Chiến tranh đã ở phía sau lưng lâu lắm rồi, nhưng cứ mỗi khi ngoái đầu nhìn lại, ta vẫn thấy khói súng như còn thoang gió đâu đây và những linh hồn các anh hùng liệt sĩ còn như vói gọi. Vói gọi không thanh âm, không ngôn ngữ, mà luôn làm lòng ta nấc lên thao thức, ngậm ngùi... Linh Hồn Lang Thang, tiểu thuyết được viết từ những năm 1980 thế kỷ trước, NXB Sông Bé ấn hành, và nay, được bước vào thập kỷ thứ hai của thiên kỷ 2000, NXB Văn Học in lại.
LINH HỒN LANG THANG
tiễu thuyết
nguyễn nguyên bảy
Ba,
LINH HỒN LANG THANG
Lòng người Êđê như con suối nước trong văn vắt, nhìn thấy từng viên sỏi trắng. Nhưng những ngày mưa rừng, con suối sủi bọt như ngàn vạn những tròng máu đỏ ngầu. Yblem chính là con suối ấy.
Yblem hiền khô, bắn nỏ giỏi lắm.
Chưa lần nào anh đi vào rừng mà không mang về khi một con hươu, khi một con hoẵng,
lại khi một chú lợn rừng. Khắp các buôn làng Êđê ai cũng thương mến Yblem. Vợ
Yblem là Hơli. Hơli đẹp lắm, mái tóc thật dài, cặp mắt đen nháy, nhìn sâu hun
hút. Yblem thương Hơli lắm, lúc nào họ cũng cuốn nhau như chim phụng, chim
Hoàng. Hồi tháng ba, lình Sài Gòn đi với cố vấn Mỹ tràn vào các buôn làng Êđê.
Nhà của Yblem bị thiêu cháy. Hơli bị bắn chết.
Cái chết của Hơli đã khiến Yblem
không còn là Yblem nữa. Mắt Yblem sủi bọt đỏ ngầu, ruột gan lúc nào cũng như có
lửa đốt.
Anh đã đụng với cặp mắt lửa của
Yblem ngay lần gặp đầu tiên. Nhiều ngày sau đó vẫn cặp mắt ấy. Cặp mắt chỉ thay
đổi, hiền dịu trở lại mỗi khi Yblem ngước nhìn Hơben. Nhưng Hơben bao giờ cũng
tránh cái nhìn ấy. Đêm hôm mừng chiến thắng ở nhà rông, anh và Hơben nói chuyện
bên bờ suối, Yblem đốt đuốc đi tìm. Anh chợt thấy mắt Yblem quắc như mắt hổ,
trong tia mắt có cả tiếng gầm. Yblem thương Hơben và ghen với anh, cái ghen thường
tình.
Anh chưa làm điều gì, dù nhỏ nhất,
thương tổn đến lòng tin cậy mà dân Êđê dành cho anh. Lòng tin như viên kim
cương, nhưng nếu kim cương vỡ mẻ, giá trị còn gì nữa. Mất lòng tin với người
Êđê thì chỉ còn cách bán xới khỏi các buôn làng. Rừng Tây Nguyên bao la, nhưng
chẳng có chỗ dung thân. Anh gìn giữ lòng tin ấy như giữ gìn tròng mắt của mình.
Anh định bụng, một lúc nào đó, anh sẽ ngồi trầm tĩnh và nói chuyện với Yblem.
Nhưng anh không biết phải bắt đầu câu chuyện ấy như thế nào.
Khi già làng ngỏ ý muốn Hơben làm
vợ anh, anh đã thưa với già làng là anh đã có vợ, anh không thể phản bội Cúc,
anh xin già làng đứng ra làm mai cho Yblem và Hơben nên vợ nên chồng. Điều cầu
xin đó chắc chắn đã đến tai Yblem. Vì thế đôimắt Yblem đã nhìn anh với tất cả sự
trìu mến, biết ơn. Lẽ nào lời cầu xin đó của anh là lời giả dối.
Tờ mờ sáng hôm sau, Yblem đã tới
tìm anh. Mặt Yblem ướt sương, hai vai áo ướt sương. Yblem ngồi xuống mép giường
dưới chân anh:
-
Mày
khỏe rồi phải không, Ama Vàng?
Lần đầu tiên Yblem xưng hô với
anh thân tình.
-
Khỏe
rồi.
-
Mày
tốt với người Êđê chúng tao quá.
-
Sao?
-
Tao
thương mày thật lòng đó, Ama Vàng ạ. Các buôn làng Êđê cũng thương mày. Mày
đúng là con của Avốc Hồ.
-
Ama
Vàng chỉ muốn người Êđê sung sướng.
Yblem gật đầu và ngồi lặng. Mặt
Yblem hiền khô. Đôi mắt nhìn mát rượi.
-
Hơben
đâu rồi?
-
Nó
giận mày, bỏ về nhà rồi. Nó bảo tao đến đây với mày.
-
Hơben
giận Ama Vàng?
Yblem gật đầu. Và bằng giọng trầm
buồn, Yblem kể cho Ama Vàng nghe, Yblem đã ngồi nhiều đêm phía sau căn nhà này,
kể từ ngày già làng và Ama Dú bảo đưa Ama Vàng về đây và giao cho Hơben chăm
sóc. Yblem thương Hơben, thương Ama Vàng, nhưng trong bụng không muốn hai người
ở bên nhau. Chiều tối hôm qua Yblem thấy Hơben ra suối tắm. Yblem đã hiểu rằng
như thế có nghĩa là Ama Vàng đã khỏe lại.
Ama Vàng ạ, lúc ấy ruột gan tao rối
lắm. Ngày Hơli còn sống, mỗi lần Hơli tắm suối về, nó đều bắt tao quạt tóc cho
nó rồi vào giường nằm với nó. Hơben thương mày lắm, hôm mày bị thương, nó đã
khóc thấu với Giàng, vậy mà giờ nó đi tắm, nhất định tắm xong, nó sẽ cho mày nằm
với nó. Già làng cũng bằng lòng cho nó làm thế… Mày biết không, lúc đó cái nỏ
trong tay tao run lên. Ý nghĩ của tao xấu lắm, tao muốn bắn mày như bắn con
thú. Nhưng chợt tao thấy Hơben từ trong nhà chạy ra. Nó ngồi xuống bãi cỏ gần
chỗ tao nấp và nó khóc. Thế là tao hiểu tất cả, mày đã không thương nó.
Anh gượng ngồi dậy:
Yblem đưa Ama Vàng đi tìm Hơben
nhé?
Không được đâu. Nó ra lệnh cho
tao đến đây trông nom mày để nó đi lấy thuốc. Nó chẳng giận mày được lâu đâu,
lát nữa nó sẽ tới.
Sao lúc Hơben khóc, Yblem không tới
với Hơben.
Tao? Không được đâu. Nó không
thương tao. Nếu nó biết tao ngồi ngoài rừng canh nó, nó sẽ giận tao nhiều hơn.
Hơben đã ngủ ngoài rừng?
Tao ngồi canh nó ngủ. Tao sợ có
con thú dữ về mà nó không biết.
Giàng ơi…
Tờ mờ sáng nó dậy, xuống suối rửa
mặt. Tao làm bộ vừa đi săn về. Nó gặp tao ngoài suối, nói tao vào đây với mày.
Nước mắt anh tự nhiên ứa ra.
Hơben thương anh thật lòng. Nếu anh chưa có Cúc, chắc chắn anh sẽ thương Hơben,
sẽ xin già làng lấy Hơben làm vợ.
Ama Vàng, sao mày không thương
Hơben?
Amí Vàng thương lắm.
Mày lấy Hơben nữa có sao. Già
làng không phạt vạ mày, buôn làng Êđê cho phép mày, sao mày không ưng?
Ama Vàng chỉ muốn Hơben làm vợ
Yblem.
Tao biết mày tốt với tao lắm.
Nhưng Hơben không thương tao.
Hơben bảo tính Yblem nóng lắm.
Tao đã trả được thù cho Hơli rồi,
tao không còn nóng nữa, nhưng Hơben vẫn chẳng chịu thương tao, nó chỉ thương
mày thôi, Ama Vàng ạ.
Ama Vàng sẽ nói cho Hơben hiểu
cái bụng của Yblem.
Mày chưa hiểu con gái Êđê, không
ép chúng nó được đâu.
Yblem nói đúng, Hơben không phải
là cô gái dễ dàng thuyết phục. Nhưng anh sẽ nói dần dà, mưa lâu thấm đất, để
Hơben hiểu là Yblem yêu Hơben như thế nào.
Hơben tới cùng với già làng đã chấm
dứt câu chuyện của hai người đàn ông.
*
Anh tỉnh dậy, thấy người nhẹ bỗng,
bụng đói cồn cào. Rất mừng, cô y tá mang tới cho anh tô cháo thịt. Anh ăn một
hơi. Cảm thấy trong người sảng khoái, dễ chịu. Cô y tá lại quay vào. Sau khi nhắc
anh uống thuốc, cô cúi xuống, nói nhỏ, anh đủ nghe:
-
Chú
Ba vào thăm anh đó.
-
Sao?
-
Nhưng
bác sĩ nói anh đang mệt. Chú Ba đang năn nỉ bác sĩ, không hiểu có được không.
Anh gượng đứng dậy, gạt tay cô y
tá đang định níu anh ngồi xuống. Anh bước ra cửa. Ở hành lang, anh trông thấy
anh Ba đang cùng bác sĩ đi tới. Mạnh! Tên cúng cơm của anh vang lên mừng rỡ, đã
từ lâu rồi anh không được nghe ai reo gọi tên Mạnh ấm áp và trìu mến thế này.
Anh không kịp đáp lại, vòng tay ôm xiết lấy anh Ba và khóc nức nở trong lòng.
Hai anh em đi chậm rãi ra vườn
hoa, ngồi sát bên nhau trên chiếc ghế đá, và cứ ngồi như thế hồi lâu, chẳng nói
được với nhau câu nào.
Anh nắm chặt bàn tay xương gầy của
anh Ba. Tội nghiệp, anh ấy già đi nhanh quá. Hai má hóp lại, vẫn chiếc kính trắng
hồi nào, một bên gọng đã mất ốc, phải phòng một dây kẽm.
-
Nghe
bác sĩ nói, chú bị sốt rét cách nhật?
Anh cười:
-
Ở
chiến trường ra ai chẳng bị sốt rét. Em còn bị nhẹ đó.
-
Chú
thay đổi nhiều quá.
-
Anh
cũng gầy và già đi nhiều.
-
Nhưng
tôi vẫn là Ba, nhưng chú đã thành Ama Vàng rồi. – Anh Ba cười hóm. – Tôi cũng
đâu biết chú ở trong ra. Hôm nọ lên đây tính mời một đồng chí ở mặt trận Tây
Nguyên tới nói chuyện. Anh em giới thiệu đồng chí Ama Vàng, tới khi vào phòng
chú mới nhân ra chú, lúc đó chú đang lên cơn sốt.
-
Anh
cũng nghĩ là em chết rồi phải không?
-
Chưa
có thông báo chính thức của tổ chức về chuyện đó, nhưng dư luận đều cho là chú
đã hy sinh. Nhưng tôi vẫn linh cảm là chú còn sống.
-
Đài
ta vẫn đông đủ anh em như hồi xưa?
Anh muốn mào đầu câu hỏi về Thế.
Anh thèm nghe bất kỳ một thông tin gì về Thế, vậy mà chẳng ai muốn nói cho anh
nghe cả.
Anh Ba vẫn điềm tĩnh, tay vấn điếu
thuốc sâu kèn:
-
Lý
và Quán đi sau chú hai năm, nghe đâu đang ở chiến trường B. Ngoài ra số cũ còn
đủ cả. Huy đi học trường sân khấu, chuyển qua viết kịch. Cũng có thêm một số
anh chị em mới về, hầu hết ở Đại học Tổng hợp ra.
-
Còn
Thế?
Anh Ba hơi lúng túng:
-
Cậu
ấy vẫn làm việc ở Đài.
Anh Ba rít một hơi thuốc và không bận tâm tới câu hỏi của anh, nói lảng
qua chuyện khác:
-
Chú
ráng chữa bệnh cho khỏe, trông chú xanh lắm. Mấy hôm nữa, tôi đem xe rước chú về
Đài chơi với anh em. Anh em nghe tin chú còn sống, mừng lắm.
Anh vẫn chưa chịu từ bỏ câu hỏi
cùng nỗi thắc mắc của mình:
-
Sao
anh không rủ Thế lên chơi với em?
-
Anh
không gặp cậu ấy.
-
Anh
vừa nói với em là Thế vẫn còn làm ở Đài cơ mà?
-
Ờ,
thì vẫn ở Đài, nhưng bộ phận khác. Chú đi B chừng hơn năm, thì cậu ta xin chuyển
công tác qua phòng vật tư. Tôi với cậu ấy ít gặp nhau. – Anh Ba lại lảng chuyện.
– Cậu đã về qua nhà chưa?
Anh đáp dối:
-
Chưa.
-
Chú
có muốn tôi báo tin cho cháu Mai Vàng?
-
Cúc
lấy chồng rồi phải không anh?
Anh Ba không trả lời.
Anh lặng đắng. Từ ngày trốn viện
về thăm nhà, anh chỉ cầu xin một phép thần nào đó báo rằng chuyện anh nhìn thấy
là không có thật. Cúc không lập bàn thờ anh, Cúc chưa hề lấy ai. Cúc vẫn chung
thủy chờ anh về.
-
Cuộc
chiến tranh khốc liệt quá. – Giọng anh Ba âm u một nỗi buồn. – Biết bao người
con ưu tú đã hy sinh. Bao nhiêu gia đình tan nát. Chú là một trong số những người
phải chịu những hy sinh, mất mát đó. Đằng nào rồi chú cũng sẽ biết hết, anh
không muốn giấu chú, bởi anh luôn coi chú là ruột thịt. Đúng là vợ chú đã đi lấy
chồng. Chú đừng oán giận cô ấy. Cô ấy chỉ là người phụ nữ đáng thương. Thỉnh
thoảng tôi có gặp cô ấy. Lần nào gặp tôi, cô ấy cũng khóc, cũng nhắc về chú. Cô
ấy yêu chú, nhưng cô ấy nông nổi, cô ấy cũng không đủ can đảm để chờ đợi. Hơn nữa
cô ấy trẻ quá, yếu đuối quá.
-
Chồng
cô ấy tốt không anh?
Anh không muốn nhắc tới Thế, mặc
dù anh đã linh cảm người chồng mới của vợ anh chính là Thế.
Anh Ba ngồi lặng. Lòng anh vữa
ra.
-
Hồi
chú mới đi, sợ cô ấy và cháu buồn, tôi vẫn tới thăm luôn. Tôi gặp Thế ở đó. Nó
kêu vợ chú bằng chị ngọt xớt. Nói thật với chú, tôi không cảm tình thằng đó.
Tôi cảm giác cái mặt nó nham nhở sao ấy. Chú giới thiệu nó với tôi, nài nỉ tôi
nhận nó, nể chú mà tôi làm, chứ thực tình tôi ghê nó.
Anh Ba rít hơi thuốc, hình như
anh cảm giác tanh miệng khi nói tới Thế.
-
Tôi
nhớ không chính xác lắm, bữa kia nó tìm tới nhà tôi và khóc rống lên. Thằng đó
vậy mà lạ, hơi tý chảy nước mắt. Nó to con, mặt mũi gồ ghề, ai cũng tưởng chẳng
bao giờ nó khóc, cho nên nước mắt của nó đánh lừa người ta dễ quá. Tôi mủi lòng
với nó. Nó rút trong túi hai tấm hình vợ chú tặng chú hôm lên đường, cả bì thư
và bút tích của chú, chiếc hình nào cũng lấm lem máu. Rồi nó kể cho tôi nghe, một
anh bộ đội từ chiến trường ra đem lại cho nó, báo tin là chú đã hy sinh trong một
trận rải thảm B52 trên rừng Trường Sơn.
-
Một
tấm ảnh em chụp với Cúc và một tấm ảnh hai má con, đúng không anh?
-
Đúng.
Có bút tích của chú phía sau.
-
Khốn
nạn…
-
Sao?
-
Đó
là hai tấm ảnh em gửi Thế trước hôm đi. Anh cũng biết đấy, hồi ấy kỷ luật chiến
trường ngặt lắm.
-
Chết
tôi rồi, sao tôi lại không nghĩ ra điều đó. – Anh Ba lại vấn thuốc. Đôi mắt anh
trĩu xuống, một cái gì đó đang đè nặng lòng anh. – Cúc lập bàn thờ. Thế rồi họ
chung sống với nhau. Sinh thêm được một gái, một trai nữa.
-
Nó
làm như thế mà cơ quan không có biện pháp?
-
Biện
pháp gì mới được chứ? – Anh Ba thở dài, cái nhìn thăm thẳm của người đau đớn vì
bất lực, giọng nói lạc đi. – Chú ạ, trong xã hội con người, có ba loại tòa án.
Tòa án của luật pháp, tòa án của dư luận và tòa án của lương tâm. Nó dẫm đạp
lên cả ba loại luật pháp đó. Nó ăn ở với Cúc không hôn thú, không cưới xin. Nó
đã cướp đoạt vợ của bạn mình, tức là linh hồn nó đã sa đọa tới mức súc vật. Chú
có trách tôi, tôi xin nhận chịu, nhưng rõ ràng là tôi bất lực.
Mạnh hiểu sâu cay câu nói của anh
Ba. Làm sao Mạnh có quyền trách anh Ba, chẳng phải chính Mạnh đã gieo vào vai
anh tai họa, khi Mạnh vật đầu vật tai xin anh nhận Thế về Đài làm việc. Mạnh đã
kết bạn lầm người, thì Mạnh phải gánh chịu hậu quả của sai lầm ấy.
-
Anh
đã chuyển nó sang công tác khác?
-
Cậu
ấy tự ý xin đi. Tôi thấy như vậy hợp với công việc và khả năng của cậu ấy. –
Anh rít một hơi dài điếu thuốc sâu kèn đã tắt ngấm. – Chuyện còn dài lắm. Tôi
không muốn làm chú đau đầu thêm. Chú nên đi nghỉ, mai mốt, có thời gian tôi lại
tới thăm.
-
Anh
Ba đừng về vội.
Anh run rẩy cầm bàn tay anh Ba,
như sợ nếu buông ra anh Ba sẽ biến mất và anh sẽ rơi vào khoảng không gian đen
đặc của hư vô. Bàn tay anh Ba mềm xèo. Anh hiểu anh Ba không phải con người quyết
đoán, sống bằng tấm lòng nhân hậu, chứ không phải sống bằng bạo quyền.
-
Có
ngồi bên nhau mãi, rồi cũng tới lúc chia tay. Tôi chỉ muốn hỏi chú có muốn tôi
đưa cháu Mai Vàng lên thăm chú không?
-
Anh
đừng cho cháu biết vội.
-
Sao?
-
Cúc
sẽ biết. Mà Cúc biết thì thằng đó cũng sẽ biết. Em không muốn nhìn mặt nó. Em sợ
mình sẽ làm một điều gì đó…
-
Chú
nhất định phải gặp Mai Vàng.
-
Vâng,
nhưng…
-
Chú
nên gửi cháu vào trường miền Nam.
-
Vâng,
để em nghĩ.
-
Con
bé sẽ là niềm an ủi với chú.
-
Vâng…
Những tiếng đáp của anh líu ríu.
-
Tôi
thật có lỗi, tôi đã cho chú biết mọi chuyện sớm quá, lẽ ra lúc này chú phải được
tĩnh dưỡng để phục hồi sức khỏe.
-
Không,
em rất biết ơn anh.
-
Đừng
nên nghĩ ngợi nhiều quá, chú ạ.
-
Vâng.
-
Tôi,
tôi phải về, tôi sẽ xuống thăm chú.
-
Vâng.
Anh đứng dậy, chới với nhìn theo
anh Ba. Lòng anh là con suối cạn khô, trơ ra mỏm đá trắng và những viên sỏi đủ
mầu. Không có nước, còn đâu là suối nữa. Anh khô kiệt. Khi về tới hành lang của
khoa, anh loạng choạng suýt ngã. Cô y tá kịp nhận ra sự loạng choạng của anh,
dìu anh về tận giường. Anh nằm vật xuống thở dốc.
Linh
hồn để anh nằm đó, bao nhiêu năm tháng cuộc đời có khi nào linh hồn rảnh rỗi để
lang thang. Anh và Cúc không có thời gian để sống cho nhau. Nào công việc, nào
học hành, nào lo sắm quần áo cho đứa bé sắp chào đời. Thỉnh thoảng, Cúc mới chịu
chiều anh đi coi phim, phim phải thật hay Cúc mới chịu, Cúc sợ mất thời giờ, mà
rạp Mê Linh chỉ cách tổ uyên ương chỉ chừng ba, bốn trăm thước.
Cúc thích nhất phim gì nhỉ? Có lẽ
Chung một dòng sông (Phim truyện đầu
tiên của Điện ảnh Cách mạng Việt Nam, do hãng phim truyện Việt Nam sản xuất năm
1959, đạo diễn Nguyễn Hồng Nghi và Phạm Hiếu Dân. – NBT). Một người bờ Bắc, một
kẻ bờ Nam, cắt chia nhau một dòng sông Bến Hải. Cúc đã khóc suốt buổi xem phim.
Cúc liên tưởng đến sự xa cách của chính mình. Anh thương Cúc, anh vỗ về Cúc,
anh hứa với Cúc sẽ chẳng bao giờ có sự cách xa đó giữa hai người. Anh sẽ ở mãi
bên Cúc như chim liền cánh, như cây liền cành. Đêm ấy Cúc đã ngủ ngon trong
vòng tay bao bọc của anh.
Linh hồn lang thang trước cửa rạp
Mê Linh, chợt bắt gặp linh hồn Cúc cũng lượn lờ quanh đó.
-
Em
cũng đi lang thang?
-
Vâng.
-
Vì
nhớ hay vì buồn?
-
Em
chẳng có nỗi nhớ, cũng chẳng có sự buồn.
-
Sao
vậy?
-
Trái
tim em đã hóa đá rồi.
-
Cay
đắng đến thế sao?
-
Vâng.
-
Ai
làm em cay đắng thế?
-
Anh.
-
Anh?
-
Còn
ai khác nữa. Khi lấy em, anh đã thề sẽ sống bên em suốt đời, chồng ở đâu vợ ở
đó. Anh còn nhớ buổi tối chúng mình xem phim Chung một dòng sông? Em đã khóc và anh lại một lần nữa thề là không
bao giờ xa em.
-
Nhưng
đất nước có chiến tranh.
-
Đất
nước là của nọi người, không phải của riêng anh, còn em, em là của anh. Vậy mà
anh đã chọn cái của mọi người bỏ cái của riêng mình.
-
Em
nghĩ là anh đã bỏ em?
-
Vâng.
Người ta bảo rằng anh đã xung phong, anh đã tình nguyện, anh đã viết những lá
đơn bằng máu. Có đúngnhư vậy không?
-
Đúng.
-
Và
chính anh cũng muốn có cái cớ thích đáng để ruồng rẫy mẹ con em.
-
Em
nói sao?
-
Chẳng
lẽ không đúng như thế. Anh đã có vợ trong Nam và anh muốn về với vợ.
-
Ai
nói với em như vậy?
-
Chẳng
ai nói cả, em biết. Bởi nếu thực sự yêu em, anh sẽ chẳng bỏ mẹ con em.
Cúc không nói hết câu, vụt bay mất.
Anh bay đuổi theo. Cúc bay nhanh
quá, anh đuổi không kịp, có lẽ vì cơn sốt rét hôm qua đã tiêu hao quá nhiều sức
lực.
Cúc bay vào nhà đóng sập cửa lại.
Anh đứng vẩn vơ nơi gốc dừa. Cúc đangngủ trên giường, chợt giật mình. Anh hiểu
là linh hồn Cúc đã nhập vào thể xác, có muốn nói chuyện thêm với Cúc cũng không
được.
Cúc gầy quá, nước da xám ngoét,
đôi mắt đục dại, hai cánh tay khẳng khiu. Trời ơi, có phải Cúc của anh hôm nào?
Không phải Cúc. Cúc của anh mập mạp, trắng nõn, hai lúm đồng tiền thật sâu.
Cúc đi lại phía bàn Mai Duyên đang
ngồi học, ngồi đối diện với con gái.
-
Bác
ấy có nói với con là nhất định bác ấy trở lại không?
-
Bác
ấy hứa chắc với con như vậy mà.
-
Tại
sao bác ấy không trở lại?
-
Có
lẽ bác ấy ốm. Mẹ biết không, bác ấy gầy lắm, xanh lắm. Hình như bác ấy mới ốm dậy.
-
Mẹ
đã dặn con bao nhiêu lần rồi, ai tới hỏi thăm bố mẹ, con cũng phải hỏi tên.
-
Con
hỏi, nhưng bác ấy không nói.
-
Bác
ấy đã tới nhà ta lần nào chưa?
-
Chưa.
-
Chắc
không?
-
Con
cam đoan với mẹ.
-
Bác
ấy nói bác ấy là bạn của bố mẹ?
-
Không.
Bác ấy chỉ nói là bạn của mẹ và hỏi thăm chị Mai Vàng.
-
Không
hỏi con?
-
Không.
Con tự giới thiệu với bác ấy con là em chị Mai Vàng.
-
Bác
ấy còn hỏi gì nữa?
-
Bác
ấy hỏi mẹ có khỏe không, chị Mai Vàng học có giỏi không.
-
Con
trả lời thế nào?
-
Con
nói mẹ gầy lắm, còn chị Mai Vàng học dốt.
-
Bác
ấy nói sao?
-
Bác
ấy chẳng nói sao, con chỉ thấy bác ấy nhìn vào nhà mình rồi bác ấy khóc.
-
Bác
ấy khóc?
-
Rơm
rớm thôi ạ.
-
Có
lẽ…
-
Mẹ
nói có lẽ là sao?
-
Không.
-
Thế
mẹ không đoán được bác ấy là ai à?
-
Mẹ
không đoán được. Con đã nói chuyện này với chị Mai Vàng chưa?
-
Con
thèm vào nói.
-
Sao?
-
Con
nói để chị ấy lại làm bộ quan trọng, ra điều chị ấy có người hỏi thăm.
-
Như
vậy là con không tốt.
-
Chị
ấy cũng có tốt với con đâu.
-
Ai
bảo con thế?
-
Bố.
Bố bảo nuôi chị ấy chỉ tốn cơm, vài năm nữa chị ấy lớn lên sẽ cuốn gói về nhà chồng.
-
Mẹ
không muốn con đối xử với chị như thế đâu.
-
Ôi
dào, mẹ xót chị ấy vì chị ấy là con riêng của mẹ.
-
Trời
ơi, ai nói với mày như vậy, hở Duyên?
-
Bố
mẹ rủa xả nhau bao nhiêu lần, ai người ta chả biết.
Con bé nói xong, đứng dậy, đi vào
nhà trong. Cúc nghẹn ngào trong lòng, muốn khóc mà không thể, hai tay bưng lấy
mặt.
Cúc hoang mang rối loạn, không
làm chủ được thân xác. Linh hồn bỏ cô một mình, chạy ra ngoài. Có lẽ linh hồn
muốn bay đi cầu cứu một siêu nhân hay một đấng vô hình nào đó. Nhưng vừa ra tới
cửa, linh hồn anh đã chặn linh hồn Cúc đứng lại.
-
Anh
nói đi, có phải anh đã hỏi thăm mẹ con em.
-
Vâng,
đúng tôi, tôi đã bước từ trên bàn thờ của cô xuống đấy.
-
Anh
thật là kẻ nhẫn tâm.
-
Sao
vậy?
-
Tất
cả những khốn khổ, khốn nạn mà em phải gánh chịu ngày hôm nay đều do anh gây
nên cả.
-
Thật
ư?
-
Lúc
nào anh cũng nói anh yêu em.
-
Nếu
bây giờ cần nói lại câu đó, thì tôi vẫn nói là tôi yêu em, yêu em cho tới khi
tôi không sống trên mặt đất này nữa. Ba má anh đã sinh ra anh, còn em, em đã
đem lại hạnh phúc cho anh. Chẳng phải anh đã ngất đi trong tay em buổi trưa hôm
ấy, và nếu không có em lay gọi thì anh đã đi vào hư vô rồi sao. Suốt đời em ạ,
suốt đời… Dù tình yêu của chúng mình có dìm xuống nước, có thiêu trong lửa, có
bị ngàn vạn kẻ thù ám hại thì nó vẫn cứ là tình yêu.
-
Anh
nói dối.
-
Điểm
nào?
-
Nếu
anh bảo anh yêu em, thì sao lại để em sống một mình cô đơn…
-
Tại
sao lại trách cứ anh vô lý thế?
-
Không,
nhưng em cần tình yêu. Anh bảo anh đi chỉ vài năm, thế mà anh đã đi mãi.
-
Chẳng
phải, nếu hai năm anh trở về thì mọi sự đã an bài rồi sao?
-
Cũng
tại anh. Anh đã đưa người đàn ông ấy tới, anh đã phó thác vợ con anh cho người ấy.
Em thân đàn bà làm sao chống đỡ được cạm bẫy đàn ông.
-
Em
sống hạnh phúc chứ?
-
Trời
ơi, sao anh lại nhẫn tâm hỏi em câu hỏi ấy. Em đang tan nát cả cõi lòng… Đừng
làm khổ em nữa…
Linh hồn Cúc tìm về thân xác.
Anh thấy Cúc đứng dậy, loạng choạng,
mặt đầm đìa nước mắt.
Hôm ấy, anh Phan rủ anh đi uống
bia ở Hội trường Bộ Công nghiệp nặng, đường Hai Bà Trưng, tối mười giờ thì phải.
Anh vừa lấy nhuận bút bài viết gì đó. Tửu lượng anh quá tồi, vậy mà hôm đó cao
hứng anh uống liền một vại. Ép phê. Mặt đỏ như mặt trời, ruột gan nhộn nhạo, chếnh
choáng. Anh tự biết sức mình, cáo lỗi anh Phan, về nhà ngay.
Hôm đó chẳng biết vì sao em cũng
về nhà sớm hơn thường lệ. Em đang làm bếp. Chao ơi gương mặt con gái Bắc, mùa
đông, da trắng lại hồng rực lên. Em chạy lại bên anh, ngồi xuống cùng lời trách
thật yêu.
-
Say
rồi phải không chàng?
-
Say
đâu mà say, say em thì có.
-
Mặt
như gà chọi.
-
Em
cũng vậy, em đẹp quá…
Cái giống bén rượu mới lạ làm
sao, nó làm cho con đực ngầy nguội, hai mắt cứ như cười. Anh đưa hai tay choàng
em kéo xuống.
-
Em
đang làm cơm.
-
Cơm
cháo cái gì, anh…
-
Không
được đâu.
-
Không
được cũng phải được.
Anh hôn nghiến, chi chít lên cái
cổ trắng ngần của em. Anh cởi như xé quần áo em và loạng quạng cởi quần áo của
mình. Em hiện toàn phần tiên nữ. Anhc hỉ cảm giác được có thế, rồi anh xỉu đi.
Anh đã chết ba mươi giây, chết với đúngnghĩa của nó. Em hốt hoảng lay gọi anh.
Chừng khi anh nghe được tiếng em gọi, mở mắt ra nhìn em, thì đã thấy gương mặt
em tái mét, nước mắt đầm đìa, hai vú thõng xuống người anh. Có phải anh đã uống
sữa từ hai bầu vú đó mà sống lại?
Nếu không có Cúc, cậu đã chết.
Người bạn bác sĩ đã nói với anh như thế. Cậu bị say rượu và trúng gió.
Từ bữa đó, anh càng hiểu, càng
tin rằng, anh sinh ra ở cõi đời để yêu em, để trả nợ từ kiếp trước, nợ yêu em.
*
Bác sĩ đặt chiếc ống nghe lên bộ
ngực khô lép của anh. Tiếng thở của anh nằng nặng, không đều. Cặp mắt lờ đờ của
anh nhìn bác sĩ không chớp. Anh chờ nghe một phán quyết thật hệ trọng mà vầng
trán của vị bác sĩ đã tố cáo với anh. Nhưng bác sĩ vẫn như mọi lần, sau khi
khám cho anh, đều nói với anh bằng cái giọng ngọt ngào.
-
Tình
hình sức khỏe của đồng chí đang tiến triển tốt.
-
Tôi
không thích nghe những lời an ủi, tôi không phải là trẻ con.
Bác sĩ cười:
-
Tôi
không nói dối đồng chí, rõ ràng là sức khỏe đang tiến triển tốt. Đồng chí bị những
cơn sốt rét tái phát vivax, đang trở thành sốt rát cách nhật lành tính. Đồng
chí chỉ phải chịu đựng mười cơn là mọi sự yên ổn cả. Chúng tôi đang cố gắng trị
dứt hẳn, không cho bệnh có khả năng tái phát. Đấy là tất cả những gì tôi cần
nói với đồng chí.
-
Nhưng
trái tim tôi đang vỡ ra, đồng chí hiểu chưa?
-
Tôi
chưa phát hiện thấy triệu chứng bệnh lý đó.
-
Tôi
hiểu.
Anh giận dữ vô cớ, xoay mặt vào
tường. Vị bác sĩ này có lỗi gì để anh phải cư xử trẻ con như thế? Anh đưa tay đặt
lên ngực, như sợ chính trái tim mình vỡ thật.
Yblem
đã mấy lần thấy anh đưa tay lên ngực, mà cảm nhận trái tim mình đau nhói. Yblem
hiểu rằng, anh đang thương nhớ amí Vàng nhiều lắm.
Lựa một đêm trăng sáng nhất tuần
trăng. Yblem rủ anh đi săn hoẵng. Giống hoẵng ở đây thật lạ, chúng thường chọn
những đêm trăng sáng để rủ nhau ra suối uống trăng. Chúng thường đi từng đôi,
nên thợ săn thường bắn nỏ được cả cặp. Anh đi cùng Yblem với nỗi lòng hoan hỉ.
Rừng đêm lộp khộp cành khô rơi.
Gió đuổi nhau trên lá rào rào. Một vài chú chim rừng bị gió làm mất ngủ, thỉnh
thoảng lại rít lên một tiếng hậm hực. Nhưng mặc kệ, gió vẫn nô đùa.
Trăng soi qua màn rừng, sáng rõ
những con đường mòn. Con suối đẫm trăng, phơi mình mềm mại như một giải lụa
vàng.
Yblem và anhn úp mình trong lùm
cây bên bờ suối.
-
Một
lúc nữa hoẵng mới ra.
-
Sao
Yblem biết?
-
Biết
chớ. Nó ra khuya, vì sợ thợ săn.
Yblem ngồi sát lại gần anh, có lẽ
Yblem sợ tiếng trò chuyện của hai người vọng động đi xa làm khiếp sợ những con
mồi.
-
Đàn
ông người Kinh thương vợ lắm phải không?
Anh hoàn toàn bất ngờ vì câu hỏi
của Yblem.
-
Cũng
như người Êđê thôi à.
-
Mày
thương Amí Vàng hơn tao thương Hơli.
Anh cười thầm. Đã thực lòng
thương yêu thì làm gì có sự hơn kém. Hơben kể lại với anh rằng: Yblem thương
Hơli như chim phụng, chim hoàng, như hai con hoẵng giữa mùa trăng. Yblem lên
nương, Hơli khoác gùi đi theo. Yblem trỉa cái lỗ, Hơli gieo bắp. Chúng nó hát
cho nhau nghe vui lắm. Giọng Hơli ngọt ngào không con chim rừng nào hát bằng nó
đâu. Mẹ chết ta làm hòm bằng gỗ sung. Cha chết, ta làm hòm máng lợn. Chết người
nô lệ gái trai bứt lá môn rừng. Hai ta chết nằm chung một cỗ hòm son. Em hóa
thành thần chớp trắng. Anh hóa thành thần sét vang trời. Khi Hơli xuống suối tắm,
Yblem đi theo. Nó không muốn con chim, con thú nào trông thấy vợ nó tắm. Trước
đây, Yblem hay đi săn đêm, nhưng từ khi lấy Hơli nó ít đi săn lắm. Nó bảo vợ nó
sợ con ma rừng. Hơli ốm, Yblem trèo lên tận đỉnhnúi hái thuốc. Cả buôn Mùng
này, ai cũng ước được như Hơli, Yblem tốt với Hơli quá.
Khi Hơben kể tới đoạn này, anh đã
buột miệng hỏi Hơben:
-
Bây
giờ Hơli chết rồi, Yblem thương Hơben, tại sao Hơben không thương?
Hơben lắc đầu:
-
Hơben
có mái tóc giống Hơli, nên Yblem chỉ thương Hơben sau lưng thôi.
Anh muốn hỏi vặn Hơben điều đó,
nhưng Hơben không trả lời. Có lẽ Hơben cho rằng Yblem đã quá yêu thương Hơli
thì không thể thương Hơben nhiều thế nữa.
-
Phong
tục người Kinh có cho đàn ông lấy hai vợ không?
-
Trước
đây thì có, nhưng bây giờ thì không. Avốc Hồ bảo đàn ông đàn bà chỉ nên một vợ
một chồng.
-
Nếu
vợ chết như tao?
-
Được
lấy vợ khác.
-
Chắc
Amí Vàng đẹp lắm?
-
Cũng
đẹp như Hơli của Yblem.
-
Mày
có nhớ Amí Vàng không?
-
Nhớ
lắm chứ.
-
Tao
không tin. Tao đã nhớ Hơli thì dù tao có ở trên đỉnh núi, tao cũng về ngay với
nó. Có lần tao đi xa nó hai ngày, Giàng ơi, nhớ nó quá, tao bỏ về, tao nằm ôm
nó suốt một ngày, một đêm mà không thấy đói. Còn mày, mày nói mày nhớ Amí Vàng,
thỉnh thoảng mày đặt tay lên ngực, tại sao mày không ôm Hơben mà ngủ, mày làm
như thế mới đúng là mày chứ. Già làng cho phép mày, những người Êđê chúng tao
không bắt vạ mày. Tại sao mày chỉ đưa tay lên ngực?
-
Nhưng
Hơben không phải vợ tao.
-
Nó
cũng là đàn bà mà.
-
Không
được đâu, tao chỉ ôm vợ tao thôi.
-
Nếu
vậy thì đúng mày thương Amí Vàng hơn tao thương Hơli rồi. Ngày hội đâm trâu
nào, tao cũng lừa được một đứa con gái ưng mắt để ôm nó ngủ một đêm.
-
Hơli
có biết không?
-
Tao
kể cho nó nghe mà.
-
Hơli
không ghen?
-
Tao
có dẫn đứa con gái đó về ngủ cùng nhà đâu mà ghen. Hơli tốt với tao lắm. Ngoài
tao ra, nó chẳng chịu cho người đàn ông nào ôm nó đâu. Vì thế tao không lấy
thêm vợ, làm thế nó buồn. Nhưng Giàng đã bắt nó về trời. Nó vẫn hát cho tao
nghe: Hai ta chết nằm chung một cỗ hòm son. Nhưng tao không có gan để chết
chung với nó.
-
Mày
có ý định lấy vợ nữa không?
-
Có.
Tao muốn có thật nhiều con, các buôn làng Êđê chúng tao phải đông đúc, rừng núi
rộng lắm mà.
-
Mày
đã nói với Hơben mày thương nó chưa?
-
Rồi.
-
Nó
bảo sao?
-
Nó
không chịu. Nó bảo tao chỉ thương nó vì thấy mái tóc của nó giống Hơli.
-
Là
sao?
-
Nó
sợ tao không thương nó như thương Hơli.
-
Đúng
không?
-
Tao
không biết. Hơli với Hơben là hai đứa con gái đẹp nhất nuôn Mùng. Hơli có giọng
hát hay, còn Hơben có tài may vá. Hơli ít nói, còn Hơben nói cho nhiều người
nghe. Tao ưng cả hai đứa, nhưng tao đã lấy Hơli, vì thế bây giờ Hơben không chịu
làm vợ tao.
-
Nhưng
già làng đã bằng lòng cho nó lấy Yblem.
-
Đứa
con gái khác già làng ép được, nhưng nó già làng không ép, vì nó là cán bộ của
người Êđê.
Yblem ra hiệu cho anh im lặng. Mắt
Yblem chong chong nhìn về phía trước. Anh dóng tai cố nghe, mà chẳng thấy gì,
chỉ có tiếng gió rừng và tiếng cành khô gãy. Nhưng anh tin chắc là Yblem đã
nghe thấy cái gì đó, tai Yblem thính lắm.
Đột nhiên, trong lùm cây trước mặt,
bên kia bờ suối, một đôi hoẵng líu ríu đi ra. Chúng nghênh tai nghe ngóng.
Trăng óng như tơ đang chảy dài theo dòng suối lóng lánh.
Con đực bước lên phía trước mấy
bước.
Con cái nhẹ bước theo, bước ngắn
hơn, cái đuôi ve vẩy, hệt như một cô gái làm duyên.
Suối trăng mời mọc.
Con đực đi tới gần bờ suối. Nó
dong chân đứng lại chờ con cái. Con cái sáp mặt lại. Chúng cạ mõm vào nhau.
Chúng hôn nhau hay là nói với nhau điều gì đó. Chúng cứ lặng yên cho trăng
choàng áo tơ lên người. Chúng in lên thảm cỏ thành một bóng.
Anh thấy cây ná trong tay Yblem run
lên. Rõ ràng, nếu mũi tên bay đi, chắc chắn sẽ xuyên cả hai con hoẵng. Tại sao
Yblem chưa bắn?
Hai con hoẵng đi sóng hàng xuống
suối. Con đực vươn cổ uống nước. Rồi nó ngoảnh đầu lại như mời con cái. Con cái
thong thả bước thêm một bước, rồi cũng vươn cái cổ dài xuống suối.
Lúc này mà bắn là ngon nhất. Anh
nghĩ. Nhưng Yblem vẫn ngồi lặng câm, chỉ nghe hơi thở rất nhẹ và bàn tay run
run. Yblem là một thợ săn cừ khôi, chắc chắn Yblem phải biết bắn vào lúc nào.
Hai con hoẵng trở lên bãi cỏ. Con
cái khuỵu chân nằm xuống bãi cỏ, còn con đực đi vòng, chầm chậm quanh con cái.
Anh mường tượng như là chúng đangmúa hát.
Đừng bắn chúng, Yblem ơi. Anh
nghĩ thầm trong bụng. Chúng đáng yêu quá. Chúng là hai linh hồn. Biết đâu, lúc
này chúng chẳng vẽ trong đầu nhau những mơ mộng tương lai. Chúng sẽ sinh ra những
con hoẵng xinh xẻo và những con hoẵng ấy sẽ lớn lên, sẽ lại yêu nhau, lại ra suối
uống trăng như thế này.
Anh quay nhìn Yblem. Yblem vẫn im
phắc. Sợi ná đã căng. Chỉ một giây nữa thôi, mũi tên sẽ bay ra khỏi ná và hai
con hoẵng kia phải chết. Anh bỗng thấy khắp người nổi gai ốc. Người ta bảo, những
người ưa xúc động không thể đi săn được. Cũng đành, anh sẽ không bao giờ đi săn
nữa. Nhìn thấy cảnh tượng này lòng anh không đành.
-
Về
thôi, tao không muốn bắn.
Yblem buông ná xuống, đột ngột
quay sang anh, nói thầm, rồi ra hiệu cho anh nhẹ chân rời khỏi lùm cây, theo
con đường mòn về buôn.
Phía sau lưng, con suối trăng vẫn
chảy và đôi hoẵng vẫn đang múa hát bên nhau.
Đi một quãng khá xa, anh mới lên
tiếng:
-
Tại
sao mày không bắn?
-
Từ
giờ trở đi tao sẽ không đi săn nữa.
-
Sao
vậy?
-
Tao
không biết.
Yblem bước đi lầm lũi.
Anh hiểu là tâm hồn Yblem đang
xáo động.
Suốt con đường về buôn, Yblem
không nói thêm một lời. Hai ngày sau, trong lúc cùng lên nương làm rẫy, Yblem mới
kể cho anh nghe:
-
Lúc
ấy tao trông thấy Hơli… Tao vẫn thường đưa Hơli ra suối tắm. Lúc Hơli xuống suối,
tao ngồi trên bờ. Hơli vùng vẫy trong nước như một nàng tiên. Thế rồi, Hơli từ
suối bước lên, hệt như con hoẵng cái, Hơli ngồi xuống tảng đá và tao đứng bên
hong tóc cho Hơli. Khi cây ná tao giương lên, tao nghe tiếng Hơli gọi tao trong
lửa hôm chúng nó đốt nhà. Hôm đi săn, mày giận tao lắm phải không?
Anh sững người. Làm sao anh có thể
giận con người cao thượng và nhân ái như Yblem.
Anh nắm chặt bàn tay Yblem đang cầm
quốc:
-
Mày
tốt quá Yblem ạ.
Rồi anh nói cho Yblem biết là
chính lúc đó anh đã định nói Yblem đừng bắn con hai con hoẵng.
/ Mời đọc tiếp Linh Hồn Thanh Thang/ Đoạn 4/
/ Mời đọc tiếp Linh Hồn Thanh Thang/ Đoạn 4/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét