường.
Eexeenhin dân tộc Nga chỉ viết:
Khi ấy rồi sẽ ra sao
Tôi ngợi ca với sức bình sinh có trong người thi sỹ
Đất nước chiếm một phần sáu địa cầu mang cái tên ngắn ngủi là Nga!
Và Bạch Cư Dị - Đại Hán càng khiêm nhường hơn, thành thật hơn bày giải nỗi đau, nỗi oan của dân tộc mình trước chiến tranh điêu linh làm nghìn đời xúc động:
Tự cổ thử oan ưng vị hữu
Hán tâm, Hán ngữ, Thổ Phồn thân!
(Phùng phọc nhân – Bạch Cư Di)
Bạn tù xơ xác ai ơi!
Nỗi oan này tự nghìn đời có đâu
Trái tim Hán đỏ một màu
Mà thân bị trói đi đầu rợ Phiên
(Đỗ Hoàng dịch thơ)
Nếu Inrasara viết chân thành như Bạch lão thi nhân chắc thơ ông sẽ lay động lòng người, được hậu thế sẻ chia:
Dân Chàm tan nát ai ơi!
Nỗi đau này tự nghìn đời có đâu
Tim Hời chói rực địa cầu
Nhà tan, nước mất đứng đầu man di!
Trong lịch sử nhân loại không thiếu gì có tộc người mạnh lên, có tộc người bị diệt, có nước thôn tính nhiều nước, có nước diệt vong, có nước bị lấy mất phần lớn đất đai. Chung quy là lịch sử để lại. Không ai đòi duyệt lại lịch sử. Nước Việt cũng thế.
Từ lâu tôi được mẹ tôi cùng bà con và cả Đại tướng Võ Nguyên Giáp lúc sinh thời có đọc cho nghe bài học lịch sử của thế hệ trước có trong sách giáo khoa (Bây giờ Nhà nước bỏ rồi)
Nước nào có nước đều có sử
Nước Đại Việt ta tự nghìn năm
Bắc giáp Động Đình Hồ
Tây giáp Ba Thục
Đông giáp biển Đông
Nam giáp Hồ Tôn (Chiêm Thành)
Bây giờ chúng ta làm thơ nói nỗi đau ấy và đem quân đòi lại sao?
Chọn ngày lành giành đất tổ xưa
Việt Nam quyết rửa nhục Tàu Ô!
Hội Nhà văn Trung Quốc sẽ trao tặng giải thưởng cho nhà thơ yêu nước Việt Nam (!) như Hội Nhà văn Việt Nam ba lần trao giải cao cho Inrasara(!). Trao như thế khác nào Hội Nhà văn Trung Quốc tát vào mặt Đại Hán ông cha!
Nội dung thơ Vô lối Inrasara sơ sài, nhạt nhẽo, đau buồn chung chung không có gì sâu sắc, rõ rệt. Có một chút oán trách kẻ làm cho quốc gia Chiêm Thành bị xóa sổ nhưng không dám nói rõ ràng mà nói vu vơ, ai hiểu gì thì hiểu miễn đừng nghĩ là Đại Việt, vì Inrasara và dân tộc đang sống. Nghệ thuật thể hiện của Vô lối Inrasara thì thôi rồi vô cùng kém cói, rối rắm, tắc tỵ khổ lắm nói mãi.
Sau khi Inrasara viết có vài bài đọc được và Hội Nhà văn liên tiếp trao giải thưởng, Inrasara nhảy vào ngõ cụt mà không biết. Anh ta luôn luôn gào thét cách tân đổi mới. Nào là đuôi hậu tố nữ, đuôi hậu tố nam…cách tân thơ Việt… Bản thân anh ta muốn làm ngọn cờ đầu đổi mới thơ Việt với chiêu bài hậu hiện đại, hậu hậu hiện đại(!)
Chữ Việt chưa rành, tiếng Việt bập bõm (mới biết nói tiếng Việt pha Chăm vùng Ninh Thuận và một ít tiếng Sài Gòn). Dân tộc chưa quá một phường trung bình của một thành phố loại 2 (trên dưới 100 000 người). Quanh năm suốt tháng Nhà nước phải trợ cấp lương thực nhu yếu phẩm kể cả bút giấy sách vở để con em đi học (16 tỉnh miền núi Nhà nước phải trợ cấp ngân sách). Các thể loại thơ Việt, thơ Chăm không biết một tý gì, viết như người thường thấy gì nói nấy. Thế mà đòi cách tân thơ Việt mà nhiều kẻ phong cho là ngọn cờ cách tân thơ Việt. Thật hoang đường làm rối cả lòng ta!
Inrasara viết không vần, không điệu. Anh ta và nhiều người cùng trường phái anh ta tuyên bố đó là hậu hậu hiện đại.
Tháp Sah Inư sống đời độc thân
có lứa có bạn là Tháp Đôi
lũng Mỹ Sơn tháp ở đại gia đình
làm tam nhân hành thì Ba Tháp
đủ đầy cả thôi mà cứ muốn thất truyền.
Làm vô lối, tôi nhiều lần nói về việc này rồi. Thơ không vần có khi loài người mới xuất hiện. Bài thơ cổ nhất không vần của Trung Quốc (khoảng 5 – 6 nghìn năm Công nguyên):
Ngô nhật xuất nhi tác
Nhật nhập nhi tức
Tạc tỉnh nhi ẩm
Canh điền nhi thực
Đế vương ư ngã hà hữu tai?
Tạm dịch (chuyển cho có vần, nguyên bản không vần):
Mặt trời mọc ta bắt đầu làm việc
Mặt trời lặn là ta nghỉ ngơi
Tự đào giếng lấy nước mà uống
Tự cày ruộng lấy gạo mà xơi.
Đến đế vương cũng thua ta rồi!
Inrasara viết thơ vô lối tự do câu dài, câu ngắn thì thơ này cũng có tự ngàn xưa:
Y hi hu!
Nguy hồ và cao tai
Thục đạo chi nan, nan ư thướng thanh thiên
(Lý Bạch)
(Ôi chao nguy hiểm và cao thay
Đương đi xứ Thục khó hơn đường lên trời)
…
Je pene à toi mon Lou ton coeur coeur est ma cacerne
Mes sens sont tes chevaux ton souvenirresst ma luzerrne
(Appolinaire)
(Anh nghĩ đến em Lou ơi, trái tim em là trại lính của anh
Các giác quan của anh là bầy ngựa của em, kỷ niệm em là ngọn có linh lăng của anh)
…
Những giọt nước mắt của em giống như sợi giây xích nhưng dù sao, đêm nay anh vẫn phải ra đi. Em nghe thấy không? Biển đang rền rĩ, réo gọi. Biển gọi, và đêm nay anh sẽ ra đi!
Đừng ôm anh nữa. Anh không muốn dứt khỏi vòng tay ấm ắp của em. Kìa ánh trăng lấp hôn mặt nước phẳng lặng. Nước triều dâng đã tràn ngập bãi cát mịn màng. Em đừng nhóm lửa trong lò mà vô ích. Ngay cả hương thơm của thảo mộc nở hoa trong lúc chúng ta yêu nhau cũng không níu được anh…
(Đỗ Thanh dịch)
Ji ri Wolker 1900 - 1924 ( Công hòa Séc)
Tự phong mình là hậu hậu hiện đại, nhà “cách tân” thơ Việt, Inrasara viết những loại vô lối như người nước ngoài học ba tiết tiếng Việt làm thơ Việt:
Ồ, ngày mai
ngày mai tôi sẽ
mai tôi sẽ
tôi sẽ
Như người Việt học ba tiết tiếng Anh làm thơ tiếng Anh:
Oke, tomorrow
tomorrow, I hopy
I hopy
Sau đó là đánh đố viết tù mù, hủ nút người Việt không hiểu, người Chăm chẳng biết, có thánh Siva cũng chào thua:
Lối hôn này cóp của Bardot, Fonda – ai biết
\thứ vuốt ve tối qua từa tựa The Pretty Woman
(Yêu nhau 3 thì)
Một anh mặc quần không đáy, ăn mắm tôm cáy, đi buôn vặt thổ cẩm Chăm lừa Tây mà đòi hôn, đòi yêu kiểu ma đam Pháp, woman Mỹ- Giên phôn đa .
Xấu hổ thay!
Người Việt có câu:
“Kẻ dại để lồn, người khôn xấu mặt!
Đọc những câu viết dơ dáy ấy mọi người xấu hổ thay cho Phú Trạm.
Nhiều cây phê bình lởm khởm phong cho Inrasara là nhà cách tân thơ Việt nên anh ta càng làm hủ nút, tắc tỵ đánh đố người đọc:. Cắt bỏ chữ, xuống dòng, nối dòng câu, chẻ câu, chiết tự viết một cách vô tội vạ:
(Ở nơi ấy, nhà thơ)
Nối dòng vắt trên xuống dưới:
Mẹ dắt anh chị em tôi đi trốn
năm sáu ba. Không đâu xa, mẹ dạt
qua nhà bà cô cách ba ngõ. Mẹ
nói: ngủ lại bà cô côi cút, tôi
biết mẹ dắt anh em tôi chạy dịch.
Cha kể: ngày xưa ông ngoại cõng cha
chạy xa rất xa. Thời buổi này ấp
(Chạy dịch)
Viết cầu kỳ rắc rối, cố tạo ra lập dị phá nát chữ câu tiếng Việt:
Thì H (ậu h) iện đại – (Nguyên bản là dấu móc vuông trong toán học.
E chúng ta (chữ e giun đất trong nguyên bản loằng ngoằng như chữ Phạn)
Yêu nhau như lặp lại
Như là bản sao
Chán quá đi mất, em nói…
Cắt dần từng chữ, từng câu chẳng để làm gì,chẳng có thông tin gì, vô cảm:
Tao không muốn mày làm thơ tình buồn
Tao không muốn mày làm thơ tình
Tao không muốn mày làm thơ
Tao không muốn mày làm
Tao không muốn mày
Tao không muốn
Tao không
Tao
T
Kiểu này người Việt, thế giới làm tự ngàn xưa:
Đây là bài thơ “Vũ trung sơn thủy” của vua Thiệu Trị có156 bài thơ mới được giải mã.
(Hình ảnh bài thơ Thiệu Trị không hiện được)
(Chữ Hán xếp một vòng tròn giữa. Các dòng chữ Hán khác xếp dọc theo 16 đường kính)
Phiên âm: (Đọc câu chính giữa sang trái)
Loan hoàn vũ hạ giang triều tấn
Trướng dật phong tiền ngạn biện thanh
Nhàn điếu nhất chu ngư dật tấn
Hướng lâm song tiễn yến phi khinh
Tạm dịch:
Mưa xuống sông duềnh, nước triều lên
Ngập tràn mép nước gió êm đềm.
Én liệng nhìn rừng liện cánh êm!
Câu buông lơ lửng đang tìm cá
(Đỗ Hoàng dịch thơ)
Các nhà thơ dân tộc sống lâu đời trên đất nước Việt họ có nhiều tác phẩm song ngữ được được công chúng yêu thích. Họ viết tiếng mẹ đẻ rất hay mà viết tiếng phổ thông cũng rất tuyệt. Họ năm vững các thể thơ và luật thơ dân tộc họ và các thể thơ luật thơ Việt có sáng tạo, cách tân trên sự phát huy và kế thừa truyền thống các dân tộc:
“Phục thù chí lớn không hề nản
Ngọc nát còn hơn giữ ngói lành
(Hoàng Văn Thụ)
Trâu đực húc nhau hay hổ đẻ
Vào xem mới biết máy đang cày
(Nông Quốc Chấn)
Từng phen gió lạnh bay vào
Ngẩn ngơ ta xuống ga nào hở em?
(Hồ Dzếnh)
Tôi nhớ vợ tôi quá
Cho tôi về hai ngày
…
Về ôm vợ hai đêm
Vợ tôi nó sẽ khen
Chồng em nên giỏi
Một ngày sẽ tới
Tôi cầm súng được ngay
Tôi sẽ bắn trúng Tây
Vì tay có hơi vợ
(Cầm Biêu)
Gặp người đẹp không đói
Cũng phải đói
Gặp người đẹp không khát
Cũng phải khát
Gặp người đẹp muốn chết
Lại không muốn chết nữa.
(Lò Ngân Sủn)
Inrasara không hề kế thừa phát huy các thể thơ, luật thơ của dân tộc Chăm và dân tộc Việt, nội dung các bài viết sơ sài, nhàn nhạt tấm lòng hoài cổ mất nước, tháp đổ, làng xiêu, người Chăm chẳng chẳng thích, người Việt thì không thể ngửi được. Hình thức thơ vô lối của Inrasara không có gì mới mà lại quái đản, cũ kỷ. Người đọc chân chính không thể chấp nhận kiểu viết này!
Hà Nội, ngày 22 – 12 – 2013
Đỗ Hoàng
Inrasara
Nguyên bản:
DẤU CHÂN ƠN NGHĨA
DẤU CHÂN ƠN NGHĨA
Người Champa đã đến đất này
đào mương trồng lúa / đốt rừng làm rẫy
yêu nhau / sinh con đẻ cái
làm thơ rồi ra đi
gởi Mĩ Sơn ở lại.
Rồi người Việt từ phương Bắc tới
lại yêu nhau / nên xóm nên làng
Trước đó
người Sa Huỳnh – không biết từ đâu / về đâu
gốm nung làm dấu chân ơn nghĩa.
Mốt mai
Còn ai đến trú
Đỗ Hoàng
Bản dịch ra thơ Việt
DẤU CHÂN ƠN NGHĨA
Người Chăm đã đến đất này
Đào mương gieo lúa, trông cây gây rừng
Yêu nhau đắm đuối tận cùng
Sinh con đẻ cái đã từng chia ly
Làm thơ ca hát rồi đi
Mỹ Sơn gửi lại dấu ghi tầng trời
Người Việt phương Bắc tới nơi
Yêu nhau say đắm như thời Chăm pa
Xóm làng phố mới lập ra
Và thời trước đó, người Sa Huỳnh vào.
Không biết từ đâu, về đâu?
Dấu chân ơn nghĩa gốm nâu trưng bày
Mốt mai ai đến trú đây?
Hà Nội, ngày 22 – 12 – 2013
Đ -H
Miền Cát Trắng viết
Nhà thơ Đỗ Hoàng được coi là một hiện tượng đặc biệt của đời sống thi ca Việt đương đại,ông có tầm kiến văn sâu rộng và lý luận sắc sảo,ông rất bản lĩnh, k thiên kiến mà đầy chủ kiến,vì thế ông đã tạo ra một cách nhìn sắc lạnh trước những trào lưu,xu hướng sáng tác,những luồng gió mới xô bồ của cái gọi là "hậu hậu hiện đại " và xử lý nó theo cách của riêng ông ,đó là dịch thơ Việt ra thơ Việt,một việc chưa ai làm thế bao giờ.
Miền Cát Trắng viết
Nhà thơ Đỗ Hoàng được coi là một hiện tượng đặc biệt của đời sống thi ca Việt đương đại,ông có tầm kiến văn sâu rộng và lý luận sắc sảo,ông rất bản lĩnh, k thiên kiến mà đầy chủ kiến,vì thế ông đã tạo ra một cách nhìn sắc lạnh trước những trào lưu,xu hướng sáng tác,những luồng gió mới xô bồ của cái gọi là "hậu hậu hiện đại " và xử lý nó theo cách của riêng ông ,đó là dịch thơ Việt ra thơ Việt,một việc chưa ai làm thế bao giờ.
Qua đó,cho ta thấy tài dịch thơ của Đỗ Hoàng được ví như cỗ máy nghiền sinh tố,nghiền nát tất cả mọi thứ trái cây và cho ra những "ly sinh tố rất Đỗ Hoàng" dể uống cho mọi đối tượng độc giả, một việc làm không hề đơn giản.
theo Fb Đỗ Hoàng.
theo Fb Đỗ Hoàng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét