Nv PHÙNG THÀNH CHỦNG
THỦY SƠN KIỂN
BNN: Thủy Sơn Kiển là tên một quẻ dịch, bạn tôi, Nv Phùng THành Chủng đã lấy tên quẻ dịch này làm tựa đề cho cuốn tiếu thuyết viết miệt mài âm ỷ từ nhiều năm nay. Bạn gửi cho tôi, tôi băm bổ đọc, đọc quên ngủ luôn, vừa đọc vừa chăm chút vi tính lại cho thich hợp với fb và blog của mình để nhanh chóng post tặng bạn đọc. Thủy Sơn Kiển là một trong vài quẻ bi ám nhât trong dịch học, vậy mà tiểu thuyết vào một đời người thì xót xa cay đáng nhường bao. Văn có mầu dịch học, nhưng thật mộc mạc, dễ hiều, lôi cuốn và ấp áp tình người. Cảm ơn tác giả và trân trọng giới thiệu..
CHƯƠNG Z
MỜI CÁC ANH VÀO NHÀ
“Chào
các anh! Mời các anh vào nhà…”
“Các đồng
chí! Như kế hoạch đã thống nhất, triển khai theo phương án 1”
“Gì đấy?
Có gì mà các anh làm ầm lên vậy?”
“Anh bị
bắt!”
“Tôi bị
bắt?”
“Đúng!
Anh bị bắt!”
“Sao tôi
lại bị bắt?”
“Chúng
tôi không bắt người vô cớ! Anh có tội!”
“Tội gì?”
“Tội
chống lệnh nghĩa vụ quân sự”
“Vậy là
bắt buộc tôi phải vào lính à?”
“Không
phải bắt buộc mà là nghĩa vụ! Không phải là vào lính mà là vinh dự được lên đường
nhập ngũ, là bộ đội”.
“Thì là
lính hay bộ đội thì cũng thế! Vẫn là bị người ta nhét cho khẩu súng với công việc
là… đánh nhau!”
“Không
phải là đánh nhau mà là lên đường vào Nam chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược và
bè lũ tay sai bán nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước…”
“Nhưng
dù là lính hay là bộ đội thì cũng là người. Chỉ khác nhau cái tên gọi…”
“Người,
nhưng nó là địch, là kẻ xâm lược, là phi nghĩa; còn ta là người chống xâm lược để
bảo vệ cho sự vẹn toàn lãnh thổ, là... những người của phía chính nghĩa”.
“Nhưng
tôi không có gan giết người, với lại, biết đâu trước khi tôi dám giết nó, nó lại
chẳng giết tôi!”
“Thì… nhất
xanh cỏ, nhì đỏ ngực!”
“Xanh
cỏ thì không ai mong, còn đỏ ngực mà làm gì khi tất cả đều sinh ra từ một bọc…”
“Bọc gì?”
“Ơ! Thế
các anh chưa biết à? Chẳng phải từ khi biết cắp sách tới trường tôi, các anh,
chúng ta đã được dạy dỗ: Lạc Long Quân lấy bà Âu Cơ đẻ ra một bọc trăm trứng, nở
ra một trăm người con trai là tổ của người bách Việt…”
“Thì cũng
đã li thân con mẹ hàng lươn rồi: Ta là giống rồng, nàng là giống tiên, tuy âm dương
tương hợp nhưng thủy hỏa tương khắc, không thể cùng nhau; bèn chia tay, 50 người
con theo mẹ lên rừng là sơn thần; 50 người con theo cha xuống biển là thủy thần…” - Một
tay dân quân ra vẻ hiểu biết hơn lên tiếng.
“Nhưng
không bỏ nhau, sẵn sàng ứng cứu mỗi khi một bên gặp cơn nguy biến, chứ không có
chuyện đánh lộn lẫn nhau”
“Mẹ kiếp!
Thằng này đúng là “ấm ớ hội tề”. Thở ra toàn những câu sặc mùi phản động! Nếu mà
ai cũng như thằng này thì mất nước! Thôi, không cần phải mất thì giờ lôi thôi với
nó nữa! Đúng như kế hoạch, các đồng chí đâu, triển khai theo như phương án 2” -
tay xã đội trưởng nhìn đám dân quân ra lệnh.
“Hứ! Nếu
vậy thì… cho tôi được đi tè”
“Trói
nó lại”
“Ấy
khoan! Các anh mang cả thừng đến kia à! Lại súng nữa! Gớm nhỉ…”
“Không
lôi thôi gì nữa! Các đồng chí, trói nó lại!”
“Hự… hự…! Ơ, các
anh làm gì mà hưng hăng thế? Này, đừng có thúc báng súng vào người tôi và… ối! Nới
sợi dây thừng ra đi kẻo gãy tay tôi bây giờ!”
“Thì mày
chẳng thích làm loạn à! Đã thế, phải cho mày biết thế nào là lễ độ!”
“Ồ, một
con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ. Vậy mà thấy thế các anh lại cười à! Lạ nhỉ! Này, các
anh cười xấu quá đấy!”
“Đi!”
“Đi à?
Đi đâu?”
“Lên
huyện!”
“À, ra
thế! Nào đi! Nhưng mà qua phố, các anh liệu mà tránh đi nhé! Bởi vì thấy các
anh trói tôi và giải tôi đi, họ thấy họ bị xúc phạm đấy. Tôi chỉ e họ sẽ manh động!”
“Mẹ,
thằng này đọc sách lắm quá, có khi điên!”
“Điên
gì nó! Nói xấu chế độ mà cái mồm cứ leo lẻo! Giả điên thì có!”
“Đến đầu
phố rồi đấy! Các anh thấy chưa? Lũ trẻ con kháo nhau đang kéo ra xem kia kìa!
Chúng mày lạ lắm nhỉ? Không lạ sao cứ giương mắt lên mà nhìn thế! Người ta trói
tao đấy! Chúng mày ngạc nhiên lắm à?”
“Sao
người ta lại trói anh?” - Một đứa hỏi.
“Vì họ
bảo anh có tội!”
“Tội gì?”
“Tội
không thích đánh nhau”
“Thế
thì người ta bắt nhầm anh rồi! Anh không có tội! Bởi vì mỗi lần em gây gổ với
chúng bạn đều bị bố mẹ em đánh đòn và bảo em hư…”
“Đấy là
còn chưa đến nỗi chết người!”
“Vậy
anh thì thế nào?”
“Hoặc
là một trong hai thằng còn sống, hoặc là chết cả hai!”
“Thế
thì đánh nhau để làm gì?”
“Chẳng
đề làm gì! Chỉ là thú chơi man rợ của những con đầu đàn!”
Dân hàng
phố kháo nhau “Có một người bị trói giật cánh khuỷu với tấm biển mang trước ngực
“Ai cũng như tôi thì mất nước” được giải đi bêu dọc phố" cũng kéo ra xem!
Vì chuyện “con tố cha, vợ tố chồng” hơn chục năm trước hồi cải cách ruộng đất
sau đó đã phải sửa sai thì đây là việc tày đình…
“Chắc
là Nhân văn giai phẩm?”
“Mặt còn
búng ra sữa thế kia! Mà bây giờ làm gì còn có chuyện “Nhân văn giải phẩm”!
“Hay là
xét lại?”
“Xét đi
xét lại cái con khỉ!”
“Thế thì
chuyện gì?”
“Không
biết! Nhưng chắc là phải có tội nên mới bị người ta trói giật cánh khuỷu đem bêu!”
“Chắc
là nặng lắm!”
“Thì
ai bảo không nặng!”
“Thế
thì chỉ có tội bán nước”!
“Nước
của riêng nó đâu mà bán! Mà nó bán thế đéo nào được! Nó là cái đinh gì vì nó đâu
phải là người đại diện, đâu có đủ tư cách pháp nhân!”
“Thì tấm
biển mang trước ngực chẳng đã ghi rõ tội danh của nó là gì!”
“Nghĩa
là cả nước mà như nó thì mất nước!”
“Thế
thì là tội gì?”
“Không
biết! Chỉ biết là có tội và chắc là tội nặng!”
Nghe được
những lời đàm thoại, đang đi nó bỗng dừng lại: “Liệu có phải cứ bị trói, bị giải
đi, bị làm nhục; thậm chí bị tù đày, bị bắn… đều là
những người có tội?!”
“Đấy, đồng
bào thấy chưa? Thằng này là ngoan cố lắm!”
Nghe
hai tiếng “đồng bào” từ miệng tay xã đội đi bên cạnh, bất giác “nó” cười phá lên
và vừa đi nó vừa lẩm bẩm như nói với mình:
“Ôi, đồng
bào! Thế thì cô đơn thật!”
Nv Phùng Thành Chủng
Tt Thủy Sơn Kiển/ Chương z
Mời Các Anh Vào Nhà
bt tại Sugar Land Houston Texas Hoa Ky. September 2021
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét