NÓI CHUYỆN PHẢI CÙNG NGƯỜI HIỂU BIẾT
Nói chuyện phải cùng người hiểu biết
Khổng Tử viết
rằng: “Chuyện không thể bàn mà nói thì là uổng lời. Chuyện cần bàn mà lại không
nói thì mất lòng người”. Bởi vậy đối với những người khác nhau thì cần nói lời
phù hợp với người nghe, nói chuyện nhất định có đạo lý, không nói lời thị phị,
không đồn đại, luôn biết giữ miệng, không nói suông, nhưng khi cần phải nói thì
nhất định phải nói. Đặc biệt lời nói xuất ra đều cần có ý nghĩa, có chính
nghĩa.
Gặp được người
không hiểu chuyện, không thông thấu thì có một số lời không nên nói, nói ra chỉ
là uổng lời, bởi vì đối phương sẽ không thể hiểu được. Cũng vậy, khi cần ý kiến
góp ý từ người khác, chúng ta cần tìm những người có tầm nhìn, hiểu biết đạo lý
nhân sinh để đàm luận thì mới có được kết quả như mong đợi.
Trong giao
tiếp, cần rèn cho bản thân có thói quen nói lời có sức nặng tựa như cửu đỉnh,
“Quân tử nhất ngôn, tứ mã nan truy”. Trước khi nói, cần dùng lễ để kiềm chế cảm
xúc của mình, luôn giữ vững nguyên tắc không thêu dệt khuyết thiếu của người
khác, không khoa trương điểm mạnh của mình, không nói gây thương tổn cho người
khác, gây mâu thuẫn, ức chế hay khiến người khác phẫn nộ.
Người có giáo
dưỡng luôn giữ được thái độ khoan hòa, ăn nói chừng mực, không phát ra lời vô
nghĩa, chỉ nói những điều nên nói. Họ cũng tôn trọng cảm xúc của người nghe,
lời nói ra còn có sự an ủi, hòa ái. Người nghe được sẽ cảm thấy dễ chịu, đồng
tình và cảm thấy được tôn trọng.
Làm việc phải
cùng người kiên định
Cổ ngữ có câu:
“Thành thật làm người, kiên định làm việc”. Năng lực của một người không đủ thì
có thể rèn luyện thêm, nhưng nếu bản chất là người không kiên định, làm việc gì
cũng không có đầu có cuối thì rất khó để mưu sự.
Đặc biệt trong
làm việc, điều kỵ nhất là gặp phải kiểu người bạc tình bạc nghĩa hoặc kiểu
người tâm thuật bất chính. Người bạc tình bạc nghĩa sẽ không để tâm đến những
điều người khác làm cho mình. Người tâm thuật bất chính sẽ lợi dụng tình cảm để
mưu lợi cho mình. Bởi vậy trong “Cách ngôn liên bích” viết: “Kẻ tiểu nhân hành xử
trong một sự việc, chỉ vì lợi mà hòa hợp với nhau, cũng chỉ vì lợi mà hại
nhau”.
Một người nếu
không có ý chí kiên cường và tinh thần nhẫn nại thì cho dù là làm việc gì cũng
khó giữ được sự bền bỉ để đi đến thành công. Bởi vì rất nhiều khi mấu chốt của
việc thành bại chính là ở chỗ có thể kiên định đi đến cuối cùng. Do đó muốn làm
thành một việc lớn thì cần phải tìm người có đức tính không ngại khó ngại khổ.
Những người có đức tính thủy chung như thế thông thường đều là người phúc hậu.
Người kiên định,
phúc hậu thì ở đâu, lúc nào cũng đều suy nghĩ cho người khác. Họ cố hết sức để
người khác ít gặp phải những khó khăn, khổ nạn, mong muốn những điều tốt đẹp
đến với người khác, hy vọng người khác được an yên. Bởi vậy, người phúc hậu
luôn có thể đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để suy xét. Vì đặt mình vào
hoàn cảnh của người khác nên khi chúng ta chia sẻ thì người phúc hậu sẽ hiểu
được tâm ý của chúng ta.
Người phúc hậu
không ngụy trang giả tạo, gặp chuyện có thể dùng tiêu chuẩn “suy xét đúng sai”,
nền tảng đạo đức để cân nhắc. Đối mặt với việc nhỏ hay việc lớn, họ đều có thể
đưa ra phán đoán phù hợp với đạo lý và lòng người. Cho nên họ có thể đưa ra
được những lời khuyên hữu ích, có thể kiên trì đi đến cuối cùng.
/St/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét