Thứ Tư, 25 tháng 9, 2019

N h à t h ơ B Ù I C Ử U T R Ư Ờ N G H Ạ T C Á T / Đọc Thơ Luận Dịch BẢY BÀI THƠ CON CÓC của Nguyễn Nguyên Bảy / bài 1-4


N h à   t h ơ    B Ù I   C Ử U  T R Ư Ờ N G  H Ạ T  C Á T

Đọc Thơ Luận Dịch
BẢY BÀI THƠ CON CÓC
của Nguyễn Nguyên Bảy / bài 1-4
NNB: Một sáng tháng sáu, thể dục ngoài vườn, được cỏ hoa sang tai bốn đoạn văn vần, chép lại, đặt tựa là Bài Thơ Con Cóc 1,2,3,4. Cuối tháng Bảy, cùng năm 2014, ba Bài Thơ Con Cóc tiếp theo sang tai được dưới Underground/  Seattle W. USA ( Bảo tàng dưới đất, hiện  khí của nhiều trăm năm trước còn được giữ lại, tàng ẩn linh thiêng). Bảy bài thơ con cóc này chép theo ma trận kinh dịch, xin chia sẻ giải mã cùng bầu bạn quan tâm dịch học nghiệm đời. Dưới đây là pháp giải mã của Nữ  thơ, Phong thủy gia Bùi Cửu Trường - Hạt Cát, kính trình làng.

Bùi Cửu Trường – Hạt Cát: Tôi Đọc Thơ Con Cóc Sau Trang Giấy
Để hiểu ý tứ văn thơ Nguyễn Nguyên Bảy... tôi bèn moi mọi thứ có trong đầu. Anh là người câu chữ chất chồng, ngôn từ cuồn cuộn... bỗng dưng sao lại lặp đi lặp lại mấy câu thơ Con Cóc ? Vừa có ý tò mò, vừa thử làm một việc khiên cưỡng nghiên/xét: tôi bèn bê thơ anh đưa vào Dịch quái mà đọc, với hy vọng... may ra mà hiểu được?!
Vốn bướng bỉnh từ ngày cha đẻ mẹ sinh... Tôi lần mò đọc đi đọc lại bốn bài thơ con cóc của Anh, đọc như một thày bói mù xem voi...
Lẳng lặng đọc, lẳng lặng ngẫm nghĩ. lẳng lặng về... lẳng lẳng nhắm mắt tư duy, bỗng phì cười...
Phì  cười nhớ đến cách xếp hai quẻ “càn khôn” Càn trên - Khôn dưới: nghịch hướng trời thì là Thiên Địa bĩ. Khôn trên - Càn dưới, thuận hướng đất lại là Địa Thiên thái. Thế là tôi mang thơ anh ra mắm môi mắm lợi ghép vào Dịch. Tôi chỉ có một chút kiến thức Kinh Dịch mỏng dính, hiểu biết mờ hồ, tôi vẫn hì hụi bê Bài Thơ Con Cóc 1 của  anh xếp vào đấy...để cho mình đọc, để cho mình hiểu...

BÀI THƠ CON CÓC 1.

Thi nhân thả hồn bờ ao
 Hái cỏ đất, nắng trời đan mặt nước
 Con Cóc trong hang...

Thi nhân vớt nắng vừa ngâm nước
 Đội lên đầu thấy mình cao von
 ( Con cóc trong hang)
Con Cóc nhảy ra...

Thi nhân hái đôi bóng cỏ lung linh mặt ao
Khoác vai làm súng chờ đũa nhạc trưởng...
 (Con cóc nhảy ra)
Con cóc ngồi đó...

Mặt ao rùng rùng âm thanh
 Trống nắng chiêng cỏ
Sát Thát trùng trùng
 (Con cóc ngồi đó) Con Cóc nhảy đi..

Tôi đem cái đoạn đầu có thi nhân mơ màng... đang tự tan mình với mênh mông yên ắng  với con cóc trong hang ( tĩnh ) làm hào âm, lại tiếp Thi nhân vẫn bồng bềnh trong không gian trong veo nhặt nắng, nhặt gió kê mình cao ngang nóc giời vẫn chỉ thấy con cóc trong hang ( tĩnh ) Lại là hào âm nữa. Bỗng thấy tâm hảo hán " động lòng bốn phương", quơ một nhát vớ được cái gì đó làm võ khí hộ thân, hộ quốc... nhún chân nhảy chắc lên đường. Con cóc nhảy ra (động – dương) .Ra rồi, quyết chí lên đường, gươm đàn cả một gánh, vê ngược râu: Lại con cóc nhảy ra, dương chả biết đi về hướng nào. Thi nhân ngơ ngác nhìn lên nhìn xuống, ngó trái ngó phải... rồi thừ người : Con cóc ngồi đó, tĩnh : âm. Hình như sấm động bốn bề, mặt ao váng xô nghiêng dạt ngửa... rồi bèo lại khép kín, nước lại ắng chìm... ao tù lại bị ép yên phận nước đọng: Con cóc ngồi đó : lại tĩnh, âm. Nhưng gió cuốn bốn bề tung lên, ao nước ngầm nối dòng mương máng... mương máng xuôi theo dòng cuồn cuộn trôi xuôi.... Con cóc nhảy đi : động – dương

Vậy là tôi được Quẻ số 17: Trạch Lôi Tùy (
 - suí)
Quẻ Tùy chỉ thời vận tốt, nhưng phải theo thời mà hành động thì mới thắng lợi. Theo thời nhưng phải giữ được trung chính, lắng nghe tiếng nói mọi người thì hành động mới hanh thông, trên dưới mới đồng lòng. Không tiếp thu ý kiến mọi người thì thất bại. Vì vậy còn phải kiên nhẫn chờ đợi, không thể nóng nẩy, vội vàng.  là quẻ thứ 17 trong Kinh Dịch. Quẻ Tùy được kết hợp bởi Nội quái là  ( zhen 4) Chấn hay Sấm () và Ngoại quái là  (  dui 4) Đoài hay Đầm ().

Giải nghĩa: Thuận dã. Di động. Cùng theo, mặc lòng, không có chí hướng, chỉ chiều theo, đại thể chủ việc di động, thuyên chuyển như chiếc xe. Phản phúc bất định chi tượng: loại không ở cố định bao giờ.
Nguyễn Hiến Lê viết:
Tùy là theo.
Thoán từ
无咎.
Tùy: Nguyên, hanh, lợi, trinh, vô cữu.
Dịch: Theo nhau: rất hanh thông, nhưng phải theo điều chính đáng, vì điều chính đáng (trinh) mới có lợi, không có lỗi.
Giảng: Đoài ở trên là vui vẻ, Chấn ở dưới là động; đó là cái tượng hành động mà được người vui theo.
Lại có thể giảng: Chấn là sấm, Đoài là chằm, sấm động ở trong chằm, nước chằm theo tiếng sấm mà cũng động, cho nên gọi là tùy.
Lời thoán từ quẻ này chỉ khác lời Thoán từ quẻ Càn vì có thêm hai chữ “vô cữu” (không có lỗi) ở sau, mà nghĩa thay đổi hẳn. Chúng tôi dịch như trên là theo Chu Hi: nguyên hanh (rất hanh thông) là “đức” (tính cách) của Tùy; còn trinh (chính đáng) là điều kiện để cho Tùy có lợi mà không có lỗi. Phan Bội Châu hiểu hơi khác: cả nguyên, hanh, lợi, trinh đều là điều kiện để “Tùy” có lợi mà không có lỗi. Theo người nhưng phải theo cái hay, theo đạo ; người có rất thiện (nguyên) , việc có thông thuận (hanh), có cái lợi công (lợi), thì mới nên theo, và khi theo thì phải giữ tiết tháo (trinh) thì mới không có lỗi.
Đại khái ba cách hiểu đó cũng không khác nhau mấy. Mà quẻ Tùy so với quẻ Càn thì kém xa. Thoán truyện bàn rộng thêm, đưa một điều kiện nữa: Theo mà phải đúng thời mới được. Ví dụ thời Hán, Vương Mãng cũng đã muốn làm một cuộc cách mạng xã hội; rất công bằng, tốt; nhưng thời đó sớm qua, nên thất bại. Tới đời Tống, Vương an Thạch cũng thất bại, như vậy là không hợp thời. Và Thoán truyện nhấn mạnh vào cái nghĩa tùy thời đó. (Tùy thời chi nghĩa đại hỉ tai!)
Tôi viết bài này cốt để thỏa tính ngẫm suy của mình... Thế nhưng:  sau khi lu
ận ghép với thế thời... lại thấy thật đúng, thật tài tình.

BÀI THƠ CON CÓC 4
Con Cóc trong hang, thủng thẳng
 Này rắn rết làng bên, áo nắng làng các ngươi đã phủ đầy bụi khói
 Gió tự do bị cùm xích khẩu trang
 Sao còn hung hăng múa búa liềm can qua ?

Con Cóc nhảy ra
 Ao làng ta mùa này đua hoa cho gió dậy thì
 Đồng lúa vàng phơi lúa nắng
Nắng thơm bồng bềnh trải lụa hoan ca...

Con cóc ngồi đó, ngẫm nghĩ
 Trỗi dậy hòa bình sao không giặt áo cho nắng?
 Sao không trả tự do cho gió vốn tự do
 Cớ chi trỗi dậy hòa bình bằng lửa đạn? 


(Nhím cười) Này rắn rết làng bên, chưa biết bảo cho mà biết
 Đừng tưởng nắng gió làng ta hiền hòa mà ngon xâm lược
 Sông đã có Bạch Đằng non đã có Chi Lăng...
 (Nghiến răng) Con cóc nhảy đi..

Bùi Cửu Trường - Hạt Cát: Tôi Đọc Thơ Con Cóc Sau Trang Giấy
Nếu theo thứ tự câu thơ từ trên xuống dưới. Bắt đầu bằng:  Con Cóc trong hang, thủng thẳng với một loạt động thái phủ đầy, cùm xích, một  loạt hành động cứng chết  tĩnh: xin cho đó là hào âm. Con Cóc nhảy ra với  đua hoa cho gió dậy thì, với đồng lúa vàng phơi nắng , bồng bềnh trải lụa hoan ca đều là động cả thì phải xem  đó là  hào dương. Con cóc ngồi đó, ngẫm nghĩ/ Một hành động tĩnh : hào âm. Tiếp /(Nhím cười). (Nghiến răng) và Con cóc nhảy đi... là ba động thái động, nên đặt thành hào dương cả.
Thế là theo thứ tự câu của bài thơ, ta có quẻ Thủy trên/ Thiên dưới là quẻ Thủy/Thiên Nhu
Chữ Nhu này 
 ] là chữ nhu trong “nhu yếu phẩm”, những thứ cần thiết, tức thức ăn. Tự quái truyện giảng như vậy.
Nhưng Thoán Từ thì lại giải thích là: Nhu đây còn có nghĩa nữa là chờ đợi, và theo cái tượng của quẻ thì phải hiểu là chờ đợi.
Thoán từ :
        
Nhu: Hữu phu, quang hanh, trinh, cát. Lợi thiệp đại xuyên.
Dịch: Chờ đợi: có lòng thành thực tin tưởng, sáng sủa, hanh thông, giữ vững điều chính thì tốt. “Dù gặp việc hiểm như qua sông cũng sẽ thành công.
Giảng: Nội quái là Càn, cương kiện, muốn tiến lên nhưng gặp ngoại quái là Khảm (hiểm) chặn ở trên, nên phải chờ đợi.
Hào làm chủ trong quẻ này là hào 5 dương, ở vị chí tôn (ở quẻ này nên hiểu là ngôi của trời – theo Thoán truyện) mà lại trung, chính; cho nên có cái tượng thành thực, tin tưởng, sáng sủa, hanh thông; miễn là chịu chờ đợi thì việc hiểm gì cũng vượt được mà thành công.
Đại tượng truyện giải thích cũng đại khái như vậy: dưới là Càn, trời, trên là Khảm, mây (Khảm còn có nghĩa là mây); có cái tượng mây đã bao kín bầu trời, thế nào cũng mưa; cứ “ăn uống yến lạc” (ẩm thực yến lạc) yên vui di dưỡng thể xác và tâm chí mà đợi lúc mưa đổ.
Lật quẻ, ta được quẻ :
Thiên trên/Thủy dưới là quẻ Tụng.
Trên là Càn (trời), dưới là Khảm (nước) ngược với quẻ Thủy/Thiên Nhu.
Bài thơ dồn dập ba hành động: từ Nhím cười - Nghiến răng đến Con cóc nhảy đi nằm trong khổ cuối. Cái cuối cùng bao giờ cũng là khởi đầu cho biến mới. đặt Càn ( ba hào dương ) làm  ngoại quái. 
Ba khổ trên khoan hòa hơn... chậm rãi hơn thành quả Khảm xếp làm nội quái.
Bài thơ Con Cóc 4 - quẻ Tụng  (có nghĩa là kiện cáo) Kiện cáo vì mình tin thực mà bị oan ức (trất), sinh ra lo sợ (dịch). Nếu giữ đạo trung (biện bạch được rồi thì thôi) thì tốt lành, nếu kiện cho đến cùng thì xấu. Tìm được bậc đại nhân (công minh) mà nghe theo thì có lợi; nếu không thì như lội qua sông lớn (nguy), không lợi. (Quẻ này răn người ta đừng ham tranh nhau kiện cáo).
Tự quái truyện đã cho Nhu là ăn uống, cho nên giảng rằng vì (vấn đề) ăn uống mà người ta sinh ra tranh nhau, rồi kiện nhau, cho nên sau quẻ Nhu là quẻ Tụng (có nghĩa là kiện cáo)
Thoán từ:
    ,                  川.
Tụng: Hữu phu, trất, dịch. Trung cát, chung hung
Lợi kiến đại nhân, bất lợi thiệp đại xuyên.
Dịch: Kiện cáo vì mình tin thực mà bị oan ức (trất), sinh ra lo sợ (dịch). Nếu gỡ đạo trung (biện bạch được rồi thì thôi) thì tốt lành,nếu kiện cho đến cùng thì xấu. Tìm được bậc đại nhân (công minh) mà nghe theo thì chỉ có lợi, nếu không thì như lội qua sông lớn (nguy), không có lợi.
Giảng: Theo tượng quẻ này có thể giảng: người trên ( quẻ Càn) là dương cương, áp chế người dưới,mà người dưới ( quẻ Khảm) thì âm hiểm, tất sinh ra kiện cáo, hoặc cho cả trùng quái chỉ là một người, trong lòng thì nham hiểm (nội quái là Khảm), mà ngoài thì cương cường (ngoại quái là Càn), tất sinh sự gây ra kiện cáo.
Thoán từ của Chu Công không hiểu hai cách đó mà cho quẻ này là trường hợp một người có lòng tin thực (hữu phu) mà bị oan ức, vu hãm, không có người xét rõ cho, cho nên lo sợ, phải đi kiện. Nếu người đó giữ đạo trung như hào 2 (đắc trung), nghĩa là minh oan được rồi thì thôi, thì sẽ tốt, nếu cứ đeo đuổi cho tới cùng, quyết thắng, không chịu thôi, thì sẽ xấu.
Quẻ khuyên người đó nên đi tìm bậc đại nhân công minh (tức hào 5 - ứng với hào 2, vừa trung, chính, vừa ở ngôi cao), mà nghe lời người đó thì có lợi; nếu không thì là tự mình tìm sự nguy hại, như lội qua sông lớn.
Đại tượng truyện đưa ra một cách giảng khác nữa: Càn (trời) có xu hướng đi lên; Khảm (nước) có xu hướng chảy xuống thấp, như vậy là trái ngược nhau, cũng như hai nơi bất đồng đạo, tranh nhau mà sinh ra kiện cáo. Và Đại tượng truyện khuyên người quân tử làm việc gì cũng nên cẩn thận từ lúc đầu để tránh kiện cáo.
Quẻ tụng này ý nghĩa các hào rất nhất trí, sáng sủa.
Trước sau chỉ là răn người ta đừng ham tranh nhau kiện cáo: hào 3 không kiện với ai, tốt; hào 2 muốn kiện mà sau thôi không kiện, cũng tốt; hào 1 bị kiện thì nên nhường nhịn một chút, rốt cuộc sẽ tốt, duy có hào 6 bằng kiện tới cùng thì d
có thắng, cũng hóa xấu.
Còn hào 5 diễn cái ý: có một Tòa án công minh thì phục cho dân biết bao.Tóm tắt ý nghĩa: Kiện cáo. Đừng ham kiện. Việc hình pháp nên công minh

Thơ Nguyễn Nguyên Bảy
Giải mã dịch học: Bùi Cửu Trường Hạt Cát.
VANDANBNN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét