Dù không thể liều mình làm giả giấy khai sinh mới, lấy ngày 30-4-1975 là ngày sinh, tôi vẫn cứ tự coi mình được sinh ra tại Sài Gòn, ngày Ba Mươi Tháng Tư Năm Ất Mão, Mệnh Đại Khê Thủy, lập cục Kim để mệnh cục tương sinh mà tu thân sống đời độc lập, tư do, hạnh phúc.
Kính chào và tạ ơn ngày 30.4.1975 Sài Gòn đã mở rộng vòng tay đón tôi là con dân Sài Gòn. Tạ ơn Sài Gòn đã nuôi tôi sống làm người tính tròn theo tuổi Ta là đã 45 năm.
Giật mình nhớ lại. Ngày ấy, tôi đang chịu án phạt lao động cải tạo tại Nhà máy Nông Cụ Hà Đồng, sáng 30 tháng Tư, như được Ân Trên mách bảo, tôi quyết định trốn "trại", bổ về Đài TNVN 58 Quán Sứ, nơi tôi công tác (cũng là nơi kỷ luật tôi đi lao động cải tạo). Lúc ấy khoảng gần 11 giờ trưa, sân Đài vắng ngắt, một sự vắng ngắt thật đặc biệt, không tả được, như thế trước một cơn bão lớn. Tôi đang thơ thẩn thơ trong cái vắng ngắt ấy thì bỗng vỡ òa, vỡ òa như bão lửa, lan nhanh dọc đường Quán Sứ, bà Triệu, Tràng Thi rồi bùng khắp Hà Nội..và có lẽ khắp cả Việt Nam ( miền Bắc, từ Lạng Sơn đến bờ bên này sông Bến Hải).
Không tả được vỡ òa, chỉ nhớ vỡ òa trong hò reo, trong âm nhạc, trong cười nói, tất cả đều lạc giọng vì trong tất cả âm thanh vỡ òa ấy đều tràn ngập tủi mừng nước mắt.. Vỡ òa của xe tăng quân giải phóng húc đồ cổng Dinh Độc Lập, Vỡ òa với lời Tướng Minh Lớn lên Đài Sài Gòn tuyên bố đầu hàng, Vỡ òa vụt hiện từ vỡ òa bài hát " Sài Gòn quật khởi".. Vỡ òa tôi niệm Phật. Nam mô.. Thế là xong. Chiến tranh. Thế là kết thúc. Chiến tranh. A Di Đà Phật..
Niệm Nam mô của tôi hình như linh ứng. Đức tin mách bảo sẽ gặp Bồ tát cứu Khổn. Tôi lao vào phòng Tổng biên tập, chưa kịp thưa lời cầu xin, đã đón một mệnh lệnh ân huệ: Biệt phái đặc biệt, đi chi viện cho phát thanh truyền hình Sài Gòn. Tổ công tác số 1.../ Nam mô, lạy Phật xin cho chân con đừng quỵ xuống, xin cho tim con đứng sốc nhịp, xin cho nước mắt con đừng vỡ òa, vỡ òa lúc này với con nhạt nghĩa, con xin nén nước mắt lại để tạ ân cứu Khổn dài lâu nếu không muốn nói là mãi mãi. Người ban cho tôi mệnh lênh ân huê này là Bồ tát của đời tôi, Tổng biên tập Đài TNVN từ Cách mạng mùa thu 1945 đến ngày tôi rời Đài 1975, tên ông là Trần Lâm, nay đã về Miền Phật, dưới Đài Sen chăm chú nghe Phật giảng pháp. Tạ ơn Bồ tát Trần Lâm, sau này Phật gọi tôi vễ Cõi, tôi lại xin đi theo Người rèn đức tu thân.
Viết đến dòng này, chợt trong đầu ồn ào nhiều la ó phản đối tôi đã xưng tụng Ô Trần Lâm là Bồ tát. Tôi dừng bấm phím, tay phải má phải, tay trái má trái giáng cho mình hai cái tát Trời tát cùng tiếng hét: Nín, với các người, Ông Trần Lâm là ai tôi không cần biết, tôi không bận tâm, nhưng với tôi, riêng tôi thì Ông ấy là Bồ tát, Bồ tát cứu Khổn đời tôi. Tạ ơn Bồ tát Trần Lâm, Người đã mượn hào quang chói lòa của chiến thắng 1975 che mắt quỷ dữ đội tên Lành đã đặt trên bàn án lệnh tù tội đời tôi. / Thơ là Thơ. Thơ Không Phải Là Địa Vị Xã Hội Của Người Làm Thơ/ Mầm mống Nhân văn Giai phẩm đấy, phải đào tận gốc, trốc tận rễ./
Tôi đi thẳng Sài Gòn, trên một chiếc ô tô com măng ca cũ cùng với Nhà văn Hoàng Ngọc Anh (bí thư chi bộ, trưởng đoàn)..Tiếp viện cho Đài Sài Gòn chỉ là cái cớ của quyết định, Nv Hoàng Ngọc Anh nhiệm vu đi cùng tôi, lo cv ở Sài Gòn cho tôi và cũng là khầu súng sẵn sàng nhà đạn nếu tôi có ý định bỏ trốn (vượt biên) ../ Suốt dọc đường đi, hai lá thư tay của Bồ tát ngủ an lành trong sà cột bí thư Hoàng Ngọc Anh. Vào đến Sài gòn, một thư trao tận tay Giám đốc Đài Truyền Hình Sài Gòn Huỳnh Văn Tiếng và một thư viết cho tôi và được trao giữa Sài Gòn.
Thư tay cho Ô. Huỳnh Văn Tiếng tôi không được đọc, nhưng tôi biết chắc chắn nội dung bức thư dó Ông Trần Lâm cậy nhờ Ông Tiếng tiếp nhận tôi vào làm việc tại Đài Truyền Hình Sài Gòn và tạo mọi giúp đỡ khác có thể.
Thư tay cho tôi, Ông Trân Lâm chỉ bảo dặn dò tôi lời Cha con và lời tin yêu đồng chí (tôi xưng hô với ông chú cháu, dù vậy ông vẫn rất "kiên trì cách mạng" gọi tôi là đồng chí).
Tôi đã đến Sài Gòn như thế và đinh cư tại Sài Gòn từ ngày ấy đến nay.
GẶP MỪNG
Thơ Nguyễn Nguyên Bảy, viết ngay ngày đầu tiên cùng nv Hoàng Ngọc Anh thả bộ loanh quanh chợ Bến Thành../ Tháng 4.1975.
/ Anh chẳng thể ngờ Sài Gòn là Em/ Yêu mấy chục năm mà chưa biết mặt/ Nay em bỗng gần gang tấc/ Vừa gọi vừa reo trong nước mắt rụa ràn../
/ Từ giấc mơ thoang thoảng hương lan/ Hiện ra thành xương thịt/ Thắp trong anh ngọn đèn ký ức/ Một thời dài mộng mị trong mơ/
/ Anh bàng hoàng nhìn ngắm nguy nga/ Ngả mũ trước Sài Gòn hoa lệ/ Dù ai đó chỉ cho anh những vỉa hè loang lổ/ Đạm Tiên nằm đây đó giữa vườn hoa/
/ Anh đã cùng thơ đi khắp những miền xa/ Tưởng tượng những địa đàng ẩn nấp/ Anh chẳng dám tin ngày hôm nay có thật/ Giữa Sài Gòn thong thả du ca/
/ Du ca non nước thái hòa/ Mừng Em đã từng sung sướng/ Sung sướng như anh hằng tưởng tượng/ Thành phố này nguy nga/
/ Thôi cứ mừng ta lại gặp ta/ Chuyện mai mốt ơn Trời sắp đặt/ Cứ để hôm nay cho trăng mật/ Bắt đầu một tình yêu/
Anh chẳng dám tin ngày hôm nay có thật/ Giữa Sài Gòn thong thả du ca..
Đây là hai câu thơ chân thành của đời thơ tôi kính dâng mốc lịch sử 30.4.1975, mốc đã cứu sống đời tôi, đã phục sinh tôi, từ một công dân cần phải xích xiềng thành một công dân yêu nước vừa góp phần làm nên “giải phóng Sài Gòn”. Thưa, với riêng tôi, Sài Gòn đã giải phóng tôi..
Sài Gòn giải phóng tôi. Đó là sự thật dù tôi từ phía thắng Cuộc tràn vào Sài Gòn thua cuộc. Tôi minh họa, bằng chứng về mình e là thiếu khách quan, vô lối. Cảm ơn nhà thơ Hoàng Xuân Họa (anh trai lớn hơn tôi một đôi tuổi) viết tặng vc tôi một chùm thơ, tôi xin dẫn 4 khúc ngắn, dưới đây, minh họa cho bối cảnh tôi và bối cảnh môi trường sống đời tôi nơi Kinh Thành Cổ Tích những năm tháng chiến tranh tương tàn và bản thân tôi bị cường quyền truy bức.
Thơ Hoàng Xuân Họa, chùm tặng Nguyễn Nguyên Bảy - Lý Phương Liên.
Sài Gòn giải phóng tôi. Đó là sự thật dù tôi từ phía thắng Cuộc tràn vào Sài Gòn thua cuộc. Tôi minh họa, bằng chứng về mình e là thiếu khách quan, vô lối. Cảm ơn nhà thơ Hoàng Xuân Họa (anh trai lớn hơn tôi một đôi tuổi) viết tặng vc tôi một chùm thơ, tôi xin dẫn 4 khúc ngắn, dưới đây, minh họa cho bối cảnh tôi và bối cảnh môi trường sống đời tôi nơi Kinh Thành Cổ Tích những năm tháng chiến tranh tương tàn và bản thân tôi bị cường quyền truy bức.
Thơ Hoàng Xuân Họa, chùm tặng Nguyễn Nguyên Bảy - Lý Phương Liên.
Bài 1.
TẠI THẰNG BÁN TƠ
/ Hai người thơ bỏ Hà Nội ra đi/ bỏ đường Cổ Ngư xanh mơ cổ tích/ bỏ lại vầng trăng rơi nhàu từng tờ lịch/ "chợ Hôm trễ yếm" (*) mãi trời Nam/
/ Mội lần đi qua dốc Hàng Than/ Vẫn nghe gió say đưa câu hát/ " Em đi làm ca ba../ rỗng hoang đường chiều Yên Phụ./
/ Hai người thơ bỏ Hà Nội ra đi/ mang nỗi buồn phải xa "Cấm Chỉ"/ Xóm Hạ Hồi đau mấy " Tình thu"/ đường Nguyễn Du bơ phờ hoa sữa/
/ Hồn cốt một thời vơi một nửa/ từ buổi người thơ mũ, nón ra đi/ " Cầu Gió, Mùa yêu" ai bắc/ chỉ tại " thằng bán tơ"...!/
Đêm 22.10.2010
Bài 2.
NGƯỜI THƠ TRỞ VỀ
(Riêng tặng Lý Phương Liên)
/ Người thơ trở về sau mấy chục năm xa/ Hà Nội rét run môi Hồ Kiếm/ sóng xanh chao cồn cào Tháp Bút/ đầu Hàng Khay trơ gốc sấu già/ xưởng cơ khi mọc đôi tòa tháp/ không còn nữa ca ba/ Ca Bình Minh người thơ từng thức/ trò truyện với Thúy Kiều/ điểm mặt Sở Khanh/ Sở Khanh thời nào cũng có/ chúng vẫn đông kiến/ cỏ/ đối trá vòng quanh/ lừa Kiều ra khỏi lầu xanh/ song đẩy Kiều sang bia ôm, nhà nghỉ/ và đồng tiền../ đồng tiền ngổn ngang phi lý/ sấp ngửa trắng đen../
Đêm mùng 3 Tết Tân Mão.
Bài 3.
CHẤP TẤT
( Viết sau khi đọc " Linh Hồn Lang Thang" tt cua NNB)
/ Anh chấp tất mưa vùi bão dập/ biển sóng thần chà đạp bờ đau/ em có giỏi lật nhào trái đất/ đè bẹp anh, anh vẫn gật đầu../
/ Anh chấp tất lũ tràn, lũ ống/ nhấn chìm anh trong vòng sóng cuộc cào/ em cứ việc sạt đồi lở núi/ vuông ngực gầy anh chịu đựng có sao/
/ Anh chấp tất: cầu vồng, rêu trơn, lửa cháy/ đạn xé, bom rơi, sấm nổ, sét gào/ em cứ việc B52 quật bom tọa độ/ có tan thây, anh còn lại linh hồn/
/ Anh - "Linh hồn lang thang" (*) đọc ngang trời đất/ chỉ cho núi biết, sông hay: dẫu quỷ, dẫu ma/ lịch sử vô tư, khó bề em che giấu/ đuôi cáo già giấu mãi cũng thò ra!/
Bài 4.
CHẮT TỪ THƠ BẠN
(Riêng tặng NNB)
/ Bước anh, ly bước Hà Thành/ bước tôi tun hút tháng năm/ thế thời nào ai lường hết/ tít mù đến nỗi này chăng/
/ tưởng đời mọi thứ thẳng băng/ ngày anh vô tư câu hát/ đêm tôi mộng mơ niềm khát/ khẽ khàng đi hết ngày xanh/
/ Phố Cổ, rêu phong Phố Cổ/ cho xin một góc vuông nằm/ tạc đời khói hun bồ hóng/ nhọ nhem cả ánh trăng rằm/
/ Mượn anh "Sông Cái Mỉm Cười" (*)/ xếp bằng tung khúc "Sông Tương" (*)/ " Ga Hẹn" (*) đến trời không sáng/ " Lá Thu" (*) nghiêng ngả nắng sương../
(*) Ý thơ và đầu đề thơ các bài thơ NNB & LPL.
Với bối cảnh riêng chung dẫn trên. Tôi không nói lời ơn với Ngày 30.4.1975 lịch sử và lời ơn với quê hương Sài Gòn thì liệu tôi có còn đáng mặt tôi?
Kính chào và tạ ơn ngày 30.4.1975 Sài Gòn đã mở rộng vòng tay đón tôi là con dân Sài Gòn. Tạ ơn Sài Gòn đã nuôi tôi sống làm người tính tròn theo tuổi Ta là đã 45 năm.
/ Mời đọc tiếp 14/
/ Mời đọc tiếp 14/
NGUYỄN NGUYÊN BẢY/
MIỀN ĐÁT NGỌT Ở TEXAS ( SUGAR LAND IN TEXAS).
MIỀN ĐÁT NGỌT Ở TEXAS ( SUGAR LAND IN TEXAS).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét