Chủ Nhật, 19 tháng 9, 2021

Những Tình Bạn Kỳ Lạ Của Tôi/ TAM KHÚC HOÀNG HƯNG


NGUYỄN NGUYÊN BẢY

Những Tình Bạn Kỳ Lạ Của Tôi
TAM KHÚC HOÀNG HƯNG


Thành thực, tôi không giám dùng từ kết bạn với Nhà thơ Hoàng  Hưng, tôi cho mình như thế là hỗn, là với cao, là làm sang mình, hổ thẹn lắm. Tôi chỉ giám dùng từ chơi bạn như là một cuộc chơi thơ mây gió nhiều âm hương, thanh sắc cuộc đời, tuyệt nhiên chưa là tình bạn tri kỷ tri âm như tôi hằng ước có. Tất cả là do ở nơi tôi, tôi quá mặc cảm tự ti trước một kính trọng truyền thống tộc phả Hoàng Hưng, mà tôi nghe biết đủ 4 đời, và trước một tôn trọng sức học, sức nghĩ, sức làm việc của Anh cho gia phong, cho văn hóa cộng đồng chỉ với mục đích tốt đẹp hơn cho gia đình mình, cho quê hương mình, cho dồng bào mình. Và sau sự kính trọng, tôn trọng ấy là niềm hy vọng tràn ngập lòng tôi về những mục đích, những đóng góp xây dựng của Anh với nền văn chương, văn hóa giáo dục nước nhà, mà Anh đã tận tụy cống hiến. Tôi viết Tam Khúc: Kính Trọng, Tôn trọng và Hy vọng, dưới đây, trong loạt bài Những Tình Bạn Kỳ Lạ Của Tôi, để giãi bày ngưỡng mộ cảm phục của tôi với Hoàng Hưng. Mời đọc:

 

1. Khúc Kinh Trọng.

Tôi và nhà thơ Hoàng Hưng có lẽ xem xem tuổi nhau, nay đều đã chạm ngưỡng 80.

Chuyện này, đã khoảng 70 năm trước, thời điểm bộ đội cụ Hồ về tiếp quản Thủ Đô (1955), tôi chỉ mới là đứa trẻ trâu (đúng nghĩa) cùng đám trẻ trâu khác trong xóm, tay cầm cờ hoa, miệng gào cười nói, đứng đầu cửa Ô Đông Mác chào đón các anh hùng “ trùng trùng quân đi như sóng” tiến qua Làng../ Thì cũng thời điểm đó cậu bé Hoàng Hưng, hoàng tử Hoàng Hưng, đang cùng cha mẹ mình, bác sĩ Hoàng Thụy Ba tay ôm hoa, nụ cười rạng rỡ, thay mặt nhân dân thủ đô đón cụ Hồ và bộ đội cụ Hồ về Hà Nội..

Chuyện này, sau này tôi được bác giáo V, bạn của cha tôi, dạy : Thời buổi nào cũng mặc, phải biết kính trọng, ngưỡng mộ gia đinh bác sĩ Hoàng Thụy Ba. Bố của ông ấy là quan đầu tỉnh thời Pháp thuộc, thanh liêm lắm, lương bổng dành dụm được hiến cho dân quê cụ xây đường làng, xây trường học và nuôi các con ăn học, không theo lộ quan lại, công danh, mà theo đường đem trí học, tài năng phục vụ nhân quần. Thử hỏi, có người Hà Nội gốc nào lại không nghe danh bác sĩ Hoàng Thụy Ba tài ba, nhân hậu./  Đột ngột, bác giáo nắm tay tôi, xoa đàu tôi : Thời nào cũng mặc, với những gia đình danh giá phẩm hạnh ấy, không được phép “cá mè một lứa”...

Tôi nuốt lời dạy bảo ấy vào lòng, nào ngờ sự kính trọng này sinh nở mặc cảm tự ti tôi./ Tôi làm sao có thể “cá mè một lứa” với nhà thơ Hoàng Hưng, vì thế, như trên đã nói, tôi không giám mơ kết bạn với Hoàng Hưng, mà chi giám chơi tình bạn như chơi thơ bạn thơ. Mặc dù Hoàng Hưng là một người nhân hậu mở lòng như cha anh ấy, điềm đạm cầu thị như cha anh ấy, thật không hổ thẹn lá cháu đích tôn, là con trai trưởng của gia tộc Hoàng Thụy Ba..

2. Khúc tôn trọng.

Chuyện này, xảy ra vào những năm 1980.., Sài gòn đang đói kém, tôi may mắn được Nhà thơ Hoàng Hưng giới thiệu với bạn anh ấy, thuê tôi đứng bán chợ Giời Huỳnh Thúc Kháng, sạp G7, độ nhật. Anh không đứng bán chợ Giời (tôi nhấn manh), nhưng anh coi sạp G7 như là sạp nhà của anh, nên hầu như ngày nào anh cũng đáo qua ít phút. Chuyện chỉ có thế, không có gí đáng kể thêm, duy điều này thì không thể không kể. Bữa kia, anh bảo với tôi Anh phải đi công chuyện Hà Nội ít ngày, Anh đi.. và ít ngày sau, tin về: Anh bị bắt về tội tàng trữ truyền bá một tập thơ gì đó của thi sĩ Hoàng Cầm../ Trước tin dữ ấy tôi chỉ biết ngửa mặt, nuốt gào thương bạn: Chuyên chính vô sản là quyết sách cai trị, Trời ơi..

Hoàng Hưng là người rất quảng giao, Anh ngưỡng mộ và kết giao với hầu như tất cả sĩ phu Bắc Hà nổi danh thời đó. Đặc biệt với các nhà thơ tiền bối Nhân Văn Giai Phẩm như: Lê Đạt, Hoàng Cầm thì với Hoàng Hưng là anh em nối khố../ Tôi chỉ thoang thoang cảm thế, biết thế. Tôi tôn trọng quyền riêng tư của Anh và không có tính tò mò. Thực lòng, dưới mắt Hoàng Hưng tôi chỉ là thứ Văn Nghê Quần Chùng (không phải văn nghẹ quần chúng). Tôi không lấy đó làm buồn. Biết phận minh nên vui là khác. Thế nên dù đã chợ Giời cùng nhau, nhưng chúng tôi chưa một lần trò truyện văn chương, chưa một làn đọc gì của nhau. Chúng tôi tôn trọng thích/ muốn của nhau. Và nhờ tôn trọng ấy tôi đã hai lần vượt thoát dễ dàng nạn ách văn chương.

Lần thứ nhất, ( kể tiếp tích Hoàng Hưng bị bắt viết ở trên) . Sau bữa nghe tin Hoàng Hưng bị bắt, tôi không nhớ chinh xác là bao nhiêu ngày, có hai thanh niên mặc thường phục (về sau mới biết đó là người của PA.. nào đó), đến  sạp G7 của tôi đóng vai người tìm mua máy ảnh, sau khi đấu láo vài chuyện máy ảnh, một ngươi đang câm máy ảnh và người kia tay đút túi quần, cả hai tiến lại gần tôi, người thanh niên cầm máy ảnh nói đủ nghe; Anh có biết nhà thơ Hoàng Hưng?/ Tôi đáp: Tôi có biết một người tên Hưng hay lại đây mua bán giấy ảnh./ Thanh niên không cầm máy rút từ trong túi ra một tấm ảnh Hoàng Hưng: Anh biết người này chứ?/ Tôi nói như reo: Hưng giấy ảnh đây mà../ Người cầm máy ảnh nghiêm giọng: Anh ta là nhà thơ Hoàng Hưng/ Tôi đáp lời khô khốc: Thì ra vậy, chúng tôi dân chợ Giời nên không biết anh ấy là nhà thơ..
Hết chuyện, các PA chào tôi, rồi biến..Họ đã tin là tôi nói thật bởi sự thật đúng như vậy. Thật lòng là từ thời điểm này trờ về trước tôi tự ti thân phận, nên chưa một lần giám mon men lại nơi tụ bạ của các thi nhân nghe lén thi ca. Thơ Anh Hoàng Hưng tôi chưa được đọc bài nào, được nghe lần nào, nên không giám nói Anh Hoàng Hưng là nhà thơ, nói thế là hỗn, là cá mè một lứa..

Lần thưa hai, chuyện này với Hoàng Hưng có thể là chuyện vặt, Ảnh đã quên, nhưng với tôi là chuyện lớn không bao giờ quên, nay chép lại thay lời cảm ơn. Chuyện mài mại thế này..Thời kỳ ấy, Anh đã buông nghề thầy giáo ở Hải Phòng, đã buông nghề làm báo Người Giáo Viên Nhân Dân, làm Tạp chí Seaprodex, Anh về đầu quân cho báo Lao Động Cuối Tuần (Lao Động Tống Văn Công - Tám Đăng). Và tôi cũng thôi nghề bán máy ảnh chợ Giời, về tay nem tay trạo Văn nghệ truyền hình HTV, kiêm viết tiểu thuyết kiếm thêm thu nhập. Bữa kia (lại bữa kia) Hoàng Hưng đền nhà tôi, lần đầu tiên anh mở lòng tặng tôi sách thơ của Anh, vừa xuất bản (Ngựa Biển) với lời đề tặng rất trân trọng. Tôi đón sách anh, chưa kịp nói lời cảm ơn, thi Anh đã tiếp việc khác, Anh bảo : Chúng nó (ám chỉ các nhà phê bình văn nghệ được thời lúc đó) sắp đánh ông tội viết tt Tình Biển khiêu dâm đấy./ Tôi cười tinh quái chợ Giời (khoản này Hoàng Hưng không thể bằng tôi), tôi làm mặt hớn hở đón lời Hoàng Hưng : Xin Anh giúp tôi nói với các cao thủ phê bình viết cho vài bài, đừng ngại vung bút với kẻ văn nghê tay ngang tôi, tôi ơn lắm, sách Tình Biển lần này in 40.000 (bốn chục ngàn) bản, bán hết lại in thêm. Nhuận bút lần này khá lắm, vợ con đỡ nheo nhóc..
Thật tử tế với tôi, anh Hoàng Hưng đã kể lại mẩu thoại trên với các cao thủ LLPB, Bẫy (dối gạt chẳng đặng đừng) đã sập, các bài phê bình sắp lên trang được chính tác giả kéo xuống, các hợp đồng đặt bài và hứa sẻ viết bị hủy. Tôi đã thoát nạn văn chương êm ru như thế. Các nhà LLPB không phải vì thương tôi, thông cảm hoàn cảnh tôi, mà họ vì họ, ví cái danh hoang đường của họ, chăng lẽ cao thủ cỡ quốc gia như họ, mà lại đi chiêng trống với đứa luôn tự nhận tay ngang "văn nghê quần chùng", chưa biết có phang được nó đòn nào tâng công tuyên giáo không, mà tắp lự đã mang lợi lạc cho nó, sách càng phê bình, nhất là dâm sách, thị trường đang đói, thì hẳn sách nó càng hot thêm, lại bán chạy tôm tươi, dư tiền mua xe, mua nhà..

Cảm ơn Hoàng Hưng đã ít nhất một lần tôn trọng tôi. Thế cũng đủ hể hả cho sự tôn trọng toàn phần, trăm phần trăm tôi cho mọi thich/ muốn/ nghĩ/ hành../ của Hoàng Hưng trong mọi hoạt động xã hội. Và quan trọng (tôi nhấn mạnh) là tôn trọng tôi với Hoàng Hưng luôn theo hướng tích cực, ngưỡng mộ và khâm phục.
Hoàng Hưng đã yêu thi ca toàn tâm, toàn sức, đã kiên trì, bền bỉ cho việc đổi mới, làm mới, goi là cách tân thi ca, chỉ với nguyện ước nâng tầm bay của thi ca Việt Nam cao hơn. Việc Anh tham gia sáng lập Văn Đoàn Độc Lập là một bằng chứng. 
Hoàng Hưng đã bền bỉ theo đuổi việc bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống thực chất và đúng nghĩa. Hoàng Hưng đã đóng góp thiết thực, có giá trị cho việc cải cách nền giáo dục xuống cấp, mất phương hướng. Anh đã viết bài, soạn sách, dịch sách, tham gia các nhóm làm sách, các câu lạc bộ công khai tranh đấu cho một nền văn hóa giao dục. Cao hơn, Anh đã dũng cảm xuống đường cùng đồng bào tranh đấu không khoan nhượng với bọn xâm lược Tàu + nơi biên giới phía Bắc hay nơi hài đảo trùng khơi..
Thành thực mà nói: Những việc, kể vắn trên đây, cùa Nhà thơ Hoàng Hưng, đều (tôi nhấn mạnh) vượt quá sức tôi, tôi bất lực, cúi đầu đứng từ xa chiêm ngắm. Tuy vậy, tôi nhắc lại, tôi tôn trọng mọi thích/muốn/ nghĩ / hành của Hoàng Hưng theo hướng tích cực và ngưỡng mộ. Nhà thơ Hoàng Hưng luôn làm tôi sáng mắt sáng lòng. Xin cảm ơn Anh về điều đó.

3. Khúc Hy Vọng

Tôi xin không nói về Nàng Mười, vợ yêu của Hoàng Hưng, họ đang sắp kỷ niệm Đám Cưới Vàng.
Tôi xin không nói về các con Anh, Ly Hoàng Ly, con gái trưởng nổi danh thi ca, hội họa, con trai Út dang lập nghiệp tại Dalas Hoa Kỳ.
Tôi xin không nói những cv Anh đang thực thi, đang tranh đấu cho lý tưởng chân thiện mỹ của anh. Bởi như những người tử tế khác, anh đang làm những việc tử tế của một người tử tế chân chính.
Thứ lỗi cho tôi, khi tôi giám " cá mè một lứa" hạ kết lời đánh giá yêu mến, ngưỡng mộ Anh trong bài viết này, rằng: Anh, Hoàng Hưng, nhà thơ Hoàng Hưng, tài hoa xứng đáng được kính trong, tôn trọng và Hy vọng. Bài thơ Người Về của Anh viết thâm thúy, sâu sắc ba điều Kính Trọng, Tôn trong và Hy vọng ấy. Bài thơ tuyệt hay thương hiệu Hoàng Hưng, mời cùng tôi đồng cảm..

NGƯỜI VỀ
Thơ Hoàng Hưng

Người về từ cõi ấy
Vợ khóc một đêm con lạ một ngày

Người về từ cõi ấy
Bước vào cửa người quen tái mặt

Người về từ cõi ấy
Giữa phồ đông nhồn nhột sau gáy

Một năm sau còn nghẹn giữa cuộc vui
Hai năm còn mộng toát mồ hôi
Ba năm còn nhớ một con thạch thùng
Mười năm còn quen ngồi một mình trong tối

Một hôm có kẻ nhìn trân trối
Một đêm có tiếng bâng quơ hỏi

Giật mình
một cái vỗ vai

Thơ Hoàng Hưng

NGUYỄN NGUYÊN BẢY
Những Tình Bạn Kỳ Lạ Của Tôi
TAM KHÚC HOÀNG HƯNG
VANDANBNN



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét