CHƯƠNG 4/ SÁCH TỬ VI ỨNG DỤNG
1.ĐỊNH VỊ TỨ TRỤ
#. Trụ 3,tương quan giữa Mệnh và cục.
2. ĐỊNH VỊ THEO SAO
/ Mời đọc tiếp Chương 5/ TVUD/
vandanbnn
Nguyễn Nguyên Bảy
TỬ VI ỨNG DỤNG
CHƯƠNG 4
ĐỊNH HƯỚNG DỰ ĐOÁN
CHƯƠNG 4
ĐỊNH HƯỚNG DỰ ĐOÁN
1.ĐỊNH VỊ TỨ TRỤ
Định vị tứ trụ là định vị vị lá
số theo âm dương, ngũ hành và cung số. Bốn căn cứ Năm, Tháng, Ngày, Giờ sinh là
Tứ Trụ của lá số Tử Vi, lần lượt xem xét từng trụ.
#. Trụ 1, năm sinh.
Phải xem xét ngũ hành của Can và
Chi trương sinh, tương khắc hay bình hòa. Can sinh Chi gọi là sinh nhập, bậc 1,
Can khắc Chi gọi là khắc nhập bậc 4. Chi sinh Can gọi là sinh xuất, bậc 3, Chi
khắc Can gọi là khắc xuất, bậc 2.
Ví dụ tuổi Giáp Thân : Giáp là
Can, thuộc mộc. Thân là Chi, thuộc kim. Mộc-Kim là thế hành tương khắc, Chi
khắc Can (kim khắc mộc) là khắc xuất, bậc 2.
Tiếp theo, xem xét thế của Chi.
Ví dụ trên : Chi Thân, tam hợp Thân Tí Thìn, thuộc thủy giao tiếp. Nhị
hợp với Tỵ hóa thủy, cũng thuộc giao tiếp. Xung với Dần, thế tương xung đối
lập, hình bóng, xác hồn, lực trí. Với Hợi, chi Thân hình hại, mất hào quang.
#. Trụ 2, Hành.
Phải xác định nhóm hành, ý nghĩa
của hành và thế sinh khắc của hành. Ví dụ đã dẫn, người Giáp Thân, hành Tuyền
Trung Thủy.
Nhóm hành : Tuyền Trung Thủy là
thủy giếng, hay thủy suối. Tuyền Trung Thủy thuộc nhóm hành mang ý nghĩa khởi
sự cuộc người, ý nghĩa sinh tồn, sinh lý, gồm các hành bắt đầu với Đại Trạch
Thổ, tiếp đến Kiếm Phong Kim, Tuyền Trung Thủy, Thạch Lưu Mộc, Sơn Hạ Hỏa.
Ý nghĩa : Tuyền Trung Thủy là
suối hay là giếng ngoài ý nghĩa là nguồn nước cần cho nhu cầu sống hàng
ngày của con người, còn hàm nghĩa cội nguồn, là thủy khởi đầu cho âm dương hoan
phối mà tạo thành thai khí.
Sinh khắc của hành : Tuyền Trung
Thủy là giếng, định nghĩa của giếng : Uống mãi không cạn, vơi lại đầy, đầy
không tràn. Từ định nghĩa này luận : Kim sinh thủy, trường hợp này thủy không
có nhu cầu sinh nhập, thủy chỉ cần dụng thuận lý là cát, thuận lý tàng ẩn ý
nghĩa tự lập mà gây dựng sự nghiệp. Thủy sinh mộc, trường hợp này cần điều tiết
sao cho thủy mộc hài hòa, tránh tình trạng dư thủy mộc bị úng. Thủy khắc hỏa,
nhưng nên tránh Thiên Thượng Hỏa, bởi dù ít nhưng cũng bị phản khắc trong tình
trạng nắng làm thủy bốc hơi, và nên dụng hỏa sao cho thủy được trang sức đẹp
thêm. Và với thổ, giếng hay suối cần tránh tình trạng bị thổ lấp mà bế tắc,
hung xấu.
#. Trụ 3,tương quan giữa Mệnh và cục.
Mệnh là một cá thể, cục diện, là
môi trường, là xã hội, ý nghĩa to lớn. Mối tương quan này rất quan trọng. Bình
hòa với môi trường là ôn hòa nhất, thế Cục sinh Mệnh là bậc 1, Mệnh khắc Cục là
bậc 2, Mệnh sinh Cục là bậc 3 và Cục khắc Mệnh là bậc 4.
#. Trụ 4, là âm dương hay bản
thể của đương số.
Theo hành của Can, Chi mà xác lập
âm dương của tuổi. Nếu Can Chi dương đều là người dương, Can, Chi âm đều là
người âm bất kể nam hay nữ. Ví dụ Tuổi Giáp Thân, nếu là nam thì gọi là Dương
nam, nếu là nữ thì gọi là dương nữ.
Cung Mệnh an tại các cung : Tí,
Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất là dương vị, an tại các cung Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Dậu,
Hợi là âm vị.
Trường hợp tuổi dương nam, dương
nữ, an tại các cung dương thì gọi là âm dương thuận lý, an tại các cung âm thì
gọi là âm dương nghịch lý. Tất nhiên âm dương thuận lý thì cát tường của lá số
tăng trưởng tốt đẹp hơn, ngược lại nghịch lý, thì cơ may cát tường bị
triết giảm.
Nếu tứ trụ đánh giá là 100%, thì
mỗi trụ là 25%. Nhưng trong thực tế, không có đạo dương nào là dương toàn phần
và đạo âm nào là đạo âm toàn phần, luôn trong âm có dương và ngược lại. Do vậy,
theo kinh nghiệm cá nhân, người xem xét Tử vi có thể lược định mỗi trụ theo cảm
nhận trực giác của mình và thường mỗi trụ không vượt quá 20% và lá số nào đạt
được 80% đã là lá số phi thường cách hay còn gọi là lá số đẹp toàn diện tam
tài.
Ví dụ đã dẫn: Tuổi Giáp Thân,
khắc xuất, bậc 2, điểm đánh giá trong phạm vi 15% cộng trừ 3%, trường hợp cụ
thể này là 17%./ Hành Tuyền Trung Thủy, dễ tương thích đời sống, 20% cộng trừ
3%, trường hợp cụ thể này là 16%./ Tuổi Mệnh Thủy, cục diện thủy, bình hòa
thủy, thế bình hòa 20% cộng trừ 3%, trường hợp này là 18%./ Tuổi Giáp Thân, nam
nhân nên là dương nam, cung Mệnh an tại cung Tí, là cung dương vị, là âm dương
thuận lý, thế thuận lý 20% cộng trừ 3%, trường hợp này 19%, được lợi ích thêm
vì tuổi Thân tam hợp cung mệnh an tại Thân, Tí, Thìn, tam hợp thủy.
Như vậy tứ trụ của người Giáp
Thân này là : 17+16+18+19 = 70%. So sánh trên tháp tam giác nhân loại, chiều
cao (h) ở mức 70% là khá cao, lá số Tử Vi này thuộc dạng quí hoặc phú cách.
Căn cứ đánh giá Tứ Trụ (Theo kinh
nghiệm cá nhân,tham khảo)
Thế Mệnh sinh nhập hoặc bình hòa
: 20% cộng trừ 3 / Thế Mệnh khắc xuất : 15% cộng trừ 3 / Thế Mệnh sinh xuất :
10% cộng trừ 3 / Thế Mệnh khắc nhập : 5% cộng trừ 3/ Tứ trụ từ 60% trở lên là
phú hoặc quí cách. Từ 50-60% là bình thường cách. Dưới 50% là tạp hoặc bần
cách.
2. ĐỊNH VỊ THEO SAO
Các sao chính tinh, trung tinh và
bàng tinh hội hợp với nhau thành từng bộ, các bộ sao hung cát ấy giúp định vị
được bản chất của lá số là Phú Cục, Quí Cục hay Bần tiện cục hoặc Tạp cục.
Trước khi trình bầy cụ thể từng
cách cục, cần lưu ý mấy điểm sau :
1. Căn cứ đánh giá Tứ trụ để phân
cục lá số thuộc Phú Quí hay Bần, Tạp cục.
2. Các bộ sao Tuần không, Triệt
không, Lục sát, Lục bại chẳng những là cơ sở khảng định Bần tiện hay Tạp
cục, mà còn là căn cứ để lý giải tình trạng Phú cục, Quí cục dịch biến thành
bần tiện cục.
3. Các bộ sao Tứ Hóa (Khoa,
Quyền, Lộc, Kỵ), Tam Minh (Đào, Hồng, Hỉ), Tứ Linh (Long, Phượng, Hổ, Cái) và
các bộ sao tốt đẹp tương tự, có ý nghĩa triết giảm đáng kể phần hung xấu của
các lá số Bần tiện hay Tạp cục và làm cho các lá số Phú, Quí cục trở nên tốt
đẹp hơn.
Dưới đây là những đơn cử dạng
biệt :
#. PHÚ CỤC :
+ Cung Mệnh hay cung Điền hoặc
Tài, có Thiên Tướng tọa thủ, có Thiên Lương giáp cung là cách Tài Ấm Giáp Ấn
( Thiên Ấn là tên gọi khác của Thiên Tướng, Thiên Lương còn gọi Ấm tinh
).
+Cung Thân có Phủ, Tướng hợp
chiếu là cách Phủ, Ấn Củng Thân.
+ Cung Mệnh hay cung Điền hoặc
Tài an tại Ngọ, có Thái Dương tọa thủ là cách Kim-Sán Quang Huy.
+ Cung Mệnh hay cung Điền hoặc
Tài có Tham Vũ tọa thủ đồng cung, hay tại Mùi có Phủ tọa thủ có Nhật Nguyệt
giáp cung là cách Nhật Nguyệt Giáp Tài (Tài tinh là tên riêng của Vũ
Khúc, chủ về tiền bạc ).
+ Cung Mệnh hay cung Điền, hoặc
cung Tài an tại Sửu có Nhật Nguyệt tọa thủ đồng cung tại Mùi xung chiếu, hoặc
an tại Mùi có Nhật Nguyệt tọa thủ đồng cung tại Sửu xung chiếu là cách Nhật
Nguyệt Chiếu Bích.
+ Cung Mệnh hay cung Điền hoặc
cung tài có Mã tọa thủ, có Vũ Khúc, Lộc Tồn giáp cung là cách Tài Lộc Giáp
Mã.
#. QUÍ CỤC :
+ Tử Vi sáng sủa tọa thủ tại cung
Mệnh hay Quan Lộc, có Tả, Hữu hay Thiếu Dương, Thiếu Âm giáp cung, nên ví như
xe vàng phò vua, là cách Kim Dư Phù Giá .
+ Cung Mệnh hay Quan Lộc có
Tử Vi sáng sủa tốt đẹp tọa thủ, có Thiên Phủ chiếu hoặc ngược lại Thiên Phủ tọa
thủ có Tử Vi chiếu là cách Tử, Phủ Triều Viên.
+ Cung Mệnh hay cung Quan Lộc có
Tử Vi sáng sủa tốt đẹp tọa thủ, có Tả Phù, Hữu Bật hợp chiếu là cách Phụ
Bật Củng Chủ.
+ Cung Mệnh hay cung Quan Lộc có
Tử Vi sáng sủa tọa thủ, có Tả Hữu và đủ bộ Xương, Khúc, Khôi, Việt, Long,
Phượng hội hợp là cách Quân,Thần Khánh Hội.
+ Cung Mệnh hay cung Quan Lộc có
Thiên Phủ tọa thủ, Thiên Tướng hội chiếu hay Thiên Tướng tọa thủ, Thiên Phủ hội
chiếu là cách Phủ, Tướng Triều Viên.
+ Cung Mệnh hay cung Quan Lộc an
tại Mão, Dậu có Thiên Cơ và Cự Môn tọa thủ là cách Cự, Cơ Mão Dậu.
+ Cung Mệnh hay cung Quan Lộc an
tại Dần Thân, có Thất sát tọa thủ có Tử Phủ đồng cung xung chiếu, là cách Thất
sát Triều Đẩu.
+ Cung Mệnh hay cung Quan Lộc an
tại Tứ Mộ (Thìn, Tuất, Sửu, Mùi), có Tham tọa thủ gặp Hỏa đồng cung là cách
Tham, Hỏa Tương Phùng.
+ Cung Mệnh hay cung Quan Lộc an
tại mão, có Thái Dương tọa thủ là cách Nhật Xuất Phù Tang.
+ Cung Mệnh hay cung Quan Lộc an
tại Hợi có Thái Âm tọa thủ là cách Nguyệt Lãng Thiên Môn.
+ Cung Mệnh hay cung Quan Lộc an
tại Tí, có Nguyệt tọa thủ (Tí thuộc cửa Khảm thủy nên gọi là Thương Hải) là
cách Nguyệt Sinh Thương Hải, còn có tên gọi khác là Minh Châu
Xuất Hải.
+ Cung Mệnh hay cung Quan Lộc an tại Sửu có Nhật, Nguyệt tọa thủ tại Mùi xung chiếu và an tại Mùi có Nhật Nguyệt đồng tọa thủ tại Sửu xung chiếu là cách Nhật, Nguyệt Đồng lâm.
+ Cung Mệnh hay cung Quan Lộc an tại Sửu, có Nhật tọa thủ tại Tỵ và Nguyệt tọa thủ tại Dậu hợp chiếu hay an tại Mùi, có Nhật tọa thủ tại Mão và Nguyệt tọa thủ tại Hợi hợp chiếu là cách Nhật Nguyệt Tịnh Minh.
+ Cung Mệnh hay cung Quan Lộc an tại Sửu có Nhật, Nguyệt tọa thủ tại Mùi xung chiếu và an tại Mùi có Nhật Nguyệt đồng tọa thủ tại Sửu xung chiếu là cách Nhật, Nguyệt Đồng lâm.
+ Cung Mệnh hay cung Quan Lộc an tại Sửu, có Nhật tọa thủ tại Tỵ và Nguyệt tọa thủ tại Dậu hợp chiếu hay an tại Mùi, có Nhật tọa thủ tại Mão và Nguyệt tọa thủ tại Hợi hợp chiếu là cách Nhật Nguyệt Tịnh Minh.
+ Cung Mệnh hay cung Quan Lộc có
Tướng sáng sủa tốt đẹp tọa thủ, có Lộc mã giáp cung là cách Lộc Mã Bội Ấn (Thiên
Ấn là tên khác của Thiên Tướng).
+ Cung Mệnh hay cung Quan Lộc có
Tướng tọa thủ, có Hình, Liêm giáp cung (Hình là tên riêng của Kình Dương và Tù
là tên riêng của Liêm Trinh), là cách Hình, Tù Giáp Ấn.
+ Cung Mệnh hay cung Quan Lộc an
tại Ngọ,có Kinh tọa thủ, có Hình,Mã hợp chiếu, ví như đầu ngựa có mang thanh
kiếm là cách Mã Đầu Đới Kiếm.
+ Cung Mệnh hay cung Quan Lộc an
tại Tứ Mộ, có Kình tọa thủ là cách Kình Dương Nhập Miếu (tốt đẹp nhất
cho người Thìn, Tuất, Sửu, Mùi).
+ Cung Mệnh có Khôi tọa thủ, có
Việt chiếu hay có Việt tọa thủ, có Khôi chiếu là cách Tọa Quí, Hướng Quí.
+ Cung Mệnh hay cung Quan Lộc có
Văn Xương, Văn Khúc tọa thủ, hoặc một sao tọa một sao chiếu, và thêm Khôi Việt,
Tuế hội hợp là cách Văn Tinh Ám Củng.
+ Cung Mệnh hay cung Quan Lộc có
Khoa,Quyền Lộc hội chiếu, là cách Khoa Quyền Lộc củng.
+ Cung Mệnh hay cung Quan Lộc có
Quyền, Lộc, Sinh tọa thủ đồng cung là cách Quyền, Lộc, Sinh Phùng.
+ Cung Mệnh hay cung Quan Lộc có
Khoa tọa thủ, có Lộc nhị hợp, hay có Lộc tọa thủ, Khoa nhị hợp là cách Khoa
Minh, Lộc Ám.
+ Cung Mệnh hay cung Quan Lộc có
Hóa Lộc tọa thủ, Lộc Tồn nhị hợp hay có Lộc Tồn tọa thủ Hóa Lộc nhị hợp là cách
Minh Lộc, Ám Lộc .
+ Cung Mệnh hay cung Quan Lộc có
Lộc tọa thủ, có Vũ, Tướng giáp cung là cách Tài, Ấn Giáp Lộ.
#. BẦN TIỆN CỤC
+ Liêm Trinh thủ Mệnh tại dần,
Thân gặp Tuần Triệt án ngữ là cách Sinh Bất Phùng Thời.
+ Phá thủ mệnh tại Dần, Thân gặp
nhiều sao mờ ám xấu xa xâm phạm là cách Nhất Sinh Cô Bần.
+ Vũ Khúc hay Liêm Trinh mờ ám
xấu xa thủ Mệnh gặp nhiều sát tinh xâm phạm là cách Tài Dữ, Tù Cừu.
+ Nhật Nguyệt mờ ám xấu xa thủ Mệnh
hay chiếu Mệnh là cách Nhật, Nguyệt Tàng Hung.
+ Mệnh có nhiều sát tinh mờ ám
xấu xa hội hợp, là cách Quân Tử Tại Dã.
+ Cung Mệnh có Lộc Tồn hay Hóa
Lộc tọa thủ gặp Không Kiếp đồng cung, là cách Lộc Phùng Lưỡng Sát.
+Thiên Mã thủ Mệnh gặp Tuần Triệt
án ngữ là cách Mã Lạc Không Vong.
#. TẠP CỤC :
+ Cung Mệnh, Thân mờ ám xấu xa,
nhưng vận hạn lại rất tốt đẹp, ví như rồng mây gặp hội là cách Phong Vân tế
Hội.
+Cung Mệnh,Thân xấu xa mờ ám,
nhưng vận hạn tốt đẹp, ví như cây khô gặp mùa xuân, là cách Khô Mộc Phùng
Xuân.
+ Thời trẻ vất vả cực khổ vì gặp
hạn xấu, về già an nhàn khá giả vì gặp hạn tốt ví như mặc áo gấm về làng, là
cách Y Cẩm Hoàn Lương.
+ Nửa năm hanh thông, nửa năm
hung xấu là cách Cát Hung Tương Bán.
+ Vận hạn trước sau, xấu tốt không
rõ rệt, may liền với rủi, liên miên, ví như ngưới bệnh đi bộ lâu mà không tìm
được thầy thuốc, là cách Bộ Số Vô Y.
+ Hạn gặp Sát, Lộc, Mã hội hợp và
Tam Không xâm phạm. Trường hợp này Lộc, Mã bị nguy khốn nên hạn xấu, là cách Lộc
Xung, Mã Khổn
/ Mời đọc tiếp Chương 5/ TVUD/
vandanbnn
Nguyễn Nguyên Bảy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét