Thứ Năm, 8 tháng 9, 2016

Chém Gió Muôn Mầu 2/ QUẦN HÙNG CHÉM GIÓ TÔI, 15 NHỊP/ 3



QUẦN HÙNG CHÉM GIÓ TÔI, 15 NHỊP

Văn đò đưa

1. Hoàng Như Mai
/ 2. Tùng Bách/ 3. Hạt Cát/ 4. Phùng Thành Chủng/ 5. Đinh Ngọc Diệp/ 6. Trần Vân Hạc/ 7. Hoàng Việt Hằng/ 8. Nguyễn Văn Hòa/ 9. Hoàng Xuân Họa/ 10. Tô Hoàng/ 11. Nguyễn Minh Khiêm/ 12. Nguyễn Mộng Nhưng/ 13. Hồ Bá Thâm
/ 14. Minh Thi / 15. Nguyễn Anh Tuấn

3.  N h à   t h ơ    B Ù I   C Ử U  T R Ư Ờ N G  H Ạ T  C Á T



TÍCH ROI MÂY,
NGỮ LẠ TRONG MỘT BÀI SIÊU THƠ CŨNG LẠ


TÍCH ROI MÂY
Thơ Nguyễn Nguyên Bảy


Giá Như..
Làm gì có chuyện Giá Như..
Bởi mẹ đã về trời làm hoa nắng
Đem theo cả roi mây dậy dỗ hiền từ..

Giá Như..
Mình đừng một mình cà phê sáng
Để Em Mèo (1) lười lại bập môi
Vui xuất ra khói, buồn nhập vào cười
Đầy lòng  tôi những cười câm nín

Câm nín xa lắc, xa lơ..
Bữa kia đi học về buột mồm hỏi mẹ
Sao bàn thờ nhà ta lại thờ ông Mác, ông Nin ?
Mẹ không đáp, chỉ roi mây bảo im
Mẹ không đánh mới sợ, tôi nín..

Câm nín xa lơ..
Xin mẹ cho cùng sang chùa
Chứng cảnh ông Lai cúi lạy trước Hai Bà (2)
  Tạ lỗi ông cha xưa cướp Nước..
  Mẹ nói một chữ : Không, mắt lừ nhìn roi mây
Dù biết mẹ chỉ dọa
Mẹ không đánh mới sợ, tôi nín.

Câm nín xa xa..
  Hôm ấy Mẹ nghiêm trọng lắm
Mắt phóng ra roi
Nói với con hai điều
Điều một : Bồng bế nhau đi lễ Nhà Thờ
Nhớ lấy Giáng sinh này là Giáng sinh Bảy Hai (3)
Điều hai : Hãy đốt bài thơ Quả Mặt Trời (4)
Phải nhớ, Mặt Trời không có máu..
Tôi, điều một nghe theo
Và điều hai cãi lại
Sau này, bài thơ ấy vẫn in ra..

Câm nín xa..
Ngày thống nhất Bắc Nam
Lúc này Mẹ đã già
Chân đi không nổi tay làm sao cầm nổi roi mây..
Mẹ khóc mừng cùng dân tộc
Nhân mẹ khóc, tôi thưa xin Mẹ tha hương Sài Gòn
Mẹ hỏi nuốt nước mắt
Bỏ quê, bỏ Mẹ ư con?
Con cúi đầu
Khẩn khoản xin Mẹ cây roi mây
Mẹ không cho
Mẹ chỉ cho nước mắt..

Câm nín Vu Lan..
Ngày nào tôi cũng thấy Mẹ tôi
Ở trên Trời
Và ngày nào tôi cũng muốn hỏi mẹ tôi
Vì sao không cho tôi cây roi mây
Nhưng mãi sợ Mẹ buồn không dám hỏi
  Bữa nay Vu Lan xin Người xá tội lời con
Mẹ cười trang trang nắng
Ta hóa roi rồi..

… (Khóc không thành tiếng)

Mẹ hóa roi rồi
Tôi nghe cười trong lòng sằng sặc
Thì ra Mẹ không muốn tôi dậy cháu con tôi
Bài roi câm nín..
Nói xong, Mẹ bảo vội đi việc nắng
Tôi nũng già hỏi thêm
  Mẹ biết đấy, long con đầy tiếng cười câm nín
Biết rồi phải xả vào đâu..
Mẹ cười:  Khóc đi cho cười hóa nước
Rồi Trời sẽ đổ trận mưa hoa..

Câm nín..bây giờ
Tôi một mình ngồi cà phê sáng
Bụng đầy cười
  Chờ Trời đổ xuống trận mưa hoa..

(1) Thuốc lá hiệu “Con Mèo”(2) Thủ tướng Chu Ân Lai (TQ) thời 1960, đến nhà thờ Hai Bà Trưng/ Hà Nội thắp hương tạ lỗi Hai Bà việc cha ông họ xâm lược và gây ra biết bao tang tóc cho VN, Ngài hứa, chuyện xấu này sau này không bao giờ xẩy ra nữa. (2) Giáng sinh 1972, là mốc tích tàn khốc nhất của bom đạn Mỹ ném xuống Hà Nội trước đó. (4). Bài thơ “ Quả Mặt Trời” viết thời bom đạn khốc liệt nhất tại Hà Nội.

HÁT CÁT, đò đưa


 1 – Nhà thơ tài hoa Nguyễn Nguyên Bảy luôn làm tôi tò mò bởi những bài thơ siêu thơ! “Tích Roi Mây” là một trong những bài đó. Ông không tuân theo phép vần, câu điệu thông thường mà “độp’’ một nhát, ném người đọc vào giữa những điều ông muốn nói. Không có sự dẫn dắt, không có lối ra... người đọc chỉ  có mỗi cách men theo hướng ông đã “ rạch” ( Không phải vạch ) sẵn mà đi, mà tư duy kiểu búa bổ, mà vanh mắt nhìn mọi thứ qua cái kính mà ông đã đặt sẵn. Mở ra hai chữ “ Giá như”... để léo ngay với câu thứ 3, bỏ lửng câu thứ hai, như rời rạc, ta đành cố lần qua đầu dây không thắt nút, gặp hình bóng cái “ roi mây” của Mẹ Hiền đã về Cõi lặng.

2- Xuyên suốt bài thơ là cái “roi mây” và sự “câm nín”   Sự câm nín chỉ có khi roi mây trong tay mẹ hiền.
Mẹ  luôn là gần gũi, là thiêng liêng, là tấm lá chắn: luôn vì sự an nguy của cuộc đời, của gia tộc, của con cái, muốn con tránh khỏi tai ương, họa hại rập rình... nên cầm  “ roi mây” để răn con “ câm nín”, tránh họa tai ụp xuống bất thình lình bất cứ lúc nào.

3 – Tôi mê cái lối di
ễn tả sự đe nẹt từ “roi mây” của không chỉ từ một Mẹ - ở cái thời những thế hệ chúng tôi mới chỉ nghe / chưa thấy bóng roi đã nín im thin thít. Cái nỗi sợ từ Mẹ, lan sang bọn trẻ, vì Mẹ cũng nín câm vì cái “roi mây” – Khi nó – cái Roi mây ấy không trong bàn tay hiền từ Mẹ , mà trong tay kẻ nào đó thì luôn gắn cùng nỗi hãi s … hữu hình / vô hình, như có /như không… hiện hữu quanh nơi Mẹ. Mẹ không biết nói sao cho con hiểu, vì chính Mẹ cũng không biết giải thích với chính mình vì sao bàn thờ tổ tiên lại thờ những người xa xôi, không họ hàng , không ân nghĩa. Tôi mường tượng cái “roi mây” trắng, dai, dài khoanh mấy vòng treo lơ lửng… ngay chính trên đầu người mẹ và gia tộc, con cái mẹ. Đó là lần thứ nhất bên bàn thờ với câu hỏi “vì sao thờ...” của người con. Mẹ không đáp, chỉ roi mây bảo im/ Lần thứ hai là khi thấy một người khác ở cửa chùa, để nói câu xin lỗi kiểu “ nước bọt” “roi mây” lại là hiện thân đe nẹt. Bắt người con “câm nín” / Mẹ nói một chữ : Không, mắt lừ nhìn roi mây/ Mà hai lần đe nẹt ấy lại đều ở nơi tôn nghiêm, vì những lý do vô cớ nào đó mà Mẹ cũng không dám nói cho con hiểu

4-...Mẹ không đánh mới sợ, tôi nín.Tác giả bỗng nhét người ta vào một không gian to đùng của năm tháng mà luôn chật nghẹn như cạn kiệt có không khí để thở. Ai đã sống những ngày B52 Hà Nội thì mới thấy cảnh im lìm tan hoang của chiến tranh nó lạnh lẽo và run rợn thế nào… Nỗi kinh hoàng chiến tranh hủy diệt Thủ đô một dân tộc do sự thoả thuận giữa những thế lực hung tàn dạy cho con người Việt nam trong cuộc biết thế nào khi dân tộc trở thành “ vật tế thần” là quân tốt trên bàn cờ của hai kẻ giàu có hiếu chiến…
Người con xin Mẹ “Roi mây “. Cái “roi mây” Mẹ không cho, cái “câm nín “ v
ẫn luôn tồn tại… Mãi tới lúc: “/ Mẹ cười trang trang nắng/ Ta hóa roi rồi.” Thì lúc đó hình như Mẹ - Mẹ linh thiêng cũng như hạ được gánh nặng, như ngộ ra một điều, mà xưa nay Mẹ vẫn vu vơ nửa tin nửa ngờ, nửa nghi nửa ngại, một cách không chắc chắn…Và “Mẹ hoá roi rồi.” Cái gốc rễ , cái cội nguồn của nỗi sợ ám ảnh để cho người con phải “câm nín” giờ chỉ thu gọn vào Mẹ, vào Lương Tâm và Lẽ Phải của con người.

5- “Mẹ hoá roi rồi” 
như một lời reo, như một sự giải thoát tự trong sâu thẳm con người. Cái “câm nín” giờ chỉ còn là “câm nín Vu lan” cùng Mẹ. Và…/ Khi người con hỏi “Mẹ biết đấy, lòng con đầy tiếng cười câm nín/ Nhưng lúc bấy giờ nỗi câm nín Vu Lan đã chuyển trạng thái, không còn là “roi mây” đe nẹt; vì “Mẹ hoá roi rồi ‘’  nên “ : Mẹ cười:  Khóc đi cho cười hóa nước/ Rồi Trời sẽ đổ trận mưa hoa… sau khi tác giả đẩy (hay kéo một cách khiên cưỡng ) người đọc đi quá các cung bậc câm nín: “từ “Câm nín xa lắc, xa lơ../ Câm nín xa lơ …/câm nín xa xa / Câm nín xa/…

6–Th
ì chắc chắn sẽ có một ngày/ Trời sẽ đổ trận mưa hoa.../Với “Câm nín... bây giờ”, Khi ngồi giữa quê hương Lê nin – người ngày xưa được thờ phụng trên bàn thờ gia tiênngười con của Mẹ “Bụng đầy cười/ Chờ Trời đổ xuống trận mưa hoa…” có phải vì đang nhớ đến peretrôika của Gorbachop năm nao ?!

7–Một bài thơ ngữ lạ, từ lạ quay quanh “roi mây”“câm nín” trong một quãng thời gian kéo dài hai thế hệ (là mấy chục năm cho đủ đây? ) bàn đến chuyện xa hơn mà không lộ ý. Người đọc cứ phải lật lưng từng chữ lên mà nhìn ngó, mà ngẫm nghĩ, mà suy tư, mà lý giải và tự tìm ánh sáng để nhìn lên, nhìn ra xa nhìn tâm điểm mà tác giả muốn ta hướng tới.Một bài thơ siêu thơ… đọc bằng tâm, bằng trí và bằng cả sự khôn ngoan suy đoán lẽ đời.
Chả biết là bao lâu nữa , nhưng tôi tin là sẽ có ngày chúng ta – cùng tác giả Nguyễn Nguyên Bẩy – đón Trời đổ xuống trận mưa hoa…



RÍU RÍT ME BAY
Thơ nguyễn nguyên bảy


/Nghĩ đi/
Me bay, me bay.. xuống áo tôi
Chỉ xin me đừng đậu lại
Kẻo mấy bà sồn tưởng tôi là thằng đốn
Trai đường..
Kẻo mấy em tơ nhí nhảnh mắt đến xin thơ
Về đọc nướng ban mai những điệu vần tán gái..

/ Nghĩ lại/
Thôi thì, me cứ bay, cứ bay
Đậu đầy áo tôi cũng được
Cho tôi thành cây me cũng được
Lát nữa mình của anh sẽ rũ áo cho tôi
Vừa rũ vừa nỉ non nhắn gửi
Vừa rũ vừa ỉ ôi khuyên răn
Vừa rũ vừa gào lên giận dỗi..
Những lúc ấy, tôi hiểu là mình yêu anh biết bao
Và tôi cũng yêu mình biết bao..

Gió bỗng lao xao
Me rùng mình trút lá
Thơ tôi cùng ríu rít me bay…

HẠT CÁT đò đưa


Đọc bài thơ này, nếu không quen biết tác giả thì tôi cũng đoan chắc đây là một người tử tế, có tuổi, và chắc chắn nữa là có sao Đào Hoa, nếu không cư thân - mệnh thì cũng tam hợp, nhị hợp hoặc xung chiếu ( nói kiểu này là lách cửa từ vi thôi -)
Giờ Hạt Cát tôi xin chỉ nói về thơ, về tình trong thơ, trong bài Ríu Rít Me Bay mà tôi thích theo ngu ý của riêng minh.

Lá me... Ngàn vạn lá me bay. Năm năm tháng tháng bay; nắng nắng mưa 
mưa bay; có gió bay, không gió cũng bay ...
Đố ai đi trên đường Hà Nội mà tránh nổi dính lá me vai áo. Cái Lá Me xinh xinh bé bằng nửa móng tay bay là lật rồi nhẹ đậu trên vai áo, có vô tình thì cũng dính đốm xanh, có hữu tình thi cũng in dấu vàng... Lá Me nhẹ như không hiện hữu...Và tình...Tình ơi...Ai đã qua tháng năm thanh xuân và trên đường đời dài dặc mà không thầm thương trộm nhớ đôi lần... Một bóng hình ngược phái của chính bản thể mình...Tình Mỏng như lá me, nhẹ như lá me... đầy kỷ niệm ảo huyền song tồn tại như thiên nhiên vốn có.. 
... Nhưng Người thơ t tế đạo mạo này sợ. Sợ bị bắt dính bởi ai đó cũng đã ngả chiều với tình ý bất minh: " kẻo mấy bà xồn nghĩ toi là thằng đốn / Trai đường".
Ui , lại nữa, Người thơ còn sợ bị em xinh đến đòi thơ ru tình, vịnh cảnh: "mấy em tơ nhí nhảnh mắt đến xin thơ..."
Thế là Người thơ vội vội vàng vàng  phủi lá me, cái lá me mỏng như ý nghĩ, bay lúng liếng trong gió nắng chiều chiều...
Tránh và tránh... Tránh mãi, tránh mãi...Người thơ ơi!
+

Bỗng người thơ / Nghĩ lại / ông nghĩ lại vì mùa mùa Lá
Me  không thôi bay, cái lúng liếng như gió thoảng,  như có như không vẫn rơi rơi trên đường nhân thế, rơi trên vai ông cho vô tình xanh, cho hữu tình vàng, như đeo như dính trên dạn dày sương gió cuộc đời.
 
Người thơ  đón nhận Lá Me như đón nhận định mệnh, một định mệnh thuận theo lẽ tự nhiên của nắng gió trần gian, nhẹ nhàng lất phất quanh quanh, mà con người không tránh được... 
" Thôi thì me cứ bay,  cứ bay/ Đậu đầy áo tôi cũng được/ Cho tôi thành cây me cũng được..."
 ... Thuận theo định mệnh là thuận theo lòng mình. Tránh, me vẫn bay. Né, me vẫn đậu. Cái bay cái đậu... Nhẹ nhàng vô thanh quấn quýt của lá me làm ông quy thuận  lẽ giời và đành /"cho tôi làm cây me cũng được"/...  như cam chịu, lại như mong chờ ngóng đợi. 
Tôi khó thấy ai bày tỏ sự mong muốn rót đầy trống vắng cõi người với một chấp nhận định mệnh giản dị đến vậy. 
Lá Me  đâu  cứ phải có chủ, LÁ ME đâu có theo sai khiến của ai ai... Nó tự do ở ngoài kia như nó  vốn có... Bay và bay. Hữu duyên hay vô tình không liên quan đến Lá Me...nó cứ xanh vàng, cứ dịu chua, cứ bay, cứ đậu ở nơi nó có mặt. 
Oà... Hoá ra Người thơ này cam làm cây me, muốn làm cây me ngoài đường vì: " lát nữa mình của anh sẽ rũ áo cho tôi." 
Ú à! ...Cái nhân vật "mình của anh " này mới lạ. Nhân vật đó nép đâu đó, hư ảo trong sâu thẳm "anh"... " rũ áo" cho "Tôi" hiện hữu thế tục. Cái nhân vật " mình của anh"  ấy thật bí hiểm, thật vô hình lại thật hữu hình. "Anh" của " mình"chắc gì đã là "tôi" -  mà chỉ là một khái niệm, một biểu tượng Ngoài Tôi. 
Viết đến thế thì Vãn bối tôi xin vái một vái dài. 
Tôi vái dài vì Người thơ này mơ mà tỉnh đến lạ! Rồi " minh của anh" bắt đầu:
/Vừa rũ vừa nỉ non nhắn gửi
Vừa rũ vùa ỉ ôi khuyên răn
Vừa rũ vừa gào lên giận dỗi".../

Trời đất ơi! Một tính cách đặc thù của người phụ nữ hiện lên từ " mình của anh"
, " mình" này phải có đủ tư cách, đủ lý lẽ, đủ sức mạnh mới dám Rũ ... dám Ỉ Ôi, dám Gào Lên Giận Dỗi thế này với con người " mắt gườm đít chai" ( từ trong thơ của Nguyễn Nguyên Bảy).
Mà Người  thơ ơi. Hát Cát xin thành thật chúc mừng 
nếu như trong cuộc đời chúng ta có được " mình của anh "giống như thế!

...
thật là tôi đã nói thừa. Đọc hai câu sau này, Ht Cát tôi xin thôi khỏi mổ xẻ, khỏi luận bình chi cho rườm rà, lãng nhách: / "  Những lúc ấy, tôi hiểu là mình yêu anh biết bao/ Và tôi cũng yêu mình biết bao". Nếu có thật một " mình " như thế, thì ai cũng ao ước có được một lần trong đời! 
Sự chân thành đến độ không vương bụi trần, không vương sắc giới của " minh" đó thật đáng trong chờ ngóng đợi. Mà trong cõi  nhân gian hỗn độn này giá ai mà có được một "minh" thế thì Hạt Cát thật sự ngưỡng mộ và xin  kính cẩn cúi chào.
+

... Tôi không biết đây có phải là điều sâu kín của Người thơ không?
Nhưng tôi thật lòng mừng khi đọc câu kết:/ " Thơ tôi cùng ríu rít me bay"...Ht Cát thấy đúng là anh đang bay, Người thơ ạ. Xin chúc mừng Người thơ. Anh hãy bay cùng với những vần thơ me bay  ríu rít!

Hà nội 03/06/ 2015

VANDANBNN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét