Thứ Năm, 17 tháng 10, 2019

Văn Ngắn / Nhiều tác Giả CHÉM GIÓ MUÔN MÀU 4 / 1. N h à t h ơ B Ù I C Ử U T R Ư Ờ N G H Ạ T C Á T / 1. 5. Cảm ơn Bài thơ tặng của Hạt Cát TỰ ĐÒ ĐƯA ĐÔI DÒNG VỀ BÀI THƠ Chém Gió Với Cỏ Non (*)


Văn Ngắn / Nhiều tác Giả
CHÉM GIÓ MUÔN MÀU 4

1. N h à   t h ơ    B Ù I   C Ử U  T R Ư Ờ N G  H Ạ T  C Á T

1. 5. Cảm ơn Bài thơ tặng của Hạt Cát
TỰ ĐÒ ĐƯA ĐÔI DÒNG VỀ BÀI THƠ
Chém Gió Với Cỏ Non (*)


Tự Đò Đưa
Bài thơ ngẫu hứng chép một sớm mai kia, rồi post lên fb, may được fb nhắc nhớ lại, mới có văn bản, mới có ngày tháng của sớm mai ấy, mùa yêu năm Ngọ 014.. Sớm mai ấy, thời Xuân, / Mở Cửa Am Thấy Mã Tình Phi Ngược Gió/. Am dựng trên thảo nguyên bao la mướt mượt mầu xanh cỏ, những Nàng ngựa du xuân, phi ngược về đầu gió, thả hương tình, gió cuốn hương tình, thoang thoang mùi yêu, mùi gọi..và những Chàng ngựa nghe thấy mùi hương tình gọi ấy, bật vó sức trẻ, phi nhanh hơn gió, dũng mãnh hơn bầy đàn, lao về phía tình đợi, trao yêu. Nhân vật Vó trong thơ, cũng nghe thấy mùi hương tình thoang tới, và cũng tự nhiên như bầy đàn/ Vó Tung Bờm Hầm Hập Muốn Lao Theo../ . Từ Muốn mở chốt bài thơ. Hai khổ thơ sau diễn đạt hoàn cảnh từ Muốn của Vó, trình bầy việc/ sự của bài thơ mạch lạc, rõ ràng, không cần lời thêm.

Cỏ cười reo yêu
Xấu hổ ngậm tăm lời chém gió

Mắt vói ngựa tình phi như nỏ, như tên
Cắm phập vào triền cỏ
Hừng hực phật tung khuy lụa
Ngao ngát ngào ngạt hương tình
Gió ôm hương bay xuôi bay xuôi..

Mã già đời, mũi thính
Hít hà hương tình
Vó gõ vó gõ mà không thể phi
Ngoảnh lại tiếc thời Mã trẻ..

Ngoảnh Lại Tiếc Thời Mã Trẻ/ Câu thơ giải nghĩa từ Muốn nói ở trên bằng sự thức ngộ tự  nhiên về bản chất Tình Yêu/ Mùa yêu của tuổi tác, của đời người. Dù Muốn, dù Tiếc Nuối cũng phải chấp nhận một hiện thực tự nhiên mà nhạo mình, mà cười mình, mà bằng lòng.

Vó khép cửa am
Lưỡi hôn lên mõ lên chuông
Chuông mõ vang ran
Không tản tan được gió hương tình..

Tình Yêu, Mùa Yêu  là câu chuyện của thời gian, là câu chuyện phải ngộ, phải chấp nhận, phải bằng lòng. Thánh Grandi nói: "Trên đời này có một chuyện ai cũng chém gió ( bôc phét, xạo, nổ) hay ho được đó là chuyện Ái Tình". Liên hệ câu nói của Thánh Grandi vào nhân vật Vó trong bài thơ này chuẩn 100%, đã ngộ là mình già, gõ vó mà không thể phi, nhìn bạn tình mà tiếc thời trai trẻ..vậy mà vẫn kiêu hùng sức yêu của mình, thật đúng là Vó chém gió..

Cỏ biết không (chém gió)
Nhiều ngựa kiêu hùng hơn ta, mạnh trẻ hơn ta
Đến triền cỏ trước ta
Đang buông lời ve vãn Mã Tình
Mã Tình vẫn thong chờ trên cỏ mướt
Mắt ngước phía đợi ta.. 
Phì cười lời chém gió. Hình như cỏ nói thể và cỏ sắp ùa một thảm cười. Nhưng Cỏ đã không cười mà nâng chân Vó dạo bước kiệu khoan thai..

Không gian bỗng ngập tràn tình ca cỏ
(Tự tin không chém gió)
Chém gió chuyện tình mà gặp Tự Do..

Mùa yêu năm Ngọ 014.(*)
Thay thư trả lời một số bạn đọc hỏi về bài thơ.

NNB: Như nói ở trên, Bài Chém Gió Với Cỏ Non viết năm 014, post lên fb, rồi quên, được fb nhắc lại mới có văn bản trang trọng đưa lên Vandanbnn, khoe. Thành thật đấy, nhận được nhiều hồi âm nâng đỡ tinh thần lắm, trong đó có bài thơ Lời Của Cỏ, với lời đề Kính tặng tác giả Chém Gió Với Cỏ Non của Nữ sĩ Bùi Cửu Trường – Hạt Cát. Thành thực, bài thơ được tặng hay hơn bội phần bài Chém Gió Với Cỏ Non. Cảm ơn và bằng chứng. 

LỜI CỦA CỎ

Lời của cỏ không chỉ mầu xanh xuân
không chỉ mầu vàng thu lá
 Lời của cỏ mầu đỏ
 của huyền thoại hình hài
 ( Tim cỏ mềm và dài
ủ nguồn tình bất tận)

Cỏ rã rượi trăng
cỏ pha lê nắng
cỏ ngày tãi mưa
cỏ đêm hanh lặng
 dấu lời yêu
Cỏ se dáng chiều
 tết cầu vồng sương ngọc
 Cỏ khẽ hát
thầm thì tình phiêu du.

Lời cỏ
gọi
đàn cừu về
đàn dê không lạc lối
đàn ngưa hồng bờm tung gió rối
hí rền sấm vang
Lời cỏ mềm, lời cỏ thơm
Hương loang miên thảo.

Cỏ cốm non, cỏ lục bảo
Cỏ nào cũng hát lời yêu.
Cỏ ru chiều
Về đêm yêu dịu ngọt
Cỏ ru ban mai
về vòm tình mướt mát
khuông tình mông mênh.

Lời của cỏ không chỉ là xanh xuân
 không chỉ thu vàng lá.
Lời cỏ lặn vào rễ cỏ
rễ cỏ tìm về nguồn sâu..

Hạt Cát 1.4.2019



Chém Gió Muôn Màu
Phần tg Bùi Cửu Trường Hạt Cát
Mời đọc tiếp: 1.6. Mở đọc thơ thanh minh của NNB.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét