Thứ Sáu, 2 tháng 4, 2021

NGUYỄN NGUYÊN BẢY/ MIỀN ĐÁT NGỌT Ở TEXAS ( SUGAR LAND IN TEXAS)/ Bài Hết


NGUYỄN NGUYÊN BẢY
Phượt Văn

Bài 16/ hết
THANKFULL - LỜI ƠN 3.

Chúng tôi là hai cá nhân - một cặp vc, không đại diện cho bất kỳ ai khác, kể cả anh em ruột thịt và các con cháu. Vì thế xin khu vực lời ơn riêng tư này với nước Mỹ của chúng tôi, bầu bạn Mỹ của chúng tôi. Và để hiểu đúng nghĩa của lời ơn ấy, vui lòng đọc ba cớ dẫn dưới đây:

Cớ dẫn 1, theo lịch sử Hoa Kỳ về cuộc nội chiến Mỹ 1861.
Câu chuyện tại làng Appomattox.

Cách đây đúng 150 năm, Tướng Robert E Lee của quân đội miền Nam đầu hàng Tướng Ulysses Grant của quân đội miền Bắc, đánh dấu kết thúc cuộc nội chiến Hoa Kỳ đã làm hơn 7 trăm ngàn người thiệt mạng. Sở dĩ gọi là chiến tranh Nam Bắc là vì cuộc chiến diễn ra giữa hai phe: phe miền Bắc (còn gọi là phe liên bang) đứng đầu là Tổng thống Lincoln chủ trương xóa bỏ buôn bán nô lệ người da đen và phe miền Nam chống lại chủ trương này.
Cuộc chiến Nam Bắc của Mỹ thường được nhắc tới qua những trận đánh đẫm máu giữa quân đội của hai phe: quân miền Bắc do tướng Ulysses Simpson Grant chỉ huy và quân miền Nam do tướng Robert Edward Lee cầm đầu. Tuy tướng Lee đã nhiều lần tấn công và gây tổn thất khá nặng cho đội quân của tướng Grant nhưng quân miền Bắc được sự hỗ trợ to lớn từ ngân sách liên bang và chiêu mộ được thêm nhiều quân số từ những người nô lệ da đen vừa được giải phóng nên cuối cùng quân miền Nam của tướng Lee phải chấp nhận thua trận.
Đã có những lời khuyên tướng Lee nên chia nhỏ quân của mình ra và tiến hành đánh du kích nhưng tướng Lee đã nói: nếu cứ tiếp tục chiến tranh gây bao chết chóc thì tội của tôi đáng chết gấp ngàn lần. Ông đã nhắn cho tướng Grant là ông chuẩn bị đầu hàng. Tướng Grant nhắn lại, đề nghị tướng Lee chọn địa điểm bàn thảo việc qui hàng. Và căn nhà của một người buôn bán tên là Wilmer Mc. Lean tại làng Appomattox đã được chọn. Ngày nay ngôi nhà này trở thành di tích lịch sử quốc gia, và được gọi là Appomattox Court House.
Đến ngày hẹn, tướng Lee bận một bộ lễ phục mới tinh và đeo kiếm, còn tướng Grant xuất hiện muộn hơn trong bộ đồ tác chiến thường ngày còn dính bùn đất hành quân. Hai người ngồi trong phòng khách của ông Mc. Lean và hàn huyên thân mật về những kỷ niệm quân ngũ trong cuộc chiến tranh Mexico. Câu chuyện lâu đến nỗi tướng Lee sốt ruột, chủ động đề cập đến “mục đích buổi gặp gỡ của chúng ta ngày hôm nay là bàn về việc đầu hàng”. Tướng Grant bèn lấy cây bút chì và tờ giấy viết vội những điều khoản và trao cho tướng Lee, trong đó có những nội dung nói về binh lính miền Nam:
1. Không bị coi là phản quốc và không phải ở tù.
2. Chính phủ coi binh lính miền Nam là những công dân bình thường nếu họ chấp hành tốt luật lệ.
3. Được mang ngựa và lừa về nhà để giúp gia đình cày cấy vào mùa xuân.
Sau khi xem qua những điều tướng Grant vừa viết, tướng Lee nói: “Những điều này sẽ có tác động tốt đến quân sĩ của tôi. Chúng sẽ góp phần quan trọng trong việc hòa giải dân tộc chúng ta.” Tướng Lee cho biết ông sẽ trao trả những tù binh miền Bắc vì ông không có đủ lương thực cho họ. Tướng Grant đáp lại rằng ông sẽ gửi ngay cho binh lính miền Nam 25.000 phần lương thực khô. Ông cũng ra lệnh cho in 28.231 giấy phóng thích cho binh lính miền Nam.
Khi tin phe miền Nam đầu hàng bay đến doanh trại, quân miền Bắc định bắn đại pháo chào mừng. Tướng Grant ra lệnh ngưng ngay lập tức các hoạt động ăn mừng. Ông nói với các sĩ quan dưới quyền: “Chiến tranh đã kết thúc. Giờ đây họ đã là đồng bào của chúng ta”. Ông cho rằng hai bên không còn là kẻ thù, và cách tốt đẹp nhất để bày tỏ niềm vui của miền Bắc là không vui mừng trước thất bại của miền Nam.
Ngày 12 tháng 4 năm 1865, quân đội của tướng Lee tiến vào ngôi làng Appomattox để giao nộp vũ khí. Tướng Joshua L.Chamberlain của miền Bắc được chỉ định tiếp nhận binh sĩ qui hàng. Trước hàng quân miền Bắc nghiêm chỉnh, ông nhìn những binh sĩ miền Nam bại trận đi vào làng với cảm xúc dâng trào. Sau này ông viết lại: “Giây phút đó làm tôi thực sự xúc động. Tôi quyết định đánh dấu sự kiện này bằng một hành động, không gì khác hơn là giơ tay chào kiểu nhà binh. Tôi biết có người sẽ chỉ trích tôi về cử chỉ này. Tôi đã không xin phép và cũng không yêu cầu sự tha thứ về hành động này. Đối diện với chúng tôi là những chiến binh, bại trận nhưng can trường, là biểu tượng cho tinh thần trượng phu, không rã rời, không đau khổ, bất chấp hy sinh và không có gì khuất phục được họ. Giờ đây, họ là những người ốm yếu và đói khát, nhưng họ hiên ngang nhìn thẳng vào chúng tôi, làm sống dậy những ràng buộc thiêng liêng cao cả hơn bao giờ hết. Không có lý do gì để những đấng nam nhi ấy không được hội nhập vào Hợp Chủng Quốc vững vàng của chúng ta.”
Sau đó tất cả hàng ngũ quân miền Bắc thắng trận từ đơn vị này đến đơn vị khác đều nghiêm chỉnh giơ tay chào kiểu nhà binh. Vị tướng dẫn đầu đoàn quân miền Nam đầu cúi xuống trong buồn bã, chợt nhận ra và ngồi thẳng lại trên lưng ngựa, giơ tay chào đáp lễ. Ông ra lệnh cho các đơn vị theo sau tuân theo nghi lễ quân sự khi đi ngang qua đoàn quân miền Bắc. Không có kèn thắng trận, không có tiếng trống, tiếng hô, tiếng reo hò mừng chiến thắng, không một lời nói hay tiếng xì xầm… Một sự im lặng đến nghẹt thở.
Từ sáng sớm đến chiều tối, những người lính miền Nam đều giơ tay chào khi đi ngang qua hàng quân miền Bắc cũng đang giơ tay chào. Họ giao nộp vũ khí, những lá cờ trận rách tơi tả của miền Nam và trở về quê. Gần 100.000 quân miền Nam đã qui hàng ở làng Appomattox. Vài ngày sau tất cả rời khỏi nơi này, ngôi làng trở lại cuộc sống bình thường.
Hàng năm, có khoảng 110.000 du khách đến thăm ngôi làng này. Các du khách đến đây để tìm nguồn cảm hứng, và câu chuyện các du khách muốn nghe không phải là trận đánh cuối cùng mà là sự hòa hợp của quốc gia và những điều khoản rộng rãi do tướng Grant đưa ra.
Ông Ron Wilson, sử gia của Appomattox Court House nói: “Tướng Grant và tướng Lee có một tầm nhìn rất xa. Hai ông nhận thức rằng những nỗ lực hai bên cùng dồn vào cho cuộc chiến đã gây ra sự phân hóa khắc nghiệt trong bao năm qua, giờ đây cần phải được dùng để tái thiết quốc gia. Không cần phải có hận thù.”
Tướng Lee và tướng Grant đã đi vào lịch sử như những huyền thoại. Nhưng đằng sau câu chuyện ở làng Appomattox là bàn tay đạo diễn của Tổng thống Abraham Lincoln, lẽ đương nhiên cũng là một nhân vật huyền thoại. Ông thường nói rằng ông mong muốn cuộc chiến kết thúc trong sự khoan dung. Ông Ron Wilson nói rằng Tổng thống Lincoln và tướng Grant đã gặp nhau hai tuần trước đó trên chiến hạm River Queen ở sông James. Họ đã thảo luận rất lâu về hình thức kết thúc chiến tranh và những xáo trộn có thể xảy ra trong thời kỳ hậu chiến. Tổng thống Lincoln đã nói với tướng Grant: “Hãy để họ buông súng một cách thoải mái”.

Nguồn: Đa Minh Việt Nam
Phỏng theo Mercy at Appomattox (William Zinsser) – Reader’s Digest.

Mr. Seven viết thêm:
Sau chiến tranh Nam-Bắc Mỹ, ngày 14/4/1865 tổng thống Lincoln bị ám sát, tướng Lee trở thành Viện trưởng của Đại học Washington, tướng Grant được bầu làm Tổng thống Mỹ hai nhiệm kỳ 1869-1877.
Và sau chiến tranh Nam-Bắc Việt Nam, 08/08/1974 Tổng thống thứ 37 Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ Richard Nixon từ chức, 29/03/1973: Lính Mỹ cuối cùng rút khỏi Việt Nam. Tháng 4 năm 1975, khi chế độ VNCH sắp sụp đổ, Nguyễn Văn Thiệu bị buộc phải từ chức. Ông lên truyền hình đổ lỗi thất bại do Hoa Kỳ, đồng thời tuyên bố sẽ tử thủ Sài Gòn, nhưng sau đó ông bí mật di tản ra nước ngoài và cuối cùng định cư ở Mỹ cho đến khi qua đời. 30.4.1975 miền Nam hoàn toàn giải phóng, Một nước Việt Nam thống nhất chào thế giới. Hai chính sách hậu chiến của Hoa Kỳ: ( một) Từ năm 1975 đến 1994 Mỹ cấm vận Việt nam. (hai) Mỹ tiếp nhận, cưu mang hàng triệu người Việt Nam tỵ nạn định cư tại Hoa Kỳ, cuộc di dân khổng lồ này, đến nay vẫn tiếp tục thực hiện như một ân sủng hào hiệp chiến hữu, đồng minh.

Tuy nhiên, Câu chuyện tại làng Apponmattox đã viết một trang quá đẹp khép lại cuộc chiến tranh Nam Bắc ở Mỹ, mở ra Những trang sử hưng cường vĩ đại bậc nhất thế giới của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ ngày nay. Còn ở Việt Nam, cuộc chiến tranh  Nam - Bắc kéo dài 20 năm (1956-1975), kết thúc cũng đã 45 năm, vậy mà Tộc Việt vẫn chưa thể hòa hợp, hận thù còn như núi cao, biển sâu, tiếng cười còn ngậm khóc, lời đồng bào còn ngụy/ cộng súng gươm../ Câu hỏi đau lòng: Vì sao? đành bỏ lửng..


Cớ dẫn 2, Nhận định về VN của cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger, người đã từng đóng góp cho nước Mỹ trong suốt quá trình đàm phán hiệp định Paris chấm dứt chiến tranh và hậu chiến tranh Việt Nam.

" Với người Mỹ nói riêng và thế giới nói chung dân tộc Việt Nam là một dân tộc rất đặc biệt. Họ (VN) là một dân tộc nhỏ bé, nghèo nàn, nhưng lại có một lịch sử chiến đấu chống ngoại xâm mà bất kể một dân tộc nào trên thế giới cũng chưa từng phải trải qua - kiên cường, bất khuất, thông minh, chịu đựng, cần cù, gan dạ, anh dũng, nhân đạo và thân thiện là tất cả  những gì đều có ở dân tộc này - Vì vậy, nếu nước Mỹ hôm nay và mai sau cần một lời khuyên về quan điểm ngoại giao của Mỹ với Việt nam thì nên suy nghĩ đến những điều đặc biệt quan trọng sau."

" Chúng ta (nước Mỹ) không nên lôi kéo để gần gũi họ, bởi dân tộc này có tinh thần cảnh giác rất cao độ đối với những nước lớn - họ sợ gần gũi lôi kéo mua chuộc làm mất an ninh quốc gia họ - ngay như Trung Quốc, ở ngay cạnh, nhưng trong suốt cuộc chiến tranh với Mỹ, họ vẫn đề phòng mọi hành động của Trung Quốc, vì vậy, năm 1978 tại Campuchia và Biên giới phía Bắc 1979, họ đã không bị động bất ngờ. Đặc biệt càng không nên tạo mối ác cảm thù địch với họ, vì như chúng ta biết có những thời điểm trong chiến tranh và hậu chiến tranh, cảm tưởng như dân tộc này sẽ bị cô lập, bỏ rơi, nhưng ý chí và nghị lực của họ không bao giờ cạn- nếu những dân tộc khác mà bị gần một ngàn năm đô hộ Bắc thuộc, như dân tộc VN chắc là đã bị xóa tên trên bản đồ thế giới từ lâu, nhưng với họ (VN) vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc và không bao giờ quên nhiệm vụ giành độc lập dân tộc  - Vì vậy, coi họ là kẻ thù nhiều khi không có lợi cho nước Mỹ"

" Vời dân tộc này (VN) chúng ta nên tôn trọng quyền tự quyết của họ - tạo niềm tin và sự tôn trọng với họ - bởi họ là một thế lực rất đáng gờm trong những quốc gia Đông Nam Á và Châu Á trong tương lai gần. Với vị thế và đường lối ngoại giao đặc thù như quốc gia này - Họ không liên kết, liên minh tạo phe phái gây bất lợi cho chúng ta - Họ là lá cờ đầu trong việc xóa bỏ chế độ thuộc địa trên thế giới - Vì vậy, đối với nhiều quốc gia VN vẫn là hình mầu giải phóng và độc lập dân tộc - họ có tiếng nói và niềm tin nhất định trên hầu hết các quốc gia thân thiện hay không thân thiện với chúng ta, các quốc gia hợp tác và quan hệ với họ cảm thấy yên tâm hơn nhiều khi quan hệ với chính chúng ta- Vì thế, với VN chúng ta nên có một cách quan hệ đặc thù với họ - không gần gũi lôi kéo, không gây sức ép, cô lập, ác cảm với họ - hãy quan hệ với họ bình đẳng, khách quan và tôn trọng họ - chắc chắn nước Mỹ sẽ được rất nhiều lợi thế trong khu vực Châu Á nói riêng và thế giới nói chung - bời đây là một quốc gia đặc biệt - vì vậy, nước Mỹ cũng nên có một mối quan hệ đặc biệt với họ."

(Trích bài nói của cựu ngoại trường Mỹ Henry Kissinger trong một buồi nói chuyện tại nhà riêng với tổng thống Mỹ Donald Trump năm 2018)


Mr. Seven viết thêm:
Henry Kissinger là một tội đồ của Người Việt Nam, đó là phán quyết cùa Tòa án Lương tâm Nhân loại, không cần vạch mặt thêm. 

Những lời trích trên của Kis nói với tổng thống Mỹ Donald Trump là lời sám hối tội ác Kis đã làm với Nước Việt Nam, người Việt nam. Có thể coi đây là một tham khảo công bằng cho các chính trị gia cầm quyền trên toàn thế giới, đặc biệt là Hoa Kỳ và Trung cộng.

Và, với mỗi con dân nước Việt, cả lịch sử và dân gian đều thuộc nằm lòng bản Tuyên Ngôn Độc Lập đầu tiên của VN " Nam Quốc Sơn Hà" do Lý Thường Kiệt viết từ ngàn năm trước, chính thức tuyên bố với tập đoàn phong kiến phương Bắc rằng: Nước Nam dân nước Nam ở/ Sách trời phân định rõ ràng/ Giặc nào ngỗ nghịch xâm phạm bờ cõi/ Nhất định phải chuốc lấy thất bại/

Mời cùng đọc:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư / Tiệt nhiên định phận tại thiên thư/ Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm/ Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư

  
Cớ dẫn 3, 
Hai cớ dẫn trên sống trong vùng nhìn, vùng nghĩ của vc chúng tôi, cao trào từ 1970 cuộc chiến tranh Việt - Mỹ diễn ra tàn khốc nhất, Mỹ thả ngư lôi phong toản cảng Hải Phòng và B52 rải thảm bom Hà Nội, Việt Nam vẫn kiên cường chống trả. Riêng tư, vc chúng tôi vẫn ngày ngày cần lao lam lũ, trực chiến sao vuông, tâm thế luôn sẵn sàng đón tiếng gọi của non sông lên Tháp Bút viết hùng ca. 

Và kỳ lạ biết bao, trong khốc liệt của đạn bom thời ấy, thời 1970, thời Điện Biên Phủ trên không, chúng tôi lại tiên đoán sẽ có một cuộc đoàn tụ bạn bè Việt Mỹ ngay trên đất Mỹ. Bài thư thơ " Gửi Người Bạn gái Mỹ" của Lý Phương Liên, đăng báo Nhân Dân 1970, nói thoáng qua về những cuộc xuống đường của tuổi trẽ Mỹ đòi Mỹ chấm dứt chiến tranh ở VN.

Xuân tươi xanh/ Xuân ở đâu chẳng thế/ Bạn cùng tuổi trẻ đổ về Oa Sinh Tơn/ Chúng muốn đẩy cậu Giôn sang Việt Nam làm giặc Mỹ/ Bạn thay mặt mình hôn cậu Giôn yêu quý/ Hôn lên vầng trán hằn vết dui cui/ Hôn lên bàn tay khiêng nặng quan tài/ Hôn lên đôi mắt sáng ngời tiếng hát ../


" / Quả đất tròn/ Bạn ơi, quả đất tròn/ Sẽ đến ngày chúng ta gặp mặt/ Dù lúc đó tóc râu đều bạc/ Cậu Phát vẫn vật lăn đùng cậu Giôn/ Quanh chúng mình xúm xít cháu con/ Cười rụa ràn nước mắt../ 

Một kết thúc có hậu. Sau 1995 Mỹ bỏ cấm vận, bang giao với Việt Nam, con trai cả của chúng tôi đến Mỹ du học. Định cư tại Mỹ, hai vc và 3 người con. Hơn hai mươi năm sau, con gái Út của chúng tôi (kém anh cả 15 tuổi) hợp hôn với Nick-Mỹ, thế là theo chồng về Mỹ. Sau 8 năm vc gái Út- Nick của chúng tôi đã có ba con, tố nga đầu lòng năm nay, 2020, tuổi 8, cặp song sinh tiếp sau, một gái, một trai vừa đầy năm, thế là từ 1 Việt nữ đã lớn thành 5 công dân Mỹ. Tổng cộng hai gia đình của hai con tôi 10 khầu ở Mỹ../ Bảo rằng, tuổi già con cháu ở đâu thì quê hương ở đó, luật pháp Mỹ chấp nhận điêu đó, và thế là ba thế hệ gia tộc chúng tôi, 12 người, "tam đại đồng đường" sum họp tại Hoa Kỳ. Cảm ơn Nước Mỹ đã đón nhận, chở che, bao bọc và hân hoan khích lệ cuộc sum họp tam đại đồng đường của chúng tôi. Lời ơn này nắn nót, nghiêm cẩn viết dưới mái nhà cùa con gái Út Nick trên đất SugarLand Houston Texas USA.. Và cũng là Lời Hết cho bài ..Văn Phượt Miền Đất Ngọt ỏ Texas - Sugarland In Texas.


SugarLand, 2019/
bt lại, bổ xung mùa dịch Coronavirus Vũ Hán, 04.2020

Nguyễn Nguyên Bảy.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét