TỬ VI ỨNG DỤNG
CHƯƠNG 3
LÝ THUYẾT ĐỌC TỬ VI
1.ĐỌC ÂM DƯƠNG
Là đọc Nhật đọc Nguyệt, đọc Đất
đọc Nước, đọc Nam đọc Nữ, đọc Chẵn đọc Lẻ, đọc Buồn đọc Vui, đọc Sáng đọc Tối,
đọc Khóc đọc Cười, đọc Cao đọc Thấp, đọc Ngắn đọc Dài, đọc Tròn đọc Vuông, đọc
Trên đọc Dưới, đọc Béo đọc Gầy, đọc Vương đọc Hậu, đọc Nhanh đọc Chậm, đọc Trong
đọc Ngoài, đọc Hung đọc Ác... đọc vạn vật, muôn loài, muôn sự, đọc gì cũng thấy
âm dương, sẽ ngộ ra điều âm dương là hai mặt đối lập trong một thể thống nhất.
Người xưa nhìn sóng mà luận âm
dương, sóng trào lên, cương cường, phóng thẳng vẽ ra một vạch thẳng, gọi là
Dương, sóng bổ xuống, đứt khúc, nhu mềm, lắng xuống, vẽ ra một vách đứt gọi là
Âm. Trong Tử Vi, hành, cung và sao đều theo luật âm dương mà bố trí. Trong bố
trí ấy, Nhân ở giữa, có bổn phận chế giải cho âm dương cân bằng, thành thế
Thiên - Nhân - Địa.
Nhân phải thấu hiểu cái lẽ, từ
Phụ và Mẫu hoan phối với nhau sinh ra Tử. Tử dù trai hay gái cũng mang cái gốc
của Âm Dương Phụ Mẫu. Nên mới bảo độc dương (hay độc âm) bất thành nhân loại.
Âm dương là gốc của nhau, cái này hút cái kia để sinh, để dưỡng, để ngăn, để
phá, để luân hồi tồn tại.
Lại phải thấu cái lẽ Mặt Trời về
chiều và Mặt Trăng về sáng. Mặt Trời về chiều thì Mặt Trăng bắt đầu sáng. Mặt
Trăng về sáng là lúc Mặt Trời lên. Ở Người là cái lẽ sinh ra, lớn lên, rồi già,
rồi chết, rồi lại sinh ra, lại lớn lên. Kinh dịch luận rằng đó là cái lẽ Âm
Dương tiêu, trưởng, cường, nhược. Đây là một qui luật tự nhiên.
Thay đổi qui luật tự nhiên là
điều không thể. Nhưng nương theo qui luật để tránh hung, tạo cát là có thể, văn
vẻ bảo rằng đó là Tu Thân. Có thể hiểu tu thân theo cách diễn giải : Chớ thấy
vận đời đang là đêm mà quá u buồn, bởi đêm đang đi về sáng. Chớ thấy vận đời
đang giữa trưa mà vội mừng, bởi ngày đang sầm sập về chiều. Nhân định ở chỗ,
đang đêm thì phải rất nhanh ra sáng và đang trưa phải chầm chậm về chiều. Nhanh
và chậm chính là đức tu thân.
Đối lập nhưng là nguồn gốc của
nhau, Tiêu Trưởng nhưng có năng lực Chuyển Hóa, đó là hai phẩm chất căn bản của
Âm Dương, cũng là hai luận cứ dự đoán trên mọi phương diện Tử Vi.
2. ĐỌC NGŨ HÀNH
Đọc Đạo là đọc Nhất, đọc một chân
lý, một quy luật. Âm Dương là đọc Lưỡng Nghi, đọc đàn ông, đàn bà. Đọc Thiên
Nhân Địa là đọc Tam Cương, đọc Phước Lộc Thọ. Tiếp sau Tam Cương là Tứ Tượng
(Tiền Tước, Hậu Vũ, Tả Long, Hữu Hổ), Tứ Linh (Long, Phượng, Hổ, Cái), Tứ Văn
(Hỏa, Linh, Kình, Tấu), Tứ Phương (Đông, Tây, Nam, Bắc). Thêm Phương trung tâm,
Đông Tây Nam Bắc, là Ngũ.
Đọc Ngũ trong Kinh Dịch là đọc
Ngũ Hành. Phương Đông thuộc Mộc, phương Nam thuộc Hỏa, phương Tây thuộc Kim,
phương Bắc thuộc Thủy, phương Trung Tâm thuộc Thổ. Triết Học Phương Đông cho
rằng ngũ hành là vật chất cơ bản nhất để tạo nên vũ trụ. Tử Vi thiết lập lá số
trên lý thuyết sinh khắc của năm hành này, Nhân giải mã dự đoán.
ĐẶC TÍNH NGŨ HÀNH
Mộc gọi là Nhân. Chủ về sinh nở,
nuôi dưỡng và tự trọng. Hình dài thẳng. Mầu xanh lá cây. Ấm. Nắm lệnh các tháng
Giêng, Hai và 12 ngày đầu tháng Ba. Can là Giáp Ất. Chi là Dần Mão. Là phương
chính Đông. Là con trai trưởng. Là cung Gia Đình. Là cửa Chấn. Là số 4 Tiên
Thiên, là số 3 Hậu Thiên. Gốc Mộc số 3, số 8.
Hỏa gọi là Lễ. Chủ về thành tích.
Hình nhọn hướng lên. Mầu sắc đỏ tía. Nóng. Nắm lệnh tháng Tư, Năm và 12 ngày
đầu tháng Sáu. Can là Bính Đinh. Chi là Tỵ, Ngọ. Là phương chính Nam. Là con
gái thứ. Là cung Danh tiếng. Là cửa Ly. Là số 3 Tiên Thiên, là số 9 Hậu Thiên.
Gốc Hỏa là số 2, số 7.
Thổ gọi là Tín. Chủ sinh tồn,
sinh lý. Hình vuông, thấp. Mầu vàng thổ. Nắm lệnh 18 ngày cuối các tháng Ba,
Sáu, Chín, Mười Hai. Can là Mậu, Kỷ. Chi là Thìn, Tuất, Sửu, Mùi. Là phương
trung tâm. Ra Hậu Thiên số 2 là Mẹ, số 8 là con trai út. Là cửa Sinh, cửa Tử.
Là cung Hôn Nhân, cung Trí thức. Là thạp gạo. Là số 2, số 5, số 8 Bát Quái. Gốc
thổ là số 5, số 10.
Kim gọi là Nghĩa. Chủ về an toàn.
Hình tròn. Mát. Mầu xám trắng. Nắm lệnh tháng Bảy, tháng Tám và 12 ngày đầu tháng
Chín. Can là Canh, Tân. Chi là Thân, Dậu. Là phương chính Tây. Là con gái út.
Là cung Tử Tức. Là cửa Đoài. Tiên Thiên là số 2, Hậu Thiên là số 7. Gốc Kim là
số 4, số 9.
Thủy gọi là Trí. Chủ về giao
tiếp. Hình sóng, hướng xuống. Mầu xanh đen. Hàn lạnh. Nắm lệnh tháng Mười,
tháng Mười Một và 12 ngày đầu tháng 12. Can là Nhâm, Quí. Chi là Hợi, Tý. Là
phương chính Bắc. Là con trai thứ. Là cung Sự Nghiệp. Là cửa Khảm. Tiên Thiên
là số 1, Hậu Thiên là số 6. Gốc Thủy là số 1, số 6.
NGŨ HÀNH SINH KHẮC
Ngũ Hành tương sinh: Mộc sinh
Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc.
Ngũ Hành tương khắc: Mộc khắc
Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc.
Tương Sinh có sinh nhập và sinh
xuất. Mộc sinh Hỏa thì Mộc là sinh xuất và Hỏa là sinh nhập. Sinh xuất mang ý
nghĩa vất vả, vị tha. Sinh nhập mang ý nghĩa thụ hưởng, vị kỷ. Tương Khắc có
Khắc xuất, Khắc nhập. Mộc khắc Thổ thì Mộc là khắc xuất và Thổ là khắc nhập.
Khắc xuất mang ý nghĩa chế ngự, tu thân. Khắc nhập mang ý nghĩa xấu hãm lẩn
tránh. Dù sinh hay khắc, đều nên chế giải bình hòa.
NGŨ HÀNH PHẢN NGƯỢC
Tương Sinh là tốt, nhưng tương
sinh dư, thừa không còn là tương sinh nữa, mà thành tương diệt. Thủy sinh Mộc,
nhưng nếu Thủy nhiều thì Mộc bị trôi dạt. Mộc sinh Hỏa, Mộc nhiều thì Hỏa tối.
Hỏa sinh Thổ, Hỏa nhiều thì Thổ bị đốt cháy. Thổ sinh Kim, Thổ nhiều thì bị Kim
vùi lấp. Kim sinh Thủy, Thủy nhiều Kim bị chìm.
Tương Khắc theo chiều thuận vượng
khắc suy, cường khắc nhược, tuy nhiên có khi khắc ngược, suy khắc vượng, nhược
khắc cường. Mộc khắc Thổ,nhưng Thổ vượng thì Mộc suy. Thổ khắc
Thủy, nhưng Thủy cường thì đê vỡ. Thủy khắc Hỏa, nhưng Hỏa vượng thì Thủy bốc hơi Hỏa khắc Kim, nhưng Kim mạnh thì Hỏa tắt. Kim khắc Mộc, nhưng Mộc vượng thì Kim gãy.
Thủy, nhưng Thủy cường thì đê vỡ. Thủy khắc Hỏa, nhưng Hỏa vượng thì Thủy bốc hơi Hỏa khắc Kim, nhưng Kim mạnh thì Hỏa tắt. Kim khắc Mộc, nhưng Mộc vượng thì Kim gãy.
3. ĐỌC THẬP CAN
A.Số hóa
Giáp
|
Ất
|
Bính
|
Đinh
|
Mậu
|
Kỷ
|
Canh
|
Tân
|
Nhâm
|
Quý
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
0
|
1
|
2
|
3
|
+
|
-
|
+
|
-
|
+
|
-
|
+
|
-
|
+
|
-
|
1944 (Giáp Thân), 1954 (Giáp
Ngọ), 1964 (Giáp Thìn), 1974 (Giáp Dần), 1984 (Giáp Tý), 1994 (Giáp Tuất).
1945 (Ất Dậu), 1946 (Bính Tuất),
1947 (Đinh Hợi), 1948 (Mậu Tý), 1949 (Kỷ Sửu), 1950 (Canh Dần), 1951 (Tân
Mão),1952 (Nhâm Thìn), 1953 (Quí Tỵ). Chữ số cuối của năm sinh là số đọc hàng
Can.
B. Ngũ Hành Thập Can
Mộc
|
Hỏa
|
Thổ
|
Kim
|
Thủy
|
Giáp/ Ất
|
Bính/Đinh
|
Mậu/Kỷ
|
Canh/Tân
|
Nhâm/Quý
|
Thập Can được sắp xếp theo thế tương sinh (Phụ Mẫu sinh Tử Tôn): Giáp/Ất Mộc sinh Bính/ Đinh Hoả, Bính/Đinh Hoả sinh Mậu/Kỷ Thổ, Mậu/Kỷ Thổ sinh Canh/Tân Kim, Canh/Tân Kim sinh Nhâm/Quí Thủy.
Giáp Ất, Bính Đinh, Mậu Kỷ, Canh Tân, Nhâm Quí, từng cặp giao hòa với nhau về hành là bình hòa, nhưng bảo là dư Mộc (Giáp,Ất), dư Hỏa (Bính,Đinh), dư Thổ (Mậu,Kỷ), dư Kim (Canh,Tân), dư Thủy (Nhâm, Quí), và bình hòa này không sinh.
Can khắc nhau về hành, nhưng phải thuận âm dương để hôn phối, để sinh dưỡng thuận tự nhiên, là Hợp. Giáp hợp Kỷ (Mộc dương khắc Thổ âm), Ất hợp Canh (Kim dương khắc Mộc âm), Bính hợp Tân (Hoả dương khắc Kim âm), Đinh hợp Nhâm (Thủy dương khắc Hoả âm), Mậu hợp Quí (Thổ dương khắc Thủy âm).
Can khắc nhau về hành, nhưng
không thuận lẽ âm dương, là Phá. Giáp phá Mậu (dương Mộc, dương Thổ), Ất phá Kỷ
(âm Mộc, âm Thổ), Bính phá Canh (dương Hoả, dương Kim), Đinh phá Tân (âm Hoả,
âm Kim), Mậu phá Nhâm (dương Thổ, dương Thủy), Kỷ phá Quí (âm Thổ, âm Thủy),
Canh phá Giáp (dương Kim, dương Mộc), Tân phá Ất (âm Kim, âm Mộc), Nhâm phá
Bính (dương Thủy, dương Hỏa), Quí phá Đinh (âm Thủy, âm Hỏa). Hợp và Phá này
luận theo Âm Dương.
4. ĐỌC THẬP NHỊ CHI
A. Số hóa
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
10
|
11
|
12
|
+
|
-
|
+
|
-
|
+
|
-
|
+
|
-
|
+
|
-
|
+
|
-
|
Tí
|
Sửu
|
Dần
|
Mão
|
Thìn
|
Tỵ
|
Ngọ
|
Mùi
|
Thân
|
Dậu
|
Tuất
|
Hợi
|
Số lẻ là dương, số chẵn là âm. Thập Can bảng trên, phối với Thập nhị Chi, thành năm, thành tuổi, nhất thiết phải phối dương Can với dương Chi, âm Can với âm Chi. Ví dụ: Giáp (+) phải phối với các Chi (+) Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất. Tân (-) phải phối với các Chi (-) Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Dậu, Hợi. Đây cũng là bảng tính giờ theo số, khởi tứ Tý, gọi là giờ 1, giờ 2, giờ 3...Đây cũng là bảng xem Tháng, theo số, tháng Giêng được khởi từ Dần, tháng Hai là Mão, tháng Ba là Thìn, tháng Tư là Tỵ, tháng Năm là Ngọ, tháng Sáu là Mùi, tháng Bảy là Thân, tháng Tám là Dậu, tháng Chín là Tuất, tháng Mười là Hợi, tháng Mười Một là Tý, tháng Mười Hai là Sửu.
Đây cũng là căn cứ tính mùa trong năm. Mùa Xuân: Tháng Giêng, tháng Hai và 12 ngày đầu tháng Ba. Mùa Hạ: Tháng Tư, tháng Năm và 12 ngày đầu tháng Sáu. Mùa Thu: Tháng Bảy, tháng Tám và 12 ngày đầu tháng Chín. Mùa Đông: Tháng Mười, tháng Mười Một và 12 ngày đầu tháng Mười Hai. Mùa Tứ Quí (Thời chuyển mùa hay mùa Thổ): 18 ngày cuối các tháng Ba, Sáu, Chín, Mười Hai. Như vậy mỗi mùa gồm 72 ngày (không tính chẵn 90 ngày như thông dụng).
B. Ngũ Hành Thập Nhị Chi
Đọc Thập Nhị Chi, cần thấu hiểu ý
nghĩa đã được đúc kết, ngắn gọn, nhưng hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu xa, có thể
vận dụng vào luận giải và dự đoán: Chi thuộc Thổ chủ về Sinh Tồn, Sinh Lý. Chi
thuộc Kim chủ về An Toàn. Chi thuộc Thủy chủ về Giao Tiếp. Chi thuộc Mộc chủ về
Sinh, Dưỡng và Tự Trọng. Chi thuộc Hỏa chủ về Thành Tích.
Sống và duy trì nòi giống là hai
sứ mệnh đầu tiên. Khi việc sống và truyền giống đã ổn định, cần bảo vệ những
thành quả ấy, bảo vệ một cách an toàn. Khi đời sống được coi là an toàn đòi hỏi
nhu cầu giao tiếp. Giao tiếp cộng đồng là động lực để phát triển, để khẳng
định. Giao tiếp cũng là để Sinh, Dưỡng, Tự Trọng. Và sau cùng là vươn lên thành
tích để lập nghiệp, tạo danh, để tiếp tục luân hồi.
#. Thập Nhị Chi chia Tứ thành ba nhóm:
1. Nhóm Tứ Sinh: Dần, Thân, Tỵ, Hợi do sao Tràng Sinh cai
quản. Dần vị trí 45* làm căn cứ, phương vị Sửu, Cấn, Dần (Chi và quái Thổ và
Mộc), hướng Đông Bắc (vừa Đông, vừa Bắc), quẻ Cấn, cửa Sinh. Thân, vị trí 255*
làm căn cứ, phương vị Mùi, Khôn, Thân (Chi và quái Thổ, Kim), hướng Tây Nam
(vừa Tây, vừa Nam), quẻ Khôn, cửa Tử. Tỵ, vị trí 135* làm căn cứ, phương vị
Thìn, Tốn, Tỵ (Chi và quái Thổ, Mộc, Hoả), hướng Đông Nam (vừa Đông, vừa Nam),
quẻ Tốn, cửa Đỗ. Hợi, vị trí 315* làm căn cứ, phương vị Tuất, Càn, Hợi (Chi và
quái Thổ, Kim, Thuỷ), hướng Tây Bắc (vừa Tây vừa Bắc), quẻ Càn, cửa Khai. Nhấn
mạnh: Đọc hướng thấy lộ sinh.
2. Nhóm Tứ Tuyệt: Tý, Ngọ, Mão, Dậu do sao Đế Vượng cai
quản: Tý, vị trí 0 hoặc 360* làm căn cứ, phương vị Nhâm, Tý, Quý (Can và chi
thuần Thủy), hướng chính Bắc, quẻ Khảm, cửa Hưu. Ngọ, vị trí 180* làm căn cứ,
phương vị Bính, Ngọ, Đinh (Can và Chi thuần Hỏa), hướng chính Nam, quẻ Ly, cửa
Cảnh. Mão, vị trí 90* làm căn cứ, phương vị Giáp, Mão, Ất (Can và Chi thuần
Mộc), hướng chính Đông, quẻ Chấn, cửa Thương. Dậu, vị trí 270* làm căn cứ, phương
vị Canh, Dậu, Tân (Can và Chi thuần Kim), hướng chính Tây, quẻ Đoài, cửa Kinh.
3. Nhóm Tứ Thổ: Thìn, Tuất, Sửu, Mùi do sao Mộ cai quản,
nên còn gọi là Tứ Mộ. Gốc của Thổ ở trung tâm, sinh ở phương Đông Nam là Thổ
Thìn, sinh ở phương Tây Bắc là Thổ Tuất, sinh ở phương Tây Nam là Thổ Mùi, sinh
ở phương Đông Bắc là Thổ Sửu. Nhấn mạnh: Sinh ra để làm gốc hóa cho Tứ Sinh.
#. Thập Nhị
Chi chia Tam thành bốn Tam Hợp:
Thân (Kim), Tý (Thủy), Thìn (Thổ)
là tam hợp thuộc Thủy. Tỵ (Hoả), Dậu (Kim), Sửu (Thổ) là tam hợp thuộc Kim. Dần
(Mộc), Ngọ (Hoả), Tuất (Thổ) là tam hợp thuộc Hỏa. Hợi (Thủy), Mão (Mộc), Mùi
(Thổ) là tam hợp thuộc Mộc. Như vậy khi xem tứ thổ phải hiểu thổ Thìn là thổ
đới thủy, thổ Sửu là thổ đới Kim, thổ Tuất là thổ đới hỏa và thổ Mùi là thổ đới
mộc.
Bốn Tam Hợp này ứng với bốn Tam
Tai. Thân Tý Thìn chịu Tam Tai: Dần, Mão, Thìn. Dần Ngọ Tuất chịu Tam Tai:
Thân, Dậu, Tuất. Tỵ Dậu, Sửu chịu Tam Tai: Hợi, Tý, Sửu. Hợi Mão Mùi chịu Tam
Tai: Tỵ, Ngọ, Mùi. Lưu ý: Ba cung Tam Tai án ngữ một hàng trước mặt ba cung Tam
Hợp.
#. Thập Nhị Chi chia thành sáu
Nhị:
+ Nhị tương Hợp Hoá: Thập Can có
hợp không có hợp hoá. Vì Thập Can chia 2 là năm hành. Thập Nhị chia 2 thành 6,
phải hoá để thành năm hành. Thổ gồm 4 chi Thìn, Tuất, Sửu, Mùi nên Chi hoá phải
còn đủ hai thổ. Tý hợp Sửu, hóa Thổ (thổ Sửu khắc chế thủy Tý). Dần hợp Hợi hoá
Mộc (Thủy Hợi sinh Mộc Dần). Mão hợp Tuất hóa Hỏa (Tuất - thổ đới hỏa - khắc
ngược Mộc Mão). Thìn hợp Dậu hóa Kim (Thìn - thổ đới Thủy - sinh Kim Dậu). Tỵ
hợp Thân hóa Thủy (Tỵ hỏa khắc chế Kim Thân). Ngọ hợp Mùi hóa Thổ (Ngọ hỏa sinh
thổ Mùi - thổ đới mộc). Nhấn mạnh: Tính hóa này rất quan trọng khi đọc Tử Vi.
+ Nhị tương xung: Vị trí đối
cung. Gặp nhau hút nhau ngay (hình gặp bóng), sống chung thành, mâu thuẫn, bất
hòa (khắc hành, tính hành), xa nhau hụt hẫng, thương nhớ (hình bóng). Đây là
quan hệ cần đức tu thân chế giải. Tý - Ngọ, Sửu - Mùi, Dần - Thân, Mão - Dậu,
Thìn - Tuất, Tỵ - Hợi. Nhấn mạnh: Xung không đơn thuần bao hàm nghĩa xấu hãm.
+ Nhị tương Hình (tương thù):
Tương xung dạng tự hòa giải, xuất hiện bè phái (nhị hợp), bè phái đó trở thành
cừu thù, gọi là tương hình. Tý - Mùi, Ngọ - Sửu, Tỵ - Dần, Thân - Hợi.
+ Nhị tương Hại: Cậy quyền thế,
sức mạnh hành, khống chế, gây hại cho hành khác. Mão - Thìn (Mộc - Thổ), Dậu -
Tuất (Kim - Thổ).
+ Nhị tương Vô Ân: Xảy ra với 4
chi Thổ: Thìn, Tuất, Sửu, Mùi, đặc biệt Tuất - Sửu, Tuất - Mùi. Cùng thổ, khi
cần sinh dưỡng nhau, xong việc đổi ân thành oán.
+ Nhị tương Vô Lễ: Duy nhất Tý -
Mão. Thuỷ sinh Mộc, tham lam sinh ra vô lễ.
5. ĐỌC CUNG
Gồm cung cố định và cung lập
thành. Cung cố định: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất,
Hợi.
Cung lập thành: Mệnh, Bào, Phối,
Tử, Tài, Giải, Di, Nô, Quan, Điền, Phúc, Phụ.
#. ĐỌC CUNG CỐ ĐỊNH
A. Đọc Tam Tài Cung: Cung
phương diện Thiên: Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân. Cung phương diện Địa: Dần, Sửu, Tý, Hợi.
Cung phương diện Nhân: Mão, Thìn, Dậu, Tuất. Nhấn mạnh: Bất cứ cung số nào, thế
tam hợp đều gồm ba cung của ba phương diện Thiên - Địa - Nhân. Ví dụ: Đọc tam
hợp Thân, Tý, Thìn phải hiểu là Thân Thiên, Tý Địa, Thìn Nhân.
B. Đọc Tứ Tượng Cung: Đọc cung
nào thì cung ấy là cung Tọa. Cung trực xung là cung Tiền Án, hai cung liền kề
hai bên là cung Tả, cung Hữu (xem Mộ và xem Thế Nhị Hợp), hai cung trong tam
hợp cung, cung Tam Hợp phía tay trái gọi là cung Thanh Long, cung Tam Hợp phía
phải gọi là cung Bạch Hổ. Cát đến từ Nhị Hợp, Hung đến từ Hình, Hại và cửa là
cung trực chiếu.
Ví dụ: Đọc cung Tý thì cung Tý
gọi là cung Tọa, cung Ngọ gọi là cung Tiền Án, cung Sửu gọi là cung Hữu, cung
Hợi gọi là cung Tả, cung Thìn gọi là cung Thanh Long, cung Thân gọi là cung
Bạch Hổ. Cát đến từ cung Sửu. Hung đến từ Mùi và cửa là cung Ngọ.
C. Quan Hệ Giữa Hành Cung Và
Hành Mệnh: Đọc cung là để nhận định mối quan hệ giữa hành cung và hành
Mệnh. Nguyên tắc hành Cung và hành Mệnh bình hòa là sinh, vượng, các trường hợp
Cung sinh Mệnh và khắc Mệnh, Mệnh sinh Cung và khắc Cung đều coi là xấu hãm,
phải chế giải vượt qua thế Bại địa, Tuyệt địa. Ví dụ: Người Mệnh Thủy, Thổ,
cung Mệnh cư tam hợp Thân, Tý, Thìn (thủy) là được bình hòa, sinh vượng. Cư
trong tam hợp Tỵ Dậu Sửu (kim) là thế Cung sinh bản Mệnh là xấu hãm.
Người Mệnh Kim, cung Mệnh cư tam
hợp Tỵ, Dậu, Sửu (kim) là được bình hòa, sinh vượng. Cư trong tam hợp Dần, Ngọ,
Tuất (hỏa) là thế cung khắc bản Mệnh là thế Bại địa, Tuyệt địa. Người Mệnh Mộc,
cung Mệnh cư Hợi, Mão, Mùi (mộc) là được bình hòa, sinh vượng. Cư trong tam hợp
Thân, Tý, Thìn (thủy) là thế Cung sinh bản Mệnh, là xấu hãm. Người Mệnh Hỏa,
cung Mệnh cư tam hợp Dần, Ngọ, Tuất (hỏa) là được bình hòa, sinh vượng. Cư
trong tam hợp Hợi, Mão, Mùi (mộc) là thế Cung sinh bản Mệnh, là thế Bại địa,
Tuyệt địa. Nhấn mạnh: Cung Mệnh sinh chính diệu tọa thủ, chính diệu tọa thủ
sinh bản Mệnh, đó là thuận lý, là thượng cách.
#. ĐỌC CUNG LẬP THÀNH
A.Nguyên Tắc Lập Thành:
Theo Tứ Trụ (Năm, Tháng, Ngày,
Giờ sinh), xác lập vị trí cung Mệnh và cung Thân. Từ vị trí cung Mệnh, lập
thành mười một cung tiếp theo, cố định, cho số Tử Vi cần đọc. Khởi nghịch theo
thứ tự: cung Huynh Đệ, cung Phối Ngẫu, cung Tử Tức, cung Tài Bạch, cung Giải
Ách, cung Thiên Di, cung Nô Bộc, cung Quan Lộc, cung Điền Trạch, cung Phúc Đức
và cung Phụ Mẫu.
Ví dụ: Cung Mệnh lập ở Tý, cung
Thân lập ở Thìn. Các cung lập thành Huynh Đệ tại Hợi, Phu Quân (hoặc Thê Thiếp)
tại Tuất, Tử Tức tại Dậu, Tài Bạch tại Thân, cung Giải Ách tại Mùi, cung Thiên
Di tại Ngọ, cung Nô Bộc tại Tỵ, cung Quan Lộc tại Thìn, cũng là cung an Thân
nên gọi là Thân cư Quan Lộc, cung Điền Trạch tại Mão, cung Phúc Đức tại Dần,
cung Phụ Mẫu tại Sửu.
B. Đọc Nhất:
Theo truyền thống, đơn cung được
cho là quan trọng theo thứ tự: Nhất Mộ (cung Phúc Đức), Nhị Trạch (cung Điền
Trạch), Tam Thân Mệnh. Thân chỉ cư tại sáu cung: Cư cùng với Mệnh gọi là Thân
Mệnh đồng cung, cư cung Phúc gọi Thân cư Phúc Đức, cư Quan gọi Thân cư Quan
Lộc, cư Tài gọi Thân cư Tài Bạch, cư Phối Ngẫu gọi Thân cư Thê (hay Thân cư
Phu), Thân cư Di gọi Thân cư Thiên Di. Phúc Đức thực ra đã bao hàm Điền Trạch,
Phụ Mẫu, Huynh Đệ và Giải Ách. Phối Ngẫu bao hàm Tử Tức, Nô Bộc. Cho nên Thân
không cư tại sáu cung Điền Trạch, Phụ Mẫu, Huynh Đệ, Tử Tức, Giải Ách, Nô Bộc.
C. Đọc Nhị:
Các Nhị hợp hóa, nhị xung, nhị
hình, hại, vô ân, vô lễ. Trong các nhị hợp này, nhị hợp Tý - Sửu và nhị hợp Ngọ
- Mùi là Nhị hợp liền kề hay còn gọi là Nhị hợp Nhật Nguyệt được coi là quan
trọng nhất. Như ví dụ trên, cung Mệnh an tại Tý, cung Sửu Phụ Mẫu là nhị hợp
liền kề hợp hóa thổ, cung Ngọ Thiên Di là Tương Xung, cung Mão Điền Trạch là
Tương hình vô lễ, cung Mùi Giải Ách là Tương hình hại. Cung Thân an ở Thìn Quan
Lộc, cung Dậu Tử Tức là nhị hợp hoá kim, cung Tuất Thê Thiếp (hoặc Phu Quân) là
Tương Xung, cung Mão Điền Trạch là Tương hại.
D. Đọc Tam:
Tam hợp thuộc cục nào và phương
tam tài của từng cung trong tam hợp ấy. Như ví dụ trên, cung Mệnh an tại Tý,
như vậy Mệnh, Quan, Tài trong tam hợp Thân, Tý, Thìn thuộc Thủy (bản chất là
Giao Tiếp). Cung Mệnh an tại Tý là phương diện Địa, cung Tài Bạch an tại Thân
là phương diện Thiên, cung Quan Lộc an tại Thìn là phương diện Nhân.
E. Đọc Tứ:
Đọc cung Tọa và các phương xung,
chiếu, ảnh hưởng hung cát. Như ví dụ trên, cung Mệnh an tại Tý, gọi là Mệnh tọa
tại Tý. Cung bên trái là Sửu Phụ Mẫu, thế Nhị hợp, quan thiết với cung Mệnh hơn
cung bên phải Hợi, Huynh Đệ. Cung Thanh Long (Quan Lộc) tại Thìn, phương diện
Nhân bảo rằng khó khăn vất vả hơn cung Bạch Hổ (Tài Bạch) tại Thân, phương diện
Thiên. Hướng họa hại đến từ Mùi Giải Ách, và hướng tránh hung đón cát đến từ
xung Ngọ, Thiên Di.
Cung Thân an tại Thìn, Quan Lộc,
phương diện Nhân, nên ba cung Tử Tức (nhị hợp Dậu), Phu Thê (xung Tuất), Điền
Trạch (hình, hại), là ba cung quan thiết với cung Thân và mọi chế giải hung cát
phụ thuộc nội lực của bản thân đương số. Nhấn mạnh: Đọc cung lập thành cần nhất
ý nghĩa thực mà cung lập thành ấy mang tên. Ví dụ: Cung Tài Bạch là vấn đề tiền
bạc, cung Tử Tức là vấn đề con cái, cung Phối là vấn đề vợ chồng. Cung Thân cư
Quan Lộc, vấn đề của Thân (lập nghiệp).
6. ĐỌC CHÍNH, TRUNG, BÀNG TINH
Âm Dương, Ngũ Hành, Can Chi và
Cung là căn cứ dự đoán mô hình, dự đoán đại cục. Sao cung cấp những dữ liệu dự
đoán phân đoạn, dự đoán tiểu tiết. Không có Sao nào là hoàn toàn tốt hoặc hoàn
toàn xấu, mà cần luận giải bản chất hung cát ấy (theo hành của sao sinh hay
khắc với hành của bản Mệnh, theo vị trí miếu địa, vượng địa, đắc địa hay hãm
địa của sao) tác động như thế nào, mức độ nào đối với bản mệnh cụ thể, vận hạn
cụ thể. Hành và Cung là căn cứ để xác lập mức độ cường nhược của sao.
Chính tinh bao gồm mười bốn sao
thuộc hai chòm sao Tử Vi và Thiên Phủ. Chòm sao Tử Vi (Vương), gồm sáu sao:
Tử Vi, Thiên Cơ, Thái Dương, Vũ Khúc, Thiên Đồng, Liêm Trinh. Chòm sao Thiên
Phủ (Hậu), gồm tám sao: Thiên Phủ, Thái Âm, Tham Lang, Cự Môn, Thiên Tướng,
Thiên Lương, Thất Sát, Phá Quân. Bất kể cung nào không có một trong mười bốn
sao này tọa thủ đều gọi là cung Vô Chính Diệu.
#. ĐỌC CHÍNH TINH:
Tử Vi, Vương, Nam Bắc Đẩu
Tinh, Dương Thổ.
Thiên Cơ, Thiện tinh, chủ
Huynh Đệ, Nam Đẩu Tinh, Âm Mộc.
Thái Dương, Nhật, Quí
tinh, chủ Quan Lộc, Nam Đẩu Tinh, Dương Hỏa.
Vũ Khúc, Tài tinh, chủ Tài
Lộc, Bắc Đẩu Tinh, Âm Kim.
Thiên Đồng, Phúc tinh, chủ
Phúc Thọ, Nam Đẩu tinh, Dương Thủy.
Liêm Trinh, Sát tinh, chủ
Hình ngục, Bắc Đẩu tinh, Âm Hỏa.
Thiên Phủ, Hậu, Quyền tinh, chủ tài lộc, uy quyền, Nam Đẩu Tinh, Âm Thổ.
Thái Âm, Nguyệt, Phú tinh,
chủ Điền Trạch, Bắc Đẩu tinh, Âm Thủy.
Tham Lang, Hung, Dâm tinh,
chủ họa phúc, uy quyền, Bắc Đẩu Tinh, Âm Thủy.
Cự Môn, Họa tinh, chủ ngôn
ngữ, thị phi, Bắc Đẩu Tinh, Âm Thủy.
Thiên Tướng, Võ tinh, chủ
Quan Lộc, Phúc thiện, Nam Đẩu tinh, Dương Thủy.
Thiên Lương, Thọ tinh, chủ
Phụ Mẫu, Phúc thọ, Nam Đẩu tinh, Dương Mộc.
Thất Sát, Quyền tinh, chủ
uy vũ, sát phạt, Nam Đẩu tinh, Dương Kim.
Phá Quân, Hung tinh, chủ
Phu Thê, hao tán, Bắc Đẩu tinh, Âm Thủy.
Mười sáu Chính Tinh trên, chia
làm hai cách cục võ và văn. Võ cách : Tử, Phủ, Vũ, Tướng, Sát, Phá, Liêm, Tham.
Văn cách: Nhật, Nguyệt, Cơ, Cự, Lương, Đồng.
#. Xếp Hạng Cát, Hung: Có
năm hạng theo thứ tự, cát hung:
1. Miếu: Căn cứ theo cung
mà xem xét vai trò miếu của sao. Ví dụ: Cung Ngọ là cung Vương, các chính tinh
cư tại cung này mặc nhiên được miếu: Tử Vi, Thất Sát, Thái Dương, Thiên Lương,
Phá Quân, Cự Môn. Cung Tuất là cung Hậu, đất miếu của Thiên Phủ, Tham Lang, Vũ
Khúc. Cung Hợi đất miếu của Thái Âm, Thiên Đồng.
2. Vượng địa: Căn cứ theo
lẽ thuận âm dương của cung và hành (Cung sinh nhập sao hoặc sao khắc xuất
cung). Ví dụ: Thái Dương cư từ Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Mùi và Thái Âm cư Thân, Dậu,
Tuất, Tý, Sửu là vượng địa. Vũ Khúc, Thất Sát (kim) cư ở Mão là vượng địa. Các
sao cai quản cung, cư đúng vị trí cung cai quản, dù hãm địa cũng được coi là
vượng địa. Ví dụ: Thái Dương cư cung Quan Lộc, dù là tại Hợi hay tại Tý cũng
được coi là vượng địa. Cũng như trường hợp Thiên Cơ cư Huynh Đệ, Thái Âm cư
Điền Trạch, Vũ Khúc cư Tài, Thiên Đồng cư Phúc.
3. Đắc Địa: Cung và hành có
thể chế giải hợp với hành của sao (sao sinh cung).Ví dụ: Liêm Trinh (hỏa) cư
Sửu, Mùi (Thổ). Thiên Đồng (thủy) cư Mão (mộc).
4. Bình Hòa: Cung và sao
bình hòa không xấu hơn cũng không tốt hơn. Vũ Khúc Thất Sát cư Dậu.
5. Hãm Địa: Cung khắc xuất
sao về hành. Ví dụ: Thiên Đồng (thủy) hãm địa tại Thìn Tuất Sửu Mùi (thổ) và
Tỵ, Ngọ (hỏa). Trường hợp Cự Môn (thủy) hãm địa tại Thìn Tuất Sửu Mùi (thổ) và
Tỵ (hỏa), nhưng tại Ngọ lại được miếu vì nhiếp chính cung Vương. Nhấn mạnh:
Hành của cung và hành của sao là căn bản để xác lập năm xếp hạng hung, cát nói
trên. Với tất cả các sao khác cũng xác lập trên căn bản này, không khi nào sai
lạc, nhầm lẫn. Thượng cách là sao cư tại cung miếu. Trung cách là hành cung
sinh nhập hành sao hoặc hành cung, hành sao, bình hoà. Hạ cách là hành cung
khắc hành sao, hoặc hành sao sinh và khắc hành cung.
#. ĐỌC CHÍNH TINH DỊCH CHUYỂN
12 CUNG
1. Tử Phủ Dần, Thân: Tử Vi (thổ),
Thiên Phủ (thổ) cư Dần (mộc) và Thân (kim) đều chịu thế khắc nhập và sinh xuất
cho cung, là xấu, nhưng uy lực Vương và Hậu, lực thổ dầy, chế ngự được cung mà
Vượng. Ý nghĩa như Vương, Hậu giao tình. Tử Phủ cư Dần, Thân cát vượng tam hợp
Dần Ngọ Tuất (Dần) và tam hợp Thân Tý Thìn (Thân).
+ Liêm Trinh (hỏa), Thiên Tướng
(thủy), cư Tý, Ngọ dù cung miếu nhưng chỉ được cát vượng, vì hành của hai sao
tọa thủ đồng cung tương khắc nhau.
+ Phá Quân cư Tý, Ngọ là miếu
vượng.
+ Vũ Khúc (kim, miếu), Tham Lang
(thủy, miếu) tại Thìn, Tuất.
+ Thất Sát cư Thân (Tử/Phủ tại
Dần) và Thất Sát cư Dần (Tử/Phủ ở Thân) đều đắc thế Triều Đẩu (kim, miếu).
Rõ ràng là khi Tử Phủ cư Dần
Thân, thì tất cả các chính tinh võ cách đều miếu vượng trên mọi phương diện
cung. Các chính tinh văn cách của hai vòng sao này được coi là hung hay cát
hoàn toàn phụ thuộc vào sự thuận lý của Nhật Nguyệt.
+ Thái Dương cư Hợi, Thái Âm cư
Mão là hãm địa, âm dương phản bối.
+ Thái Dương cư Tỵ, Thái Âm cư
Dậu là vượng địa.
+ Thiên Cơ, Thiên Lương cư Sửu
Mùi là đắc địa, đòi hỏi tu thân chế giải.
+ Cự Môn cư Hợi và Thiên Đồng cư
Mão, Dậu là thế bất đắc dĩ của tâm, bất lợi việc giao tiếp, thị phi, chỉ lợi
việc rèn đức tu thân.
Kết luận: Tử Phủ cư Thân tốt đẹp
hơn Tử Phủ cư Dần. Và thực tế, cách Tử Phủ cư Dần, Thân chỉ lợi ích cho người
Dương Nam, Âm Nữ. Với người Dương nữ, Âm nam cát hung đan xen, đại vận cát kế
tiếp đại vận hung. Khi đọc không nên ngộ nhận để tránh những sai lầm.
2. Tử, Tham, Mão, Dậu: Tử Vi
(thổ), Tham Lang (thủy) cư Mão mộc, cung cường, sao nhược, ý nghĩa như Vua đi
cầy. Tử, Tham cư Dậu kim, sao sinh cung, ý nghĩa Vua ham chơi, hưởng lạc. Tử,
Tham, Mão, Dậu là hãm địa, vì thế các sao thuộc cách võ cư ở các cung số khác
không thể miếu, chỉ được Vượng và Đắc Địa, nếu không muốn nói hãm xấu.
+ Vũ Khúc (kim) cư Tỵ (hỏa, khắc
nhập), Hợi (thủy, sinh xuất): Tham lam, bần tiện, ngang bướng, hao tán.
+ Thiên Tướng (thủy) cư Tỵ (hỏa,
khắc xuất), Hợi (thủy, bình hòa): Tu thân gia tăng phúc lộc thọ.
+ Liêm Trinh (hỏa, âm), Thất Sát
(kim, âm) cư Sửu Mùi (thổ, âm): là nhàn cung, toàn phần âm, sinh hay khắc đều
rất khó khăn trong thế thổ lấp.
+ Phá Quân (thủy, âm) cư Tỵ (Hỏa,
âm), Hợi (thủy, âm): là bại địa cung. Tính chất toàn phần âm này phá tan theo
khuynh hướng lục bại, gian ác, dã tâm, thủ đoạn, trác truỵ.
Trong khi các chính tinh võ cách
lâm thế xấu hãm, thì ngược lại, các chính tinh văn cũng chỉ sáng sủa ở hai cung
Tý và Ngọ với Thái Dương và Thiên Lương.
+ Thái Dương (hỏa dương) cư Ngọ
(hỏa dương), thế nhiếp chính, miếu. Chính đại quang minh, vị tha, sắc sảo, nhân
hậu, trung thành, quyền uy, nóng nảy.
+ Thái Dương (hỏa dương) cư Tý
(thủy dương), đắc cung, hãm sao. Nhẹ dạ, hay lầm lẫn, khô gầy, hay mắc các
chứng bệnh ở đằu, ở mắt.
+ Thiên Lương (mộc dương) cư Ngọ
(hoả dương): Tuyệt mộc cách. Nhân hậu, đảm việc, thông minh , nhưng dâm đãng
(nữ).
+ Thiên Lương (mộc dương) cư Tý
(Thủy dương): Vượng cách, thế giầu sang, nhưng ỷ lại thích hưởng thụ cá nhân.
+ Thiên Cơ (mộc) và Thái Âm
(thủy) cư Dần (mộc) và Thân (kim) là bại cách.
+ Cự Môn (thủy, âm) cư Thìn, Tuất
(thổ, dương) là thị phi cách.
Kết luận: Tử, Tham, Mão, Dậu chỉ
có hai chính tinh Thái Dương và Thiên Lương cư ở Ngọ là cát vượng, rõ ràng đây
là thời kỳ của luật pháp minh bạch, tu thân thuận lý mới có cơ may cát vượng
Phúc Lộc Thọ.
3. Tử, Tướng, Thìn, Tuất: Tử Vi
(thổ), Thiên Tướng (thủy) cư Thìn Tuất (thổ), về hành, thổ gặp thổ là mộ kho,
là lấp. Về cung, thì Thìn Tuất là hai cung Thiên La, Địa Võng, nên còn bảo Tử,
Tướng, Thìn, Tuất là Tử, Tướng hình tù. Võ cách nhiếp chính.
+ Thiên Phủ (thổ), Vũ Khúc (kim)
cư Tý (thủy) Ngọ (hỏa) là hưng quyền cách, tuy cư cung miếu, nhưng chỉ được thế
vượng vì cung sao luân sinh, chủ quyền lộc, phúc, thọ, tính thiện, cát vượng
dòng âm.
+ Thất Sát (kim) cư Ngọ (hỏa) là
Thất Sát ngưỡng đẩu, Thất Sát đeo kiếm Vua, đầy quyền lực, anh minh, trung
thành, chính trực, độc tài. Thất Sát cư Tý là Thất Sát can đảm, dũng khí, oai
phong, nóng nảy.
+ Liêm Trinh (hỏa âm) cư Dần (mộc
dương), Thân (kim dương) là Liêm Trinh vượng cách, liêm khiết, chính trực, vị
tha, tính tình tính cách viêm nhiệt.
+ Phá Quân (thủy) cư Thìn, Tuất
(thổ): Là đắc địa thế sao khuất phục cung, khuất phục bất chấp thủ đoạn cầu tồn
tại dễ bị ngộ nhận bất nhân.
+ Tham Lang cư Dần Thân: đắc địa,
lợi chủ thọ, bất lợi quan lộc, tài lộc. Rất cần sự cứu giải của Thất Sát trong
thế tam hợp.
+ Thái Dương (hỏa dương), Thái Âm
(thủy âm) cư Sửu Mùi (thổ âm) là thế tọa thủ đồng tranh dịch chuyển. Thế lợi
Phụ Mẫu, lợi gia đạo, bất lợi công danh.
+ Thiên Đồng (thủy dương) cư Hợi
(thủy âm) và cư Tỵ (hỏa âm) là vượng địa và đắc địa luận theo hành. Lợi việc
phúc, việc thọ, bất lợi việc tu thân tính cách, hay thay đổi, hoán cải, đồng
bóng.
+ Thiên Cơ (mộc), Cự Môn (thủy)
cư tại Mão (mộc) và Dậu (kim là thương nhân phú quí cách. Lợi việc buôn bán
lớn, bất lợi cầu quan.
Kết luận: Tử, Tướng cư Thìn/Tuất
là thế Vua lâm nạn, vai trò của Thiên Phủ và Thất Sát vô cùng quan trọng, chi
phối cục diện. Âm Dương đồng tranh dịch chuyển, các chính tinh các phân hóa
theo hướng chờ thời. Đây là thời vận hung cát đổi biến.
4. Tử Sát Tỵ, Hợi: Tử Vi (thổ),
Thất Sát (kim) cư tại Tỵ (hỏa), Hợi (thủy) là cát vượng. Với Tỵ thì cung sinh
sao, với Hợi thì sao khắc chế cung, Vua đã thu hồi được ấn, kiếm. Thất Sát
(kiếm báu) được Vua tin dùng, tọa thủ đồng cung.
+ Thiên Phủ (thổ, âm) cư Tỵ (hỏa,
âm), Hợi (thủy, âm) là thế cát vượng, lợi việc quyền uy thăng tiến, gia đạo
vững vàng, điền trạch lợi lộc.
+ Tham Lang (thủy),Vũ Khúc (kim)
cư tại Sửu Mùi (thổ, âm) thế miếu vượng, cung sinh sao. Chủ về thăng tiến, tài
lộc, uy dũng, cũng chủ về hưởng lạc. Nhưng vì cư nơi thổ âm, nên việc diễn tiến
chậm, lắng và khuynh hướng nhu.
+ Liêm Trinh (hỏa, âm),Phá Quân
(thủy, âm) cư Mão (mộc, âm), Dậu (kim, âm), tại hai vị trí này Liêm Phá đều xấu
hãm. Bất mãn cao thành tàn bạo.
+ Thiên Tướng (thủy, dương) đơn
thủ tại Mão (mộc, âm),thế sao sinh cung đến kiệt. Đơn thủ tại Dậu (kim toàn
phần), thế cung sinh sao đến chìm. Thế treo kiếm, từ quan, cô độc, tiếc nuối
quá khứ, hận sự đời đen bạc.
Trong thế các chính tinh võ cách,
sao cát, sao hung thì, ngược lại các chính tinh cách văn lại đắc thời.
+ Thái Dương (hỏa), Cự Môn (thủy)
cư tại Dần Thân được cách Cự Nhật Dần
Thân quan phong tam đại. Tuy nhiên, Cự Nhật tại Dần đẹp hơn Cự Nhật tại
Thân.
+ Thiên Cơ, Thiên Lương (mộc) cặp
bài trùng mộc cư Thìn Tuất, hóa giải được La Võng, thành cách Phong Vân ân
sủng. Tại Thìn đẹp hơn với Thiên Lương, tại Tuất đẹp hơn với Thiên Cơ.
+ Thái Âm cư Tý, đồng cung với
Thiên Đồng, thành cách Phúc Điền thượng cách. Lợi việc tạo Phúc, tạo trạch, gia
cang, thăng tiến quan lộc, tử tôn thành dạt. Tuy nhiên, Thái Âm, Thiên Đồng cư
Ngọ, chỉ là vượng cách và lợi cho người nữ, bất lợi cho người nam.
Kết luận: Đây là thời kỳ hưng
thịnh, tượng là thời bình, vì vậy các cách văn cát vượng, mệnh số cần nương
theo cát vượng ấy mà lập thân.
5. Tử Vi Ngọ, Tý: Tử Vi (thổ) cư
Ngọ (hỏa) là ngôi vị miếu, cung sinh sao. Vô cùng sáng sủa đẹp đẽ trong kinh
bang tế thế, nhưng độc tài, chuyên quyền và nghi kỵ. Nhấn mạnh: Tử Vi cư Ngọ,
Tý là Tử Vi độc thủ. Cư Ngọ là thế tiền cung, cư Tý là thế hậu cung.
+ Tử Vi cư Ngọ, nên Tham Lang cư
Tý (tương xung) là Tham Lang không được Vua tin dùng, thành Phiếm Thủy Đào Hoa,
chơi bời truỵ lạc. Tử Vi cư Tý nên Tham Lang cư Ngọ (tương xung) là Tham Lang
lẻn vào cung hành thích, nên bị trọng tội. Sát Phá Tham là bộ ba võ tướng, khi
đơn thủ nơi biên ải một mình một cõi. Nay Tử Vi tập truyền, Sát Phá Tham lâm
tình cảnh bị quản chế. Tình cảnh của Tham Lang như đã nói,Thất Sát (kim) uy
danh là thế, nhưng cư ở Thìn Tuất (thổ) là thế lâm La Võng, kim bị chôn vùi
trong thổ dầy. Phá Quân (thủy) cư Dần Thân tình trạng cũng tương tự.
Nên, cần nhớ: Khi Tử Vi miếu ở
Ngọ thì Sát Phá Tham, bị chăm sóc kỹ lưỡng, tình trạng xấu hãm này gọi là bất
phùng thời. Hai chính tinh võ cách khác là Thiên Tướng (thủy, dương) và Vũ Khúc
(kim, âm) trong tình thế được ân sủng của Tử Vi giao trấn giữ hai cung Dần
Thân. Tại Dần là cách Vũ Tướng trấn Thanh Long, cát việc lợi cầu quan, cầu tài,
trạch đông tứ phú quí. Cư Thân là cách Vũ Tướng trấn Bạch Hổ, diệt trừ hoạ hại,
thành danh, cát vượng học hành thi cử, vượng lộc, trạch tây tứ hưng thịnh.
+ Thiên Cơ (mộc âm) cư Tỵ (hỏa,
âm), Hợi (thủy, âm) là Thiên Cơ luôn chậm chân hơn Vua một bước. Tại Tỵ đắc địa
(sao sinh cung), tại Hợi xấu hãm (thủy âm sinh mộc âm, gỗ mục).
+ Thái Dương (hỏa dương), Thiên
Lương (mộc dương) cư Mão (mộc âm) là cách Nhật
Xuất Lôi môn hay Nhật Xuất Phù Tang. Lợi tam tài phúc lộc thọ. Cư Dậu hoàn
cảnh kém sáng sủa, tốt đẹp, nhưng không là xấu hãm.
+ Thái Âm (thủy, âm) cư Hợi
(thủy) là thượng cách của Thái Âm, là Nguyệt
Lãng Thiên Môn, lợi tài lộc, gia trạch, lợi người mệnh nữ, lợi phúc đức. Cư
Mão hoàn cảnh kém sáng sủa, tốt đẹp, nhưng không là xấu hãm.
+ Cự Môn (thủy), Thiên Đồng
(thủy) tọa thủ đồng cung ở Sửu hoặc Mùi (thổ, âm) thật xấu hãm, bao nhiêu nước
cũng đều hóa thổ, sức kiệt lực tàn, bất lợi cầu quan lộc, tài bạch, lợi tu thân
tạo phúc, thiện.
+ Khi Cự Môn, Thiên Đồng cư Sửu
thì Mùi là cung Vô Chính diệu và ngược lại, Sửu/Mùi là hai cung nhị hợp liền kề
với Tý/Ngọ do Tử Vi cai quản. Tính cách độc tài, đa nghi của Tử Vi khiến hai
cung này thế thụ động sáng sủa, quan lộc dù cát vượng mấy cũng là thế nô tài,
trung thành một cách mù quáng, trái ý, ngờ vực ắt bị qui kết vào thế phản
nghịch. Đây là loại Vô Chính diệu đặc trưng nhất, sẽ nói kỹ hơn ở mục đọc cung
Vô Chính diệu, phần sau.
Kết luận: Tử Vi cư Ngọ, thời
thịnh trị, các chính tinh văn võ phân loại trắng, đen, được hưởng phúc lộc hoặc
chịu họa ách theo hưng suy của Tử Vi.
6. Tử Phá Sửu Mùi: Tử Vi (thổ),
Phá Quân (thủy) cư Sửu Mùi thổ thành thổ dầy, ở Mùi là mê muội, ở Sửu là chìm
đắm tửu sắc, công việc triều chính giao cho các quan hoạch định va cai quản,
các quan võ trễ nải việc trui rèn võ nghệ, quên cung kiếm, mải lo tham nhũng, ăn
chơi. Tử Phá cư Mùi đẹp hơn Tử Phá cư Sửu. Cư Mùi còn được Âm Dương thuận lý.
Cư Sửu thời thế ngang ngược nhiễu nhương nhiều lắm.
+ Thiên Cơ (mộc, âm), Cự Môn
(thủy, âm) cư Tý, Ngọ là được miếu vượng, nhân hậu, từ thiện, gia tăng quyền
lực, lời lẽ đanh thép, có chữ, có văn.
+ Thái Dương (hỏa, dương) cư
Thìn, Thái Âm (thủy, âm) cư Tuất là thế Nhật Nguyệt tranh huy, vô cùng đẹp đẽ.
Trường hợp nếu Thái Âm cư Thìn và Thái Dương cư Tuất, thì nhất thiết phải có
Tuần hoặc Triệt án ngữ tại một trong hai cung này, mới được cách đẹp nói trên.
+ Thiên Đồng (thủy), Thiên Lương
(mộc) tọa thủ đồng cung tại Dần (mộc) và Thân (kim) là được miếu vượng. Cung
sinh cho hành thành khoan hòa, lợi cầu phúc thọ, cầu tài. Lợi việc tu thân.
+ Vũ Khúc,Thất Sát (kim) cư tại
Mão (mộc), cung khắc sao, cư tại Dậu (kim) là thế cung sao bình hòa kim, toàn
phần kim, nên kim cứng dễ gẫy. Việc quan trễ nải,tham nhũng hoành hành. Đây là
biểu tượng võ cách thời suy.
+ Tham Lang (thủy), Liêm Trinh
(hỏa, âm) cư Tỵ, Hợi là thế Liêm Tham hãm xấu, thế tù tinh, khổ ải, tai ách
liên miên, phúc kiệt, thọ đoản. Trung thần bị hãm hại.
+ Thiên Tướng (thủy) tọa thủ tại
Sửu Mùi (thổ) được đắc địa, nhưng là thế vô vị, khô kiệt, bất mãn. Trung thần
thất sủng.
+ Thiên Phủ (thổ) cư Mão (mộc),
Dậu (kim) được bình hòa, đây là thế phi, hậu mới tấn phong, chưa đủ vây cánh để
phô trương thanh thế, uy quyền, vẫn còn trong vòng ảnh hưởng của các thế lực
khác.
Kết luận: Tử Phá Sửu Mùi là tượng
của thời suy, Vương đã ra ngoài cung, Hậu ân sủng chưa đủ lực, các chính tinh
võ cách bị truy sát, trung thần bị hãm hại. Các chính tinh văn cách tuy đắc
thời, nhưng là cảnh đắc thời tranh ăn (Nhật Nguyệt tranh sáng), nên thời vận
khó khăn, phải tranh đấu không ngừng, chỉ mong tranh đấu vất vả mới có cơ may
thành tựu.
Trên phương diện sao, hai vòng
chính tinh Tử/Phủ là quan trọng nhất, vì vậy phải đọc sao theo bộ, theo tam
hợp, nhị hợp, tương xung, tương hình mới tránh khỏi những phiến diện, sai lầm.
Ví dụ: Đọc Tử Vi cư Ngọ thì phải đọc là cách Tử/Phủ/Vũ/Tướng, cung Ngọ do Tử Vi
cai quản.
Tử Phủ dịch chuyển 12 cung, cần
đặc biệt chú ý vị trí đắc, hãm của hai sao Thái Dương và Thái Âm, với bộ ba
Sát, Phá, Tham và sao thủy Cự Môn là khó luận đoán hơn cả, phải xem xét kỹ từng
trường hợp sao,trên căn bản hành và cung,để đưa ra những luận đoán thích hợp.
7. Đọc Vô Chính Diệu: Cung số không có một trong 14 chính tinh của vòng Tử Phủ tọa thủ thì gọi là cung Vô Chính Diệu. Cung Vô Chính Diệu phải đọc đủ bốn bước, tuần tự:
Bước 1: Cung Vô Chính Diệu
có Tuần Không, Triệt Không, Thiên Không, Địa Không án ngữ, củng chiếu, ám hợp
không. Nếu có 3 không, là được cách Vô Chính Diệu Đắc Tam Không Phú Qúi Khả Kỳ.
Bước 2: Nếu chỉ có một
hoặc hai Không, hoặc không có Không nào thì nhất thiết phải xem xét tam hợp.
Như ví dụ trên, Tử Vi cư Ngọ, cung Mùi là cung Vô Chính Diệu, tam hợp cung Mão
với Thái Dương, cung Hợi với Thái Âm, đều miếu vượng là được cách Nhật, Nguyệt
Tịnh Minh Chiếu Bích, là quí cách. Nếu có thêm Tuần/Triệt án ngữ tại Ngọ/Mùi là
Thượng Cách (Tuần Triệt câu hút Âm Dương).
Bước 3: Bước một và hai
không đắc cách, thì vị trí nhị hợp giữ vai trò quan trọng. Đây chính là cửa
hung, cát của cung Vô Chính Diệu.
Bước 4: Các sao ở cung
trực chiếu (xét cung Mùi thì cung trực chiếu là Sửu) được coi là chính tinh cai
quản cung, đây là sao mượn, ứng nghiệm phần lớn cho việc dự đoán tính tình,
tính cách tu thân.
Kết hợp cả bốn bước, theo trình
tự, sẽ đọc cung Mùi (theo ví dụ Tử Vi cư Ngọ) là cung Mùi, Vô Chính Diệu, tam
hợp Nhật Nguyệt chiếu hư không, nhị hợp Tử Vi cư Ngọ, mượn Thiên Đồng, Cự Môn
cai quản. Với những dữ kiện ấy, cung Vô Chính Diệu không còn là cung số khó dự
đoán.
A.ĐỌC TRUNG TINH PHÚC LỘC THỌ
+ Thái Tuế, lập theo Chi, thuộc
Hỏa, chủ tính tình, tính cách. Lộc Tồn lập theo Can, thuộc Thổ, chủ tài lộc, sức
khoẻ. Tràng Sinh, lập theo Cục (môi trường, hoàn cảnh), thuộc Thủy, chủ việc
sinh dưỡng, thọ yểu. Đứng đầu chòm 12 sao, tính độc lập rất cao, hoạt động
khách quan hướng thiện. Thái Tuế (Phúc), Lộc Tồn (Lộc) và Tràng Sinh (Thọ), nên
gọi ba trung tinh này là trung tinh Phúc Lộc Thọ.
Chòm Thái Tuế 12 sao, nhưng chỉ
có hai tam hợp sao đối lập nhau về tính tình tính cách. Tính cách thuận (chấp
nhận, hài lòng): Thái Tuế - Quan Phù - Bạch Hổ. Tính cách nghịch (bất mãn): Tuế
Phá - Điếu Khách - Tang Môn. Tam hợp Phù - Tuế - Hổ có hai huyệt sao trợ giúp
tu thân là Long Đức và Phúc Đức. Sao Thiên Không đứng trước Thái Tuế giám sát
việc cân bằng tu thân.
+ Chòm Lộc Tồn 12 sao, ngoài việc
giáng tài lộc, sức khoẻ, các chức phận khác mờ nhạt. Tin Lộc có Thanh Long. Tin
bệnh có Hỷ Thần. Hao tán có Đại, Tiểu Hao. Cùng đi với Lộc Tồn là Kinh Dương
(cung tiền) và Đa La (cung hậu), giám sát việc thực thi công việc của Lộc Tồn,
nên lời có câu phú: Giáp Kình, Giáp Đà vi khất cái là vậy. Huyệt Lộc ở cung
Thanh Long.
+ Chòm Tràng Sinh 12 cung diễn đạt khá tường tận 12 giai đoạn từ sinh đến vượng, đến mộ của vạn vật. Tràng Sinh (sinh nở), Mộc Dục (tắm rửa), Quan Đới (mặc quần áo), Lâm Quan (đi làm), Đế Vượng (trưởng thành), Suy (suy), Bệnh (đau ốm, bệnh tật), Tử (chết), Mộ (chôn cất), Tuyệt (hoá hết), Thai (hoài thai), Dưỡng (nuôi). Từ ngôi Tràng Sinh đến ngôi Đế Vượng là giai đoạn sinh. Từ ngôi Suy đến ngôi Tuyệt là giai đoạn tử. Hai ngôi Thai và Dưỡng là giai đoạn chuyển hoá, luân hồi. Tam hợp Sinh - Vượng - Mộ là tam hợp chủ yếu của vòng Tràng Sinh, huyệt thọ cư tại một trong ba cung này là thuận lý, cát vượng.
B.ĐỌC
TRUNG TINH NHƯ CHÍNH TINH
Ngoại trừ 14
chính tinh của hai chòm sao Tử Vi và Thiên Phủ, chỉ có hai bộ sao Tả Hữu và
Xương Khúc được tham gia cùng các chính tinh xác lập Tứ Hoá (Khoa, Quyền, Lộc,
Kỵ). Đứng đồng hàng với chính tinh (dự khuyết chính tinh), Tả Hữu, Xương Khúc
cũng quan trọng như chính tinh vậy. Tả Phụ: Bắc Đẩu tinh,Dương Thổ. Hữu Bật:
Bắc Đẩu tinh, Dương Thủy. Văn Xương: Bắc Đẩu tinh, Dương Kim. Văn Khúc: Nam Đẩu
tinh, Dương Thủy.
Trong số 14
chính tinh, Tả Hữu phò Tử Phủ (võ cách) và Xương Khúc phò Âm Dương (văn cách)
là thượng cách.
C.ĐỌC LỤC
SÁT
Địa
không, Địa Kiếp, Kình Dương, Đà La, Hỏa Tinh, Linh Tinh là Lục Sát Tinh.
Không, Kiếp (Hỏa) vào từ Hợi (cửa Càn) nên tạo họa, phúc cho Tử/Phủ (thổ) và
các sao võ cách là chính, gặp phúc giáng phúc, gặp họa gây họa. Vào từ cửa Càn,
Không Kiếp miếu vượng ở Tỵ, Hợi. Kình, Đà đứng trước và sau cung an Lộc Tồn,
giám sát công việc quan lộc và tài lộc, Âm Dương chủ về quan lộc, tài bạch,
điền trạch nên e ngại nhị sát Kình - Đà. Kinh - Đà thuộc Âm Kim nên chỉ miếu
vượng ở Thìn, Tuất, Sửu, Mùi và thích hợp cho người tuổi Mậu, tuổi Kỷ. Hỏa,
Linh là nhị sát thuộc Trời, nhị sát vô cảm, hóa Đoản Thọ Sát Tinh. Hỏa Linh
thuộc Âm Hoả, nên đắc địa ở Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi. Hội với không Kiếp
gây họa vong, giết chóc không gớm tay. Hội với Kình - Đà gây họa hình, cướp
bóc, tàn phá vô liêm sỉ. Cung số nào gặp Lục Sát tọa thủ, củng chiếu, hội hợp,
thập phần xấu hãm.
E.ĐỌC LỤC
BẠI
Đại Hao,
Tiểu Hao, Tang Môn, Bạch Hổ, Thiên Khốc, Thiên Hư là Lục Bại Tinh. Đại,
Tiểu Hao thuộc Hoả. Chủ sự hao mòn, ly tán, xa cách. Tang (mộc), Hổ (kim), đắc
địa Dần, Thân, Mão, Dậu. Chủ tang thương, họa hại. Khốc, Hư thuộc Thủy, chủ
khóc than, buồn thương, hốt hoảng, bệnh tật. Cung số nào gặp Lục Bại tọa thủ,
củng chiếu, hội hợp, thập phần xui xẻo, ảm đạm, khổ đau, tiếc than, hối
hận.
H. ĐỌC
SAO BỘ LẬP THÀNH
1. Thiên
Khôi, Thiên Việt thuộc Hỏa: Tọa Khôi, hướng Việt hay tọa Việt hướng Khôi là Thiên
Ất Quí Nhân, chủ thông minh, văn chương chữ nghĩa, mưu trí, nhân hậu, vị tha.
Nếu có một, thì Khôi chỉ hàm nghĩa đầu, con trưởng và Việt chỉ hàm nghĩa tay,
chân hoặc con thứ. Hội với Hỏa, Linh, Hình (đều Hỏa) ắt gây tai họa hỏa khôn
lường.
2. Long Trì
(Thủy), Phượng Các (Mộc) : Chủ sắc đẹp, may mắn, tình yêu, cao sang, quí phái
nhưng lạnh lùng. Long Phượng hội hợp với Tả Hữu, Khôi Việt, Xương Khúc thành
Bát Hiền Thần, vượng quan, cát quí. Long Phượng rất thịnh cho người nữ, ở mặt
chủ là mắt, mũi, hội với Phi Liêm thành mắt phượng mày ngài, ở ngực chỉ là đầu
vú, hội với Thai, hoặc Dưỡng, lợi Tử tức, ở thân chủ là eo, mông, hội với Thai,
Tọa thành vũ công danh tiếng.
3. Tam Thai
(thủy), Bát Tọa (mộc): Chủ về dáng đi, đứng, nằm, ngồi. Thai Tọa ưa nhàn, thích
làm dáng làm đẹp, lợi điền trạch, bên thủy bên mộc thành cát. Một Tam Thai thì
vượng động, Một Bát Tọa thì vượng tĩnh.
4. Ân Quang
(mộc), Thiên Quí (thổ): Chủ ân sủng, từ thiện, kính trên nhường dưới, được nể
trọng, yêu quí. Làm lung linh ngũ sắc của Nhật Nguyệt. Hội với Xương Khúc, Đào
Hồng Hỷ, thì Nhật Nguyệt dù phản bối cùng ngũ sắc tranh huy. Hội hợp với Đào
Hồng thành chính chuyên. Hội với Thiên Y, Bác Sĩ chế giải được bệnh tật.
5. Hồng
Loan, Thiên Hỷ (thủy): Hội với Đào Hoa (mộc) thành bộ Đào Hồng Hỷ (tam minh).
Chủ đàn bà, con gái, chủ hoa nguyệt lẳng lơ, chủ hỷ tín, hỷ sự. Vinh danh Tử
Phủ, làm rạng rỡ Nhật Nguyệt, làm truỵ lạc thân, mệnh, thành yểu. Hội hợp với
Riêu Đà Kỵ, đàn bà thật xấu hãm, truỵ lạc, bệnh tật đường tình.
6. Thai Phụ
(kim), Phong Cáo (thổ): Chủ bằng sắc, thuộc tính háo danh, mồm mép, đa hư thiểu
thực. Hội hợp Khôi Việt, Xương, Khúc, thi cử chắc chắn đỗ đạt, nghiệp học nên
quan.
7. Thiên
Quan Quí Nhân,Thiên Phúc Quí Nhân: Thiên Giải, Địa Giải, Giải Thần. Đều cùng
chức năng cứu giải tai ách nhỏ.
8. Thiên
Đức, Nguyệt Đức, Long Đức, Phúc Đức: Hai bộ sao này hợp thành bộ Tứ Đức, lợi
việc tu thân
9. Thiên
Lương, Thiên Sứ, chủ về họa ách.
10. Cô Thần,
Quả Tú (thổ): Cô độc, lạnh lùng, keo kiệt bủn xỉn, khắc nghiệt, bất lợi hỷ tín,
hỷ sự. Cô Thần kỵ nam, Quả Tú khắc nữ.
K. ĐỌC
SAO ĐƠN LẬP THÀNH
+ Thiên
Không (hỏa): Xoá sạch. Hội với Đào Hoa thành cách Không Đào, trí trá, sở khanh,
hôn nhân ly hương. Hội với Hồng Loan thành cách Sắc Sắc Không Không, hướng tình
yêu vào cõi ảo, cõi mơ hồ, thường thích ẩn dật, tu hành, giáo lý.
+ Hóa Khoa
(mộc): Học vấn, bằng sắc, Đệ Nhất Giải Thần. Hội Xương Khúc, Khôi Việt là cách
Cái Thế Văn Chương. Hội Tấu Thư thành Chánh chủ khảo thi cử. Hội với Hoá Quyền
là cách Đắc Lộ Thanh Vân. Hội với Hoá Lộc thành cách Thủ Ngọc Thiên Kim. Gặp
Sát Tinh là cách Phùng Tiếu (cười).
+ Hóa Quyền
(mộc): Uy quyền. Thay đổi, a dua, gió chiều nào che chiều ấy. Trên mặt là gò
má, hội với Long Phượng (mắt mũi) là cách Tứ Thần. Vượng người nam, không lợi
cho người nữ.
+ Hoá Lộc (mộc):
Địa Lộc, thích hợp cung Tài, cung Điền. Gặp Tham Lang (thủy), Vũ Khúc (kim)
đồng cung là thượng cách lộc. Gặp LộcTồn (thổ) là Thiên, Địa lộc giao tranh,
thành xấu (minh lộc, ám lộc lại là cát). Gặp Thiên Không (hỏa), Không Kiếp (hỏa),
Đại Tiểu Hao (hỏa) là phá tán tài, họa lộc, phá cách lộc.
+ Hoá Kỵ
(thủy): Tỳ vết, thị phi, kiện cáo, ghen tuông. Hoá cát ở Sửu Mùi khi phùng Nhật
Nguyệt đồng tranh. Hoá giải được thế hãm xấu, hình tù của Liêm/Tham ở Tỵ, Hợi.
Gặp Cự Môn là miệng có tỳ vết, vạ miệng và vạ bệnh. Gặp Văn Khúc (lưỡi) là họa,
bệnh. Gặp Tấu Thư, Đà La là gặp luật pháp, kiện tụng, thị phi. Gặp Diêu Đà Kỵ
thành bộ tam ám, che lấp ánh sáng của Nhật Nguyệt, ở người là hôi hám, ngôn ngữ
dung tục.
+ Thiên Mã
(hỏa): Năng động, đa mang, thay cũ đổi mới, xuất hành. Cung Mệnh có Mã tọa thủ
là người đa tài, bản tính năng động, sáng tạo, ham học hỏi, ham cống hiến. Tọa
thủ tại Dần Thân gặp Tử Phủ là ngựa kéo xe Vua chúa (Phù Dư Mã), vất vả, đa
mang, nhưng thành công trên mọi phương diện quan lộc và tài bạch. Gặp Nhật
Nguyệt sáng sủa tốt đẹp (Nhật ở Tỵ, Nguyệt ở Hợi) là cách Thư Hùng Mã (thư cái,
hùng đực, đủ đôi) cát quan lộc (Nhật) và Điền Tài (Nguyệt).
Tọa thủ đồng
cung với Lộc Tồn (thổ) là cách Chiết Tiễn (bẻ roi đánh ngựa) cát lộc bội phần
(hỏa Mã sinh Lộc thổ), chỉ e ngựa kiệt. Hội với Lộc Tồn thế xung chiếu là cách
Lộc Mã Giao Trì (thổ mừng gặp hỏa) thích hợp việc kinh doanh buôn bán, khuyếch
trương mà cát vượng. Tọa thủ đồng cung với Linh (hoặc Hỏa) là chiến Mã trận
mạc. Hội với Thiên Khốc, Điếu Khách thành cách Mã - Khốc - Khách (ngựa có
chuông khánh), lợi việc xuất hành, lợi việc động, việc giao tiếp phô trương.
Tọa thủ đồng cung với Thiên Hình là ngựa chở xác chết (Phù Thi Mã). Tọa thủ
đồng cung với Đà La thành Chiết Túc Mã (ngựa què). Tọa thủ đồng cung với sao
Tuyệt tại Hợi là ngựa hết đường (Cùng Đồ Mã). Gặp Tuần, Triệt án ngữ là Tử Mã
(ngựa chết).
+ Thiên Hình
(hỏa): Tượng Thanh kiếm, mũi lao, dao mổ. Ở Dần (mộc), Thân (kim) có Hình tọa
thủ là Hình hóa Hổ (Hổ Hàm Kiếm - ngậm kiếm) thật oai hùng. Hội với Tướng quân,
Phục Binh,
Quốc Ấn
thành cách Tứ Trụ Tiền Phương. Cư cung Giải Ách là mổ xẻ, hội với Thiên Lộc,
Thiên Y hóa phúc giải bệnh. Gặp Tuần, Triệt là dao gãy, vô tích sự.
+ Thiên Riêu
(thủy): Đa nghi, huyễn hoặc, mơ hồ, ghen tuông, dâm đãng, tửu sắc. Tọa thủ ở
Dần, Mão (chính đông), Dậu, Tuất (chính tây), Thiên Riêu hoá cát, nhấn chìm tửu
sắc mà nên công danh, để lại tiếng thơm. Hội với Long Phượng (eo, mông) thành
người nhân hậu, quảng giao, rất lợi đường sinh nở. Ngoại trừ hai phương Đông,
Tây, Thiên Riêu cư phuơng nào, cung nào cũng gây họa tửu sắc, dâm loạn, nghiện
ngập. Gặp Xương Khúc đoản thọ trên đường tình, gặp Đào Hồng Hỷ lẳng lơ, bất
chính. Cung Mệnh có Thiên Riêu tọa thủ răng xấu, hay đau ốm, triết giảm tuổi
trời.
+ Quốc Ấn
(thổ): Tượng cái ấn, cái mộc.
+ Đường Phù
(mộc): Tượng bằng sắc, chứng chỉ môi giới, giấy giới thiệu, tín chấp. Gặp Bạch
Hổ đồng cung e bị bắt bớ tù đày.
+ Thiên Thọ
(thổ): Tượng là thần coi sổ sinh tử, chủ thọ yểu.
+ Bác Sĩ
(thuỷ): Tượng là sức mạnh cứu giải họa ách bệnh tật nhỏ.
+ Lưu Niên
Văn Tinh (Hoả): Chủ việc sách vở học hành.
+ Hoa Cái
(kim): Tượng là cái lọng, cái ô, vẻ cao sang bề ngoài. Hội hợp với Long Trì,
Phượng Các, Bạch Hổ thành cách Tứ Linh (Long/Phượng/Hổ/Cái) là tuyệt vời cách
bản lĩnh, công danh, phong độ. Hội với Thiên Mã thành cách Tiền Mã/Hậu Cái hoặc
Tiến Cái/Hậu Mã (ngựa có ô lọng) vượng đường thi cử, công danh. Hội với Tấu Thư
là người đoan trang tiết hạnh, thanh cao. Tọa với Mộc Dục: Dâm ngầm, với Thiên
Riêu, Mộc Dục dâm đãng thái quá.
+ Thiên Trù
(thổ): Chủ việc ẩm thực. Tình thiện, tuy nhiên hội hợp với Diêu Đà Kỵ, Phá Toái,
Kiếp Sát ẩm thực lại thành họa ách.
+ Đẩu Quân
(hỏa): Chủ dối trá, keo kiệt, nghiêm nghị, khắc nghiệt. Đẩu Quân tọa thủ Quan
Lộc gặp Tử Phủ hoặc Nhật Nguyệt miếu vượng là thượng cách. Gặp Sát Tinh trở lại
đúng bản chất xấu hãm của mình.
+ Kiếp Sát
(hỏa): Chủ việc đâm chém, mổ xẻ, giết chóc. Gặp Địa Kiếp gây họa khôn lường.
+ Lưu Hà
(thủy): Con của Khảm, chủ hiểm. Gặp Kiếp Sát thành cặp thủy hoả giao tranh,
giáng họa. Tọa thủ Thân, Mệnh đi lại nên phòng đường sông nước, nam phòng tử
lộ, nữ phòng lâm bồn.
+ Phá Toái
(Hỏa): Tàn bạo, phá tán, hung dữ. Phá Toái tọa thủ đồng cung với Phá Quân
(lưỡng phá hay phụ tử đồng cung) hiển đạt đường võ nghiệp.
+ Thiên Tài
(thổ): Tượng là sơn (núi), che lấp, giữ gìn, không khoan nhượng. Che lấp ánh
sáng của Nhật Nguyệt (miếu vượng). Làm rực rỡ Nhật Nguyệt đồng tranh ở Sửu Mùi.
L. ĐỌC SAO TỌA, CHIẾU : Liệt
kê theo kinh nghiệm, tượng trưng, tham khảo.
#. TỬ VI,THIÊN PHỦ
+ Tử Vi cư Ngọ, Đế tọa ngai vàng, công danh hiển đạt, tài lộc dồi dào.
+ Tử Phủ Dần Thân phúc ấm áp, gia
đạo bình an, lắm tiền nhiều của.
+ Tử Phủ phùng Tả Hữu, thượng
cách phú quí.
+ Tử Phủ phùng Kinh Dương, thương
gia cư phú.
+ Tử Tướng Lâm La, Võng đường
công danh phú quí phù vân.
+ Tử Phủ Vũ Tướng, Tả Hữu, Long
Phượng, Khoa, Quyền, Lộc, Ấn quân thần khánh hội, thượng cách vinh quang.
+ Tử Phủ ngộ kỵ, Quyền, tranh đấu
đắc thành quan lộc.
+ Tử Sát đồng lâm Tỵ, Hợi, việc
quan, việc tài hưng thịnh.
+ Tử Phá mộ cung, bất trung bất
hiếu.
+ Tử Tham Mão Dậu phùng Không
Kiếp, lộ hoan xuất thế.
+ Tử Vi phùng Không Kiếp, Đào
Hồng, đoản kiệt tràng sinh.
+ Tử Vi Xương Khúc, phú quí khả
kỳ.
+ Tử Phủ giáp Mệnh, công danh,
phú quí dự phần (Tử Vi cư Mão, Thiên Phủ cư Sửu, Mệnh lập tại Dần là cách Tử
Phủ giáp Mệnh),
+ Tử Phủ triều viên, phúc ấm tổ
tông.
+ Thiên Phủ cư Mệnh, nhân hậu ôn
lương.
+ Thiên Phủ lâm Tuất phú quí song
toàn.
+ Phủ Vũ Tý cung, danh vang thiên
hạ.
+ Thiên Phủ, Xương Khúc, Lộc Tồn:
Cự Phú.
+ Thiên Phủ, Tả Hữu, Xương Khúc,
danh giá hơn người.
+ Phủ, Tướng triều lai (hội
chiếu), gia đạo yên lành.
#. SÁT, PHÁ, THAM, LIÊM
+ Thất Sát, Liêm Trinh (Sửu Mùi),
họa xe cộ, dao súng dọc đường.
+ Sát Phá Tham, mệnh nữ, phùng
Văn Xương (đặc biệt tuổi Tân, tuổi Đinh) một đời góa bụa.
+ Thất Sát phùng Tứ Sát (Kình/Đà,
Hoả/Linh) có tật ở lưng, ra trận chết trận.
+ Thất Sát cư Ngọ tọa thủ đồng
cung với Kinh Dương (tuổi Bính, tuổi Mậu) là cách Mã Đầu Đới Kiếm (kiếm treo cổ
ngựa), nạn ách khủng khiếp.
+ Thất Sát hội hợp Kinh Đà, triết
giảm tuổi trời.
+ Thất Sát cư Tý Ngọ, nam đa hiền
thê, nữ đa phụ bạc.
+ Thất Sát, Thiên Hình, người
chính nhân quân tử, liêm khiết, chính trực.
+ Thất Sát cư cung Thân, triết
giảm tuổi trời.
+ Phá Quân Tý Ngọ, vượng quan,
đắc lộc, nhưng ly hương, xa gia đình, xa người thân thích, ruột thịt. Nếu
không, rất khắc phối, tử.
+ Phá Quân, Tham Lang (độc thủ
cung Mệnh) phùng Lộc, Mã: Nam đa lãng đãng,nữ đa dâm.
+ Phá, Sát (độc thủ cung Mệnh)
phùng Hoả, Hao, Việt, Hình: Tai nạn khủng khiếp, khó tránh khỏi.
+ Phá Quân hội với Hoả Linh: bôn
ba lao khổ.
+ Phá Quân cư Ngọ, vượng Quan
Lộc, nhưng kiêu căng, nói năng thô lỗ, nóng nảy. Gặp Lộc, gặp Thiếu Dương đồng
cung hoặc hội hợp lại là người vui tính, oai phong, nhân ái, hòa đồng.
+ Phá Quân cư Thìn Tuất, có câu
Trai Bất Nhân Phá Quân Thìn Tuất. Nhưng nếu gặp Tuần, gặp Hoá Khoa (người tuổi
Mậu, tuổi Quí) lại rất ôn lương, cát danh, cát lộc vẹn toàn.
+ Phá Quân cư Tứ Mộ ngộ Lộc, Hình
Hóa cát.
+ Tham Lang nhập miếu chủ thọ
(Tham Lang miếu ở Thìn Tuất, vượng địa Dần Thân. Tại Sửu Mùi hội cùng Vũ Khúc
được vượng), Tham Lang hãm địa, vô tích sự.
+ Tham Lang cư Tứ Tuyệt thử thiết
cầu thân (trộm cắp mưu sinh). Thân/Tý/Thìn hãm Tý. Dần/ Ngọ/Tuất hãm Ngọ. Tỵ/Dậu/Sửu
hãm Dậu. Hợi/Mão/Mùi hãm Mão.
+ Nữ nhân,Tham Lang thủ Mệnh là
người hay ganh ghét,đố kỵ.
+ Tham/Vũ đồng thủ, tiền bần hậu
phú.
+ Tham/Vũ cư Mộ sau 30 tuổi phát
phúc.
+ Tham/Vũ cư Mệnh tiền bần hậu
phú, nhưng Tham/Vũ cư Thân là hạ cách, xấu hãm (Thân là từ 31 - 60, mà đặc tính
của Tham/Vũ là chậm phát).
+ Tham/Liêm đồng bộ, nam đa trá,
nữ đa dâm.
+ Tham Lang hoặc Liêm Trinh đơn
thủ tại Dần, Thân tối kỵ gặp Văn Xương,hình ngục khó tránh.
+ Tham, Xương cư Mệnh người có
bệnh về da rất xấu.
+ Tham Lang cư Hợi, Tý phùng
Kinh, Đà (sóng) là cách phiếm thủy đào hoa, ăn chơi phóng túng, truỵ lạc.
+ Tham Lang tại Tứ Mộ gặp Hỏa
(hoặc Linh) đồng cung thật sáng sủa đẹp đẽ, vượng quan lộc và tài bạch.
+ Tham Lang phùng Hoá Kỵ: Buôn
bán ngược xuôi, nhưng rất thành đạt.
+ Tham Lang cư Mão Dậu (Tử/Tham
Mão Dậu) thoát tục tu hành, phùng không/kiếp lại phá giới hoàn tục.
+ Tham Lang tọa thủ đồng cung
Tràng Sinh trường thọ.
+ Liêm, Phá tọa thủ đồng cung với
Hỏa Tinh, uất ức đến tự vẫn.
+ Liêm Trinh tọa thủ đồng cung
với Văn Khúc, một đời bôn ba.
+ Liêm Trinh Mão, Dậu phùng Kiếp
Kình, khó thoát tội tù.
+ Liêm/Tham Tỵ/Hợi, một đời lao
khổ, hình tù.
+ Liêm Trinh hội Kình Đà, Hỏa
Linh, một đời khốn khó.
+ Liêm Trinh tọa thủ đồng cung
với Bạch Hổ, khó tránh gông cùm, tù tội.
#. VŨ KHÚC, THIÊN TƯỚNG
+ Vũ Khúc Vi Quả Tú: Khắc cha,
mẹ, vợ con, anh em, thích đơn độc.
+ Vũ/Phá (kim, thủy) cư Tỵ/Hợi
(hoả, thuỷ): Tham lam, bất lương. Ngỗ nghịch, phá tán tổ nghiệp cho kỳ hết. Ly
hương cầu sinh.
+ Vũ Khúc, Dương, Đà phùng Quả
Tú: Vì tiền mắc nạn lớn.
+ Vũ Khúc (kim), Văn Khúc (thủy):
Tọa thủ đồng cung, văn võ toàn tài.
+ Vũ Khúc phùng Lộc Mã: Lập
nghiệp nơi xa, thành công lớn.
+ Vũ Khúc, Kiếp Sát đồng cung, hội
Kình Dương: Độc ác, máu lạnh, giết người không ghê tay.
+ Vũ Khúc phùng Khôi Việt: Quan
chức tài chính, ngân hàng.
+ Nữ nhân Thiên Tướng thủ Mệnh,
tính cách mạnh mẽ, oai hùng.
+ Thiên Tướng cư Thìn Tuất,là
Tướng lâm La Võng, khởi sự công danh.
+ Thiên Tướng Liêm Trinh cư Tý,
Ngọ, tối kỵ phùng Kình, tội tù khó thoát.
+ Nữ Nhân Thiên Tướng thủ Mệnh
mặt đẹp như hoa, chồng con danh giá.
+ Tướng Hồng tọa thủ đồng cung,
nữ nhân tối hảo hôn nhân.
+ Tướng phùng Khúc, Mộc, Cái, nữ
nhân sinh đẹp nhưng dâm đãng.
#. THÁI DƯƠNG, THÁI ÂM
+ Nhật Xuất Lôi Môn (cư Mão, cửa
Chấn, quẻ Lôi) phú quí vẹn toàn.
+ Nhật Lệ Trung Thiên (Thái Dương
cư Ngọ) thượng cách quan lộc.
+ Nhật lạc nhàn cung (từ Dậu đến
Tý) u ám, tẻ nhạt, kém duyên.
+ Nhật Nguyệt thủ Mệnh bất như
chiếu hợp. Hội chiếu đẹp hơn thủ Mệnh.
+ Nhật Nguyệt tịnh minh chiếu
bích: Nhật Mão, Nguyệt Hợi, Chiếu Mùi, Nguyệt Dậu, Nhật Tỵ chiếu Sửu cũng vậy.
Rực rỡ, đẹp đẽ cả quan và tài lộc.
+ Nhật Nguyệt chiếu hư không
(Nhật Nguyệt hội chiếu cung Vô Chính Diệu), nếu cung Vô Chính Diệu có Tuần,
Triệt án ngữ, là kỳ cách, toàn mỹ.
+ Nhật Nguyệt đồng tranh Sửu Mùi,
Nhật Nguyệt ở Sửu cung Mệnh ở Mùi và ngược lại, là người tài giỏi, nhưng khó
hiển đạt công danh. Mấy Người Bất Hiển
Công Danh, Chỉ Vì Nhật Nguyệt Đồng Tranh Sửu Mùi.
+ Nhật Nguyệt đồng tranh ái ngộ
Khoa, Lộc, Xương, Khúc: Thành danh.
+ Nhật Nguyệt tranh huy: Nhật ở
Thìn, Nguyệt ở Tuất: Gia tộc vững vàng, công danh hiển đạt, no ấm. Nếu Nhật ở
Tuất, Nguyệt ở Thìn có Tuần Triệt hoặc Thiên, Địa Không tọa thủ, án ngữ, hội
chiếu cũng được hưởng cách trên.
+ Nhật Nguyệt miếu vượng gặp Hóa
Kỵ sáng sủa bội phần.
+ Nhật Nguyệt hãm địa gia hội Diêu,
Đà, Kỵ: Thật xấu hãm, hôi hám, mục tật.
+ Nhật Nguyệt hãm địa gặp Lục
Sát: Trai trộm cướp, gái tà dâm.
+ Giáp Nhật, giáp Nguyệt (trường
hợp Mệnh cư cung Sửu Nhật ở Dần, Nguyệt ở Tý) không đắc quan lộc thì cũng thành
cự phú.
+ Cự Nhật Tỵ, Hợi: Thực lộc trì
danh (khi Thái Dương cư Tỵ, Cự Môn cư Hợi) phúc lộc song toàn. Nhưng Phản Vi
Bất Giai (khi Thái Dương cư Hợi, Cự Môn cư Tỵ) là cách công danh trắc trở, tiền
bạc khó kiếm, vãn niên mới an nhàn.
+ Nhật cư Hợi Địa, Nhật trầm thủy
đế, nếu hội với Kình Dương là cách Cái Thế Văn Chương.
+ Nhật Nguyệt đồng cung tại Sửu
Mùi gặp Hoá Kỵ, được no ấm giàu sang, nhưng Nhật Nguyệt đơn thủ phùng Hóa Kỵ,
thương tật ở mắt.
+ Nhật Nguyệt dù miếu, vượng hay
đắc địa tối kỵ Kình, Đà: Tiền bạc hao tán, gia đạo rối ren, quan lộc đứt gánh
giữa đường.
+ Thái Âm cư Hợi là cách Nguyệt
Lãng Thiên Môn, quyền quí song toàn.
+ Thái Âm cư Tý là cách Thủy Đăng
Quế Ngạc (giọt nước đọng trên cành quế), sắc đẹp tuyệt vời, văn chương sáng
láng, can gián thiên hạ đệ nhất cách.
+ Thái Âm cư Tý thủ Mệnh, thượng
cách với người tuổi Bính, tuổi Đinh.
+ Thái Âm hãm địa tối kỵ phùng
Thiên Lương hội chiếu, đàn bà gặp cách này dâm đãng và nghèo hèn.
+ Thái Âm miếu vượng cũng như Vũ
Khúc miếu vượng tọa thủ đồng cung với Lộc Tồn là cư phú cách.
+ Thái Âm hãm ngộ Đà La là cách
hôi hám, thô tục, lăng loàn.
#. THIÊN CƠ, THIÊN LƯƠNG
+ Thiên Cơ (máy trời) phú tính từ
tâm. Gia hội ác sát tinh thành người trí trá, xảo quyệt, thủ đoạn khôn lường,
trộm cướp, trai gái bất lương.
+ Cơ, Lương cư Thìn Tuất là
thượng cách, ôn lương, thủy chung, đa tài, mưu lược. Tại Tuất vượng hơn tại
Thìn (Tuất là thổ hỏa, Cơ Lương là mộc).
+ Cơ, Âm cư Dần Thân ngộ Xương,
Riêu là cách văn chương tình ái (dâm thư).
+ Cơ Nguyệt Đồng Lương là cách
quan chức nhỏ, công chức.
+ Thiên Lương (mộc) cũng như Tham
Lang (thủy) cư cung miếu vượng chủ thọ.
+ Thiên Lương cư Tý, Dần, Mão,
Thìn, Ngọ, Tuất là miếu vượng.
+ Thiên Lương cư Ngọ (Ngọ Thượng
Thiên Lương) là cách nhiếp chính triều đình, phúc lộc song toàn, đàn bà được
hưởng cách trên nhưng cực kỳ dâm đãng.
+ Thiên Lương tọa thủ đồng cung
với Thái Dương tại Mão là cách Nhật Xuất Phù Tang, phúc lộc song toàn, đàn bà
xinh đẹp, hưởng tuổi trời. Nếu phùng Xương Lộc thì phú quí đến tột bậc.
+ Thiên Lương hãm địa có Thái Âm
hợp chiếu hoặc ngược lại là cách của người tang bồng, trôi dạt trên bước như
bèo như cỏ.
+ Lương, Đồng đơn thủ tại Tỵ Hợi,
nam lãng tử, nữ đa tình.
+ Lương, Đồng miếu vượng đơn thủ
hay tọa thủ đồng cung là cách Bất Phạ Tai Ương, không bao giờ vướng vào tai
ách.
+ Lương, Đồng, Cơ, Nguyệt tại Dần
Thân cách thông minh, phúc lộc song toàn.
+ Thiên Lương tọa thủ đồng cung
Văn Xương là thượng cách quí hiển.
+ Thiên Lương tọa thủ đồng cung
Thiên Mã là người hay thay đổi, thích bôn ba. Ở đàn bà thay đổi chồng như thay
áo.
#. CỰ MÔN, THIÊN ĐỒNG
+ Cự Môn (thủy) cư Thìn Tuất
(thổ) xấu hãm, ngoại trừ người tuổi Tân (kim) được cát vượng tam tài, Tân nhân
tối ái Cự Môn.
+ Cự Nhật cư Dần, Thân là cách
Quan Phong Tam Đại. Tuy nhiên cư Dần đẹp hơn cư Thân (Thái Dương hãm ở Thân).
+ Cơ Cự Mão Dậu là cách vượng
quan, vượng buôn bán lớn mà thành cự phú. Tuy nhiên thích ăn chơi xa hoa, đàng
điếm.
+ Cơ Cự Mão Dậu phùng Lộc Tồn là
người giàu sang, nhưng nói năng hợm đời, phô trương, bất cẩn, ỷ tiền bạc.
+ Cơ Cự Mão Dậu phùng Song Hao là
cách Trúng Thủy Triều Đông, tuyệt cách phú thương, uy quyền, danh tiếng.
+ Cự Đồng nhập Mộ: Cự Môn hoặc
Thiên Đồng đơn thủ hay đồng tọa thủ tại Thìn Tuất Sửu Mùi, nếu gặp Kình, Kỵ thì
nhất thiết phải phòng thủy nạn.
+ Cự Đồng đơn thủ tại La Võng,
nếu gặp Hoá Khoa là người có tài thuyết khách thành danh.
+ Cự Môn phùng Kình Đà Hoả
Linh,suốt đời vất vả lam lũ.
+ Cự Đà đồng thủ Mệnh trong người
có nốt ruồi hoặc tỳ vết lạ.
+ Cự Môn cư Hợi Tý kỵ ngộ Lộc Tồn
(thổ), xấu hãm. Nếu hội hợp với Quyền, Lộc, là người cao vọng, đa hư thiểu
thực.
+ Cự Môn Tý Ngọ phùng Khoa Quyền
Lộc: Thạch trung ẩn ngọc (ngọc trong đá). Phùng Triệt, Tuần, Song Hao cũng được
cách này.
#. VĂN XƯƠNG,VĂN KHÚC
+ Văn Xương, Văn Khúc: Đa học, đa
năng.
+ Xương Khúc thủ Mệnh: Chim sa cá
lặn, đa tình.
+ Xương Khúc hội Liêm Trinh: Ly
tổ bôn ba, hình tù, đoản thọ.
+ Xương Khúc phùng Lương: Đa tài,
công danh lừng lẫy.
+ Văn Xương, Tả Phụ: Vị trí công
khanh.
+ Xương Khúc giáp Mệnh: Thông
minh, quí hiển.
+ Nhị Khúc (Văn Khúc, Vũ Khúc)
đồng cung: Văn võ toàn tài.
#. TẢ PHỤ,HỮU BẬT
+ Tả Phụ, Hữu Bật tối hỷ tứ mộ:
Đẹp đẽ ở Thìn Tuất Sửu Mùi, nhất là với người sinh tháng Tư, tháng Mười.
+ Tả Phụ, Hữu Bật: Chung thân
phúc hậu.
+Tả, Hữu, Nhật, Trinh: Tội tù khó
tránh (Thái Dương, Liêm Trinh hãm).
+ Tả Hữu giáp Mệnh vi quí cách.
+ Phụ Bật giáp Đế (Tử Vi): Danh
giá, quyền uy.
+ Tả Hữu đơn thủ chiếu Mệnh: Ly
hương lập nghiệp.
#. CÁC BỘ NHÓM TRUNG TINH,BÀNG
TINH KHÁC
+Thiên Khôi, Thiên Việt: Khôi trưởng, Việt thứ./ Tọa Khôi Hướng Việt, cái thế văn chương./ Khôi Việt tọa thủ đồng cung, lợi thi cử./ Khôi Việt phùng Lục Sát, bệnh nạn hiểm nghèo./ Giáp Khôi, giáp Việt phú quí khả kỳ.
+. Lộc Tồn: Lộc Tồn hậu trọng đa y thực./ Lộc phùng xung Phá (Phá Quân hội Phá Toái) cát dã thành hung./ Song Lộc thủ Mệnh, Lã Hậu chuyên quyền./ Tọa Lộc hội Lộc chung thân phú quí./ Minh Lộc, ám Lộc (nhị hợp) vị trí công khanh./ Lộc Mã giao trì chúng thân sủng ái.
Kình Dương: Kình Dương nhập miếu
(Thìn Tuất Sửu Mùi) phú quí song toàn. / Kình Dương Tý Ngọ Mão Dậu hình
thương./ Kình Dương cư Ngọ Mã đầu đới kiếm (hội Thất Sát). / Kình phùng Liêm
Tướng khó thoát tội tù./ Hoả Kình tứ Mộ, danh tiếng lẫy lừng./ Kình Đà Hoả
Linh, lưng gù, nạn ách thảm thương./ Giáp Kình, giáp Đà vi khất cái (ăn mày).
+ Địa Không, Địa Kiếp: Không Kiếp miếu Tỵ Hợi, sớm đạt công danh./ Không Kiếp giáp Mệnh vi bại cục./ Địa Kiếp đơn thủ là người ích kỷ./ Kiếp Cơ (Thiên Cơ) ngộ Hoả: Hoả tai./ Không Kiếp, Đào Hồng, Đà Linh: Chết yểu như Nhan Hồi.
+ Hoá Khoa, Hoá Quyền, Hoá Lộc, Hoá Kỵ: Hoá Lộc (mộc) tối hiềm Tứ Mộ./ Hoá Lộc Dần Mão, giàu có, giữ của giỏi./ Hợp Lộc, củng Lộc, tài, quan, cát vượng./ Lộc phùng Lương (Thiên Lương miếu) tha nhân./ Song Lộc Cơ Lương, phú gia địch quốc./ Quyền Lộc trùng phùng, tài quan song mỹ./ Quyền Khốc đồng cung, danh tiếng, quyền thế./ Khoa minh, Lộc ám (nhị hợp) quí hiền một đời./ Giáp Khoa, giáp Lộc vi quí cách./ Khoa Quyền Lộc hợp, phú quí song toàn./ Khoa Quyền Lộc tam hoá liên châu (ba cung liền), thượng cách Tài, Quan./ Kỵ ngộ Khoa tinh ngôn hành danh thuận./ Hoá Khoa cư Tý lạc cung.
+ Song Hao, Tang Hổ, Khốc Hư: Nam nhân Tang Hổ hữu tài uyên bác./ Nữ nhân Tang Hổ đa sự quả ưu./ Hao ngộ Tham Lang, gian dâm sâu kín./ Song Hao Mão Dậu, trúng thủy triều đồng./ Khốc Hư Tý Ngọ tiền bần hậu phú.
M. ĐỌC LƯỠNG LỘ TUẦN KHÔNG, TRIỆT KHÔNG
+ Triệt Lộ và Tuần Lộ không nên
hiểu như là tên sao, mà nên hiểu như là một lộ (con đường), đều mang ý nghĩa
xoá sạch, hết đường, bị chặn đứng, trói buộc. Triệt lộ nặng ý nghĩa chém đứt,
chặn đứng, nên còn gọi là Thiên Búa. Tuần Lộ nặng ý nghĩa trói buộc,giam hãm,
tối tăm, nên còn Địa Giây.
+ Tuần Triệt đều không mang một
phẩm hành cụ thể. Cư ở hai cung nào là hành của hai cung ấy. Ví dụ: Triệt của
người Giáp Kỷ cư ở hai cung Thân Dậu gọi là Triệt Kim, Tuần của người sinh từ
năm 1944 - 1953 cư tại hai cung Ngọ Mùi gọi là Tuần Hỏa. Vì tính chất Thiên Búa
của Triệt và Địa Giây của Tuần và nên bảo Triệt đáo Kim cung và Tuần lâm hỏa
địa không đáng ngại, là vậy.
+ Triệt Lộ và Tuần Lộ cư hai cung
âm dương liền nhau, cung dương hung cát nhiều hơn đối với người Dương Nam, Âm
Nữ, cung Âm hung cát nhiều hơn đối với người Âm Nam, Dương Nữ. Ví dụ: Giáp Thân
và Ất Dậu đều có Triệt ở Thân/Dậu, người nam Thân và người nữ Dậu quan ngại
Triệt ở cung Thân, người nữ Thân và nam Dậu quan ngại Triệt ở cung Dậu.
+ Mệnh có Triệt, Thân có Tuần
hoặc ngược lại gọi là Mệnh Triệt Thân Tuần hoặc Mệnh Tuần Thân Triệt. Trường
hợp này ý nghĩa gần như là Mệnh Không, Thân Kiếp hoặc Mệnh Kiếp, Thân Không.
+ Mang trọng trách xóa sạch, nên
Tuần và Triệt thực thi bổn phận một cách vô tư, khách quan, có nghĩa là xóa
sạch cả phần cát và phần hung của cung trấn giữ. Vì vậy không nên quá e ngại
Tuần Triệt, bởi chính sự xoá sạch này lại làm công việc giáng phúc trừ hoạ. Ví
dụ: Tuần, Triệt cư cung Giải Ách được cách trừ họa (Tam Phương xung sát hạnh đắc nhất triệt nhi khả bằng - bình an với lục
sát), nhưng nếu cầu quan hay cầu tài thì cũng vô ích.
+ Cung có Tuần hoặc Triệt cố định
án ngữ, đại hạn hay tiểu hạn đến cung đó thì Tuần Triệt được tháo cởi, coi như
cung đó không có Tuần Triệt trong đại hoặc tiểu hạn ấy, phúc và họa đến đồng
thời với cung vừa tháo cởi Tuần Triệt. Như ví dụ trên, có thể gặp nạn lớn hoặc
phúc lớn ở ngay cung Giải Ách.
+ Tuần Triệt không mang hành cụ
thể, nên không thể chế ngự Tuần Triệt bằng Ngũ Hành, mà chỉ có thể dịch chuyển
Tuần Triệt, với ý nghĩa tăng cát, giảm hung từ hai cung Âm Dương mà Tuần Triệt
án ngữ.
+ Tuần Triệt tọa thủ đồng cung
Thân hoặc Mệnh, thì sự xấu hãm khó lòng chế giải được. Nhất là với người sinh
giờ Tý hoặc giờ Ngọ.
+ Tác động rõ rệt nhất của Tuần
Triệt với cung Vô Chính Diệu, cung Phúc Đức, cung Giải Ách và với hai sao Thái
Dương và Thái Âm.
+ Thiên Mã là sao động, nên rất
ngại Tuần (giây buộc), Triệt (kiếm, búa) nên chẳng những vô tích sự ở trong
cung có Tuần Triệt án ngữ, mà còn bị Tuần Triệt cách cung che chắn, rất khó
dịch chuyển.
+ Ba cặp sao: Thiên,Nguyệt Đức,
Đào/Hồng, Long/ Phượng Các có năng lực vượt qua Tuần Triệt bằng khe cửa nhỏ,mới
bảo rằng Hư Không mà cũng đa tình.
/ Mời đọc tiếp Chương 4/
VANDANBNN
VANDANBNN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét