NHIỀU TÁC GIẢ
Lý Phương Liên-Nguyễn Nguyên Bảy (Chủ biên)
THƠ BẠN THƠ, 5
NXB HỘI NHÀ VĂN
Lý Phương Liên-Nguyễn Nguyên Bảy (Chủ biên)
THƠ BẠN THƠ, 5
NXB HỘI NHÀ VĂN
THƠ NGƯỜI THƠ ĐÃ MẤT
/14 tác giả xếp theo ABC/
/1. Ngọc Anh/ 2. Nguyễn Đình Ảnh/ 3. Thúy Bắc/ 4. Vũ Cao/ 5. Hồ Dzếnh / 6. Cẩm Giang/ 7. J.Leiba/ 8. Phan Khôi/ 9. Mạnh Lê/ 10. Thế Lữ/ 11. Thảo Phương/ 12. Nguyên Sa/ 13. Nguyễn Bắc Sơn/ 14. Chế Lan Viên/
1. Thơ NGỌC ANH
/ 1934-1965/
BÓNG CÂY KƠ-NIA
Buổi sáng em lên rẫy
Thấy bóng cây kơ nia
Bóng ngả che ngực em
Về nhớ anh không ngủ..
Buổi chiều mẹ lên rẫy
Thấy bóng cây kơ nia
Bóng tròn che lưng mẹ
Về nhờ anh mẹ khóc..
Em hỏi cây kơ nia
- Gió mày thổi về đâu
- Về phương mặt trời mọc
Mẹ hỏi cây kơ nia
- Rễ mày uống nước đâu?
Uống nước nguồn miền Bắc
Con giun sống nhớ đất
Chim phí sống nhớ rừng
Em và mẹ nhớ anh
Uống theo nguồn miền Bắc
Như bóng cây kơ nia
Như gió cây kơ nia..
Thơ Ngọc Anh / Lý Phương Liên đọc chọn
2. Thơ NGUYỄN ĐÌNH ẢNH
/ 1942-2006/
TRƯỚC CỔNG TRỜI QUẢN BẠ
Giữa hai bên vách đá
Mở ra một khoảng trời..
Trên chót đỉnh cao vời
Ta nhìn ra thăm thẳm
Ngước lên: Mùa đá xám
Cúi xuống: Sắc rêu xanh
Xòe tay - ngỡ gặp bạn
Nắm lại - hóa tay mình!
Như lạc giữa ngàn xanh
Khi bước lên chóp núi
Giữa muôn trùng hoang dại
Bao sắc mầu cỏ hoa
Con thác réo ngân nga
Đàn dê soi đáy suối
Giữa ngút ngàn cây trái
Dọc vùng rừng nguyên sơ
Không biết thực hay mơ
Ráng chiều như hơi khói
Bỗng ghiện ra le lói
Như nắng rọi qua mưa
Không thể chép bằng thơ
Và dấu bao sắc mầu
Cũng bất lực mà thôi
Như gió thoảng mây trôi
Làm sao mà vẽ được!
Nhưng cổng trời, cổng trời
Ở ngay trên mặt đất
Những vạt sương mầu mật
Lúa chín ngập lòng thung
Và tiếng nhạc ngựa rung
Suốt cùng rừng hoang dã..
Người Tày từ khắp ngả
Đi trồng lúa trồng rau
Những người Giáy, người Dao
Đi tìm măng, hái nấm
Vạt áo chàm thấp thoáng
Nhuộm xanh cả nắng chiều
Và gió thổi suối reo
Ấm giữa rừng sương giá..
Quản Bạ 3/10/1978
Thơ Nguyễn Đình Ảnh/ Lý Phương Liên đọc chọn
3. Thơ THÚY BẮC
/ 1937-1996/
SỢI THƯƠNG SỢI NHỚ
Trường Sơn đông
Trường Sơn Tây
Bên nắng đốt
Bên mưa quây
Em dang ta
Em xòe tay
Chẳng thể nào
Xua tan mây
Chẳng thế nào
Che anh được
Rút sợi thương
Chằm mái lợp
Rút sợi nhớ
Đan vòm xanh
Nghiêng sườn đông
Che mưa anh
Nghiêng sườn tây
Xòe bóng mát
Rợp trời thương
Mầu xanh suốt
Em nghiêng hết
Về bên anh
1970
Thơ Thúy Bắc/ Lý Phương Liên đọc chọn
4. VŨ CAO
(1922- 2007)
NÚI ĐÔI
Bảy năm về trước, em mười bảy
Anh mới đôi mươi, trẻ nhất làng
Xuân Dục, Đoài Đông hai cánh lúa
Bữa thì em tới, bữa anh sang.
Lối ta đi giữa hai sườn núi
Đôi ngọn nên làng gọi núi Đôi
Em vẫn đùa anh: sao khéo thế
Núi chồng núi vợ đứng song đôi!
Bỗng cuối mùa chiêm quân giặc tới
Ngõ chùa cháy đỏ những thân cau
Mới ngỏ lời thôi, đành lỗi hẹn
Đâu ngờ từ đó bặt tin nhau.
Anh vào bộ đội, lên Đông Bắc
Chiến đấu quên mình năm lại năm
Mấy bận dân công về lại hỏi
Ai người Xuân Dục, núi Đôi chăng?
Anh nghĩ quê ta giặc chiếm rồi
Trăm nghìn căm uất bao giờ nguôi
Mỗi tin súng nổ vành đai địch
Sương trắng người đi lại nhớ người.
Đồng đội có nhau thường nhắc nhở
Trung du làng nước vẫn chờ trông
Núi Đôi bốt dựng kề ba xóm
Em vẫn đi về những bến sông?
Náo nức bao nhiêu ngày trở lại
Lệnh trên ngừng bắn, anh về xuôi
Hành quân qua tắt đường sang huyện
Anh ghé thăm nhà, thăm núi Đôi.
Mới tới đầu ao, tin sét đánh
Giặc giết em rồi dưới gốc thông
Giữa đêm bộ đội vây đồn Thửa
Em sống trung thành, chết thủy chung!
Anh ngước nhìn lên hai dốc núi
Hàng thông, bờ cỏ, con đường quen.
Nắng lụi bỗng dưng mờ bóng khói
Núi vẫn đôi mà anh mất em!
Dân chợ Phù Linh ai cũng bảo:
Em còn trẻ lắm, nhất làng trong
Mấy năm cô ấy làm du kích
Không hiểu vì sao chẳng lấy chồng?
Từ núi qua thôn, đường nghẽn lối
Xuân Dục, Đoài Đông cỏ ngút đồng
Sân biến thành ao, nhà đổ cháy
Ngổn ngang bờ bụi cánh dơi bay.
Cha mẹ đưa nhau về nhận đất
Tóc bạc thương từ mỗi gốc cau
Nứa gianh nửa mái lều che tạm
Sương nắng khuây dần chuyện xót đau.
Anh nghe có tiếng người qua chợ
Ta gắng: mùa sau lúa sẽ nhiều
Ruộng thấm mồ hôi từng nhát cuốc
Làng ta rồi đẹp biết bao nhiêu!
Nhưng núi còn kia, anh vẫn nhớ
Oán thù còn đó, anh còn đây
Ở đâu cô gái làng Xuân Dục
Đã chết vì dân giữa đất này!
Ai viết tên em thành liệt sĩ
Bên những hàng bia trắng giữa đồng
Nhớ nhau anh gọi em: đồng chí
Một tấm lòng trong vạn tấm lòng.
Anh đi bộ đội sao trên mũ
Mãi mãi là sao sáng dẫn đường
Em sẽ là hoa trên đỉnh núi
Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm.
Thơ Vũ Cao/ Nguyễn Xuân Nha đọc chọn
5. HỒ DZẾNH (1916- 1991)
NGẬP NGỪNG
Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé
Để lòng buồn tôi dạo khắp trong sân
Ngó trên tay thuốc lá cháy lụi dần...
Tôi nói khẽ: Gớm, làm sao mà nhớ thế?
Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé.
Em tôi ơi tình nghĩa có gì đâu?
Nếu là không lưu luyến buổi sơ đầu?
Thuở ân ái mong manh hơn nắng lụa
Hoa bướm ngập ngừng cỏ cây lần lữa
Hẹn ngày mai mùa đến sẽ vui tươi
Chỉ ngày mai mới đẹp, ngày mai thôi!
Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé
Tôi sẽ trách- cố nhiên- nhưng rất nhẹ
Nếu trót đi em hãy gắng quay về
Tình mất vui lúc đã vẹn câu thề
Đời chỉ đẹp những khi còn dang dở
Thư viết đừng xong, thuyền trôi chớ đỗ
Cho nghìn sau... lơ lửng...với nghìn xưa.
XUÂN Ý
Trời đẹp như trời mới tráng gương
Chim ca tiếng sáng rộn bên đường
Có ai bên cửa ngồi hong tóc
Cho chảy lan thành một suối hương...
Sắc biếc giao nhau cành bắt cành
Nước trong hồ ngợp thủy tinh xanh
Chim bay cánh trĩu trong xuân ý
Em đợi chờ ai khuất bức mành?
Giã một giờ thương tình rất đẹp
Rất buồn và rất... rất thanh thanh
Này ai bán nguyệt, người ai nhỏ
Em ạ, yêu nhau...chết cũng đành!
Thơ Hồ Dzếnh/ Nguyễn Xuân Nha đọc chọn
6. Thơ CẦM GIANG
(1931- 1989)
NÚI MƯỜNG HUNG(*) DÒNG SÔNG MÃ
Anh là núi Mường Hung
Em là dòng sông Mã
Sông nhiều rêu, nhiều cá
Núi nhiều thú, nhiều măng
Chiều- bóng anh che sông
Sớm mặt em lóng lánh,
Sáo cành cây anh thổi vang lanh lảnh
Gió lùa qua miệng, anh lại mỉm cười
Rộn lòng em, thuyền độc mộc ngược
Như trăm nỗi băn khoăn khi đến tuổi
Nếu trời làm em sóng nổi
Anh ngã mình ngăn lại lúc phong ba.
Em là búp bông trăng
Anh là ngọn lúa vàng
Thi nhau lớn đẹp nương
Tỏa mùi thơm cùng nghe chim hót
Em cứ về nhà trước
Đợi anh ở bên sông
Anh làm no lòng mường,
Em làm vui ấm bản
Nếu con gấu giẫm gãy cành bông trắng
Là lúa anh sẽ cứa đứt chân
Nếu lúa này chuột, khỉ dám đến ăn
Sợi bông em sẽ bay mù mắt nó.
Anh là rừng thẳm
Em là suối sâu
Cây rừng anh làm cầu
Bắc ngang lên dòng suối
Hoa sim nở đỏ chói
Soi bóng xuống lòng em
Nếu hùm về, suối em thành thác,
Nếu sói về, rừng anh sẽ thành chông.
Quyết chẳng chịu đau lòng
Đời chúng ta rừng núi
Suối em phá tan bóng tối
Rừng anh chặn lại bão giông
Để anh lớn mãi thành núi Mường Hung
Em ngoan chảy thành dòng sông Mã.
2- 1953
/ 1934-1965/
BÓNG CÂY KƠ-NIA
Buổi sáng em lên rẫy
Thấy bóng cây kơ nia
Bóng ngả che ngực em
Về nhớ anh không ngủ..
Buổi chiều mẹ lên rẫy
Thấy bóng cây kơ nia
Bóng tròn che lưng mẹ
Về nhờ anh mẹ khóc..
Em hỏi cây kơ nia
- Gió mày thổi về đâu
- Về phương mặt trời mọc
Mẹ hỏi cây kơ nia
- Rễ mày uống nước đâu?
Uống nước nguồn miền Bắc
Con giun sống nhớ đất
Chim phí sống nhớ rừng
Em và mẹ nhớ anh
Uống theo nguồn miền Bắc
Như bóng cây kơ nia
Như gió cây kơ nia..
Thơ Ngọc Anh / Lý Phương Liên đọc chọn
2. Thơ NGUYỄN ĐÌNH ẢNH
/ 1942-2006/
TRƯỚC CỔNG TRỜI QUẢN BẠ
Giữa hai bên vách đá
Mở ra một khoảng trời..
Trên chót đỉnh cao vời
Ta nhìn ra thăm thẳm
Ngước lên: Mùa đá xám
Cúi xuống: Sắc rêu xanh
Xòe tay - ngỡ gặp bạn
Nắm lại - hóa tay mình!
Như lạc giữa ngàn xanh
Khi bước lên chóp núi
Giữa muôn trùng hoang dại
Bao sắc mầu cỏ hoa
Con thác réo ngân nga
Đàn dê soi đáy suối
Giữa ngút ngàn cây trái
Dọc vùng rừng nguyên sơ
Không biết thực hay mơ
Ráng chiều như hơi khói
Bỗng ghiện ra le lói
Như nắng rọi qua mưa
Không thể chép bằng thơ
Và dấu bao sắc mầu
Cũng bất lực mà thôi
Như gió thoảng mây trôi
Làm sao mà vẽ được!
Nhưng cổng trời, cổng trời
Ở ngay trên mặt đất
Những vạt sương mầu mật
Lúa chín ngập lòng thung
Và tiếng nhạc ngựa rung
Suốt cùng rừng hoang dã..
Người Tày từ khắp ngả
Đi trồng lúa trồng rau
Những người Giáy, người Dao
Đi tìm măng, hái nấm
Vạt áo chàm thấp thoáng
Nhuộm xanh cả nắng chiều
Và gió thổi suối reo
Ấm giữa rừng sương giá..
Quản Bạ 3/10/1978
Thơ Nguyễn Đình Ảnh/ Lý Phương Liên đọc chọn
3. Thơ THÚY BẮC
/ 1937-1996/
SỢI THƯƠNG SỢI NHỚ
Trường Sơn đông
Trường Sơn Tây
Bên nắng đốt
Bên mưa quây
Em dang ta
Em xòe tay
Chẳng thể nào
Xua tan mây
Chẳng thế nào
Che anh được
Rút sợi thương
Chằm mái lợp
Rút sợi nhớ
Đan vòm xanh
Nghiêng sườn đông
Che mưa anh
Nghiêng sườn tây
Xòe bóng mát
Rợp trời thương
Mầu xanh suốt
Em nghiêng hết
Về bên anh
1970
Thơ Thúy Bắc/ Lý Phương Liên đọc chọn
4. VŨ CAO
(1922- 2007)
NÚI ĐÔI
Bảy năm về trước, em mười bảy
Anh mới đôi mươi, trẻ nhất làng
Xuân Dục, Đoài Đông hai cánh lúa
Bữa thì em tới, bữa anh sang.
Lối ta đi giữa hai sườn núi
Đôi ngọn nên làng gọi núi Đôi
Em vẫn đùa anh: sao khéo thế
Núi chồng núi vợ đứng song đôi!
Bỗng cuối mùa chiêm quân giặc tới
Ngõ chùa cháy đỏ những thân cau
Mới ngỏ lời thôi, đành lỗi hẹn
Đâu ngờ từ đó bặt tin nhau.
Anh vào bộ đội, lên Đông Bắc
Chiến đấu quên mình năm lại năm
Mấy bận dân công về lại hỏi
Ai người Xuân Dục, núi Đôi chăng?
Anh nghĩ quê ta giặc chiếm rồi
Trăm nghìn căm uất bao giờ nguôi
Mỗi tin súng nổ vành đai địch
Sương trắng người đi lại nhớ người.
Đồng đội có nhau thường nhắc nhở
Trung du làng nước vẫn chờ trông
Núi Đôi bốt dựng kề ba xóm
Em vẫn đi về những bến sông?
Náo nức bao nhiêu ngày trở lại
Lệnh trên ngừng bắn, anh về xuôi
Hành quân qua tắt đường sang huyện
Anh ghé thăm nhà, thăm núi Đôi.
Mới tới đầu ao, tin sét đánh
Giặc giết em rồi dưới gốc thông
Giữa đêm bộ đội vây đồn Thửa
Em sống trung thành, chết thủy chung!
Anh ngước nhìn lên hai dốc núi
Hàng thông, bờ cỏ, con đường quen.
Nắng lụi bỗng dưng mờ bóng khói
Núi vẫn đôi mà anh mất em!
Dân chợ Phù Linh ai cũng bảo:
Em còn trẻ lắm, nhất làng trong
Mấy năm cô ấy làm du kích
Không hiểu vì sao chẳng lấy chồng?
Từ núi qua thôn, đường nghẽn lối
Xuân Dục, Đoài Đông cỏ ngút đồng
Sân biến thành ao, nhà đổ cháy
Ngổn ngang bờ bụi cánh dơi bay.
Cha mẹ đưa nhau về nhận đất
Tóc bạc thương từ mỗi gốc cau
Nứa gianh nửa mái lều che tạm
Sương nắng khuây dần chuyện xót đau.
Anh nghe có tiếng người qua chợ
Ta gắng: mùa sau lúa sẽ nhiều
Ruộng thấm mồ hôi từng nhát cuốc
Làng ta rồi đẹp biết bao nhiêu!
Nhưng núi còn kia, anh vẫn nhớ
Oán thù còn đó, anh còn đây
Ở đâu cô gái làng Xuân Dục
Đã chết vì dân giữa đất này!
Ai viết tên em thành liệt sĩ
Bên những hàng bia trắng giữa đồng
Nhớ nhau anh gọi em: đồng chí
Một tấm lòng trong vạn tấm lòng.
Anh đi bộ đội sao trên mũ
Mãi mãi là sao sáng dẫn đường
Em sẽ là hoa trên đỉnh núi
Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm.
Thơ Vũ Cao/ Nguyễn Xuân Nha đọc chọn
5. HỒ DZẾNH (1916- 1991)
NGẬP NGỪNG
Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé
Để lòng buồn tôi dạo khắp trong sân
Ngó trên tay thuốc lá cháy lụi dần...
Tôi nói khẽ: Gớm, làm sao mà nhớ thế?
Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé.
Em tôi ơi tình nghĩa có gì đâu?
Nếu là không lưu luyến buổi sơ đầu?
Thuở ân ái mong manh hơn nắng lụa
Hoa bướm ngập ngừng cỏ cây lần lữa
Hẹn ngày mai mùa đến sẽ vui tươi
Chỉ ngày mai mới đẹp, ngày mai thôi!
Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé
Tôi sẽ trách- cố nhiên- nhưng rất nhẹ
Nếu trót đi em hãy gắng quay về
Tình mất vui lúc đã vẹn câu thề
Đời chỉ đẹp những khi còn dang dở
Thư viết đừng xong, thuyền trôi chớ đỗ
Cho nghìn sau... lơ lửng...với nghìn xưa.
XUÂN Ý
Trời đẹp như trời mới tráng gương
Chim ca tiếng sáng rộn bên đường
Có ai bên cửa ngồi hong tóc
Cho chảy lan thành một suối hương...
Sắc biếc giao nhau cành bắt cành
Nước trong hồ ngợp thủy tinh xanh
Chim bay cánh trĩu trong xuân ý
Em đợi chờ ai khuất bức mành?
Giã một giờ thương tình rất đẹp
Rất buồn và rất... rất thanh thanh
Này ai bán nguyệt, người ai nhỏ
Em ạ, yêu nhau...chết cũng đành!
Thơ Hồ Dzếnh/ Nguyễn Xuân Nha đọc chọn
6. Thơ CẦM GIANG
(1931- 1989)
NÚI MƯỜNG HUNG(*) DÒNG SÔNG MÃ
Anh là núi Mường Hung
Em là dòng sông Mã
Sông nhiều rêu, nhiều cá
Núi nhiều thú, nhiều măng
Chiều- bóng anh che sông
Sớm mặt em lóng lánh,
Sáo cành cây anh thổi vang lanh lảnh
Gió lùa qua miệng, anh lại mỉm cười
Rộn lòng em, thuyền độc mộc ngược
Như trăm nỗi băn khoăn khi đến tuổi
Nếu trời làm em sóng nổi
Anh ngã mình ngăn lại lúc phong ba.
Em là búp bông trăng
Anh là ngọn lúa vàng
Thi nhau lớn đẹp nương
Tỏa mùi thơm cùng nghe chim hót
Em cứ về nhà trước
Đợi anh ở bên sông
Anh làm no lòng mường,
Em làm vui ấm bản
Nếu con gấu giẫm gãy cành bông trắng
Là lúa anh sẽ cứa đứt chân
Nếu lúa này chuột, khỉ dám đến ăn
Sợi bông em sẽ bay mù mắt nó.
Anh là rừng thẳm
Em là suối sâu
Cây rừng anh làm cầu
Bắc ngang lên dòng suối
Hoa sim nở đỏ chói
Soi bóng xuống lòng em
Nếu hùm về, suối em thành thác,
Nếu sói về, rừng anh sẽ thành chông.
Quyết chẳng chịu đau lòng
Đời chúng ta rừng núi
Suối em phá tan bóng tối
Rừng anh chặn lại bão giông
Để anh lớn mãi thành núi Mường Hung
Em ngoan chảy thành dòng sông Mã.
2- 1953
(*). Núi Mường Hung là núi lớn nhất Sơn La giáp với Lai
Châu.
Bài thơ này đã được nhạc sĩ Bùi Đức Hạnh phổ nhạc.
EM TẮM
Sao anh lại rình
Trộm xem em tắm
Da của em ngần trắng
Da của ái của êm
Tay của em lấm lem
Tay của than của bụi
Tay của rừng của núi
Tay của đất của nương
Em tắm xong lại sạch
Vẫn ngát thơm hoa rừng
Da của em trắng ngần
Là của anh tất cả
Không phải người xa lạ
Việc gì mà trộm xem!
Em tắm suối giữa mường
Tắm trong mối yêu thương
Có anh đang đứng giữ
Chớ để Tây đến mường.
Thơ Cầm Giang/ Nguyễn Xuân Nhã đọc chọn
7. Thơ J. LEIBA
HOA BẠC MỆNH
Tháng ba, hoa bạc mệnh
Tàn trước mọi cành xuân
(Dịch thơ cổ)
Người đẹp vẫn thường hay chết yểu
Thi nhân đầu bạc sớm hơn ai
Ba xuân, muôn thẳm thêu cành biếc
Bạc mệnh hoa kia đã rụng rồi
héo trước trăm hoa, hoa bạc mệnh
Đang xuân để khỏi thấy xuân tàn
Chúa xuân ví biết tinh hoa thế
Xin kiếp sau đừng nở thế gian
Hồn kết gió hương trời Nhược Thủy
Cánh viền mây thắm động Thiên Thai
Hóa thành những giọt mưa thơm ấy
Tưới nở trăm hoa đã héo rồi.
Thơ J. Leiba/ Lý Phương Liên đọc chọn
8. Thơ PHAN KHÔI
TÌNH GIÀ
Hai mươi bốn năm xưa, một đêm vừa gió lại vừa mưa.
Dưới ngọn đèn mờ, trong gian nhà nhỏ,
Hai cái đầu xanh kề nhau than thở:
- Ôi đôi ta, tình thương nhau thì vẫn nặng,
Mà lấy nhau hẳn là không đặng,
Để đến nỗi, tình trước phụ sau,
Chi cho bằng sớm liệu mà buông nhau.
- Hay! Mới bạc làm sao chớ?
Buông nhau làm sao cho nỡ!
Thương được chừng nào hay chừng nấy,
Chẳng qua ông Trời bắt đôi ta phải vậy!
Ta là nhân ngãi, đâu phải vợ chồng.
Mà tính việc thủy chung?
Hai mươi bốn năm sau.
Tình cờ đất khách gặp nhau.
Đôi cái đầu đều bạc.
Nếu chẳng quen lung đố nhìn ra được.
Ôn chuyện cũ mà thôi.
Liếc đưa nhau đi rồi,
Con mắt còn có đuôi.
Thơ Phan Khôi/ Nguyễn Đăng Hành đọc chọn
9. Thơ MẠNH LÊ
(1953- 2008)
DÔ TẢ, DÔ TÀ
Dô tả dô tà, sông Mã quê ta
Ngày nắng ngày mưa xanh bờ rau má
Múa thì đội đèn hát như trống vỗ
Ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng(*)
Chiều nhai rau má tối học chữ Nôm
Hiểu tận tâm căn tiếng đá, tiếng đồng
Rạng thời vua Lê, tối đời chúa Trịnh
Trạng Quỳnh ngạo nghễ đi vào nhân gian
Một chiếc cầu sắt gánh ngàn tấn bom
Dô tả dô tà cầu ta vẫn vững
Mặt trời đỏ au như mặt trống đồng
Dòng nước uốn xanh hai bờ đá dựng
Dô tả dô tà ai đẩy giùm tôi
Thuyền tôi đang xuôi đừng ai đẩy ngược
Yêu thích nói đùa ghét ưa nói thật
Răng, rứa, mô, tê cũng vào dân ca
Yêu nhau cửa biển cưới nhau trên ngàn
Lá rách lá lành thuyền sao lái vậy
Dô tả dô tà một đoạn đường sôn
Sóng gió ngả nghiêng như triều như thác
Một cuộc đời sông bao đời thuyền nát
Mãi còn câu hát vỗ vào ánh trăng
1995
(*) Lời điệu hát múa đèn dân ca Đông Anh.
TÔI VÀ AI NỮA
Ông bà đặt tôi trong tiếng đá
Cô bác đặt tôi trong tiếng đồng
Cha mẹ đặt tôi trong tiếng đất
Tôi đặt tôi trong thổ âm sông…
Con sông quê tôi mình rồng tiếng ngựa
Hai thềm đá núi dựng nên bờ
Ghềnh và thác nối nhau tới biển
Thuyền đi vang động tiếng huầy dô
Huầy dô mãi cho đến ngày mắc cạn
Cắm neo vào cội đất quê nhà
Tôi nhận ra lời tôi trong tiếng mẹ
Tiếng người kêu khẩn thiết phía khơi xa
Mong gặp mẹ tôi hát lời tôi nữa
Bài thơ này đã được nhạc sĩ Bùi Đức Hạnh phổ nhạc.
EM TẮM
Sao anh lại rình
Trộm xem em tắm
Da của em ngần trắng
Da của ái của êm
Tay của em lấm lem
Tay của than của bụi
Tay của rừng của núi
Tay của đất của nương
Em tắm xong lại sạch
Vẫn ngát thơm hoa rừng
Da của em trắng ngần
Là của anh tất cả
Không phải người xa lạ
Việc gì mà trộm xem!
Em tắm suối giữa mường
Tắm trong mối yêu thương
Có anh đang đứng giữ
Chớ để Tây đến mường.
Thơ Cầm Giang/ Nguyễn Xuân Nhã đọc chọn
7. Thơ J. LEIBA
HOA BẠC MỆNH
Tháng ba, hoa bạc mệnh
Tàn trước mọi cành xuân
(Dịch thơ cổ)
Người đẹp vẫn thường hay chết yểu
Thi nhân đầu bạc sớm hơn ai
Ba xuân, muôn thẳm thêu cành biếc
Bạc mệnh hoa kia đã rụng rồi
héo trước trăm hoa, hoa bạc mệnh
Đang xuân để khỏi thấy xuân tàn
Chúa xuân ví biết tinh hoa thế
Xin kiếp sau đừng nở thế gian
Hồn kết gió hương trời Nhược Thủy
Cánh viền mây thắm động Thiên Thai
Hóa thành những giọt mưa thơm ấy
Tưới nở trăm hoa đã héo rồi.
Thơ J. Leiba/ Lý Phương Liên đọc chọn
8. Thơ PHAN KHÔI
TÌNH GIÀ
Hai mươi bốn năm xưa, một đêm vừa gió lại vừa mưa.
Dưới ngọn đèn mờ, trong gian nhà nhỏ,
Hai cái đầu xanh kề nhau than thở:
- Ôi đôi ta, tình thương nhau thì vẫn nặng,
Mà lấy nhau hẳn là không đặng,
Để đến nỗi, tình trước phụ sau,
Chi cho bằng sớm liệu mà buông nhau.
- Hay! Mới bạc làm sao chớ?
Buông nhau làm sao cho nỡ!
Thương được chừng nào hay chừng nấy,
Chẳng qua ông Trời bắt đôi ta phải vậy!
Ta là nhân ngãi, đâu phải vợ chồng.
Mà tính việc thủy chung?
Hai mươi bốn năm sau.
Tình cờ đất khách gặp nhau.
Đôi cái đầu đều bạc.
Nếu chẳng quen lung đố nhìn ra được.
Ôn chuyện cũ mà thôi.
Liếc đưa nhau đi rồi,
Con mắt còn có đuôi.
Thơ Phan Khôi/ Nguyễn Đăng Hành đọc chọn
9. Thơ MẠNH LÊ
(1953- 2008)
DÔ TẢ, DÔ TÀ
Dô tả dô tà, sông Mã quê ta
Ngày nắng ngày mưa xanh bờ rau má
Múa thì đội đèn hát như trống vỗ
Ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng(*)
Chiều nhai rau má tối học chữ Nôm
Hiểu tận tâm căn tiếng đá, tiếng đồng
Rạng thời vua Lê, tối đời chúa Trịnh
Trạng Quỳnh ngạo nghễ đi vào nhân gian
Một chiếc cầu sắt gánh ngàn tấn bom
Dô tả dô tà cầu ta vẫn vững
Mặt trời đỏ au như mặt trống đồng
Dòng nước uốn xanh hai bờ đá dựng
Dô tả dô tà ai đẩy giùm tôi
Thuyền tôi đang xuôi đừng ai đẩy ngược
Yêu thích nói đùa ghét ưa nói thật
Răng, rứa, mô, tê cũng vào dân ca
Yêu nhau cửa biển cưới nhau trên ngàn
Lá rách lá lành thuyền sao lái vậy
Dô tả dô tà một đoạn đường sôn
Sóng gió ngả nghiêng như triều như thác
Một cuộc đời sông bao đời thuyền nát
Mãi còn câu hát vỗ vào ánh trăng
1995
(*) Lời điệu hát múa đèn dân ca Đông Anh.
TÔI VÀ AI NỮA
Ông bà đặt tôi trong tiếng đá
Cô bác đặt tôi trong tiếng đồng
Cha mẹ đặt tôi trong tiếng đất
Tôi đặt tôi trong thổ âm sông…
Con sông quê tôi mình rồng tiếng ngựa
Hai thềm đá núi dựng nên bờ
Ghềnh và thác nối nhau tới biển
Thuyền đi vang động tiếng huầy dô
Huầy dô mãi cho đến ngày mắc cạn
Cắm neo vào cội đất quê nhà
Tôi nhận ra lời tôi trong tiếng mẹ
Tiếng người kêu khẩn thiết phía khơi xa
Mong gặp mẹ tôi hát lời tôi nữa
Mẹ dạy tôi hát đồng dao
Xưa đồng dao đất
Nay đồng dao biển
Mai đồng dao trời
Đồng dao xưa vỗ vào chân
Đồng dao nay vỗ vào tay
Lốc cốc lò cò
Nu na nu nống…
Bạn đã sống nơi tôi chưa được sống
Tôi đã qua nơi bạn chưa qua
Thuyền quay kín bao la biển rộng
Bạn bè ơi! Bốn biển là nhà
Tôi hát tiếp lời tôi và ai nữa
Nguồn sông quê tôi gặp biển ngày nào
Thế kỷ tới trời xanh là bến đợi
|Muôn lời yêu bay tới các vì sao
2000
Thơ Mạnh Lê/ Nguyễn Xuân Nha đọc chọn
10. Thơ THẾ LỮ
(1907-1989)
NHỚ RỪNG
(Lời con Hổ ở vườn Bách thú.)
Tặng Nguyễn Tường Tam
Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giương mắt bé diễu oai linh rừng thẳm,
Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,
Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi.
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.
Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ,
Thủa tung hoành hống hách những ngày xưa.
Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,
Với khi thét khúc trường ca dữ dội,
Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc,
Là khiến cho mọi vật đều im hơi,
Ta biết ta chúa tể của muôn loài
Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi.
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
- Than ôi! thời oanh liệt nay còn đâu?
Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu,
Ghét những cảnh không đời nào thay đổi,
Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối:
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng;
Giải nước đen giả suối, chẳng thông dòng
Len dưới nách những mô gò thấp kém;
Dăm vừng lá hiền lành không bí hiểm,
Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu
Của chốn ngàn năm cao cả âm u.
Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ!
Là nơi giống hùm thiêng ta ngự trị.
Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa
Nơi ta không còn được thấy bao gi
Có biết chăng trong những ngày ngao ngán,
Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn
Để hồn ta phảng phất được gần ngươi,
- Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
(1936)
Thơ Thế Lữ/ Nguyễn Nguyên Bảy đọc chọn
11. THẢO PHƯƠNG
MỘT ĐÓA HOA VÀNG
Cánh hoa vàng từng đốt cháy tán mây
Nay lả tả theo gió trời rơi nhẹ
Nửa chiều nắng cũng nghiêng dần..rất khẽ
Rót sắc vàng óng mật xuống quanh đây
Ơi cái sắc vàng đắm đuối ngất ngây
Sao thanh nhẹ mà cũng mong manh thế
Dẫu đã cháy lên như – điều – có – thể
Mà vẫn lụi tàn theo thời gian..
Ta giữ được cho ta một đóa hoa vàng
Sắc gợi sắc lại bừng lên hoa mới
Phải tình yêu..qua thương đau rồi tha thiết gọi?
Ánh vàng lại lung linh mắt em
Hãy ngủ nghe em..
Màn đêm xuống êm đềm..
Thơ Thảo Phương/ Lý Phương Liên đọc chọn
12. Thơ NGUYÊN SA
THÁNG SÁU TRỜI MƯA
Tháng sáu trời mưa, trời mưa không ngớt
Trời không mưa anh cũng lạy trời mưa
Anh lạy trời mưa phong tỏa đường về
Và đêm ơi xin cứ dài vô tận
Đôi mắt em anh xin đừng lo ngại
Mười ngón tay đừng tà áo mân mê
Đừng hỏi anh rằng: có phải đêm đã khuya
Sao lại sợ đêm khuya, sao lại e trời sáng...
Hãy dựa tóc vào vai cho thuyền ghé bến
Hãy nhìn nhau mà sưởi ấm trời mưa
Hãy gửi cho nhau từng hơi thở mùa thu
Có gió heo may và nắng vàng rất nhẹ
Và hãy nói năng những lời vô nghĩa
Hãy cười bằng mắt, ngủ bằng vai
Hãy để môi rót rượu vào môi
Hãy cầm tay bằng ngón tay bấn loạn
Gió có lạnh hãy cầm tay cho chặt
Đêm có khuya em hãy ngủ cho ngoan
Hãy biến cuộc đời thành những tối tân hôn
Nếu em sợ thời gian dài vô tận
Tháng sáu trời mưa, em có nghe mưa xuống
Trời không mưa em có lạy trời mưa?
Anh vẫn xin mưa phong tỏa đường về
Anh vẫn cầu mưa mặc dầu mây ảm đạm
Da em trắng anh chẳng cần ánh sang
Tóc em mềm anh chẳng thiết mùa xuân
Trên cuộc đời sẽ chẳng có giai nhân
Vì anh gọi tên em là nhan sắc
Anh sẽ vuốt tóc em cho đêm khuya tròn giấc
Anh sẽ nâng tay em cho ngọc sát vào môi
Anh sẽ nói thầm cho gió thoảng trên vai
Anh sẽ nhớ suốt đời mưa tháng sáu
ÁO LỤA HÀ ĐÔNG
Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
Thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng
Anh vẫn nhớ em ngồi đây, tóc ngắn
Mà mùa thu dài lắm ở chung quanh
Linh hồn anh vội vã vẽ chân dung
Bầy vội vã vào trong hồn mở cửa
Gặp một bữa anh đã mừng một bữa
Gặp hai hôm thành nhị hỉ của tâm hồn
Thơ học trò anh chất lại thành non
Và đôi mắt ngất ngây thành chất rượu
Em không nói đã nghe từng giai điệu
Em chưa nhìn mà đã động trời xanh
Anh đã trông lên bằng đôi mắt chung tình
Với tay trắng em vào thơ diễm tuyệt
Em chợt đến, chợt đi, anh vẫn biết
Trời chợt mưa, chợt nắng, chẳng vì đâu
Nhưng sao đi mà không bảo gì nhau
Để anh gọi, tiếng thơ buồn vọng lại
Để anh giận mắt anh nhìn vụng dại
Giận thơ anh đã nói chẳng nên lời
Em đi rồi, sám hối chạy trên môi
Những ngày tháng trên vai buồn bỗng nặng
Em ở đâu hỡi mùa thu tóc ngắn
Giữ hộ anh màu áo lụa Hà Đông
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
Giữ hộ anh bài thơ tình lụa trắng
PARIS CÓ GÌ LẠ KHÔNG EM ?
Paris có gì lạ không em?
Mai anh về em có còn ngoan
Mùa xuân hoa lá vương đầy ngõ
Em có tìm anh trong cánh chim?
Paris có gì lạ không em?
Mai anh về giữa bến sông Seine
Anh về giữa một dòng sông trắng
Là áo sương mù hay áo em?
Em có đứng ở bên bờ sông?
Làm ơn che khuất nửa vừng trăng
Anh về có nương theo dòng nước
Anh sẽ tìm em trong bóng trăng
Anh sẽ thở trong hơi sương khuya
Mỗi lần tan một chút sương sa
Bao giờ sáng một trời sao sang
Là mắt em nhìn trong gió đưa...
Anh sẽ cầm lấy đôi bàn tay
Tóc em anh sẽ gọi là mây
Ngày sau hai đứa mình xa cách
Anh vẫn được nhìn mây trắng bay
Anh sẽ chép thơ trên thời gian
Lời thơ toàn những chuyện hờn ghen
Vì em hay một vừng trăng sang
Đã đắm trong lòng cặp mắt em?
Anh sẽ đàn những phím tơ trùng
Anh đàn mà chả có thanh âm
Chỉ nghe gió thoảng niềm thương nhớ
Để lúc xa vời đỡ nhớ nhung
Paris có gì lạ không em?
Mai anh về mắt vẫn lánh đen
Vẫn hỏi lòng mình là hương cốm
Chả biết tay ai làm lá sen?...
Thơ Nguyên Sa/ Nguyễn Nguyên Bảy đọc chọn
13. Thơ NGUYỄN BẮC SƠN
ĐẠI LÃN
Lúc tuyệt nhất là lúc chờ sung rụng
Nằm lơ mơ trên ghế dựa ngoài hiên
Con chim sâu, mày nhắm mắt lim dim
Rồi mới hót mới thật là ríu rít
Tôi dẹp sách vì sách là lá mít
Không ngọt bùi bằng một củ khoai lang
Không nhẹ nhàng như nghĩ ngợi lan man
Không thảng thốt như vừa nghe gió hát
Bậc thánh triết là những tay biếng nhác
Sống khề khà quanh bữa tiệc nhân sinh
Kết bạn bè cùng cây cỏ vô minh
Rất chán ghét những trò chơi thế sự
Trò thế sự khiến con người mệt lử
Khiến con người quên ý nghĩa du sinh
Quên trăm năm trong cảnh giới hữu tình
Là tặng vật đất trời kia gửi biếu
Và vĩ nhân là những tay láo lếu
Như ta đây chờ sung rụng ngoài hiên.
NGƯỜI BẠN GIÀ VÀ CÔ GÁI HUẾ
Vũ trụ chẳng qua chỉ là gian nhà mênh mông ấm cúng
Nên ta mời nhau chén rượu trường xuân
Các dân tộc giống như mấy mụ đàn bà hay cãi cọ
Đông phong, tín nguyệt biết bao lần
Trái đất bụi hồng, chiếc xe luân lạc
Chở muôn mùa bao viễn khách truân chuyên
Thi sĩ, người ngây thơ ngó thấy
Cuối trời chiều, một bến đậu vô biên
Tôi đến rồi đi rồi lãng đãng
Anh nằm đau nặng chiếc giường con
"một chút mặt trời rơi vào ly nước lạnh"
Có gì đâu chuyện mất hay còn
Xưa đồng dao đất
Nay đồng dao biển
Mai đồng dao trời
Đồng dao xưa vỗ vào chân
Đồng dao nay vỗ vào tay
Lốc cốc lò cò
Nu na nu nống…
Bạn đã sống nơi tôi chưa được sống
Tôi đã qua nơi bạn chưa qua
Thuyền quay kín bao la biển rộng
Bạn bè ơi! Bốn biển là nhà
Tôi hát tiếp lời tôi và ai nữa
Nguồn sông quê tôi gặp biển ngày nào
Thế kỷ tới trời xanh là bến đợi
|Muôn lời yêu bay tới các vì sao
2000
Thơ Mạnh Lê/ Nguyễn Xuân Nha đọc chọn
10. Thơ THẾ LỮ
(1907-1989)
NHỚ RỪNG
(Lời con Hổ ở vườn Bách thú.)
Tặng Nguyễn Tường Tam
Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giương mắt bé diễu oai linh rừng thẳm,
Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,
Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi.
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.
Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ,
Thủa tung hoành hống hách những ngày xưa.
Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,
Với khi thét khúc trường ca dữ dội,
Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc,
Là khiến cho mọi vật đều im hơi,
Ta biết ta chúa tể của muôn loài
Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi.
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
- Than ôi! thời oanh liệt nay còn đâu?
Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu,
Ghét những cảnh không đời nào thay đổi,
Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối:
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng;
Giải nước đen giả suối, chẳng thông dòng
Len dưới nách những mô gò thấp kém;
Dăm vừng lá hiền lành không bí hiểm,
Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu
Của chốn ngàn năm cao cả âm u.
Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ!
Là nơi giống hùm thiêng ta ngự trị.
Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa
Nơi ta không còn được thấy bao gi
Có biết chăng trong những ngày ngao ngán,
Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn
Để hồn ta phảng phất được gần ngươi,
- Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
(1936)
Thơ Thế Lữ/ Nguyễn Nguyên Bảy đọc chọn
11. THẢO PHƯƠNG
MỘT ĐÓA HOA VÀNG
Cánh hoa vàng từng đốt cháy tán mây
Nay lả tả theo gió trời rơi nhẹ
Nửa chiều nắng cũng nghiêng dần..rất khẽ
Rót sắc vàng óng mật xuống quanh đây
Ơi cái sắc vàng đắm đuối ngất ngây
Sao thanh nhẹ mà cũng mong manh thế
Dẫu đã cháy lên như – điều – có – thể
Mà vẫn lụi tàn theo thời gian..
Ta giữ được cho ta một đóa hoa vàng
Sắc gợi sắc lại bừng lên hoa mới
Phải tình yêu..qua thương đau rồi tha thiết gọi?
Ánh vàng lại lung linh mắt em
Hãy ngủ nghe em..
Màn đêm xuống êm đềm..
Thơ Thảo Phương/ Lý Phương Liên đọc chọn
12. Thơ NGUYÊN SA
THÁNG SÁU TRỜI MƯA
Tháng sáu trời mưa, trời mưa không ngớt
Trời không mưa anh cũng lạy trời mưa
Anh lạy trời mưa phong tỏa đường về
Và đêm ơi xin cứ dài vô tận
Đôi mắt em anh xin đừng lo ngại
Mười ngón tay đừng tà áo mân mê
Đừng hỏi anh rằng: có phải đêm đã khuya
Sao lại sợ đêm khuya, sao lại e trời sáng...
Hãy dựa tóc vào vai cho thuyền ghé bến
Hãy nhìn nhau mà sưởi ấm trời mưa
Hãy gửi cho nhau từng hơi thở mùa thu
Có gió heo may và nắng vàng rất nhẹ
Và hãy nói năng những lời vô nghĩa
Hãy cười bằng mắt, ngủ bằng vai
Hãy để môi rót rượu vào môi
Hãy cầm tay bằng ngón tay bấn loạn
Gió có lạnh hãy cầm tay cho chặt
Đêm có khuya em hãy ngủ cho ngoan
Hãy biến cuộc đời thành những tối tân hôn
Nếu em sợ thời gian dài vô tận
Tháng sáu trời mưa, em có nghe mưa xuống
Trời không mưa em có lạy trời mưa?
Anh vẫn xin mưa phong tỏa đường về
Anh vẫn cầu mưa mặc dầu mây ảm đạm
Da em trắng anh chẳng cần ánh sang
Tóc em mềm anh chẳng thiết mùa xuân
Trên cuộc đời sẽ chẳng có giai nhân
Vì anh gọi tên em là nhan sắc
Anh sẽ vuốt tóc em cho đêm khuya tròn giấc
Anh sẽ nâng tay em cho ngọc sát vào môi
Anh sẽ nói thầm cho gió thoảng trên vai
Anh sẽ nhớ suốt đời mưa tháng sáu
ÁO LỤA HÀ ĐÔNG
Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
Thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng
Anh vẫn nhớ em ngồi đây, tóc ngắn
Mà mùa thu dài lắm ở chung quanh
Linh hồn anh vội vã vẽ chân dung
Bầy vội vã vào trong hồn mở cửa
Gặp một bữa anh đã mừng một bữa
Gặp hai hôm thành nhị hỉ của tâm hồn
Thơ học trò anh chất lại thành non
Và đôi mắt ngất ngây thành chất rượu
Em không nói đã nghe từng giai điệu
Em chưa nhìn mà đã động trời xanh
Anh đã trông lên bằng đôi mắt chung tình
Với tay trắng em vào thơ diễm tuyệt
Em chợt đến, chợt đi, anh vẫn biết
Trời chợt mưa, chợt nắng, chẳng vì đâu
Nhưng sao đi mà không bảo gì nhau
Để anh gọi, tiếng thơ buồn vọng lại
Để anh giận mắt anh nhìn vụng dại
Giận thơ anh đã nói chẳng nên lời
Em đi rồi, sám hối chạy trên môi
Những ngày tháng trên vai buồn bỗng nặng
Em ở đâu hỡi mùa thu tóc ngắn
Giữ hộ anh màu áo lụa Hà Đông
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
Giữ hộ anh bài thơ tình lụa trắng
PARIS CÓ GÌ LẠ KHÔNG EM ?
Paris có gì lạ không em?
Mai anh về em có còn ngoan
Mùa xuân hoa lá vương đầy ngõ
Em có tìm anh trong cánh chim?
Paris có gì lạ không em?
Mai anh về giữa bến sông Seine
Anh về giữa một dòng sông trắng
Là áo sương mù hay áo em?
Em có đứng ở bên bờ sông?
Làm ơn che khuất nửa vừng trăng
Anh về có nương theo dòng nước
Anh sẽ tìm em trong bóng trăng
Anh sẽ thở trong hơi sương khuya
Mỗi lần tan một chút sương sa
Bao giờ sáng một trời sao sang
Là mắt em nhìn trong gió đưa...
Anh sẽ cầm lấy đôi bàn tay
Tóc em anh sẽ gọi là mây
Ngày sau hai đứa mình xa cách
Anh vẫn được nhìn mây trắng bay
Anh sẽ chép thơ trên thời gian
Lời thơ toàn những chuyện hờn ghen
Vì em hay một vừng trăng sang
Đã đắm trong lòng cặp mắt em?
Anh sẽ đàn những phím tơ trùng
Anh đàn mà chả có thanh âm
Chỉ nghe gió thoảng niềm thương nhớ
Để lúc xa vời đỡ nhớ nhung
Paris có gì lạ không em?
Mai anh về mắt vẫn lánh đen
Vẫn hỏi lòng mình là hương cốm
Chả biết tay ai làm lá sen?...
Thơ Nguyên Sa/ Nguyễn Nguyên Bảy đọc chọn
13. Thơ NGUYỄN BẮC SƠN
ĐẠI LÃN
Lúc tuyệt nhất là lúc chờ sung rụng
Nằm lơ mơ trên ghế dựa ngoài hiên
Con chim sâu, mày nhắm mắt lim dim
Rồi mới hót mới thật là ríu rít
Tôi dẹp sách vì sách là lá mít
Không ngọt bùi bằng một củ khoai lang
Không nhẹ nhàng như nghĩ ngợi lan man
Không thảng thốt như vừa nghe gió hát
Bậc thánh triết là những tay biếng nhác
Sống khề khà quanh bữa tiệc nhân sinh
Kết bạn bè cùng cây cỏ vô minh
Rất chán ghét những trò chơi thế sự
Trò thế sự khiến con người mệt lử
Khiến con người quên ý nghĩa du sinh
Quên trăm năm trong cảnh giới hữu tình
Là tặng vật đất trời kia gửi biếu
Và vĩ nhân là những tay láo lếu
Như ta đây chờ sung rụng ngoài hiên.
NGƯỜI BẠN GIÀ VÀ CÔ GÁI HUẾ
Vũ trụ chẳng qua chỉ là gian nhà mênh mông ấm cúng
Nên ta mời nhau chén rượu trường xuân
Các dân tộc giống như mấy mụ đàn bà hay cãi cọ
Đông phong, tín nguyệt biết bao lần
Trái đất bụi hồng, chiếc xe luân lạc
Chở muôn mùa bao viễn khách truân chuyên
Thi sĩ, người ngây thơ ngó thấy
Cuối trời chiều, một bến đậu vô biên
Tôi đến rồi đi rồi lãng đãng
Anh nằm đau nặng chiếc giường con
"một chút mặt trời rơi vào ly nước lạnh"
Có gì đâu chuyện mất hay còn
Tôi ra quán cà phê, chuyện trò cùng cô gái Huế
Giọng nói Hương Giang, giọng nói ân tình
Ta mà cũng có người yêu mến nhỉ?
Tóc mây trời bên mái tóc em xanh
Ta đã sống những ngày ngây ngất
Anh vẽ tranh còn tôi làm thơ
Chúng ta giống những hài nhi vô nhiễm
Chơi đùa trên sóng nước hư vô
Sáng nay anh đã qua đời rồi
Tôi vào quán nhạc ngó mưa rơi
Cô gái mỉm cười, tôi ứa lệ
Phải cuộc đời như một trò chơi.
Thơ Nguyễn Bắc Sơn/ Hoàng Xuân Họa đọc chọn
14. Thơ CHẾ LAN VIÊN
AI TÔI ?
Mậu Thân, 2000 người xuống đồng bằng
Chỉ một đêm còn sống sót có 30
Ai chịu trách nhiệm về cái chết 2000 người đó ?
Tôi !
Tôi – người viết những câu thơ cổ võ
Ca tụng người không tiếc mạng mình
trong mọi lúc xung phong
Một trong 30 người khi ở mặt trận
về sau mười năm
Ngồi bán quần trên đường nuôi đàn con nhỏ
Quán treo huân chương đầy mọi chỗ
Chả Huân chương nào nuôi được người lính cũ !
Ai chịu trách nhiệm vậy ?
Lại chính tôi!
Người lính cần một câu thơ giải đáp về đời
Tôi ú ớ!
Người ấy nhắc những câu thơ tôi làm
Mà tôi xấu hổ!
Tôi chưa có câu thơ nào hôm nay
giúp người ấy nuôi đàn con nhỏ
Giữa buồn tủi chua cay
Tôi có thể cười
1987. (Di cảo của Chế Lan Viên)
BÁNH VẼ!
Chưa cần cầm lên nếm, anh đã biết là bánh vẽ
Thế nhưng anh vẫn ngồi vào bàn cùng bè bạn
Cầm lên nhấm nháp
Chả là nếu anh từ chối
Chúng sẽ bảo anh phá rối
Đêm vui!
Bảo anh không còn có khả năng nhai
Và đưa anh từ nay ra khỏi tiệc…
Thế thì còn đâu dịp nhai thứ thiệt ?
Rốt cuộc anh lại ngồi vào bàn
Như không có gì xảy ra hết
Và những người khác thấy anh ngồi,
Họ cũng ngồi thôi
Nhai ngồm ngoàm…
(Rút trong tập Văn học và Dư luận,
NXB Trẻ TP HCM – Di cảo của Chế Lan Viên)
Giọng nói Hương Giang, giọng nói ân tình
Ta mà cũng có người yêu mến nhỉ?
Tóc mây trời bên mái tóc em xanh
Ta đã sống những ngày ngây ngất
Anh vẽ tranh còn tôi làm thơ
Chúng ta giống những hài nhi vô nhiễm
Chơi đùa trên sóng nước hư vô
Sáng nay anh đã qua đời rồi
Tôi vào quán nhạc ngó mưa rơi
Cô gái mỉm cười, tôi ứa lệ
Phải cuộc đời như một trò chơi.
Thơ Nguyễn Bắc Sơn/ Hoàng Xuân Họa đọc chọn
14. Thơ CHẾ LAN VIÊN
AI TÔI ?
Mậu Thân, 2000 người xuống đồng bằng
Chỉ một đêm còn sống sót có 30
Ai chịu trách nhiệm về cái chết 2000 người đó ?
Tôi !
Tôi – người viết những câu thơ cổ võ
Ca tụng người không tiếc mạng mình
trong mọi lúc xung phong
Một trong 30 người khi ở mặt trận
về sau mười năm
Ngồi bán quần trên đường nuôi đàn con nhỏ
Quán treo huân chương đầy mọi chỗ
Chả Huân chương nào nuôi được người lính cũ !
Ai chịu trách nhiệm vậy ?
Lại chính tôi!
Người lính cần một câu thơ giải đáp về đời
Tôi ú ớ!
Người ấy nhắc những câu thơ tôi làm
Mà tôi xấu hổ!
Tôi chưa có câu thơ nào hôm nay
giúp người ấy nuôi đàn con nhỏ
Giữa buồn tủi chua cay
Tôi có thể cười
1987. (Di cảo của Chế Lan Viên)
BÁNH VẼ!
Chưa cần cầm lên nếm, anh đã biết là bánh vẽ
Thế nhưng anh vẫn ngồi vào bàn cùng bè bạn
Cầm lên nhấm nháp
Chả là nếu anh từ chối
Chúng sẽ bảo anh phá rối
Đêm vui!
Bảo anh không còn có khả năng nhai
Và đưa anh từ nay ra khỏi tiệc…
Thế thì còn đâu dịp nhai thứ thiệt ?
Rốt cuộc anh lại ngồi vào bàn
Như không có gì xảy ra hết
Và những người khác thấy anh ngồi,
Họ cũng ngồi thôi
Nhai ngồm ngoàm…
(Rút trong tập Văn học và Dư luận,
NXB Trẻ TP HCM – Di cảo của Chế Lan Viên)
TRỪ
ĐI!
Sau này anh đọc thơ tôi nên nhớ
Có phải tôi viết đâu ? Một nửa
Cái cần viết vào thơ, tôi đã giết đi rồi!
Giết một tiếng đau, giết một tiếng cười,
Giết một kỷ niệm, giết một ước mơ.
Tôi giết cái cánh sắp bay…
trước khi tôi viết
Tôi giết bão táp ngoài khơi
cho được yên ổn trên bờ
Và giết luôn mặt trời lên trên biển.
Giết mưa và giết luôn cả cỏ
mọc trong mưa luôn thể
Cho nên câu thơ tôi gầy còm như thế
Tôi viết bằng xương thôi,
không có thịt của mình.
Và thơ này rơi đến tay anh
Anh bảo đấy là tôi?
Không phải!
Nhưng cũng chính là tôi – người có lỗi!
Đã giết đi bao nhiêu cái
Có khi không có tội như mình !
(Rút trong tập Di cảo (4) của Chế Lan Viên)
Thơ Chế lan Viên/ Nguyễn Nguyên Bảy đọc chọn
/Mời đọc tiếp TBT5/ Thơ người thơ đương thời/
Sau này anh đọc thơ tôi nên nhớ
Có phải tôi viết đâu ? Một nửa
Cái cần viết vào thơ, tôi đã giết đi rồi!
Giết một tiếng đau, giết một tiếng cười,
Giết một kỷ niệm, giết một ước mơ.
Tôi giết cái cánh sắp bay…
trước khi tôi viết
Tôi giết bão táp ngoài khơi
cho được yên ổn trên bờ
Và giết luôn mặt trời lên trên biển.
Giết mưa và giết luôn cả cỏ
mọc trong mưa luôn thể
Cho nên câu thơ tôi gầy còm như thế
Tôi viết bằng xương thôi,
không có thịt của mình.
Và thơ này rơi đến tay anh
Anh bảo đấy là tôi?
Không phải!
Nhưng cũng chính là tôi – người có lỗi!
Đã giết đi bao nhiêu cái
Có khi không có tội như mình !
(Rút trong tập Di cảo (4) của Chế Lan Viên)
Thơ Chế lan Viên/ Nguyễn Nguyên Bảy đọc chọn
/Mời đọc tiếp TBT5/ Thơ người thơ đương thời/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét