Thứ Tư, 15 tháng 9, 2021

Nv PHÙNG THÀNH CHỦNG /Tiểu thuyết THỦY SƠN KIỂN/ Chương X



Nv PHÙNG THÀNH CHỦNG


Tiểu thuyết
THỦY SƠN KIỂN


BNN: Thủy Sơn Kiển là tên một quẻ dịch, bạn tôi, Nv Phùng THành Chủng đã lấy tên quẻ dịch này làm tựa đề cho cuốn tiếu thuyết viết miệt mài âm ỷ từ nhiều năm nay. Bạn gửi cho tôi, tôi băm bổ đọc, đọc quên ngủ luôn, vừa đọc vừa chăm chút vi tính lại cho thich hợp với fb và blog của mình để nhanh chóng post tặng bạn đọc. Thủy Sơn Kiển là một trong vài quẻ bi ám nhât trong dịch học, vậy mà tiểu thuyết vào một đời người thì xót xa cay đáng nhường bao. Văn có mầu dịch học, nhưng thật mộc mạc, dễ hiều, lôi cuốn và ấp áp tình người. Cảm ơn tác giả và trân trọng giới thiêu..

CHƯƠNG X

BỘ SƯU TẬP MẶT (CHƯA ĐẦY ĐỦ)
ĐƯỢC XẾP THEO THỨ TỰ: A, B, C…

A,B
1.Mặt búng ra sữa
2. Mặ bự, mặt bực phấn, mặt bự thịt
3. Măt bia
4. Mặt bủng beo, mặt búng ra chì
5. Mặt bánh đúc
6. Mặt bầu bĩnh
7. Mặt băm bầu
8.Mặt bóng nhẫy
9. Mặt bụ bẫm, mặt bụ sưa
10. Mặt buồn ( buồn thiu, buồn rười rượi, buồn so)

C
11. Mặt chuột
12. Mặt chùm (Thiên sứ - Phạm Thị Hoài)
13. Mặt chó
14. Mặt cầu tài
15. Mặt cô hồn
16. Mặt cặc
17. Mặt choắt
18. Mặt cong cớn (hoặc vênh) như bánh đa nướng
19. Mặt câng câng
20. Mặt cà khịa
21. Mặt chúa hài đồng
22. Mặt cầu âu
23. Mặt chàm (mặt như chàm đổ, mình dường dẽ giun - Nguyễ Du)
24. Mặt chảy dài
25 Mặt chau

D
26. Mặt dơi (mặt rơi, tai chuột)
27. Mặt dày (mày dạn)
28. Mặt dài dại
29. Mặt dái
30. Mặt dài (thườn thượt)
31. Mặt dẹt
32. Mặt dạn (mày dày)

Đ
33. Mặt đủ (THiên sứ - Phạm Thị Hoài)
34. Mặt đâm lê
35. Mặt đen (như trôn chảo)
36. Mặt đỏ (như lồn phả phát)
37. Mặt đôn hậu
38. Mặt đồng ca (Siêu thị mặt - Trấn Quang Quý)
39. Mặt điếv đặc (Người đi tìm mặt - Hoàng Hưng)
40. Mặt đực (như ngỗng ỉa)
41. Mặt đăm chiêu
42.Mặt đờ đẫn

G, GH
43. Mặt giặc
44. Mặt giả
45. Mặt già nua
46. Mặt gân guốc
47. Mặt gãy, mặt gãy góc
48. Mặt gồ ghề
49. Mặt góc cạnh
50. Mặt hơn hớn
51. Mặt hãm tài
52. Mặt hăm hằm
53. Mặt hình nhân
54. Mặt hổ phù
55. Mặt hồng hào
56. Mặt hoa (da phấn)
57. Mặt hốc hác

I
Mặt iu xiu xìu

K, KH
59. Mặt khắc khổ
60. Mặt khỉ
61. Mặt khà ái
62. Mặt không biểu cảm
63. Mặt khô (như ngói)
64. Mặt không chơi được (Cái mặt không chơi được - Nam Cao)
65. Mặt không có mặt (Thiê sứ - Phạm Thị Hoài)
66. Mặt khó (đăm đăm)

N, NH, NG, NGH
67. Mặt ngó lơ
68. Mặt ngưa (đầu trâu, mặt ngựa)
69. Mặt nạ
70. Mặt nghệt (như mất sổ gạo, như ngỗng ỉa)
71. Mặt nặng (như chì, mặt nặng mày nhẹ, mặt nặng như đá đeo) 
72. Mặt nhâng ( mày nháo)
73. Mặt ngắn cũn)
74. Mặt nhãn thín
75. Mặt nhầu nhĩ
76. Mặt nộm
77. Mặt nạc *măt nạc, đóm dày)
78. Mặt nhơ (mày nhuốc)
79. Mặt nhem (mày nhuốc)
80. Mặt ngây (Lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình - Kiều - Nguyễn Du)
81. Mặt ngái ngủ
82. Mặt lợn
83. Mặt nhợt nhạt

L
84. Mặt lồn
85. Mặt lưỡi cày
86. Mặt lằm lặp
87. Mặt lanh lợi
88. Mặt lợn
89. Mặt lạnh (tanh), mặt lạnh như tiền

M
90. Mặt mo
91. Mặt mẹt
92. Mặt méo

O, Ô, U, Ư
93. Mặt ưu tư

P
94. Mặt phinh phính
95. Mặt oha3n trắc
96. Mặt phương phi
97. Mặt phản phúc
98. Mặt phơn phơ
99. Mặt phật
100. Mặt phúc hậu
101. Mặt phờ phạc
102. Mặt phèn phẹt
103. Mặt phường chèo
104. Mặt phì nộn
105. Mặt phù thũng
106. Mặt phớ đời, mặt phớt ăng lê

Q
107. Mặt quỷ, mặt quỷ dạ xoa

S
108. Mặt sắt
109. Mặt sa sầm
110. Mặt sáng sủa
111. Mặt sứa (gan lim)

T, TH, TR
112. Mặt thiếu (Thiên sứ -Phạm Thị Hoài)
113. Mặt trơ ( mặt trơ trán bóng, mặt trơ như lồn con đĩ)
114. Mặt trái xoan
115. Mặt thật
116. Mặt thỏa mãn
117. Mặt to (tai lớn)
118. Mặt thớt
119. Mặt teo tóp
120. Mặt thanh thoát
121. Mặt thánh thiện
122. Mặt thiên thần
123. Mặt trắng ( cũ - ít dùng: Học trò mặt trắng), mặt trắn bẹch
124. Mặ tái xanh (tái xám, tái giải)
125. Mặt tím (tím tái, tím lịm, tím như quả bồ quân, tím nhợt)
126. Mặt tròn (khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang - Kiều - Nguyễn Du)
127. Mặt thịt
128. Mặt trẻ thơ
129. Mặt thanh thản
130. Mặt thộn
131. Mặt thưỡn
132. Mặt tiều tụy
133. Mặt tư lự
134. Mặt tổ đỉa

V
135. Mặt vô cảm
136. Mặt vuông (chữ điền)
137. Mặt vàng ệch (vàng bệch, vành như nghệ
138. Mặt vụ lợi
139. Mặt vênh (như chiếc bánh đa nướng, vênh vênh, vênh váo)
140. Mặt vô hồn

X
141. Mặt xưng (mày xỉa), mặt xưng mày dậc
142. Mặt xám ngoét
143. Mặt xương xương
144. Mặt xanh (như đít nhái), mặt xanh nanh vàng.
145. Mặt xương xẩu

R
146. Mặt rỗ (rỗ hoa, rổ tổ ong, rỗ như tổ ong bầu)
147. Mặt rượu
148. Mặt rúm (rúm lại, rúm ró)
149. Mặt rạng rỡ
150. Mặt rạng ngời ( Em rạng ngời gương nguyệt - 99 khu1cta8ng Liên, NNB)
151. Mặt rạc (mày dầy)

Có một nhà văn, ba nhà thơ và "người chép chữ xuôi rồi bảo là văn, chép chữ vần rồi bảo là thơ" đã viết về mặt. Nhà văn nữ trong tác phẩm của mình với tư cách là người quan sát đã đưa ra vài cái mặt trong bộ sưu tập mặt, rồi chùm mặt (nhiều mặt) trên một cái nọng (cổ); rồi một série mặt. Nhưng tựu trung, tác giả sợ nhất là những "Kẻ không mặt, kẻ đánh mất mặt, kẻ đã quên bộ mặt của riêng mình" chiếm trên 3/4 dân số nơi nhà văn cư trú.

Ba nhà thơ.

Nhà thơ thứ nhất:

"Ta đói mặt người ta khát mặt ta

Ta vọng mặt em mặt em ở đâu"

Nhà thơ đã bị bỏ đói vì thiếu vắng những cái mặt người, trong đó có cái bản mặt của mình nên phải vào vai "Người đi tìm mặt"! Còn đang loay hoay với cái mặt mình, nhà thơ tán thán: "Ta vọng mặt em mặt em ở đâu!" Vậy là em cũng đã mang một gương mặt khác và em cũng có quyền được "vọng" lắm chứ: "Em vọng mặt anh mặt anh ở đâu"!

Nhà thơ thứ hai tự nhận:

"Mỗi ngày ra đường, tôi lạc vào cả một siêu thị mặt"

Rồi dẫn ra một vài dạng mặt mang tính khái quát. Về kích thước thì: to, nhỏ, ngắn, dài; về hình dáng thì tròn, méo; về trạng thái thì: buồn vui, lạnh tanh, cáu giận; rồi "Những mặt nạ treo dài trên shop phố Hàng Gai", "Mặt bán rong thường trú vỉa hè", "Mặt mậu dịch lạc mùa tiếp thị" và:

"Ngay cả một chiếc ghế, không ít người tranh thử mặt

Giá mặt ngồi đâu chỉ mua chơi

Những lô mặt xếp hàng trong hội nghị

Những cái mặt đong đưa ngoài chợ

Mặt mỹ nhân hay mặt tài năng

Mặt nhìn xuống hay mặt nhìn thẳng

Mặt ngó lơ hay mặt cô hồn"

Lại nữa, tác giả đã làm một phép "thử" với ý thức bớt đi cái mặt riêng của mình để nhập vào "dàn mặt đồng ca" xem liệu giá trị của sự tử tế có được nhích lên:

"Tôi đo bằng cách ném mặt mình vào siêu thị mặt

Hy vọng mỗi ngày giá nhân nghĩa nhích lên"

Nói là "thử" thôi nhưng hẳn cũng đã nhem nhuốc:

"Và một ngày trầm tĩnh trước gương, tôi bỗng đọc ra nhiều ngôn ngữ

Tự tay mình từng đã vốc lên

Một gương mặt từ trong chậu rửa"

Nhưng vẫn ý thức được sau khi "ném mặt mình vào siêu thị mặt" cái bản mặt của mình vẫn còn lẩn quất đâu đó:

"Tôi gọi mặt về sau những cuộc đi rông, gió trăng đồng cỏ

Sau cả những lơ ngơ mặt khác

Mặt ơi

Mặt ơi

Tiếng người chợt thức

Biết mặt mình không mặt hình nhân"

và:

"Lúc rảnh rỗi tôi lại ngồi nghịch mặt"

Nhà thơ tự thú cũng đã từng có hàng gánh mặt:

"Đôi lúc túng tiền tính gánh mặt bán buôn

Lại chỉ gặp những người mua lẻ"

Tóm lại, "chơi ván cờ những cái mặt", tác giả đã thừa nhận "là người bại trận":

"Những cái mặt đồng ca làm vỡ trận cờ"

Nhà thơ thứ ba:

"Anh là tháp Bay-on bốn mặt

Giấu đi ba, còn lại đấy là anh

Chỉ mặt đó mà nghìn trò cười khóc

Làm đau ba mặt kia trong cõi ẩn hình"

Không úp mở, nhà thơ thừa nhận là mình có một chùm mặt 4 cái: Một cái chường ra và ba cái giấu đi!

Cái chường ra thì "Chỉ mặt đó mà nghìn trò cười khóc/ Làm đau ba mặt kia trong cõi ẩn hình". Vậy cái chường ra là cái nào trong bộ sưu tập mặt và ba cái giấu đi là những cái nào? Hay là siêu hình? Hay là không mặt?

"Người chép chữ xuôi rồi bảo là văn. Chép chữ vần rồi bảo là thơ":

"Em rạng ngời gương nguyệt"

Một gương mặt đẹp, một câu thơ đẹp (trong nhiều câu thơ đẹp của ông) nhưng ông không nhận mình là nhà văn, nhà thơ mà chỉ là "người chép chữ xuôi rồi bảo là văn; chép chữ vần rồi bảo là thơ" và đưa ra lời khuyến cáo cho những cái mặt thơ được "tụng" là "tụng" thơ thì ít mà "tụng" địa vị của những cái mặt thơ thì nhiều

Nv PHÙNG THÀNH CHỦNG

Tiểu thuyết
THỦY SƠN KIỂN, Chương X
Bt tại Sugar Land Houston Texas Hoa Kỳ. September 2021

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét