Chiến tranh đã ở phía sau lưng lâu lắm rồi, nhưng cứ mỗi khi ngoái đầu nhìn lại, ta vẫn thấy khói súng như còn thoang gió đâu đây và những linh hồn các anh hùng liệt sĩ còn như vói gọi. Vói gọi không thanh âm, không ngôn ngữ, mà luôn làm lòng ta nấc lên thao thức, ngậm ngùi... Linh Hồn Lang Thang, tiểu thuyết được viết từ những năm 1980 thế kỷ trước, NXB Sông Bé ấn hành, và nay, được bước vào thập kỷ thứ hai của thiên kỷ 2000, NXB Văn Học in lại.
LINH HỒN LANG THANG
tiễu thuyết
nguyễn nguyên bảy
LINH HỒN LANG THANG
Nếu
không có viên thuốc ngủ, linh hồn đã chẳng thể rời bỏ thân xác anh mà bay đi. Dốc
Thọ Lão. Hai cây dừa. Căn nhà lá bên bờ ao rau muống. Bao nhiêu kỷ niệm êm đẹp
lên tiếng gọi linh hồn. Linh hồn dừng lại trên ngọn cây dừa, phóng mắt nhìn vào
nhà qua ô cửa sổ.
Thế đang ngồi trong chiếc ghế bố,
che thân độc nhất bằng chiếc quần sà lỏn, phơi cái bụng như đàn bà có chửa tới tháng
thứ năm, rốn đầy lông lá. Trước mặt thế, một chiếc bàn nhỏ đóng bằng gỗ ván
thùng. Trên bàn một gói thuốc lá, một hộp diêm. Thế đang ngẫm ngợi điều gì, thỉnh
thoảng lại đưa tay cào bụng sồn sột.
Linh hồn anh không thể rủ linh hồn
Thế ra gốc dừa nói chuyện. Linh hồn Thế đang phải phục dịch cho cái thân xác thừa
sinh lực, đang không biết thải vào đâu.
Thế ngáp. Cầu Trời cho thân xác
nó ngủ đi. Nó chỉ ngáp thôi, ngáp một cách biếng nhác rồi lại cào cào tay lên bụng.
Cúc từ trong nhà đi ra. Hơi vợ làm cho Thế tỉnh hẳn. Nó vươn cánh tay vượn, chộp
lấy bàn tay nhỏ thó của Cúc, như lượm một trái quả, và đặt Cúc ngồi lọt thỏm
trong lòng mình. Nó mạnh như thế này, làm sao Cúc có thể chống cự. Chắc cái bữa
đầu tiên nó chiếm đoạt Cúc, cảnh vồ mồi còn quyết liệt hơn. Anh cố tưởng tượng
ra sự quyết liệt ấy, nhưng không thể.
-
Tôi
đang có kinh.
Thế cười gằn:
-
Kinh
kệ gì, mới mấy hôm trước cô cũng nói cô có kinh…
-
Anh
phải biết thương vợ chứ, anh không thấy tôi chỉ còn da bọc xương sao?
-
Nghe
tin thằng Mạnh về, cô định ngúng nguẩy với tôi phải không?
-
Anh
cũng đã biết chuyện đó?
-
Mấy
thằng ở Đài bô lô ba la…
-
Vậy
mà anh bảo là anh ấy chết rồi.
-
Thế
nào mới là chết? Tôi đã nói với cô ngàn lần rồi, thằng Mạnh coi lý tưởng của nó
hơn cô, thì cô phải xem như là nó đã chết.
-
Anh
đã lừa dối mẹ con tôi.
Thế cười, mặt vẫn thản nhiên đến
lạnh lùng:
-
Lần
đầu tiên, khi tôi đưa cho cô chiếc phong bì và những tấm hình lem máu, thì đúng
là tôi đã lừa cô. Bởi vì tôi yêu cô, tôi thương cô. Nhưng rồi những ngày chung
sống vợ chồng với nhau, tôi đã dần dần cho cô biết chính tôi đã bịa đặt ra cái
chết của Mạnh.
-
Anh
độc ác quá.
-
Đó
là quan niệm của cô. Ngày Mạnh đi, chính tôi đã khuyên đừng đi, chính tôi đã bảo
Mạnh đừng uống thứ rượu lý tưởng đó. Bất cứ kẻ say nào, dù say rượu hay say thứ
gì đi nữa, đều lố bịch cả, khi kẻ say không nhận ra sự lố bịch của mình. Đang sống
êm ấm với vợ con, bỗng dưng cao giọng nghêu ngao bài ca lý tưởng, như thế chẳng
phải lố bịch sao. Trong mắt tôi, những kẻ đó đang đi vào chỗ chết…
-
Tại
sao người ta chưa bỏ tù anh?
-
Nếu
cô tố cáo tôi. – Thế gãi sồn sột vào bụng. – Cô với tôi là vợ chồng, , nên tôi
dốc tâm sự thật của mình để giãi bầy với cô. Còn với những kẻ xung quanh, tôi
phải sống bộ mặt khác. Đời giả dối cả thôi mà. Cũng có thể thằng Mạnh chưa biết.
Điều đó đối với tôi chẳng có ý nghĩa gì. Nhưng cô, cô vẫn chưa quên nó.
Cúc đứng dậy, ngồi xuống chiếc ghế
đẩu, đối diện với bàn thờ Mạnh.
-
Nó
là thế nào mà gần mười năm nay cô vẫn chưa quên nó?
Cúc đưa hai tay bưng mặt, giữ
không cho tiếng khóc bật ra.
Anh hiểu rằng, Cúc đang nhớ lại tất
cả những gì thuộc về kỷ niệm giữa anh và Cúc. Tuy chỉ hơn hai năm chung sống với
nhau, nhưng giữa anh và Cúc có biết bao nhiêu kỷ niệm. Anh không quên thì làm
sao Cúc quên được. Lần duy nhất Cúc khóc với anh là lần Cúc đưa anh đi chiến
trường. Anh hiểu Cúc là người đàn bà có bản lĩnh, không dễ gì rơi nước mắt. Vậy
mà… Những năm xa anh, chắc Cúc khóc nhiều lắm. Nước mắt của Cúc đã bào mòn cơ
thể Cúc, đã làm Cúc chỉ còn là cái xác ve, không hồn.. Ôi, sao lúc này anh
không thể bồng Cúc lên tay, xoa vỗ cho những giọt khóc đó đừng nấc lên…
Thế nhoài người, cầm gói thuốc lá.
Còn một điếu. Nó tính vo cái vỏ bao không, lại thôi. Nó nhìn ngắm cái vỏ bao
thuốc lá và cười, chẳng hiểu nó cười vì lẽ gì. Nó bóc tờ giấy bạc từ ruột bao
thuốc, vuốt phẳng phiu, sau đó gấp lại. Nó định làm đồ chơi cho trẻ con? Tờ giấy
bạc này có thể gấp được những con chim, những bông hoa, những cái thuyền rất ngộ.
Không. Nó đang xé tờ giấy bạc thành hai nhìn người giống hệt nhau. Nó đặt hai
hình người xuống mặt bàn. Đảo cặp mắt đục ngầu nhìn một cách khoái trá. Nó mồi
điếu thuốc. Lại nhìn hai hình người, thật khó lòng phân biệt được một mi li
khác nhau giữa hai hình, dù một hình mặt bạc, một hình mặt giấy. Nó cầm điếu
thuốc lá đang ngún đỏ trên môi, dí vào giữa cặp đùi của người hình mặt bạc. Sức
nóng làm cho hình người run động, từ từ ưỡn lên, hai chân run rẩy. Nó cười. Và
lại đưa điếu thuốc lên môi, hít một hơi dài cho đầu thuốc cháy đỏ, rồi lại di
vào giữa cặp đùi của hình người mặt giấy. Hình người cử động ngược lại với hình
mặt bạc, hai chân co rút, hai tay ôm quắp…
Thì ra nó đang chơi trò giao hợp.
Thằng này bệnh hoạn mất rồi. Phải
như thân xác anh đi cùng với linh hồn tới đây, thì chắc chắn, anh đã lao vào
nó, bóp cổ cho nó chết sặc.
Tiếng cười của Thế làm Cúc bừng tỉnh.
Cúc đưa mắt nhìn Thế, rồi nhìn xuống bàn. Cô định nhổ nước bọt vào bộ mặt bẩn
thỉu kia, nhưng cô chỉ tiến về phía Thế chừng ba bước, rồi đứng khựng lại. Như
xấu hổ. Như xót xa. Như bất lực. Trời ơi, sao tôi khổ thế này. Cô ôm mặt, chạy
vào buồng.
-
Đừng
có mà rống lên. – Thế quát theo. Tay vo những mảnh giấy trên bàn, ném ra cửa sổ,
rồi đứng dậy, lại gãi sồn sột vào bụng, Thế khệ nệ bước vào buồng.
Anh định bay đi. Nhưng tiếng kêu
cứu của Cúc từ trong buồng vọng ra níu chân anh lại.
-
Anh
đánh tôi chết đi.
-
Không
phải dọa.
-
Trời
ơi…
Anh nghe thấy nhiều tiếng khóc lắm,
tiếng khóc của Cúc, cả tiếng khóc của tẻ con. Tiếng khóc hòa chen vào nhau, lạ
chưa, nghe như tiếng mõ cầu kinh. Anh cảm thấy mình bất lực. Tiếng mõ đang bổ vỡ
trái tim anh, ngập nước nghẹn lên cổ anh, chếnh choáng hồn anh. Anh không thể đứng
yên. Anh muốn làm một cái gì đó. Vỗ cánh. Và linh hồn anh hoang tưởng bay đi.
Linh hồn anh lơ lửng trên mây. Giữa mây, hiện hình Bồ Tát đang tụng niệm tích
Phật. Anh quỳ xuống và nghe lời rao giảng.
“Vua Tần-bà-sa-la được tin Đức Phật
gần ngày từ giã cảnh rừng Trúc Lâm một ít lâu. Vua đi với con là thái tử
A-xà-thế đến viếng Ngài”.
“Đức Phật ngó thái tử và day qua
bên Vua mà rằng: Tôi nguyện cho thái tử đáng với lòng yêu của Bệ hạ”.
“Ngài lại ngó thái tử và phán rằng:
Này, A-xà-thế, hãy nghe tôi giảng đây mà suy nghĩ. Những kẻ xảo trá nhiều khi
không thành, những điều gian ác nhiều khi bị bại lộ. Tôi có một chuyện xin thuật
lại để chứng thật lời ấy. Chuyện tôi thấy tận mắt đã lâu. Thuở ấy, tôi ở trong
một cụm rừng, tôi là Thần một cây đại thọ. Cây đại thọ ấy mọc lên giữa hai cái
hồ, một cái nhỏ không đẹp, còn cái lớn thời tốt hơn. Trong hồ nhỏ có nhiều cá lắm.
Trong hồ lớn, hoa sen nở rất nhiều. Một lúc mùa hè, trời nắng gắt, cái hồ nhỏ dần
dần cạn khô, cái hồ lớn đã sâu, lại nhờ hoa sen che bóng trời, nên nó vẫn chứa
nước nhiều và nó vẫn mát mẻ luôn. Một con séo tình cờ bay ngang qua hai cái hồ.
Nó thấy cá dưới hồ nhỏ. Nó bèn ngừng cánh, đáp xuống, đứng một chân mà suy
nghĩ: Cha chả, cá này ngon lắm, nhưng chúng nó rất lanh, nếu ta bắt ngang, thời
chúng nó trốn mất hết. Để ta dùng kế coi nào. Tội nghiệp, do hồ gần cạn nên cá
có vẻ tù túng lắm. Còn hồ bên kia, nước lại mát mẻ, mặc tình lặn lội thảnh
thơi. Con séo suy nghĩ, tuồng mặt nghiêm trang như một ông sư. Một con cá nhác
thấy, hỏi rằng:
-
Anh
làm gì mà đứng đó, anh chim đáng kính? Anh có tuồng nghĩ ngợi nhiều lắm vậy?
-
Phải.
Tôi đương suy nghĩ coi có cách gì mà giúp anh với mấy anh kia ra khỏi chỗ chật
chội này cho khỏi cực thân.
-
Sao
anh bảo rằng cưc?
-
Mấy
anh đương ở dưới nước cạn. Càng ngày nước lại càng rút bới đi, rồi mấy anh chết
khô còn gì. Tôi lấy làm thương hại”.
“Mấy con cá nghe con séo bàn như
vậy, đều lấy làm sợ hãi, bàn hỏi con séo rằng: Anh chim đáng kính ơi, anh có biết
kế gì cứu chúng tôi chăng? Con séo làm tuồng suy nghĩ một chặp rồi bảo rằng:
Tôi kiếm được một phương thế, có lẽ vớt các anh ra khỏi chỗ này. Nó bèn đem việc
muốn dời cá qua hồ sen bên kia, đem từng con trong mỏ của nó. Mấy con cá đều lấy
làm mừng, chỉ có một con tôm là ngạc nhiên, hỏi rằng: Từ khi có trời đất đến giờ,
không bao giờ chim séo cứu cá, họa là nó chỉ nuốt vào bụng đó thôi”.
“Con séo nghe, làm bộ rất hiền
lành, nói: Này anh tôm, anh đa nghi chi lắm vậy? Tôi đã lấy lòng bác ái mà lo lắng
cho các anh, mà anh còn trao tiếng oán sao? Đâu, anh thử chỉ cho tôi một anh cá
nào, rồi tôi lấy mỏ mà đem đi qua hồ sen cho anh coi”.
“Mấy con cá bèn cho là phải, liền
chỉ một con cá già mù quáng, ở dưới hồ, con cá ấy có tiếng là khôn lanh.Con séo
vớt lấy con cá, đem qua hồ, để nó xuống nước, cá lội thảnh thơi ra tuồng đắc ý
lắm. Khi con cá được trở về bên hồ cạn, nó rất khen tặng con séo. Bấy giờ, cả
thảy mấy con cá đều chen nhau để cho con séo vớt đi. Chuyến này, con séo lại vớt
con cá già đi, nhưng không đem bỏ dưới hồ kia, lại xuống đất mà ăn tươi và bỏ
xương dưới cây đại thọ. Chính tôi là Thần cây đại thọ ấy”.
“Con séo trở về hồ cạn, lần lượt
đem mấy con cá kia mà ăn luôn. Sau rốt còn một con tôm. Nó nghĩ ra rằng: Ta tưởng
cho con séo đã hại mạng bầy cá kia hết rồi. Nhưng phần ta, tuy không tin con
séo, chớ cũng muốn nó chở ta qua bên hồ rộng. Nhưng ta phải cẩn thận kẻo bị hại.
Thoảng như nó lường gạt, đã giết mấy con cá kia, thì ta phải báo thù”.
“Con séo bay đến, bảo con tôm qua
hồ. Tôm hỏi chở thế nào. Séo nói chở trong mỏ mình, cũng như chở mấy con cá
kia. Tôm bảo vỏ mình trơn, có thể rớt xuống đất, nó muốn lấy càng mà đeo cổ con
chim, nhưng hứa không làm trầy cổ. Con séo bằng lòng, bèn chở đi. Nó ngừng lại
gốc cây đại thọ. Tôm hỏi: Ngừng giữa đường mà làm gì, mệt lắm sao? Đường không
dài mà. Con séo không biết đáp thế nào. Con tôm mới níu lấy cổ con séo. Tôm ngó
xuống, thấy đống xương, nó biết là bao nhiêu con cá đã bị ăn hết rồi. Nó nhất định
không cho chim hại nó, thà là nó chết chim cũng không sống được”.
“Con tôm kẹp thêm. Chim đau lắm,
nước mắt chảy ra, nó bèn la lên rằng: Anh tôm ơi, đừng kẹp tôi nữa, tôi không
ăn thịt anh đâu, để tôi đem anh đến hồ”.
“Tôm nới ra, séo bay đến hồ sen,
đưa cổ ngay ra đặng cho tôm buông càng mà rớt xuống nước. Nhưng con tôm kẹp riết
làm cho con séo đứt cổ. Bấy giờ, đang ngồi trên cây đại thọ, tôi khen con tôm”.
“Này thái tử, những kẻ xảo trá
nhiều khi không thành, những điều gian ác nhiều khi bại lộ. Không kíp thì chầy,
con séo phải gặp con tôm. Thái tử không nên quên bài này nhé”. (Truyện Phật
Thích Ca).
Linh hồn chợt tỉnh, liệng trở xuống
định trở về với thân xác mình. Chợt nghe tiếng khóc thút thít, linh hồn lại gần.
Trời ơi, con gái của ta, Mai Vàng của ta. Linh hồn đau đắng, không thể đối thoại
với con gái. Linh hồn ngồi lặng và cố nghe hiểu tiếng khóc của con mình.
Ba ơi, sao ba nỡ để con khổ sở thế
này? Nếu ba biết được con khổ sở thế này liệu ba có sinh ra con không? Chắc là
không ba nhỉ. Con mới lên hai, ba đã bỏ con ba đi. Mẹ bảo rằng ba đi giải phóng
miền Nam, giải phóng cho đồng bào khỏi khổ, vậy mà con ở đây khổ lắm ba ơi. Mẹ
và chú cãi nhau suốt ngày. Chú hay đánh con. Tay chú to lắm, mỗi lần chú phát
vào mông con, con đau hai ba ngày mới khỏi. Ba sẽ hỏi tại sao chú hay đánh con,
tại con hư phải không? Con của ba ngoan lắm, con phải làm suốt ngày từ sáng tới
tối. Con giặt giũ quần áo cho cả nhà, con thổi cơm, nấu nước. Vậy mà bữa nào chậm
dọn cơm ra là chú đánh. Mẹ thương con nhưng không dám cãi chú đâu. Hôm nào con
bị đánh, là y như tối ấy mẹ ôm con, mẹ khóc. Con muốn học giỏi như các bạn quá,
nhưng con chẳng có thời gian để học. Biết con học dốt ba có buồn không? Sao ba
không về với con, ba ơi! Có phải ba chết thật rồi không? Ba chết sao con còn mơ
thấy ba, con thấy ba đeo súng, đeo ba lô, đi hành quân. Mẹ lập bàn thờ ba,
nhưng con không thắp hương bao giờ, vì con tin là ba chưa chết. Nhưng tại sao
ba cứ đi mãi thế, ba không về với con? Con chỉ cần ba về một lần thôi. Ba sẽ đuổi
chú Thế đi. Ba mẹ sẽ sống với nhau, hai em Mai Duyên, Mai Quảng ba cũng sẽ
thương, đúngkhông? Ba về nhanh lên, ba ơi!...
Linh hồn không còn kiên nhẫn để
nghe, bay một hơi nhập về thân xác. Anh chợt tỉnh, nước mắt ướt đẫm gối.
*
Núi
cao, rừng sâu. Có chàng Irít. Đi trong đêm sâu. Núi rừng hỏi: Cha đâu? Cha
không còn nữa. Núi rừng hỏi: Mẹ đâu? Mẹ đi về nhà mộ. Nên bếp thôi ánh lửa. Nên
đời thiếu lời ru.
Anh nhận ra thằng Irít đang tát
cá dưới suối.
Tên nó là Ypa thì phải gọi nó bằng
Ypa mới đúng. Không biết ai là người đầu tiên gọi nó là Irít? Chẳng lẽ lại là
Yblem? Irít không phải một cái tên, mà là tên gọi cho tất cả những đứa trẻ mồ
côi cả cha lẫn mẹ. Ypa mồ côi mẹ, sao kêu bằng Irít. Và cũng chẳng hiểu ai đã dạy
nó hát bài hát cổ u buồn xưa về thân phận mồ côi của nó.
-
Ypa.
Thằng bé ngước mắt lên nhìn, nhận
ra anh, nó khỏa vội tay chân trong lòng suối, rồi vừa chạy lên vừa reo:
-
Ama
Vàng!
-
Ypa
tát cá?
Ypa ôm choàng lấy Ama Vàng gật gật
cái đầu bờm xờm tóc.
-
Ama
đi họp mấy hôm, ở nhà con nhớ Ama quá.
-
Yblem
có khỏe không?
-
Yblem
đi suốt ngày với đội du kích, tối cũng không về.
-
Thế
Ypa ở với ai?
-
Ngày
ngày con ra suối tát cá, vào rừng đào củ, tối tối con tới nhà dài, xin già làng
cho ngủ bên bếp lửa để khỏi sợ con ma rừng. Con là Irít, là trẻ mồ côi mà.
-
Không
phải, con là Ypa, con của Yblem. Con còn là con của Ama Vàng nữa.
Anh lục trong xà cột đeo bên
mình, nắm cơm anh đem từ huyện về, chưa kịp ăn. Anh bẻ làm hai, rồi nhúm một
nhúm muối để trong miếng lá chuối khô và đưa nửa nắm cơm cho Ypa.
-
Ăn
đi con.
Ypa cầm nắm cơm, nhón tay lấy một
hạt muối bỏ vào miệng, rồi cắn miếng cơm nhai ngon lành. Vừa ăn nó vừa đưa mắt
nhìn Ama Vàng, nó cứ sợ nếu nó chớp mắt, có thể Ama Vàng biến mất.
Nó chỉ ăn nửa phần nắm cơm Ama
Vàng đưa cho nó. Ama Vàng giục nó ăn, nó lắc đầu. Nó gói miếng cơm còn lại cẩn
thận trong mảnh lá chuối.
-
Con
cho thằng Dú. Ai cho nó cái gì, nó cũng chia cho con.
-
Con
cứ ăn đi, Ama Vàng còn có kẹo cho thằng Dú đây.
Anh lấy gói kẹo trong xắc cốt,
đưa cho Ypa.
-
Con
ăn và chia đều cho các bạn.
-
Tối
nay ra nhà dài, tụi con sẽ ăn. Ama biết không, mấy tối Ama đi họp vắng, già
làng kể cho tụi con nghe về Ama. Già làng bảo: Quê hương của Ama không phải ở
núi rừng này đâu. Vì Ama thương người Êđê mình, mới lên đây giúp buôn làng đánh
giặc. Ama nói cho con nghe đi, quê Ama ở đâu?
-
Xa
lắm con ạ, từ buôn Mùng này, đi mãi, đi mãi, về phía mặt trời mọc. Tối ngày hết
giặc, Ama sẽ đưa con về thăm quê của Ama.
-
Ama
có nhớ quê không?
-
Nhớ.
-
Ama
có nhớ em Mai Vàng không?
-
Nhớ
nhiều lắm.
-
Nhớ
cả Amí Vàng nữa, đúng không?
Anh gật đầu.
-
Ước
gì chúng con được sống như Mai Vàng. Con nghe già làng nói, ở ngoài Bắc trẻ con
người Kinh sung sướng lắm phải không Ama, chúng nó được đi học, chúng nó có quần
áo đẹp, chúng nó được ăn cơm với thật nhiều muối…
-
Cả
thịt cá nữa con ạ.
-
Sướng
quá. – Ypa đăm đăm nhìn Ama Vàng. – Già làng bảo chúng con phải thương Ama Vàng
như thương Ama của mình. Chúng con sẽ thương Ama suốt đời. Vì người Êđê chúng
con mà Ama phải khổ.
-
Đừng
nói vậy, Ypa. Đánh xong giặc Mỹ, các con cũng sẽ sung sướng như Mai Vàng thôi.
-
Thiệt
không, Ama?
-
Đất
nước mình hòa bình thống nhất, mọi người đều được sung sướng.
Ypa dang hai tay, ôm cổ anh, xúc
động:
-
Ama…
*
Anh
Ba lại vào viện thăm anh. Lần này bác sĩ không làm khó anh nữa. Bởi lẽ, những
tin tức anh Ba đưa tới không làm anh sụp đổ tinh thần như người ta lo ngại.
Hai anh em đi thong thả trong vườn
hoa và lại ngồi xuống chiếc ghế đá hôm trước.
-
Anh
Ba, anh nói cho em biết đi, việc em đi xung phong đi chiến trường là đúng hay
sai lầm?
Anh Ba trợn mắt:
-
Sao
chú hỏi gì lạ vậy?
-
Dù
sao chúng ta cũng có mười năm để nhìn lại quá khứ.
-
Tôi
thật bất ngờ khi chú hoài nghi cả hành động cao cả của mình.
-
Xin
anh đừng nói với em những lời chính trị, hãy nói cho em bằng tiếng nói thật nhất
của lòng mình.
Anh Ba lặng người. Đành rằng miền
Nam vẫn là chiến trường khốc liệt nhất, nhưng kể từ sau tháng tám năm sáu tư,
giặc Mỹ ném bom miền Bắc thì cả nước đã là mặt trận, nơi nào chẳng gian khổ, chẳng
đau thương. Cuộc chiến tranh mà chúng ta tiến hành kéo dài quá, cam go quá, mà
sức con người có hạn, bảo sao con người ta chẳng có lúc dao động, hoang mang.
Nhất là cảnh ngộ của chú ấy, từ mặt trận trở về, gia đình tan nát. Chú ấy yêu cầu
mình đừngnói chính trị. Kho6ngh iểu chú ấy quan niệm thế nào là chính trị, thế
nào là tiếng nói tâm hồn. Chẳng lẽ hai điều đó trái ngược nhau. Chúng ta chẳng
có cách nào khác ngoài việc tiến hành cuộc chiến tranh giải phóng. Đó là câu
nói chính trị hay đó là tiếng nói trái tim?
-
Chú
sẽ viết một cuốn tiểu thuyết đề tài chiến tranh chứ?
-
Bây
giờ em chưa nghĩ tới điều đó, em sợ mình không đủ sức.
-
Cuộc
chiến tranh nhìn từ mọi phía. Cuộc chiến tranh cũng như chân dung một con người,
chú ở giữa nơi bom nổ, chú nhìn chân dung đó rõ hơn.
Anh cười nhỏ:
-
Vậy
mà người ta lại viết: Ở chiến trường nghe bom nổ nhỏ hơn.
-
Đó
cũng là một cách nói. Chưa có lịch sử của bất kỳ dân tộc nào trên trái đất này
lại lên án hành động quả cảm của những người ra trận cứu nước. Chú đừng nghĩ
tôi nói vậy là nói chính trị. Tôi có tuổi, sức lại yếu, nên tổ chức không chấp
nhận cho tôi đi B…
Giọng anh nhỏ lại:
-
Anh
Ba… - Mạnh chợt cảm thấy mình có lỗi.
Anh Ba mím môi. Anh muốn nói cho
Mạnh nghe những suy nghĩ thật nhất đang cất giấu trong trái tim mình: Chú Mạnh ạ,
không phải không có lúc, tôi đã hoài nghi khả năng chiến thắng của chúng ta
trong cuộc chiến tranh này. Không phải không có lúc, tôi tự hỏi tại sao chúng
ta không tìm một giải pháp khác hơn là chiến tranh. Tôi đã đọc lịch sử, đã hiểu
thế nào là nền văn minh Hy Lạp bị chôn vùi sau những cuộc chinh chiến liên
miên. Biết bao di hại của chiến tranh cho một dân tộc. Nhiều thế hệ tiếp sau
cũng phải chịu những di hại oan uổng ấy. Nhiều lúc tôi trách trời đất, tại sao
lại áp đặt mảnh đất bé nhỏ của chúng ta vào định mệnh nhiều ly loạn đến thế.
Nhưng anh đã không đủ can đảm để nói cho Mạnh nghe những lo lắng chân thành ấy.
Đụng tới các quan điểm về chiến tranh và hòa bình lúc này là điều cấm kỵ. Không
mang lại lợi ích gì, chỉ gây thêm những rắc rối. Nên anh Ba vẫn nói với Mạnh những
điều hình như ai đó đã nói với anh, và Mạnh chắc cũng đã nghe rồi, sách vở cũng
đã viết, chỉ có điều với âm sắc giọng nói anh, thì đây là những lời an ủi.
-
Chiến
tranh, đó là điều chúng ta không muốn, nhưng chúng ta chẳng có cách nào khác, kẻ
thù buộc chúng ta phải cầm súng.
Kẻ thù buộc chúng ta phải cầm
súng. Không thể cãi một chân lý. Nhưng Mạnh không muốn dối lòng.
-
Nếu
anh Ba được chứng kiến cảnh tượng những chiến sĩ của chúng ta chết tức tưởi
trong bom đạn.
-
Chú
quên tôi là bộ đội hồi đánh Pháp sao. Trong đơn vị của tôi khi đó, biết bao
thanh niên chưa hề biết cặp môi thiếu nữ, nhưng họ vẫn lao lên và ngã xuống dưới
làn đạn của quân thù…
-
Cảm
ơn anh Ba… - Anh muốn anh Ba dừng lại những lời giảng giải của mình. Anh cảm như
đó không phải là những lời tự đáy lòng, mà là những lời thuộc trên lưỡi.
Anh thú nhận trạng thái tinh thần
mình:
-
Những
ngày ở chiến trường, chưa một giây phút nào em nẩy sinh ý nghĩ hoài nghi, hoang
mang về cuộc chiến tranh chúng ta đang tiến hành. Vậy mà bây giờ ra đây điều dưỡng,
em lại nhìn cuộc chiến tranh với cặp mắt khác, đầu em nghĩ những ý nghĩ khác.
Em như thấy những lời than thở, trách móc, thậm chí chế nhạo hành động xung
phong ra mặt trận của mình, họ bảo em bốc đồng, chơi trội, anh hùng cá nhân…
Anh Ba lặng ngồi. Chú nghĩ vậy
thì nên vậy. Những năm sáu mươi, cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam chỉ mới bắt
đầu, mọi người hướng về cuộc chiến đấu đó với những tín điều thiêng liêng nhất.
Việc trở về quê hương chiến đấu của chú là cuộc trở về của những anh hùng. Ai
cũng nhìn chú bằng cặp mắt ngưỡng mộ và khâm phục.
Mạnh nhìn anh Ba cười nhỏ. Anh Ba
như đọc thấy trong nụ cười đó câu nói thuộc về ký ức: Ngay từ thời đó, Thế cũng
đã ngăn em… Anh Ba đáp lại bằng nụ cười: Nhắc thằng bậm trợn đó làm gì.
Về thằng đó, lỗi chú không nhỏ
đâu. Anh Ba định nói với Mạnh như thế. Chú đã lôi nó từ trong đống tà vẹt, dựng
nó đứng dậy, chú cam đoan với tôi là nó sẽ nên người. Tôi tin chú. Tôi cũng lầm.
Một kẻ đã làm điều vô liêm sỉ. Dạo chú mới đưa nó về Đài, thỉnh thoảng tôi có
duyệt bài viết ký tên của nó, nhưng tôi biết đâu là văn của nó, đâu là văn chữa
của chú. Đối với tôi, chuyện văn chương không thật quan trọng, mà quan trọng là
chuyện con người, đâu là cao thượng, đâu là thấp hèn, đâu là ơn, đâu là nghĩa.
Thế rồi chú đi, tôi tiếp xúc với nó thường hơn. Ngoài cai vẻ bậm trợn, mà ngay
lần gặp đầu tiên tôi đã bị ấn tượng, tôi cảm thấy cái đầu nó rỗng tuếch và nhạt
nhẽo. Nó chẳng nghĩ được chuyện gì cho có đầu, có cuối. Mọi thứ đều vô vị như
những câu pha trò của nó. Nó khoác ngoài một cái vẻ bất cần, nhưng trong mắt
tàng chứa những cái nhìn ganh ghét, đố kỵ, thèm khát. Tôi nhận ra điều đó khi
người ta không mời nó tham dự cuộc họp mà nó thích để có cái danh và khi thấy
tôi khen một bài viết của ai đó. Những kẻ ganh ghét và đố kỵ đừng bao giờ hy vọng
nó có thể làm một điều tốt mà không có mục đích, mà không có vụ lợi. Vì thế,
ngoài công việc, tôi có gắng không có những tiếp xúc thân mật với nó. Đôi ba lần
tôi gặp nó ở nhà chú. Tôi thấy mắt nó nhìn vợ chú khác lắm, nhưng tôi không dám
nói, vì tôi nghĩ, dù sao nó cũng không đến nỗi mạt hạng.
Tôi điều nó qua phòng vật tư, vì
nó ăn cắp. Chú ngạc nhiên lắm hả? Nó đạo văn người khác. Chuyện thế này, từ sau
ngày chú đi, nó không thể tự lực viết nổi bài báo nào mà tôi khả dĩ có thể duyệt.
Tôi biết là trước đây chú giúp đỡ nó nhiều, còn nó, không muốn thừa nhận điều
đó. Vì nếu thừa nhận, có nghĩa là nó cần phải học hỏi nhiều hơn, cố gắng nhiều
hơn, mới có thể thành nhà báo được. Nhưng nó không muốn thừa nhận điều đó. Nó
muốn đốt giai đoạn, muốn mình thành tài năng ngay. Nó đã chọn con đường ăn cắp.
Nó xuống bộ phận tư liệu, mượn các văn bản lưu của các chương trình phát thanh
binh vận, đạo từng đoạn từng đoạn trong các bài viết đó, sao chép thành bài viết
của mình. Việc đạo văn khá tinh vi, vì thế, vài bài viết đầu của nó, tôi chỉ
linh cảm thấy một cái gì đó rất khác, như là sự lên tay bất thường của một cây
bút, tôi vẫn duyệt và cho phát. Nhưng tới bài thứ tư thì tôi phát hiện ra. Cũng
do tình cờ mà thôi. Bài viết nó đưa tôi duyệt, vì nó đạo lười, nên giữ nhiều
chi tiết bài viết của chương trình binh vận quân đội mà tình cờ tôi mới nghe.
Thế là, việc làm của nó trần truồng như một con điếm lớn giọng bảo người ta cưỡng
hiếp mình. Đưa ra hội đồng kỷ luật chăng? Câu hỏi đó đến cùng với những hình ảnh
của chú. Chú đã giơi thiệu nó với tôi và chú đã gửi gắm nó. Tôi thấy không nỡ,
vì dù sao, cũng để cho bộ mặt của nó sạch sẽ, bởi nó còn cần được làm việc…
Nó khóc với tôi và năn nỉ xin tôi
cho chuyển qua phòng vật tư. Tôi biết, qua bên vật tư nó cũng sẽ lại ăn cắp
nhưng dù sao cũng khuất mắt mình. Từ đó nó đi chạy hàng và tỏ ra thích thú với
công việc.
-
Chị
Ba và cháu Hùng hồi này thế nào? – Mạnh lái chuyện, bởi anh không đủ can đảm
nghe thêm một lời về Thế.
-
Chị
đi sơ tán trên Vĩnh Phú. Còn thằng Hùng đã học năm thứ ba vật lý ở Lômônôxốp.
-
Trời
ơi, nó lớn lẹ vậy?
-
Ngày
chú đi, nó học lớp năm.
-
Anh
ăn cơm tập thể?
-
Tôi
tự nấu lấy. Sáng dậy sớm vừa tập thể dục, vừa nấu cơm, ăn lót dạ một bát, rồi ủ
lại trưa về ăn. Ăn một mình cũng chẳng bận rộn lắm, chai xì dầu là xong.
Anh hình dung cuộc sống hàng ngày
của anh Ba không khác gì cuộc sống của già làng, của Ama Dú. Khác chăng, ở các
buôn làng Êđê người ta không đào hầm cá nhân, không có các loa công cộng báo
tin máy bay Mỹ cách Hà Nội bao nhiêu kilômét.
-
Tôi
nghĩ, dù sao chú cũng nên gặp hai mẹ con cô ấy.
-
Họ
không đi sơ tán sao anh? – Câu hỏi chỉ để hỏi. Hôm rồi trốn viện về nhà, anh đã
mục kích cuộc sống của họ.
-
Hai
vợ chồng không chịu đi sơ tán. Luôn cả mấy đứa nhỏ cũng ở lại thành phố. Cơ
quan nói mãi, Thế mới chịu cho thằng Út về quê ngoại.
-
Họ
định thách đố với máy bay Mỹ.
Anh Ba cười:
-
Chẳng
ai muốn đi sơ tán cả, kinh tế các gia đình gay go lắm, cơ quan, khu phố có vận
động đi sơ tán, họ cũng chỉ bồng bế nhau đi vài ngày lại về. Người này ở, người
khác ở, dân ra cũng đông. Người ta bảo nhau: Máy bay Mỹ đến, chưa chắc ném bom,
bom ném chưa chắc đã trúng, trúng chưa chắc đã chết. Với thằng Thế, thà bom ném
chết còn hơn là ngày hai bữa không có người hầu.
-
Họ
sống thế nào?
-
Về
khoản xoay sở, phải nói là thằng đó giỏi. Buôn đầu nọ, bán đầu kia, có vẻ kiếm
được, lúc nào cũng có tiền. nhưng đối xử với vợ con thì hơi tệ.
-
Nghe nói nó thường xuyên hành hạ hai mẹ con cô
ấy?
-
Tôi
không rành lắm. Chỉ thấy cô ấy với Mai Vàng sa sút. Con nhỏ người cứ đét lại, lầm
lì suốt ngày. Hôm nọ tôi gặp nó ở khúc đường Phố Huế, tôi không nhận ra nó, mãi
khi nó chào, mới đớ người ra.
Trước mắt anh lại hiện ra hình ảnh
Mai Duyên anh gặp hôm anh trốn viện về thăm nhà. Nó líu lo kể cho anh nghe về
bé Mai Quảng của nó, chắc thằng bé mũm mĩm và đáng yêu lắm. Anh như trông thấy
thằng bé đang ngồi trên tay ông ngoại, đi dưới đường làng rợp bóng dừa. Ông ngoại
bế thằng bé đi khoe với cả làng. Còn cô ấy, ai cũng nói gầy lắm. Bà ngoại mắng
con gái quần quật suốt ngày, người chỉ còn là cái xác ve. Người Hơben đâu đến nỗi
thế. Hơben không có mỡ, không phúng phính, không chắc nịch, bắp thịt nào ra bắp
thịt ấy, rắn rỏi, khỏe mạnh. Hồi ở với anh, Cúc mũm mĩm lắm mà. Người đàn bà gầy
như xác ve thì còn đâu là sức sống. Người đàn bà như thế, chắc chắn phải chịu
bao nhiêu cơ cực, đắng cay. Còn Mai Vàng, chị ấy học dốt lắm bác ạ, bố cháu
đánh đòn chị ấy luôn. Mai Duyên líu lo như chẳng muốn giấu anh điều gì. Anh
nghe mà như cảm thấy ngàn vạn mũi tên nhắm bắn mình.
-
Nghe
nói cậu đã trở thành một người Êđê thực thụ?
-
Nếu
em biết tất cả chuyện ở đây, thì chắc em đã xin ở lại hẳn trong đó, làm nương,
làm rẫy, ở nhà sàn, lấy một cô vợ Êđê.
-
Sống
với họ, cậu thấy thế nào?
-
Họ
chân chất lắm, con người lắm.
-
Cậu
hoạt động chính trị ở vùng nào?
-
Đắc
lắc.
-
Các
cô gái có đẹp không?
-
Vùng
nào cũng có người đẹp cả. Điều quan trọng là sắc đẹp ấy như thế nào, hoa thơm
hay hoa độc.
Anh Ba lặng người. Tâm hồn Mạnh
đau đớn quá. Anh Ba không muốn lan man câu chuyện, bởi anh hiểu, nói với Mạnh
điều gì vào lúc này cũng khiến Mạnh liên tưởng tới bi kịch của đời mình.
Mạnh cũng hiểu phút lặng của anh
Ba. Anh gượng cười, nét mặt rạng ra.
-
Sáng
chủ nhật này em sẽ tới anh Ba. Anh đãi em một bữa cơm rau, được không?
-
Sao
lại cơm rau. Tôi sẽ ra chợ mua con gà và rượu, anh em ngồi nhâm nhi.
-
Em
chỉ thèm cơm rau thôi.
-
Rau
gì?
-
Canh
dưa nấu cá thì tuyệt nhất.
-
Được
thôi. Có khi chủ nhật này chị chú cũng về, chị chú mà làm bếp thì khỏi chê.
-
Như
vậy càng hay, em cũng mong gặp chị.
Anh nhìn theo anh Ba đi khuất cổng
bệnh viện mới lững thững trở về giường bệnh của mình. Một cái gì đó thuộc về cảm
xúc, chẳng biết vui hay buồn, lâng lâng trong lòng anh.
*
Ama
Dú cử anh về Nam Sông Ba cùng với Yblem và Hơben. Vùng này bọn địch mới lập ấp
chiến lược, các buôn Mùng, buôn Dú, buôn Đun, buôn Đrâyda, đều nằm trong vòng
kìm kẹp của chúng. Đồn giặc áp sát buôn, chòi canh cao vút, đêm đêm ánh đèn dọi
ra từ con mắt cú.
Nhưng người dân Êđê từ bao đời
nay sống với núi rừng, quen từng gốc cây, ngọn cỏ, thuộc từng bước thú đi,
không một hàng rào nào có thể ngăn cản bước chân họ ra với núi rừng. Hơben lọt
vào buôn Mùng và chỉ sau ba ngày đã vận động được mười bốn thanh niên vướt ấp
chiến lược ra rừng lập đội du kích. Yblem làm đội trưởng. Ama Vàng xin huyện
chi viện cho đội AK, tiểu liên và một khẩu B40. Anh hướng dẫn cho toàn đội sử dụng
vũ khí. Ai cũng nô nức tập luyện và chờ lệnh đánh đồn, phá ấp chiến lược, giải
phóng buôn làng.
Một đên không trăng, đoàn người
nép vào bóng đêm, từ rừng sâu đi ra. Đi đầu là Ama Vàng, theo sát chân anh là
Yblem. Hơben đã vào ấp từ sáng, thưa với già làng, khi nghe tiếng súng của du
kích thì cùng đồng bào nổi dậy phá ấp.
Đoàn quân bò sát vào đồn giặc.
Ama Vàng hội ý với Yblem phải
tiêu diệt ngay tên lính chòi canh. Yblem gật đầu, lẳng lặng trườn mình bò tới, khẩu
AK giương lên, một loạt đạn nổ gọn đanh, tiếng rú của tên lính gác chìm trong
tiếng đạn.
Yblem tỳ khẩu B40 trên vai. Ngay
phát đạn đầu tiên những thùng xăng của địch đã bốc cháy. Lửa phừng phừng ngút
trời. Rừng bừng dậy, những con mắt lá mở lớn. Tiếng súng nổ rền vang. Tiếng hô
xung phong và tiếng la hét, bắn trả của địch. Những ngọn đuốc từ trong ấp thắp
sáng, tiếng reo hò vang dậy. Bọn giặc hoảng loạn, chạy tứ phía. Du kích đuổi
theo từng tên, truy kích đến tận cùng tiếng rú.
Buôn Mùng giải phóng.
Già làng đưa cây đuốc sáng rực
cho Irít đang chạy kế bên, lao lại ôm lấy Ama Vàng.
Dân làng vây quanh những đứa con
du kích thân yêu của mình. Niềm vui giải phóng bừng lên trên mặt mọi người.
Những bát rượu trao tay nhau hoan
hỉ.
Già làng sang sảng giọng trước
dân làng:
-
Xin
dân làng hãy nghe tôi nói. Buôn Mùng ta hết cái đồn giặc rồi, giải phóng rồi,
buôn Mùng ta lại có cả đội du kích nữa. Avốc Hồ đã cho Ama Vàng về đây giúp người
Êđê chúng ta đánh giặc. Bà con buôn Mùng không bao giờ quên ơn Ama Vàng. Yblem đâu
rồi, Hơben đâu rồi, tụi bay là những đứa con gỏi nhất của người Êđê, hãy vít cần
rượu cùng Ama Vàng uống mừng chiến thắng.
Già làng nói xong, trịnh trọng bước
lại vít cần rượu đặt lên môi. Ama Vàng, Yblem, Hơben cũng bước lại làm theo mệnh
lệnh của già làng. Tiếng reo hò ngất trời.
Đêm mừng chiến thắng ấy, làm sao
anh quên được…
Linh
hồn lại để thân xác anh nằm đó, lẻn đi, bước chân lang thang theo những con đường
ghi dấu những kỷ niệm. Hồ Hoàn Kiếm, mấy giao thừa anh đưa Cúc đi hái lộc? Tết
năm sáu mốt người Hà Nội ăn to lắm. Đó cũng là cái tết cuối cùng anh ăn trên miền
Bắc để đi B. Đầy chặt các giao lộ quanh hồ, người ta tổ chức khiêu vũ, Cúc và
anh đều không biết nhảy, chỉ đi xem thôi…
Đêm giải phóng buôn Mùng, con gái
Êđê múa quanh đống lửa. Điệu múa của cổ, của vai, của ngực, của mông duyên dáng
lắm.
Anh cứ đưa Cúc đi như thế, hết
bài khiêu vũ này, tới bài khiêu vũ khác. Người chặt như nêm, nhưng hài hòa
thanh lịch trong giai điệu nhạc. Anh cảm thấy ai cũng đưa mắt nhìn anh và Cúc.
Bởi vì Cúc của anh đẹp quá, lạ quá, cứ như một bông hoa mà người ta chưa biết
tên gọi của nó là gì.
Anh bẻ cho Cúc một nhành lộc trên
một cây xanh trước cầu Thê Húc, chỉ tiếc, anh không biết cây lộc ấy tên gì. Cúc
cầm nhánh lộc trong tay đi tung tăng. Ai cũng ngỡ hai người là cặp tình nhân,
chưa phải vợ chồng. Chiều nay, đưa Mai Vàng về ngoại, gọi là chúc tết, nhưng thực
ra là về ăn bóng. Ngoại cho cặp gà, cho năm cái bánh chưng và hai chục bánh
gai. Thế là thành tết. Bù lại, hai vợ chồng để Mai Vàng ăn tết với ông bà. Vợ chồng
được son rỗi, dung dăng.
Gái một con trông mòn con mắt.
Không ngoa đâu. Người đàn bà trẻ, ở tuổi đôi mươi, sinh lực tràn trề lắm, thời
gian thai nghén, ăn uống đủ chất, sinh con, lại được bồi dưỡng đầy đủ, máu huyết
thay đổi, mập ra, trắng ra, cơ thể chỗ nào cũng nây nẩy, làm gì chẳng trông mòn
con mắt.
Ngày Cúc sinh Mai Vàng, anh là
người phá lệ kiêng khem của các cụ. Anh cho Cúc ăn đủ mọi thứ, từ trứng gà, tới
trái cây, tới thịt bò, cả cá nữa. Tội gì phải kiêng khem, sức em vượt lên đè được
tất cả. Bữa nào anh cũng dỗ Cúc ăn như dỗ trẻ con. Cúc không chịu ăn, anh giận.
Cúc đẹp ra cũng vì những cái giận của anh.
Mọi chuyện tưởng như mới ngày hôm
qua. Cành lộc anh hái trên cây trước lối lên cầu Thê Húc, như là chưa kịp héo…
Lúc này, ngay cạnh cây lộc đó,
người ta xây một chiếc hầm khá kiên cố tránh bom Mỹ.
Linh hồn lén vào hầm. Đen thui, tối
bưng, chẳng một linh hồn, chẳng một người. Vì không báo động. Một thứ âm ẩm,
nhơn nhớt của hơi người, hơi nước tiểu, cả mùi phân nữa. Cái gì công cộng cũng
nhơ nhớp như vậy.
Cuộc chiến tranh đã đi qua tàn khốc
và tai quái. Vì như không có chiến tranh, số gạch để xây những căn hầm như thế
này có xây được những trường học và nhà ở? Căn nhà của anh chưa kịp xây, vẫn là
rơm và bùn nhão trộn trát thành vách.
Một làn gió lạnh lùa vào hầm.
Linh hồn anh chợt sởn gai ốc. Hồn ma một cặp trai gái rượt đuổi nhau, ma trai
đã nắm được tay ma gái.
-
Cho
anh xin lỗi.
-
Tôi
cần gì lời xin lỗi của anh.
-
Nếu
em không cho anh xin lỗi, thì linh hồn anh chẳng bao giờ được siêu thoát, anh sẽ
bị đầy vào hoang mạc cô đơn.
-
Mặc
anh.
-
Sao
em tàn nhẫn với anh đến thế?
-
Anh
còn tàn nhẫn với tôi gấp triệu lần.
-
Không,
lòng anh chỉ yêu em.
-
Anhno1i
dối. Anhnoi1 anh yêu tôi, nhưng chẳng bao giờ anh muốn cưới tôi làm vợ. Lúc nào
anh cũng nói là anh cần phấn đấu, anh cần chăm lo hạnh phúc của triệu người.
Tôi đã năn nỉ anh dù có lo cho hạnh phúc của toàn nhân loại đi nữa, thì cũng đừng
quên lo cho hạnh phúc của anh và của tôi. Tôi hằng ước mơ một buổi sáng chủ nhật,
tôi được làm cô dâu và anh làm chú rể, chúng ta đi bên nhau giữa hai họ, giữa bạn
bè. Nhưng tôi và anh đã chết đi cùng ước mơ đó.
Ma trai vươn tay kéo ma gái vào
vòng tay xương xẩu của mình. Ma gái nói như nấc lên:
-
Còn
gì nữa đâu mà anh ôm tôi, anh hôn tôi. Lúc da thịt tôi đầy đặn, nẩy nở, lúc tôi
thèm khát làm vợ, làm chồng, thì anh…
-
Em…
-
Bây
giờ chúng ta chỉ còn là hai hồn ma!
-
Chúng
ta phải la6y1nhau, nếu không mãi mãi chúng ta là những cô hồn, không nhà không
cửa…
-
Dưới
cõi âm làm gì có phòng khai hôn thú. Anh hãy buông tha tôi ra, cứ mặc tôi vật vờ
cô hồn.
Ma gái khóc nấc. Ma trai ủ đầu
người yêu vào ngực và cũng khóc.
Linh hồn đột nhiên cảm thấy ma
gái phảng phất gương mặt Cúc, phảng phất gương mặt Hơben.
Anh lẳng lặng bỏ căn hầm, ra
ngoài, tiếng khóc của cặp ma còn như đuổi theo anh.
Đường Lò Đúc. Những hàng cây sao.
Cả Hà Nội chỉ có con đường này trồng sao. Những thân cây cao vút đậu rợp cò trắng.
Trẻ con gọi khu phố này là hang “Cò Ỉa”. Chẳng biết những tay súng săn, hay tiếng
máy bay gầm rít đã xua đuổi hết cò. Những cây sao mất hẳn vẻ đẹp thiên nhiên của
mình.
Hai bên vỉa hè, năm chục thước lại
một hố cá nhân có nắp đậy. Những hố cá nhân này được sản xuất hàng loạt bằng xỉ
than và xi măng.
Trường Mầm Non gần rạp Mê Linh
anh thường dừng lại mỗi khi đi làm về. Chỉ ao ước Mai Vàng lớn thêm một tuổi nữa,
để gửi con vào đây cho các cô nuôi dạy. Nhưng anh đã ra đi trước khi Mai Vàng kịp
lớn.
Lại cây dừa, lại căn nhà bên bờ
rau muống. Linh hồn anh vơ vẩn quanh quất bên ngoài.
Thế đangngủ ngồi trên chiếc ghế bố,
thở phì phì như lợn, nhe hàm răng to thô, lởm chởm râu. Anh quyết định đánh thức
linh hồn Thế dậy. Thế! Anh gọi. Con chó sói mở mắt, ngáp dài và định ngủ lại.
Anh gọi lần nữa. Nó choàng mắt, nhận ra anh. Vốn là linh hồn sói, nó thật
thin1hmui4 và nhanh nhẹn. Nó lao vút toàn thân vào gầm giường như chui vào
hang. Thế! Anh gọi liên hồi. Nó không đáp lại, chỉ thấy hai chân trước của nó
chụm vào nhau, sát đất đang runle6n bần bật. Tại sao nó run sợ? Linh hồn chó
sói đâu có sợ linh hồn người. Anh chợt hiểu, có lẽ nó sợ khẩu súng lục anh giắt
theo bên mạng sườn. Ta không bắn mày đâu. Anh vừa nói vừa quăng khẩu súng lục
lên trời. Khẩu súng bay đi như một cánh quạ đen. Thế! Ra đây. Tôi muốn nói chuyện
với chú một cách nghiêm chỉnh. Nào, ra thì ra. Thế khạng người chui từ trong gầm
giường và đứng thẳng dậy với thân hình cao lớn, lực lưỡng của nó.
-
Ông
anh còn sống hả? Về khi nào sao không cho thằng em hay?
-
Chú
vẫn mạnh giỏi?
-
Nhờ
trời, Thiên Lôi vật tôi cũng không chết được. – Thế sồn sột cào tay vào bụng rồi
đắc chí nghêu ngao. – Xưa em vốn ở trên trời, đứt dây rơi xuống làm người trần
gian. Còn anh, bom đạn Mỹ hàng rồi phải không?
-
Chú
bất ngờ vì tôi không chết?
-
Bậy.
Anh chết, tôi lợi lộc cái gì mới được chứ.
-
Tôi
mới đi được hơn năm, chú đã bày đặt ra cái chết của tôi để lấy Cúc.
-
Tôi
cần gì phải bày đặt ra cái chết của anh. Còn chuyện lấy Cúc… Tôi cần phải cứu
cô ấy khỏi sự bỏ rơi.
-
Chú
đã dựng chuyện những bức ảnh tôi gửi chú lem máu.
-
Chuyện
đó có.
-
Máu
của ai?
-
Máu
của ai chẳng vậy. Tôi khía nhẹ lưỡi dao lam vào ngón tay là có máu. Một vài giọt
đủ di lem hai bức hình.
-
Quân
giết người.
-
Tôi
định không cần đến cách đó, nhưng lương tâm Cúc cắn rứt, cô ấy sợ người đời cười
chê. Lập bàn thờ cho anh, cô ấy yên lòng hơn. Nếu anh chưa quên, thì ngày anh
đi B, chính tôi đã can anh đừng đi. Anh không nghe, anh háo hức thực hiện lý tưởng
đẹp đẽ của mình. Với tôi đó chỉ là thứ xa xỉ. Anh đã bảo tôi là thằng vô lại.
Dù anh có bảo tôi là thằng súc vật đi nữa thì tôi vẫn cứ là tôi. Sự ra đi của
anh, với tôi có nghĩa là anh đã chết. Và tôi có bổn phận thực hiện lời trăn trối
của anh, chăm lo cho vợ của anh. Lúc đầu, tôi cũng nói với vợ anh như thế,
nhưng suy nghĩ của đàn bà nông cạn, cô ấy không chịu tin. Chuyện những bức ảnh
lem máu chỉ là cách để cô ấy yên lòng…
-
Quân
lường gạt xảo trá!
-
Anh
là anh kết nghĩa của tôi. Cô ấy là chị dâu tôi. Nhưng nói là nói vậy, chứ giữa
tôi với anh đâu cùng máu mủ. Tôi có lấy vợ anh cũng chẳng phải loạn luân. Lúc
nãy anh bảo tôi là quân lường gạt xảo trá, còn anh, anh là thứ người gì? Anh đã
bỏ rơi vợ con anh để chăm lo cho cái danh của mình. Tôi đã phải vượt qua mọi
hàng rào lễ giáo, vượt qua dư luận để cưu mang cô ấy và đứa con gái của anh.
Tôi không làm như thế, thì kẻ khác cũng làm. Vợ anh không thể chờ anh được, cô ấy
đẹp, tuổi xuân hơ hớ, thiếu đàn ông sao được.
-
Bẩn
thỉu!
-
Người
ta còn gọi tôi là đồ chó má. Đối với anh thì đúng là tôi chó má thật. Nhưng chó
má thì đã sao? Anh ra trận, với quan niệm làm nghĩa vụ của người con trai đối với
đất nước. Tôi không đủ can đảm để làm như anh, mà nếu có can đảm tôi cũng không
làm như thế. Người ta sinh ra ở đời chỉ sống có một lần. Paven (Paven Corsagin,
nhân vật chính trong tác phẩm “Thép đã tôi thế đấy” Nikolai Alexeevich
Ostrovsky, nhà văn Ucraina. – NBT) sống kiểu Paven, còn tôi, tôi sống kiểu
Vương Thế. Tôi cần có rượu thịt. Mặt trận làm gì có rượu thịt. Tôi cần đàn bà.
Mặt trận làm gì có đàn bà. Không có rượu thịt, không có đàn bà thì tôi không sống
được. Anh không cần đàn bà nên anh mới bỏ người vợ xinh đẹp mà đi. Còn tôi, tôi
cần đàn bà, lẽ nào tôi nhắm mắt trước sắc đẹp của cô ấy. Tôi chó má như thế đấy
anh ạ.
-
Mày
sa đọa tận cùng rồi.
-
Đó
là quan niệm của anh, còn tôi, tôi hài lòng với lẽ sống của mình.
-
Đến
bây giờ ta mới hiểu, tại sao cuộc chiến đấu ngoài mặt trận chậm thắng lợi…
Thế cắt ngang lời anh bằng tràng
cười ngạo mạn:
-
Là
bởi hậu phương còn những thằng chó má như tôi?
Tiếng cười của Thế làm anh ngộp
thở, tim nghẹn lại, anh hiểu là mình phải rời chỗ này ngay, nếu không tim sẽ vỡ.
Tiếng cười cũng làm thân xác Thế
tỉnh lại. Nó vươn tay đập con muỗi đang cong chân rít máu nơi bụng nó.
Cúc thức dậy, từ trong nhà đi ra.
(Sau ngày anh đi, căn bếp được sửa lại thành một phòng ngủ, kê được hai cái giường,
một cho hai vợ chồng, một cho xấp nhỏ. Nhà bếp nới ra phía bờ ao).
-
Khuya
rồi…
Thế vừa ngáp vừa đáp lời Cúc:
-
Ừ,
khuya rồi. – Mắt Thế chợt bắt gặp đôi mắt Mạnh từ trên bàn thờ nhìn xói. Thế lắc
lắc đầu, cố xua đi đôi mắt ấy.
-
Anh
sao vậy?
-
Không.
Thế bước ra cửa, vén quần đứng tiểu
ngay dưới gốc cây dừa, rồi cúm núm đi vào, đóng cửa, cài then ngang.
Cúc tắt đèn, vào giường. Thế nằm
chình ình một đống, tay vắt lên trán. Giường bên, những tiếng thở đều đều của
Mai Vàng và Mai Duyên vọng sang. Cúc nhẹ mình nằm xuống cạnh Thế.
Cơn mơ khủng khiếp quá. Anh ta ốm
o, xanh lét, chỉ còn cặp mắt là nguyên vẹn sức sống. Nếu anh ấy về thật, thì
mình chẳng đủ can đảm đối thoại với anh ấy đâu. Anh ấy đã cứu mạng mình những
ngày mình ngã xuống bùn. Những thanh tà vẹt trên vai. Có lẽ những thanh tà vẹt ấy
sẽ đè mãi vai mình, không phải bằng sức nặng của nó, mà bằng cái án kỷ luật của
khinh bỉ. Anh ấy đã đỡ mình dậy, đưa mình vào ngồi chiếc ghế sang trọng để người
đời gọi mình bằng trí thức, dù mình biết, trình độ của mình làm sao có thể trở
thành nhà báo. Mình hốt hoảng trước việc anh ấy đi B. Không phải vì mình thương
anh ấy, mình tiếc cho hạnh phúc đầm ấm gia đình anh ấy dang dở, mà mình sợ rằng
anh ấy đi rồi, mình biết bươn chải làm sao với công việc chưa hề được làm bằng
thực lực của mình. Những bài báo của mình biết nhờ ai sửa cho để có thể sử dụng.
Anh ấy không đi, thì con đực trong mình đâu đến nỗi đốn mạt thế này. Mình đã ngụy
biện đủ mọi thứ lý luận với anh ấy, nhưng mình làm sao che đậy được cái xấu xa,
nhơ bẩn của mình. Anh ấy bảo mình sa đọa đến tận cùng. Mình làm sao cãi. Phản bội
một người bạn đã xả thân cho mình như anh ấy, mình thật chó má…
-
Cúc
à…
Thế nghiêng người về phía Cúc, gọi
nhỏ. Cúc nín lặng làm như ngủ không nghe thấy.
-
Cúc
à…
Thế khẽ đụng tay vào vai Cúc.
-
Nghe
anh nói này. Anh đã lừa dối em. Anh Mạnh chưa chết…
Thế nghe thấy tiếng khóc tấm tức
của Cúc. Tiếng khóc rung đôi vai gầy, truyền lan sang tay Thế. Thế vội rụt tay
lại, bỗng khiếp hãi những rung động nghẹn ngào ấy.
Hơn một lần, mình thú nhận điều
đó với cô ấy. Nhưng những lần trước sự thú nhận của mình chỉ muốn làm cho lương
tâm mình và lương tâm cô ấy nhẹ vơi đi những dày vò, dằn vặt. Những lần ấy, Mạnh
chưa hiện lên một ảnh hình nào cụ thể. Và nếu Cúc có khóc nấc lên thì đôi tay hộ
pháp này sẽ ôm chặt cô ấy trong lòng và nó biết cách làm cho tiếng khóc đó câm
nín. Nhưng lần này, hình ảnh Mạnh đã hiện ra xương thịt trong tầm tay. Mọi dối
gạt của mình đều bị phơi bầy giữa ánh sáng mặt trời.
-
Em
hãy vì các con mà tha lỗi cho anh. Anh sẽ bỏ nơi này ra đi, em hãy đón anh ấy
trở về…
-
Đừng
nói nữa. – Tiếng nói của Cúc vỡ trong nước mắt.
-
Anh
van em…
Cúc không đáp lời, lẳng lặng ngồi
dậy.
Cúc bước ra nhà ngoài, đánh que
diêm, châm ngọn đèn Hoa Kỳ trên bàn thờ Mạnh. Rồi Cúc ngồi sụp xuống. Anh! Hình
như Cúc chỉ thốt được một tiếng, nước mắt đã tuôn như mưa. Cúc bưng mặt, cố
khóa tiếng khóc trong cửa môi.
Thế cũng trở dậy, rén chân không,
đi lại đứng đằng sau Cúc.
/ Mời đọc tiếp Linh Hồn Lang Thang, đoạn 5/
/ Mời đọc tiếp Linh Hồn Lang Thang, đoạn 5/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét