Thời cổ đại, cho dù là cổng lớn như cổng cung, cổng thành, cổng phủ nha hay cổng nhỏ như cổng nhà dân thường thì đều được thiết kế mở cửa vào phía trong, không mở ra phía ngoài. Thiết kế này vừa thể hiện lễ nghi đồng thời thể hiện trí tuệ của người xưa.
Thời xưa, các trung tâm kinh tế chính trị đều nằm trong nội thành. Khi có chiến tranh xảy ra, kẻ địch nếu muốn đoạt được thành trì thì phải từ bên ngoài thành tấn công vào bên trong thành. Cho nên cửa đóng mở thành có tác dụng phòng thủ vô cùng trọng yếu. Vì thế, cửa đều được làm từ vật liệu rất nặng và được thiết kế mở vào phía bên trong. Điều này có rất nhiều tác dụng to lớn.
Thứ nhất, khi kẻ địch từ bên ngoài đánh vào thì binh lính bảo vệ bên trong thành có thể nhanh chóng đóng cổng thành lại. Dưới tình huống kẻ địch không nhìn được bên trong, họ có thể dùng cọc gỗ, tảng đá, bao cát… chặn phía sau cửa khiến kẻ địch muốn phá cửa cũng không dễ dàng.
Thứ hai, khi quân địch tiến đến, binh lính bảo vệ đóng cổng thì lúc này cánh cổng sẽ giống như một tấm khiên lớn, có thể bảo vệ được tính mạng các binh lính và giảm được tổn thất. Còn cổng thành mở ra ngoài thì khi binh lính cần đóng cửa sẽ phải đi ra ngoài cổng thành, dùng lực mạnh mới kéo được cổng lại, trên thân họ không có gì che chắn, hoàn toàn trở thành mục tiêu sống cho kẻ địch bắn tên. Có khi cổng còn chưa đóng được mà thân đã bị hàng chục mũi tên bắn trúng, bỏ mạng. Cổng thành còn chưa đóng được thì chẳng khác nào dâng thành trì cho đối phương.
Thứ ba, nếu cổng thành được thiết kế mở ra ngoài thì khi binh lính ra đóng cổng sẽ khiến khoảng cách giữa họ và kẻ địch gần hơn. Họ sẽ dễ dàng bị kẻ địch khống chế. Điều này là vô cùng bất lợi.
Thứ tư, vì cổng thành mở vào phía trong nên trong quá trình mở cổng thành thì do cảm giác của mắt người, tình hình bên ngoài dường như sẽ lộ ra ngay lập tức, còn tình hình bên trong từ từ hiện ra. Điều này giúp binh lính phòng thủ dễ quan sát được kẻ địch, còn kẻ địch khó biết được tình hình bên trong.
Không chỉ cổng thành mà cổng nhà cũng có những tác dụng trọng yếu như trên. Nó có tác dụng rất lớn trong việc bảo vệ sự an toàn cho mọi người trong gia đình.
Ngoài ra, người xưa rất coi trọng lễ nghi, không chỉ trong tế lễ, gặp mặt mà ngay trong thiết kế kiến trúc. Cho dù là cửa nhà hay cửa thành thì đều mang ý nghĩa chỉ bộ mặt của một gia đình, một quốc gia nên việc nó gánh vác trọng trách lễ nghi là không thể thiếu.
Khi khách đến chơi nhà, từ vẻ mặt đến cử chỉ đều phải thể hiện ra tấm lòng hiếu khách của gia chủ. Khi thiết kế cổng mở vào bên trong, khách đến, cổng mở vào trong, chủ nhà ở bên trong mở cổng đón khách với vẻ mặt vui vẻ, nghĩa là mời vào. Nó thể hiện ra phép xã giao tối thiểu. Còn khi khách đã bước tới cổng rồi mà cổng lại được mở ra ngoài thì sẽ khiến họ phải lùi lại một vài bước, điều này không hợp lễ nghi vậy.
VANDANBN st tu thân/gt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét