Thứ Năm, 8 tháng 9, 2016

Chém Gió Muôn Mầu 2/ QUẦN HÙNG CHÉM GIÓ TÔI, 15 NHỊP/ 2. CHUYỀN TAY CHỮ HÁT XUỐNG THUYỀN…




 QUẦN HÙNG CHÉM GIÓ TÔI, 15 NHỊP
Văn đò đưa

1. Hoàng Như Mai
/ 2. Tùng Bách/ 3. Hạt Cát/ 4. Phùng Thành Chủng/ 5. Đinh Ngọc Diệp/ 6. Trần Vân Hạc/ 7. Hoàng Việt Hằng/ 8. Nguyễn Văn Hòa/ 9. Hoàng Xuân Họa/ 10 Tô Hoàng / 11. Nguyễn Minh Khiêm/ 12. Nguyễn Mộng Nhưng/ 13. Hồ Bá Thâm/ 14. Minh Thi / 15. Nguyễn Anh Tuấn


2 .  B i ê n  t ậ p  x u ấ t  b ả n  T Ù N G  B Á C H

CHUYỀN TAY CHỮ HÁT XUỐNG THUYỀN…

Tôi dẫn câu này trong bài Tự Họa Sau Cùng, trang 112, tập Thơ Nguyễn Nguyên Bảy: Bàn này ông ngồi thảo chữ/ Võng này bà hát hoa sen/ Ngoài thềm vàng trăng xanh gió/ Chuyền tay chữ hát xuống thuyền, không phải với tâm thức của người ngoài cuộc, mà như một người trong cuộc, nhập vào Bóng đoàn người rồng rắn trên đê/ Sông cái mùa này nước to/ Xuôi về xuôi rất vội./ Chúng tôi vừa hát vừa chuyền tay nhau đưa chữ của Người Thơ xuống thuyền, đàn thuyền cỏ, phủ xanh một triền sông Cái, và chúng tôi ai cũng như nhìn thấy Sông Cái mỉm cười/ trôi đi những thuyền cỏ mật…

1.BỐN TỰ HỌA & NHỮNG CHÂN DUNG CỔ TÍCH

Tôi lội ngược dòng người chuyền tay chữ hát xuống thuyền tìm về căn nhà hát, không thấy mặt người, chỉ thấy xanh đỏ âm thanh, đã là mầu âm thanh thì không thể trích dẫn, nên chép lại Tự Họa Tuổi Thơ để tưởng tượng chân dung người hát.

Chưa cười đã thấy răng
/ Mà lại hay cười/ Chưa nhìn đã thấy mắt/ Hằm hằm nỗi gì sau đít chai/ Đêm ngủ gối đầu chữ nghĩa/ Mớ ngày thành một xướng ca/ Cô giáo phạt tội ngơ ngơ

Sáng sáng tới sân trường quét lá
/ Cô ơi tội mẹ em quá/ Giọt khóc lau khô còn ngấn lệ buồn/ Bạn bè đùa gọi chàng Trương/ Ai chịu làm nàng Mỵ ?/ Thơ tình học trò vì thế/ Bẩy sắc cầu vồng em

Mắt nhìn đâu cũng Mỵ Nương
/ Xanh mướt cỏ triền đê sông Cái/ Nhớ ngày tuổi thơ xa mãi

Sân trường háo hức chim bay
/ Trương Chi hát lời giã bạn/ Mỵ rút khăn tay/ Cô giáo rút khăn tay/ Bạn bè ủ tình vạt áo/ Tình đầy ngực/ Ngực đầy âm thanh/ Âm thanh đầy sông/ Sông đầy thuyền/ Có một con thuyền Trương Chi…/

Thì ra Người Thơ ấy tự huyễn mình là một Trương Chi, đã là Trương Chi thì giọng hát ắt hẳn hay, và thực sự hay (theo tôi) khi Người Thơ công kênh con trai mình lên tận ngọn cây đa làng Chèm để / Kèn lá đa cha thổi vang trời/ Gọi bao la cổ tích/ Cổ tích ở trong cổ tích/. Nào là cổ tích về bà ngoại mình Nắng quấn váy cò/ Ngoại ngã/Cháu nâng, để nghe bà ngoại mắng ca dao Một đời gánh nắng không chao/ Nay lưng mới võng nỡ nào nắng nghiêng,/ và để nghe ngoại tổng kết đời người /Cái cò lặn lội bờ ao/ Lặn từ bờ mẹ, lội vào bờ con./ Lặn lội đủ sông hồ, ghềnh thác, lặn lội không cúi mặt, lặn lội ngẩng mặt làm người/ Này cò này vạc này nông/ Không sống tử tế đừng mong thành người../ Nào là cổ tích về cha mẹ mình/ Cha đón mẹ luân hồi nơi cửa sông/ Tổ tình nhỏ một vuông khăn/ Đủ cho các con rửa mặt./ Cái tổ tình ấy, có người cha giỏi câu cá, người mẹ có/ biệt tài nấu cỏ thành canh/ và có người trai cố xin cha mẹ cho được làm chàng Trương và toại nguyện được cha mẹ cho làm người thơ  để /chép cổ tích đời trăm chi trứng/. Nào là cổ tích về một tuổi thơ tự xấu hổ /Giếng tiên em tắm/ Vai trăng sóng sánh/ Vú trăng sóng sánh/ Anh ghen mơ hồ môi ai và một trong nhiều cổ tích (toàn tập) có thể gọi là cổ tích phì cười, em yêu chị, giấu chị trong ngực áo, rồi chạy sang Làng Gióng xin cơm Thánh cho em vươn vai lớn nhanh để được yêu chị/ Em bươn bả chạy sang làng Gióng/ Lạy xin cơm Thánh hạt rơi/ Nước mắt chị em chan đầy bát/ Em và lùa/ Em vươn vai cố lớn/ Họ,chờ tình với chị ơi…/ Và cả những cổ tích đáng phải đánh đòn, yêu gì mà yêu sớm thế, để đến nỗi thốt lời trách hờn phụ bạc, mới hay, tình không có tuổi, tình không có sự non già, sớm muộn, trước một ảnh/ Tình có nụ cười làm bối rối các loài hoa/ thì ai mà cầm lòng được nhỉ ? Ai mà phai mờ hình bóng tuổi thơ được nhỉ, dù tuổi thơ ấy đã thốt lời ngô nghê đau khổ:/ Giận ghế đá công viên nông nổi/ Giận hơi thở thổi lùa tóc rối/ Giận hẹn hò chép kín sông thơ/ Giận nụ cười bối rối các loài hoa/ Giận biển nhớ vội chi lặng sóng…/ Những giận này chẳng những chẳng giận mà giận hóa giận thương, giận thương hóa thành mang mang nỗi nhớ / Chỉ thương suối lòng khuấy đục/ Biết khi nào tình trong./

Ôi cổ tích tuổi thơ (phải thốt vậy thôi) vì với ai, dù sướng khổ kiểu gì, cũng quá đỗi lung linh, quá đỗi mộng mơ tiên gió, quá đỗi đẹp tươi để ai cũng muốn có mãi, còn mãi, giữ mãi trong thẳm sâu tâm hồn. Cảm ơn Người Thơ đã chép lại những cổ tích tuổi thơ, có vẻ rất riêng tư, nhưng khi vang lên ai cũng thấy một phần tuổi thơ mình trong ấy,ai cũng như ngây dại tương tư tuổi thơ của chính mình.

/ Gió thổi qua mắt em
/ Gió mang theo vị mặn/ Mắt em nhìn đâu sao lâu chớp thế/ Có phải em dong thuyền ra bể/ Lỡ rớt mái chèo trên sông Tương ?/

/ Hỏi em anh bỗng nhiên buồn
/ Chiều nhạt nắng tóc xõa vai nhạt nắng/ Sông Tương/ Sông Tương ở đâu/ Mà ai cũng qua sông Tương nhỉ/ Ai đi qua cũng rớt mái chèo…/

(Sông Tương,trang 22 )

Trong sách Phát Thanh Vào Nam, một thời nhớ mãi (NXB Văn hóa Thông tin,2006), phần giới thiệu tác giả, trang 175,
Người Thơ đã tự giới thiệu về mình :

Vài dòng về tôi
:/ Họ và tên : Nguyễn Nguyên Bảy. Tuổi : Tháng lĩnh lương hưu đầu tiên 1/1/2000./ Nghề nghiệp : Phòng Thành Thị Miền Nam, Đài Tiếng Nói Việt Nam, những năm 1960-70. Ban Văn Nghệ Đài Truyền Hình TPHCM những năm 1980. Tạp chí Kiến Trúc và Đời Sống những năm 1990./ Hiện nay,nghiên cứu và giảng dạy kinh dịch./ Vợ : Lý Phương Liên. Hai con, trai diễn viên điện ảnh, gái họa sĩ.Hai cháu nội, có đích tôn.

Dưới đây là Tự Họa Tuổi Trai, trang 27, sách thơ NNB, đối chứng :

/Ánh gằm gằm giấu sau đít chai
/ Cháy thành lửa cũng chỉ là lửa mắt/ Mắt trông theo nắng vượt thác/ Mắt võng theo trăng qua đèo/ Mặt trận cờ reo, quân reo/ Trào lửa mà đành nuốt khóc/ Đứng tựa lưng trăng/ Bút thay gươm súng/ Chuốt câu thề/ Sắc đỏ của máu và mầu vàng của da/ Mỗi chúng ta là một ngọn cờ

Thời của những người bây giờ từ 50 đến 100 tuổi, đa phần ai cũng như tôi, khi đọc hai câu thơ Sắc đỏ của máu và mầu vàng của da/Mỗi chúng ta là một ngọn cờ, đều thấy chính mình là Người Cờ, đều muốn nhận hai câu thơ ấy là của mình, của thời mình, hừng hực tự nguyện, bút gươm chuốt câu thề sống thác cùng non nước. Những Người Cờ ấy hiện về trên cây Cầu Gió (trang 28) : /Gió vẫn gió nhưng gió ngày đó/ Hình như rất thơm/ Gió ngồi thảm cỏ/ Mải mê gió vẽ sông Hồng./ Gió vẽ lại thời thuyền vua dừng lại bến sông cho /Vua men sông ngắm đất/Đêm nằm mộng thấy rồng bay/. Rồi gió vẽ những thời tiếp sau, sau nhiều đời Thăng Long ấy : /Cầu thật lạ mà người thì quen lắm/Nội mặc áo the/Ngoại khoe yếm thắm/Ngựa xe ríu rít qua cầu./ Không biết bao nhiêu đời người, chắc chắn là nhiều đời lắm, cây cầu gió ấy vẫn vắt ngang sông gió, người trẻ lớn lên rồi già thành gió, rồi lại sinh ra, lại già thành gió và quê hương chúng ta trải bao họa nạn binh đao vẫn còn vẹn nguyên cây Cầu Gió. Để non sông ta /Quê hương còn đó gió về/,cổ tích ở trong cổ tích lại ào ạt hiện ra./ Huyệt thổ Người chôn nước mắt /Sá cầy lật mở binh thư/ Người cấy lửa vào lúa/ Người chép lửa vào thơ /Người mài lửa vào gươm Đại Định/ Người hịch lửa thành gió có cánh/ Mây trời vần vũ Thăng Long/ Tích Lịch Hỏa toàn thân Nguyễn Trãi./

Hồ Gươm hiện ra tưng bừng chiến thắng: / Nao lòng trống trận kèn vang/ Phường làng cuốn gió/ Tay người cầm giáo  cầm  gươm/ Ngô khoai nén lửa /Váy áo rực chàm/ Xoan ghẹo hát cùng quan họ /Cáo bình Ngô say cả nước non./

Mỵ Châu,Trọng Thủy hiện ra như một vọng nhắc, một nhấn mạnh hiểm họa đánh tráo nỏ thần, đức tin mù mắt, mải mê hoan lạc : /Nhân chứng ba người/ An Dương Vương,Mỵ Châu,Trọng Thủy/ Vật chứng vua cha /Ngựa cùng đường và lưỡi kiếm giết con/ Vật chứng Trọng Thủy /Áo lông ngỗng /Vật chứng Mỵ Châu/ Giếng Ngọc/ Sao ngàn năm án xử chưa xong/ Án tình còn treo mãi ?/

Cao Bá Quát hiện ra một phản kháng cường quyền: / Cắt tóc tu tấm lòng thương nước./ Cường quyền đã hãm hại Thánh, nhưng Thơ Thánh thăng vào gió quẩn quanh cùng sông núi

/ Đầu Thánh chúng bêu giữa chợ
/ Hồn Thánh làm sao bêu ?/
Hồn đi xuống chợ/ Chia hồn/ Ngất ngư lưng ngựa lên non/ Chia hồn/ Những vần thơ máu ứa/ Những vần thơ rợp lửa/ Hoan ca sông núi xanh thu/ Thánh thăng/ Thơ vọng/ Bóng hồn như vẫn đâu đây/ Âm thơ trong gió lan bay/ Mặt nước Hồ Tây đàn sóng…/

(Thánh Thơ,trang 35)

/Mặt nước Hồ Tây đàn sóng
/ ngâm nga những lời cổ tích thời Người Thơ sống và chắc chắn sẽ còn là cổ tích hiện đại của nhiều năm sau, nhiều thế hệ sau. Đó là những cổ tích của một thời dằng dặc chiến tranh, khốn nạn chiến tranh, oán hận chiến tranh, nhưng chúng ta đã chiến thắng trong cuộc chiến tranh đau thương vĩ đại ấy để non sông ta một giải Việt, đồng bào ta trăm họ hội cội Tiên Rồng, /Nơi ấy,hoa đào nở chấn cửa Đông/Áo Trấn thủ phủ rêu cửa Bắc/Kèn tầu hừng hực Cửa Nam/ Quốc ca hát đỏ sông Hông./

Cổ tích hiện về cảnh Những thằng cu Tám đầy các ngả đường ngồi trên xe đạp, ngồi trên quang thúng, lếch thếch trong tay bà, vạch áo tìm vú chị…Những thằng cu Tám ấy rời phố thị về núi đồng, đi hồi đánh Pháp bảo là tản cư, tản hồi đánh Mỹ bảo là đi sơ tán.

Cổ tích lập đi lập lại câu thơ : /Mầu đỏ của máu và mầu vàng của da/ Mỗi chúng ta là một ngọn cờ/  để thăng hoa thành Quốc ca hát đỏ sông Hồng và hỏi /Chảy đi đâu hỡi máu/ Kinh thành hai giờ sáng lặng đêm/ rồi đáp / Máu đã chảy lên thành quả mặt trời/.Thì tất yếu phải có một đối chứng chiến tranh,chứng tích chiến tranh,để lý giải chiến thắng. /Một Tháng Chạp Rồng Thăng, cả Hà Nội bay lên trong trận đánh sau cùng./ Chúng ta không tự hào chiến tranh, nhưng chúng ta tự hào về chiến thắng. Bi hùng của chiến tranh, vui buồn của chiến thắng trong những năm 70 của thế kỷ hai mươi tầng tầng lớp lớp hiện về, có khăn tang,có nước mắt, có reo hò tủi mừng, như thể mùa thu có gió xanh, trăng vàng và ca trù, một ca trù riêng chung quấn vào nhau tâm trạng :

/
Hà Nội mình những năm bảy mươi /Kỳ ngộ tình bao nhiêu trang đẹp/ Cô bác sĩ Cửa Đông nuốt khóc/ Thiệp hoa phủ xác nửa mình/ Anh pháo thủ phố Hàng Mành/ Gặp nửa mình tiếp đạn/ Anh thợ điện người Ô Quan  Chưởng / Bới nhặt nửa mình trong đổ nát Khâm Thiên / Anh giáo cận Kim Liên/ Ao thu nửa mình duyên tắm/ Kể sao hết những Tú Uyên muôn vạn/ Gặp muôn vạn Giáng Kiều mọi nẻo thành đô/ Những kỳ ngộ đẹp như thơ/ Tình mình sánh làm sao được/ Ấy là lẽ vì sao em không khóc/ Trước gian nan tem gạo phiếu tiền /Ấy là lẽ tôi nói lời yêu em /Biết là mình đáng sống/ Ấy là lẽ vì sao tứ thời dép lốp áo xanh/ Dép lốp bè trầm áo xanh bè bổng/ Gió kinh thành ngũ sắc hoan ca /Ấy là lẽ vì sao sao sa/ Vào mắt em lay láy /Ca trù mùa thu…/

Cổ tích kể thật nhanh, chỉ loáng như thể một lúc, từ chân dung / Nhớ ngày tuổi thơ xa mãi/Trương Chi hát lời giã bạn/. Người Thơ đã đi qua trọn một cuộc chiến tranh, để hiện ra với Tự Họa Tuổi chiều.Tự họa tuổi chiều mắt đã có/ Cái nhìn mở bể bao dung/ Tai đã lãng sợ lời thầm thì/ Răng đã / nhìn thèm trái chin/,và đã biết /Miếng nhừ là miếng ngon/ để câu chuyện nào của ngày hôm qua kể lại cũng là cổ tích cơm .

/ Cổ tích cơm một thời giặc giã
/ Cười xòa đứng dậy xốc ba lô/ Chí trai dâng máu nhuộm cờ/ Cổ tích cơm một thời nguyện ước/ Trước khi nhắm mắt xuôi tay/ Xin cho được thấy Sài Gòn / Cổ tích cơm Trương Chi bớt buồn/ Trời thương ban tình Mỵ Nương/ Chăn nuôi tiếng hát/ Cổ tích cơm tóc tình rắc bạc/ Trang sức tuổi chiều/ Lộng ngôn chiêu nuốt chữ yêu/

Người Thơ đã không quá lời khi kể đủ loại cổ tích cơm, cổ tích tung bay gươm súng, ngát thơm rừng núi, ghềnh thác nỗi đau, hay là gì gì đi nữa cũng như gió thổi mây bay, chỉ còn lại trong không gian sống, nơi xác và hồn còn trong một âm dương, hay cả khi hồn đã thăng trời và xác đã tan hòa vào đất, dù vậy, chữ Tình vẫn còn mãi, thủy chung, ngân nga. Tình ấy là tình quê hương, tình cha mẹ, vợ chồng, tình dù dạng vẻ gì, hỉ nộ ái ố thế nào cũng là non sông Lạc, cũng trong bọc trăm trứng Hồng, để đi tới một bến bờ tên là hạnh phúc. Đám Cưới Bạc, có vẻ như rất  riêng  tư  của đời Người Thơ, nhưng đã không là riêng tư nữa, bởi là thơ, là mơ mong dưới mỗi mái nhà tình.

/Đám cưới cổ đổ rượu làng Vân/Đám cưới tân ba tầng rượu chát/Chúng mình cưới nhau/Chỉ có trà đào và quy gai qui xốp/Thuốc lá điều vấn sợi vàng/Và tiếng máy bay địch đã bay xa…/

Để có được Đám Cưới Bạc ấy, Người Thơ đã vật vã tìm chính mình trong Tinh Tú Ngộ Duyên, đã cô đơn trong tận cùng cô đơn như Từ Thức chỉ sau vài ngày lên Tiên khi trở lại đời đã không ai kể từ ruột thịt đến xóm giềng nhận ra Từ Thức, nên lại đành về núi sống đời gió mây cho câu chuyện cổ mãi mãi không chỉ là câu chuyện cổ, và Người Thơ đã tự chọn cho mình con đường tu thân, tu thân bền gan, tu thân đêm ngày chỉ mong sống không cô đơn, sống làm người tử tế. Bài Ru Trằn trọc là một trong số nhiều lắm những bài ru tu thân của Người Thơ. Tu thân để làm người tử tế, Người Thơ hình như đã nói như thế trong bài bốn câu gan ruột như một quà tặng để đời :

Chân Hương
/ Cháy rồi cháy hết phần thơm/ Chân hương đứng lặng nỗi buồn vô vi/ Rồi mầu phẩm nhuộm phai đi/ Dẫu chẳng còn gì vẫn đứng chân hương../

Để đa chiều tưởng tượng khi nhìn ngắm Tự Họa Sau Cùng của Người Thơ/ Chuyền tay chữ hát xuống thuyền/ xin đọc đôi dòng thưa của tác giả in ngay đầu quyển Thơ Nguyễn Nguyên Bảy, phần thơ Kinh Thành Cổ Tích.

BNN, Thưa Lời:
Lời dâng nhất,kính dâng quê hương Kinh Thành Cổ Tích Thăng Long, Đông Đô, Hà Nội tuổi ngàn năm. Lời dâng sau, con xin hóa vàng sách dâng biếu song thân, hoặc đang vãi nắng trời Nam, hoặc đang gieo mưa bể Bắc, để ở cõi cực lạc, lúc thư nhàn cha mẹ ngâm nga thơ con cho hồn luân hồi về cội các vua Hùng

Phần thơ Kinh Thành Cổ Tích khép lại với bài thơ dài, gọi là trường ca cũng được, từ trang 120-132, bài thơ quá đỗi cảm động, quá đỗi tình, quá đỗi hay, ít nhất là với tôi, vì bởi từ trước đến nay tôi chưa được đọc một tráng ca nào cao đẹp như thế này, cao từ cái tình của tứ, cái mộc chân thành của chữ, cái duyên của câu, đẹp từ cái lung linh của hình của bóng, của bao la hoành tráng nước non, đến riêng tư bé nhỏ phận người, vâng, ngay cả tên gọi của bài thơ cũng đẹp : Sông Cái Mỉm Cười.

Cổ tích kể trong ba ngày, từ lúc cửa mả mở, Người Thơ rắc tro bụi của Cha mình vào dòng Sông Cái ngược về cuộc đời cha mẹ, cuộc đời mình, cuộc đời con mình, kể là tam đại. Tam đại người còn sống nơi dương gian, và người đã hồn về Tây Phương cực lạc, dù ở đâu, về đâu vẫn có trong lòng một dòng Sông Cái. Bao la hơn, đã là người dân Việt thì dù ở đâu, khi nào, thời nào trong lòng chẳng có bóng hình một dòng sông Cái. Sông Cái đã chảy muôn đời và còn chảy mãi muôn đời.

Cổ tích thủ thỉ điệp khúc :/ Như chỉ mới tối hôm qua/ Như chỉ với trưa hôm qua/ Như chỉ mới sáng hôm qua…/ Ba khúc thời gian là một ngày, chín khúc thời gian là ba ngày, chín khúc ấy kể mọi chuyện đời, hình như không thiếu chuyện gì, hình như rất riêng tư, mà người đọc (ví dụ là tôi) đều như thấy mình trong đó, cười đấy rồi khóc đấy, ràn rụa buồn vui.

Như chỉ mới tối hôm qua : /Con anh quỳ áp mặt ông/ Hai ông cháu thì thầm/ Điều sau này anh mới biết/ Ông cho cháu nốt nụ cười/ Trước khi ra bến đò Sông Cái/ Du sông tan bão nắng hoa./

Như chỉ mới trưa hôm qua : /Vợ anh đun nước lá thơm mời cha tắm nhọc/ Lần đầu tiên trong đời anh thấy cha khóc/ Vợ anh quýnh quáng van nài/ Mặt cha mưa cười/ Mưa tan vào nước lá thơm/ Khói sương một nhà hơi ấm/ Anh giúp vợ lau khô mình cha / Bồng gió lên giường…

Như chỉ mới sáng hôm qua :/ Hai bàn tay tìm nhau/ Một tay gầy/ Một tay khô/ Mộc mạc lời năm mươi năm trước/…/Tay gầy tay khô cười ra nước mắt/ Anh nghe trộm những lời quy tước/ Biết tình không có tuổi già ?/
Vẫn là mới tối hôm qua : /Cha nhìn anh mắt xuất thần hồn/ Ngâm bài thơ anh viết về Sông Cái/ Sóng lòng phụ tử ngân nga/
Vẫn là mới sáng hôm qua : / Sao cha chỉ thèm củ khoai năm Dậu/ Cha thắp nhang tạ củ khoai thần /…/ Vài ngày nữa là rằm Tháng Bảy/ Sông Cái nước đang to/ Nhưng làng mình không còn lo lụt nữa/ Cha ngồi tưởng bóng sông quê/ Triền cỏ bờ đê say nắng/

Vẫn là mới thức ban mai : / Cha đưa anh bức thư gửi người con trưởng/…/ Chữ nghĩa từng dòng núi lở/ Giấy trắng vãi tung đất đá

Và rồi : / Anh bật khóc thành tiếng/ Nước mắt tràn đê/ Chảy xuống sông/ Lạ kỳ chưa Sông Cái mỉm cười/ Trôi đi những thuyền cỏ mật / Cha đứng trên thuyền/ Thuyền cười trên sóng nhấp nhô/ Cha chầm chậm hóa thân vào Sông Cái…/Và để : / Hai cha con lững thững về làng/ Mỗi người mang theo một dòng Sông Cái/
 
Cảm tưởng như Người Thơ đang hóa vàng thơ mình dâng cho Sông Cái / Ai bảo nước đi nước không trở lại/ Nước đi rồi nước thăng mây/ Mây chín lại rụng về làm nước/ Sông cái khi vơi khi đầy /Sông cái chẳng bao giờ cạn được…/ 
Và hóa vàng thơ dâng cho song thân mà như Người Thơ bảo, họ đang làm nắng nơi trời Nam và đang gieo mưa nơi bể Bắc : /Con đưa mẹ đến đầu câu giải yếm/ Mẹ trắng vào mây/ Mẹ thăng vào gió/ Mẹ đi trảy hội tiên rồng…/
Trong thơ BNN Hà Nội thăng hoa thành Kinh Thành Cổ tích. Trước mắt tôi lại hiện ra hình ảnh dòng người đang vửa hát vửa /Chuyền tay chữ hát xuống thuyền/…/Sông chảy qua làng/ Thuyền cỏ mật đậu xanh mặt bến./

Và bỗng chợt lặng, Người thơ từ trong ngôi nhà hát bước ra, tạ ơn dòng người chuyền chữ xuống đoàn thuyền cỏ mật và thưa lời mời mọi người cùng đọc bài thơ về Kinh Thành Cổ Tích.

Và thực lòng tôi và dòng người (là tôi mong vậy) khó thể từ chối lời mời chân thành của Người Thơ. Tôi, người viết bài này, tự  nguyện, tự  tin loan truyền thông điệp của người viết  những bài thơ về Hà Nội, Kinh Thành Cổ Tích của chúng ta, từ bốn chục năm trước, bị lãng quên như giấc ngủ dài và sáng nay chợt thức. Xin bạn đọc đọc trọn một bài, dù chỉ một bài, cũng đủ là cơ hội để cùng nhau tụng ca Kinh Thành Cổ Tích.

KINH THÀNH CỔ TÍCH


Nơi ấy,các cô gái đều là tiên nữ

Áo quần mớ bẩy,mớ ba
Yêu nhau bắc cầu giải yếm

Nơi ấy,cốm Vòng gói lá sen xanh

Chuối đổ mầu trứng cuốc
Heo may thu vào từ năm cửa ô


Nơi ấy,tôi là đứa trẻ đẻ rơi

Mẹ trảy hội trên cầu giải yếm
Các bà tiên chuyền tay nhau bú mớm
Chuyền tay nhau hát hò
Chày Yên Thái tôi nghe
Trái bàng rơi tôi nhặt
Gạo làng Gióng tôi ăn
Sông Cái lắm thủy thần
Rằm,Mồng Một dâng hoa chùa Bộc

Nơi ấy các bà tiên dạy tối biết khóc

Các bà tiên dạy tôi biết cười
Các bà tiên cho tôi giấy bút
Dậy tôi vẽ lên trời hình rồng thăng
Dậy tôi ghép chữ thành vần
Dậy tôi làm chồng,làm vợ
Năm ấy sấm Trạng Trình ran nổ
Trời thật nhiều đạn bom


Nơi ấy lẽ Càn Khôn
Các bà tiên lần lượt về mây trắng

Con đưa mẹ đến đầu cầu giải yếm

Mẹ trắng vào mây
Mẹ thăng vào gió
Mẹ đi trảy hội tiên rồng

Nơi ấy, đào Nhật Tân nở chấn cửa Đông
Áo trấn thủ phủ rêu cửa Bắc
Kèn tàu hừng hực cửa Nam
Quốc ca hát đỏ sông Hồng
Nơi ấy là kinh thành cổ tích
Nơi ấy là đời tôi..


2.
TÌNH NHƯ NẮNG VÃI KHẮP VƯỜN GIỌT HOA..

Hai câu tiếp sau cho một tiêu đề đầy đủ : Giọt Nào Cho Cuộc Tình Ta/ Để Khi Tắt Nắng Ta Ra Nhặt Về… để nói về thơ Tình của Nguyễn Nguyên Bảy, mà tác giả gọi là Thơ Nhật Nguyệt. Trước khi nói về thơ Nhật Nguyệt, xin đọc một trích dẫn ngắn trong bài BNN thưa lời, đoạn viết về lời ân.


NNB,
 Thưa Lời : Xin cho được nói lời ân tạ vợ, tên Phương Liên, họ Lý, người đàn bà duy nhất với tôi, tinh thông chữ nhẫn, để yêu thương kẻ vô tích sự suốt ngày ghi ghi chép chép tôi, trong hỉ nộ ái ố đời, rồi trút những hung cát ấy lên vai người cả đời yêu lụy. Cho anh ôm tạ mình.
 

Tôi quả thực không nhớ xuất xứ, ở đâu, ai, dịp nào, nhưng đã từng buồn cười nghe thông điệp : Thơ tình tức là tình nào cũng tụng được thành thơ, trừ tình với vợ. Thông điệp đó lỗi phải ở đâu không biết, chỉ biết là ngược với thông điệp thơ của BNN (tên gọi thân mật) qua vài dòng vắn lời thưa dẫn ở trên. BNN cho rằng thơ tình là thơ vợ, Người Thơ khoe có vợ họ Lý và có vợ tên Thơ. Vợ và Thơ song hành tồn tại, yêu thương nhau, hóa thân vào nhau và ngự trị trái tim Người Thơ, khiến Người Thơ thốt lên bất cứ lời vần nào cũng bảo là tụng ca tình Vợ Thơ. Tình ấy như Nhật Nguyệt tương phối, tương giao trọn một đời người.

Trọn một đời người, hình như bắt đầu từ những ngày /Chỉ thấy sau hè một hàm răng sún/, bảo là  quá, vắt  mũi chưa sạch đã tình, đã tung vãi vào không gian, thời gian những bức tranh tình đầy ma lực mầu sắc câu hỏi, ngây thơ, ngô ngọng, dễ ghét, dễ yêu, nào Chuồn Chuồn Kim, nào Tắm Nghịch, nào Giếng Tình, nào Mắt Võng /Khoe hơ hớ yếm lỏng dây/, nào Tuổi Trăng, nào Hỏi Về Bánh Trôi Nước, nào Trà My Thưa Lời, nào Tuần Ti Đào Huế, nào Thị Mầu, nào Thiên Thai, nào Mèo Phủ, nào Mưa Hến… nào, nhiều nào lắm. Mời cùng đọc bài Mưa Hến, trang 148, thơ Nguyễn Nguyên Bảy, phần Nhật Nguyệt :


MƯA HẾN
 
/Ngây thơ hỏi Trời/ Sao không cho mưa Hến/ Để Nghêu thôi thèm Hến/ Êm thơ sông tình./

/Hến ra sân đình/ Lưng thuyền chao sóng/ Ngực lửa đỏ lò/ Môi tiếu khuynh đa/ Nghiêng miếu/ Nghêu Sò Ốc nổi mặt sông/ Ngụp tranh tròn méo/ Chống sào phẩm phục khom lưng/

/Sợ thất kinh hồn/ Đa đổ/ Miếu đổ/ Sách tiền theo gió bay đi/
 Sợ mai hậu cháu con kiệt phúc/ Nghêu đem sợ dọa Sò/ Sò đem sợ dọa Ốc/ Ốc dọa đêm/ Đêm tiếu lâm cười Hến/
/Sân đình đong đưa/ Lãng trăng thuyền Hến/ Ngực đông lưng hạ khe xuân/ Tích trò chòng chành/ Ảo ảnh đưa tay cầm được/
 
/ Nguyện cầu thơm ngát hoa chanh / Lạy trời đừng mưa Hến/ Một Hến đủ mù mưa/ Đời Nghêu đời Sò đời Ốc/ Tha cho người nguyện Hến ơi./

Trong vàn muôn những câu hỏi tò mò để thành người lớn của tuổi thơ, có lẽ những câu hỏi về mình, về cô bạn  gái nhà bên, về các liền anh liền chị và về các cô tiên, mẹ tiên, vì sao có vú cho con bú, vì sao môi lại cứ phải hôn nhau, vì sao Thị Mầu lại yêu chú tiểu và vì sao lại vì sao. Những câu hỏi tuy chẳng hại gì, nhưng người lớn chẳng ai chịu giải đáp,  trẻ con đành tự mình giải đáp, lúc đúng khi sai, dở khóc dở cười, tội nghiệp. Cầu mong là tôi đã không khiên cưỡng áp đặt, khi cho rằng hai khổ thơ trích dẫn sau đây là lời thưa khởi nguồn thơ tình của Người Thơ.

Trích dẫn một : Là khi anh nói về em/ Bông hoa trước cửa tự nhiên nở bùng/ Trên cành một giọt sương rung/ Gió nhẹ vô cùng thổi mãi không rơi (Mây Mưa, trang 86).

Trích dẫn hai : Còn gọi chi là đời/ Sông không thuyền xuôi ngược/ Vườn tình một giọng hót/ Áo tình một sắc lam/ Sông Hương tắm mấy lần/ Cho trinh nguyên liền lại/ Đành chịu thân tội lỗi/ Hồn vượt ngục vườn khuya (Tự Thuật Tội Lỗi, trang 323).

Trích dẫn một, tình riêng, với tam pháp : Mở lòng tình. Yêu ngọt đắng. Yêu như mới được yêu. Trích dẫn hai, tình chung, cũng tam pháp : Bênh vực che chở. Nhận và cho. Nói và chưa nói gì.

Mở lòng tình cho trái tim tự nói : Lời kiêu ngạo thật lòng /Anh đã bỏ qua bao nhiêu hình bóng/ Dẫu là hoa chói rạng cả khu vườn/ Em so với ai dù rất bình thường/ Nhưng với anh em là người đẹp nhất (trang 157).

Và lời tỏ tình tưởng là mộc mạc ngô nghê, không chỉ hàm nghĩa hạnh phúc mà còn dự báo cả trái nắng trở trời. Lời tỏ tình, trang 23 :

/Anh là một trang nam nhi/ Đủ sức đưa em tới địa đàng/ Nếp tẻ rồi đầy đủ cả./

/Anh không hứa của ngon vật lạ/ Nhưng mỗi bữa đủ ba lưng cơm/ Cá mương sông om với lá gừng/

/Anh không hứa lụa là gấm vóc/ Ngực hồng che yếm nâu non/ Quần gai quấn ấm mưa phùn./

/Anh không hứa lầu cao môn rộng/ Nhưng một mái nhà đủ che mưa nắng/ Trước thềm một bụi hoa/.

/Anh hứa tặng em đôi gối/ Thêu quan họ tứ thời trăng/ Để mỗi tối gối ru em ngủ/

Anh hứa dìu em qua cầu gió/ Cõng em qua sông mưa/ Đò khẳm tình sam quấn quýt./

/Anh hứa đôi ta mùa gặt/ Nếp cho đời là nếp cái hoa vàng/ Tẻ cho đời là tẻ xoan tẻ dự./
/Anh chỉ xin em một điều/ Chợt đôi lúc anh lạc mê lạc lú/ Em hãy là Bồ tát khoan dung./
Yêu ngọt đắng, vì nếu yêu chỉ toàn mật ngọt lại e là tình nhạt, tình đã nhạt làm sao say, không say đâu là yêu, vì vậy yêu phải ngọt đắng. Ngọt khi ru lời gió : /Sợ mồ hôi mặn cỏ gió đứng một chân,/ rồi / Bồng gió lên giường, rồi /Vắt veo ngang cửa gió/,rồi /Ôm mây cắn gió/,rồi /Gọi gió ngủ ngày/, rồi /Chở gió về đoàn tụ/,để /Hoa cởi tấm áo xanh/ Nụ môi run bần bật/ Những cánh xòe khao khát/ Hương bay đầy bay vơi./ Và sau hết là tận cùng mật ngọt : /Nhanh nhanh em kẻo huy hoàng đang trôi/…/Tay yêu có cầm mây nắm gió bao giờ…

Yêu ngọt xưa nay vẫn là bản chất của thơ tình, BNN không ngoại lệ, tuy nhiên có vẻ như phá lệ, thơ tình BNN có quá nhiều nếu không muốn nói là rất nhiều ngọt đắng, nhiều đến nỗi Người Thơ đôi khi bất lực, không biết diễn tả cách nào, bèn mượn Kiều, từng câu một diễn giải ngọt đắng tình. Nói thêm : Cuốn thơ Nguyễn Nguyên Bảy dầy 500 trang khổ 20x20, từ trang 241-340 tức là 100 trang, hình ảnh Nguyễn Du, hình ảnh Kiều, các nhân vật trong truyện Kiều kể cả ngựa, đều là cái cớ để Người Thơ mượn hát tình ngọt đắng, sẽ nói kỹ ở phần sau. Sẽ nói phần sau, nhưng lúc này hứng quá, cứ muốn đọc thơ ngay.

Dưới đây, mời cùng đọc, trích một khúc trong bài Lược Kiều Tự Tình (Trang 259
)
Nói Ra Chẳng Tiện Trông Vào Chẳng Đang 

/Nhớ khi thơ tạc lầu vàng
Em đẽo đá anh điểm trang điệu lờiNào ngờ sầm sập họa taiHọa tai sầm sập trĩu hai vai còngLầu thơ lộng lẫy bên sôngĐạm Tiên mộ cỏ xanh mênh mông buồnThế rồi vừa rót chén thươngRượu hoa đã đổ sông Tương ngã kềnhLại là thân liễu lênh đênhHay chi một chút tài tình ló raNhớ khi thẹn mặt cỏ hoaThương thay cầu gió bắc qua sông tiềnCho nên cái sự bon chenThương em anh giận phận hèn nổi trôiTrời trông ngửa mặt nhìn trờiPhúc mỏng kiếp trước luân hồi nay chăng ?May sao còn có gương trăngĐàn tình vần trắc vần bằng còn rungVẫn nguyên vẹn bầu tình chungCây thơ ngả bóng tình dừng nghỉ chân…/

Yêu như mới được yêu, theo nghĩa cổ Tương kính như tân, nghĩa tân là chung thủy, nghĩa nôm na là yêu mãi, yêu như yêu buổi đầu.

Buổi đầu yêu : Ô cây dương che trăng/ Dịu êm nhung lụa gió/ Em ơi em có nhớ/ Thuyền lá vàng nhổ neo…

Buổi đầu yêu, sau đôi ba tháng : Trời hình như gần lắm/ Mướt mượt những gò mây/ Biển rộng lòng bàn tay/ Vỗ bao nhiêu là sóng.

Buổi đầu yêu, sau đôi ba năm : Buổi đầu bao lâu rồi nhỉ ?/ Cứ như là tình mưa ngâu/ Hôm nào cũng cầu Ô Thước.

Buổi đầu yêu, cho tới ngày giật mình nhìn tình chiu chít những vết nhăn đuôi mắt, đâu rồi cái nhìn dao cau, lòng vẫn dặn lòng, đôi mắt có cái nhìn dao cau ấy vẫn là hai ngôi sao trên trời,/ Đêm đêm nhìn anh/ Đi với anh/ Hai ngôi sao không lặn bao giờ./

Buổi đầu yêu, cho tới sáng mai nay, vừa mới đây thôi, gần lắm : /Thiết tha một chiếc lá vàng/ Sáng nay bỗng rụng ngỡ ngàng trước sân/ Thương em rơi một ngày xuân/ Tiếc lá em đứng soi tần ngần gương…/

Lúc nào cũng yêu như mới được yêu, yêu như hồi hộp cái hẹn đầu, yêu như luống cuống chạm tay nhau, yêu như say ngất nụ hôn đầu, yêu như lần  đầu  qua cầu cởi áo cho nhau, yêu như lần đầu ôm nhau làm chồng làm vợ, thì tình yêu ấy như sinh ra, như lớn lên, ra hoa kết trái, tình yêu ấy chẳng sợ gì phong ba, chẳng bao giờ gãy đổ. Đó là tình kính trọng nhau, tình nương theo nhau, tình cưng chiều nhau, tình thuộc về nhau, tình  không thể sống thiếu nhau, tình bốn mùa, tình quanh năm yêu, tình suốt đời yêu. Mời cùng đọc Say Sóng 3 (Trang 186)

/Giêng Hai trời lắc thắc mưa/ Vườn tình đột ngột chân vừa tới nơi/ Biển mang xuân ấm ra khơi/ Ghế vương chút lạnh để ngồi bên nhau/ Thương nụ hôn mối tình đầu/ Biển bao la biển thấy đâu là bờ../

/Tháng Tư vào hạ nắng tơ/ Biển biết mình đẹp chẳng nhờ thơ say/ Bàn tay vấn vít bàn tay/ Như sợ hạnh phúc vụt bay về trời/ Nằm nghe ngực biển bồi hồi/ Cổ tay buộc chỉ một lời yêu thương.

/Mưa ngâu suốt tháng Bảy buồn/ Để ai tựa cửa ngóng buồm khơi xa/ Giật mình ngoài lộng phong ba/ Lời nào vượt được bao la thét gầm/ Tay lần tràng hạt rì rầm/ Lời yêu mượn cánh thánh thần chở che../

/Trăng thu biển chuyển gió về/ Đắp chăn ngực biển ra hè ngồi đan/ Đông ơi chầm chậm rồi sang/ Áo con đan kịp dở dang áo chồng/ Biển ủ trăng ngủ trong lòng/ Trăng say sóng biển bềnh bồng triều dâng../

Trước khi nói về tình bênh vực chở che, hãy nghe Người Thơ tự thú : /Hơn một lần anh hôn đàn bà không phải là em/ Hôn như những cái bắt tay/ Quen nhau bè bạn/ Hơn một lần anh ngủ với tình không phải là em/ Quán đường đàn ông xa vợ/ Lúc phần con/ Vật ngã phần người (Trang 210,bài Ô Cửa Vuông Trăng). Và cũng hơn một lần Người Thơ năn nỉ vợ /Em hãy là Bồ tát khoan dung !/ Và tình thực đúng là Bồ tát, biển đời Bát Nhã thuyền.

Có lẽ cũng vì thói đa tình trăng hoa này, (không biết có nên nặng lời lên án?) mà Người Thơ đã hơn một lần bênh vực cho thói hư tật xấu bằng những lời, mới nghe tuởng nghịch nhĩ, nhưng ngẫm suy lại thấy thuận lý công bằng, dù thuận lý ấy đau ở lòng, chát ở miệng. Khi cụ Nguyễn Du cất lời /Tiếc thay một đóa trà mi/ Con ong đã tỏ đường đi lối về./ Người thơ đáp lời bênh vực : /Cớ sao thơ tiếc cho hoa ?/ Mơn mởn đôi gò yếm thắm/ Nhụy nõn thơm da/ Cỏ tình sương ngậm/ Tấm yêu đẹp mấy khắc giờ/ Cửa trinh rồi úa/ Không tình phí một đời hoa/ Sao thơ không là ong nhỉ/ Vần suông buông tiếng ngân nga../ ?

Khi tình than gặp Sở Khanh, Người Thơ liền an ủi vỗ về : Cụ Nguyễn Du đã tạc hình Sở Khanh vào miệng thế gian, như một quà tặng, để thế gian khỏi bị lừa tình, đã vậy, mà vẫn bị lừa tình, thì nên tự trách mình hơn là thù oán Sở Khanh : /Sở Khanh chải chuốt văn nhân/ Tiên tích việt lời lời có cánh /Ngựa Truy Phong bên thềm…/

Và Hoa Nhài, thì đúng là bài thơ bênh vực phản kháng, cứng cỏi như một tuyên ngôn : /Ướp trà em/ Cài tóc em/ Mà vẫn khinh em/ Hoa nở đêm/ Nhưng em vẫn nở đêm/ Tắm mình trăng/ Tắm mình sương/ Cho ngon trà/ Cho ngọt tóc/ Em vẫn cứ là em/ Hoa Nhài.

Tình là nhận và cho.

Bạn đã có một hoang đường nào như thế này chưa ? Một gặp gỡ 30 năm trước, tại ga Hàng Cỏ tình trao nhau một cây trâm yêu, rồi bặt tin nhau, rồi ba mươi năm sau bỗng nhiên gặp lại ở một ga đời khác, tình trao tình nhận một khẩu trầu. Dù bạn tin hay không tin hoang đường này, thì cũng xin đặt mình trong bối cảnh ấy để hiểu thêm về tình muôn dạng vẻ yêu.

Mời chầm chậm đọc :

Ga Hẹn 
/Đem cặp môi thổi lửa/ Nghêu ngao đọc thơ giữa ga Hàng Cỏ/ Mưa gió rét cắt dao/ Người người rời ga vội vã/ Chỉ có một người thiếu nữ/ Nghe thơ chúm chím miệng cười/ Bỏ đi không nỡ/ Quay lại tặng cây trâm/ Hẹn gặp ga Thanh Minh/ Thềm giao thừa ba mươi năm sau/ Giật mình biết gặp Kiều./

Năm ấy giao thừa Nhâm Tí/ Ba mươi năm sau/ Lội tìm ga hẹn/ Nào biết ga Thanh Minh ở đâu ?/ Khăn lụa ủ hai khẩu trầu/ Ga Hòa Hưng mô hôi rịn cổ/ Chuyến tầu cuối người ra ga hối hả/ Để lại vắng tanh cho một người chờ/ Môi thổi lửa đọc thơ/ Tầu chạy suốt Bắc Nam/ Chở gió về đoàn tụ/ Chợt gót hồng bước ra từ mai nụ/ Tiếng gọi tình ấm ngát không gian/ Trước thềm Nhâm Ngọ.
 

Nàng đưa tình đi lan man ga/ Ba mươi năm xuống một ga đời/ Mong đợi khi đầy khi vơi/ Có trâm tình chứng giám/ Hai khẩu trầu ngực tình ủ ấm/ Thơ chờ người cay môi/ Chúm chím nàng cười/ Quạt yếm che vú hồng mắc cỡ/ Nàng chẳng khen thơ hay dở/ Nàng mừng tình xum họp/ Áo lụa cỏ hoa mở tặng tình /Một giao thừa chín mọng/

Chưa hẳn là sau cùng, yêu nói mà chưa nói gì. / Chẳng thể ủ trong chănNỗi nhớ lạnh lắmAnh băng qua mưa rét tìm em/ 
Ngược lên trên, Người Thơ và kẻ bình thơ, có vẻ như nói nhiều lắm, nào tình đằm thắm, nào tình du dương, nào tình hoa cỏ, nào tình mây trăng, nào tình quyền rũ, nào tình Sở Khanh, nào tình Thị Mầu, nào tình ngang trái, nào tình mộng mơ, thôi thì đủ cả, thế mà đến khúc này, đọc lại mới hay là chưa nói gì.Sắp đến giờ tầu chạySơ tán một tình yêu/
Thật vậy,tình yêu cần gì phải nói, mà dẫu có nói cũng là chưa nói gì. Cứ để tình tự nhiên như nó vốn tự nhiên, tình lên tiếng với bản năng tự nói, và người đọc theo cung bậc khúc thức khác nhau mà cảm nhận cái tự nhiên của nó, cái bản năng của nó để rồi nhâm nhi…Mỗi khi gặp hoạn nạn/ Lại nhìn vầng trăng treoMỗi khi tắt lửa yêu/ Lại gọi trăng xin lửa
 
Nợ Trăng
/Tình yêu hai chúng mình
Không ngôn từ mây gióKhông ngọt ngon cám dỗMộc mạc lời trăng rằmMà nên duyên tri kỷMà nên tình tri âmVầng trăng con mắt nhìnNhư thần linh chứng giámMỗi khi gặp hoạn nạn Lại nhìn vầng trăng treoMỗi khi tắt lửa yêuLại gọi trăng xin lửaNợ trăng chỉ trả đủThủy chung yêu một đời../

Tình yêu như món nợ vô hình, không có sự vay trả, mà nợ nhau, nợ tình, nợ nghĩa, nợ không biết trả bao nhiêu là đủ, bao lâu là xong, nợ chồng lên nợ, ví von như cái nợ trăng đêm đêm vằng vặc cho/ Em ngồi tắm nõn cầu ao/ 

Hình như, tự biết là có nói bao nhiêu cũng là chưa nói gì, nên Người Thơ dồn hết thi lực, gói tất cả những gì đã nói, đang nói và sẽ nói vào một thi phẩm như thể tháo cũi, xổ lồng chữ nghĩa thăng thành gió thành hoa, đan dệt gió hoa thành Ô Cửa Vầng Trăng. Có thể nói đây là bài thơ dài nhất (gần 400 câu, từ trang 204 đến 219, thể tự sự tự do ) chỉ kể chuyện yêu nhau, khép lại phần thơ Nhật Nguyệt. Ô Cửa Vầng Trăng quá dài, viết thể tự sự, thật khó trích dẫn, xin vui lòng đọc tóm tắt nội dung bài thơ, dưới đây :


Tóm tắt nội dung bài thơ

Ô Cửa Vuông Trăng

Thơ kể : Con trai đến tuổi 16, gái vào tuổi 15, đều được Càn Khôn chia cho một vuông trăng làm gia tài yêu. Chiều kia (chẳng biết là chiều nào) có cô bạn học đi sưu tầm cỏ lạc vào vuông trăng một loáng rồi bay đi chỉ để lại nụ cười, nụ cười ấy dạy yêu là thế nào, để từ đó người trai ngồi sau ô cửa chờ yêu. Bữa kia (chẳng nói là bữa nào), một cô gái /Người giống người thế nhỉ /đến ngồi khóc nơi vuông trăng tình, người trai từ ô cửa bay ra Tựa vai cho đầu em ngả và họ (hai người) đều thấy hiện lại dòng đời kiếp trước nợ tình nhau, kiếp ấy, người trai đuổi giặc đến bên sông kiệt sức, được hai cô gái chèo thuyền vớt cứu, một cô cho anh gối đầu vào ngực, một cô đi hái hoa quan họ cứu người.

/Anh hít hà sống lại thân trai/ Mắt bừng anh mở/ Chằng thấy em đâu nàng đâu/ Chỉ thấy hoa rơi lả tả/ Sau khi tỏa hết sắc hương/ Anh gọi rền sấm nổ/ Cuối sông một cánh chim thuyền/ Trôi vào giáng đỏ/ Trầm bổng dàn đồng ca thiếu nữ/ Hát lời quan họ giao duyên/ Một kiếp hứa hôn/ Vuông trăng đêm nay ân tình gặp lại/ Anh hôn lên nước mắt/ Nước mắt nở cười/ Vuông trăng cỏ lụa chiếu đời/ Giao hoan thành chồng thành vợ./
Hạnh phúc vợ chồng ra hoa kết trái/Cuộc sống như sông êm ả/ Thả trôi một chiếc thuyền tình/nào ngờ, bữa kia (lại bữa kia) /Thuyền anh ra khơi/ Sóng kình bỗng nhiên dựng đứng / Quật thuyền anh tan tành/ Anh trôi dạt vào đảo cỏ/ Mang mang dàn đồng ca quan họ/ Nàng vớt anh lên…/
Nợ tình hai lần cứu sinh ấy, người trai phải trả thế nào, người vợ đau lòng thế nào, người quan họ cao thượng thế nào, cứ thế Ô Cửa Vuông Trăng thủ thỉ kể câu chuyện tình tay ba hư hư thực thực, như đời, như cổ tích mênh mang, và chuyện chỉ dừng lại bữa kia (chưa hẳn là bữa kia sau cùng )

Bữa kia anh thấy con anh ngồi bên ô cửa

Giật mình biết con mười sáu

Đêm qua vừa nhận vuông trăng…

Và bây giờ,cùng nhâm nhi đôi ba khúc gọi là ẩm tửu thưởng thơ.
Một đoạn :

Cá đêm anh đánh trên sông
Sáng kịp đò sang chợ bếnGạo đem về kịp bữa cơm trưaThương em biết mấy cho vừaĐội nắng vào rừng hái củiGùi về chạng vạng hoàng hônSấp ngửa hương cơmTội nghiêp người ra sông bắt cáCuộc sống như sông êm ảThả trôi một chiếc thuyền tìnhEm đứng bên trúc xinhTrúc đứng một mình trúc hátTiếng hát bay lên mái đìnhLàm sao anh đếm ngóiĐếm được tình thương anh ?

Thêm một đoạn :
/Người giống người anh nhỉ ?
Nhưng tình không giống tình đâuNàng không kéo chăn em đang đắpPhủ lên cô chiếc phận mìnhMắt tình nhìn tình hạnh phúcLà tình ấm áp đêm đôngMôi tình hôn tình phụ bạcĐời tình hỏi mấy tấc gang…/

Đoạn thêm : 
/ Em nhìn theo bóng chim xuôi
Dục anh tạ lời quan họQuan họ đi rồi anh tạ tình em…

Đoạn thay lời kết : 
/Đã khi nào cha sợ bão giông
Cha ngã lòngKhi thuyền qua ghềnh qua thác/ Ô cửa cha không kịp khépVuông trăng cỏ lụa cha trôngCâu trao duyênHát một đời chung thủyTình giống tình cha nhỉ ?Mơ hồ anh muốn đáp lời conNhưng anh không thểNín khe tuổi già Trước tình yêu trẻAnh chợt vỡ lẽ lời conTình giống tình nét đẹp thủy chung…/



3.NGƯỜI TƯƠNG TƯ THƠ ĐÃ VỀ..


Mỗi khi có người hỏi vì sao thơ viết nhiều như thế mà không in ra cho mọi người cùng đọc, Người Thơ thường thủng thẳng đáp /Người Tương Tư thơ ấy vẫn chưa về./ Tôi đã tìm thấy câu thơ này trong bài thơ Vườn Chiều (trang 401, phần Tụng Một Mình) /Chợt vườn chiều mênh mông/ Máy bay địch cách Hà Nội ba mươi cây số / Cầu mong đấy là cái cớ để em đi/ Máy bay địch đã bay xa/ Sẽ là cái cớ để em về/ Nhưng máy bay địch đã bay xa xa mãi / Người tương tư thơ ấy vẫn chưa về… 

Chẳng lẽ là vậy ? Tôi tự hỏi mình và liền đặt cho khúc viết này tựa đề Người Tương Tư Thơ Đã Về, vì cho rằng, người tương tư thơ đã về nên quyển thơ Nguyễn Nguyên Bảy mới được in ra. Tuy nhiên lý lẽ này quá mơ hồ, không đủ vững, khiến tôi lần mò lục tìm nguyên cớ im nín của Người Thơ trong chính Tự Thưa và Tự Thơ của tác giả.
Hai chi tiết Tự Thưa trích dẫn dưới đây, đáng chú ý. 
BNN,Thưa Lời : 
Tôi không phải là nhà văn thơ. Tôi chỉ là người chép chữ xuôi rồi bảo là vần, chép chữ vần rồi bảo là thơ, chép từ hồi tiểu học Lương Yên những năm đầu tiếp quản thủ đô, bạn “Lớp chúng mình” gọi đùa Trương Chi. Chép chữ suốt từ ấy đến giờ, ngày nào ít nhiều cũng chép. Sáng nay ngồi ghế đá Bờ Hồ, nhìn đồng hồ điện tử báo còn 123 ngày nữa đại lễ Thăng Long ngàn năm tuổi, giật mình, nhớ ra là đã trước thềm bẩy mươi thu. Lời hứa những sao chép này chóng chầy gì rồi cũng được in ra. Hơ hoảng sợ thất hứa, vội vàng nhân bản và quyển văn vần này, đa số được viết từ những năm đầu 1970, đã ra đời trong hơ hoảng ấy. 
Và chi tiết tự thưa sau, mạch lạc hơn, rõ ràng cụ thể hơn, đó là lời Người Thơ cúi mong xin được hỷ xả chuyện làm người tử tế, chuyện đời nhân nghĩa buồn vui. 
BNN, Thưa Lời :
Lời hỉ xả lạy tặng bốn phương tám hướng những người từng nộ dọa, thị phi, roi ngữ, ganh khinh hẳn chỉ muốn dậy tôi sống làm người tử tế, xin tha cho tôi mọi tội đời (nếu có). Sách này không bán vì thế không phải phẫn nộ tiếc tiền. Sách này chỉ để biếu tặng, tức là chỉ để mua vui. Cúi mong hỉ xả.

Xin hỷ xả nhưng lời xin đắng chát, mắt chưa hiện ánh cười bao dung, thanh cất lên còn giận dữ như thể tố cáo chính lòng Người Thơ chưa hỷ xả. Cúi mong hỉ xả…
Quyển thơ Nguyễn Nguyên Bảy, bao la những bài thơ tâm trạng hỷ nộ ái ố, nhưng có lẽ tâm trạng hơn cả là những bài thơ trong Một Vài Trống Canh ( tên khởi thảo là Khảo Luận Truyện Kiều ).
Mở đầu của phần thơ Một Vài Trống Canh là bài thơ Trước Mộ Nguyễn Du (Bản thảo đánh máy, ghi ngoài lề bút mực hai chữ Trúc Thông (BNN đi thăm mộ cụ Nguyễn cùng với nhà thơ Trúc Thông) có lẽ đây là bài khái quát tâm trạng nhất, toàn văn :
/Thường như mọi nấm mộ thôi/ Chênh chênh về phía mặt trời soi gương/ Cát lầm bụi suốt dọc đường/ Lại rào rạt cát từ phương gió vào/ Gió reo trong tiếng phi lao/ Người cô đơn đến lời chào cũng không/
Hư vô đầu chỗ tận cùng ?/ Gió cuốn khói cháy phừng phừng lửa nhang/ Hỏi xem đâu xóm đâu làng/ Nghèo chi mà để mộ nằm tang thương/ Mới hay cái kiếp đoạn trường/ Cởi ra chưa hết lại luồn thêm dây/ Mượn Kiều tỏ kiếp trả vay/ Thân dù cát bụi/ Chẳng thể quay quắt hồn/ Trong như ngọc/ Sáng như gương/ Hồn hiện trong giọt đàn buồn đàn say/ Phải hồn về ?/ Khói nhang bay/ Tà tà bóng xế/ Cõi Tây hồn về…/
Hồn về hỏi xóm hỏi quê / Sau tái hợp / Kiều hiện giờ ở đâu ?/ Còn than
 thân phận bể dâu/ Có tìm mộ Đạm hỏi kiếp sau thế nào ?/ Thanh cao có được thanh cao/ Bể đời đã hết cồn cào sóng chưa ?/ Kiều ơi /Sao chẳng dạ thưa/ Để hồn vui chút mơ hồ đoàn viên/ Ngoài Kiều hồn chẳng hỏi thêm /Phận bán tơ giá họa/ Phận hèn Giám Sinh/ Phận Bùi phận Mã ghê kinh/ Phận Hồ Tôn Hiến/ Phận Sở Khanh/ Tú Bà…/ Đã nguyền chúng chết trong thơ/ Quân tàn ác quyết chẳng cho luân hồi/ Dè đâu đâu cũng chúng cười/ Ngoảnh mặt/ Nín lặng/ Ngậm ngùi hồn đi…
/ Hồn đi cỏ lắt lay khô/ Thân người gió nắng thẫn thờ heo may/ Công danh chuyện ấy xưa nay/ Không Kiều/ Liệu có mai này Nguyễn Du/ Đã mang cái nghiệp tài dư/ Kê vàng giấc mộng tạ từ nhẹ tênh/ Chênh vênh nấm mộ chênh vênh/ Mầu cô đơn trải mông mênh cuối trời…

Bài thơ Tự Thuật Tội Lỗi (trang 323) có lời :/ Tôi phạm tội trẻ con / Luận Kiều thời chinh chiến/ mở hé một góc nghiêng tâm trạng của Người Thơ.
Tôi (người viết) bèn mở tung cánh cửa bước vào Kiều, gặp khúc Gọi Hồn : Thôi đừng hỏi khúc bi ai/ Thập loại ta đã tế lời chúng sinh, rồi Bói Kiều : Tôi bói Kiều xin một chút vui/ Thương phận mình phúc mỏng/ Sao chỉ thấy Tiền Đường vỗ sóng,/ rồi Lược Kiều (tóm lược truyện Kiều ) với đề xuất : /Thúy Kiều chết/ Truyện hết trang/ Tích xưa chắt lọc thời gian thành Kiều/ Kiều thành một tấm gương treo/ Soi vào gương ấy ngộ điều trần gian,/ rồi Tự Tình, nói cách khác là mượn Kiều để nói chuyện của chính mình tình yêu chồng vợ, lúc yêu, khi say, lúc hạnh, khi ngộ, lúc tan, khi hợp, lúc buồn, khi vui, tâm trạng đến cỡ này thì thật là tận cùng tâm trạng /Chõng tre độc ẩm búp trà buồn cong/…/Sao tay chẳng thể cầm thời gian trôi/ Cầm sông không chảy sông ơi/ Sông lan man gió nói lời mía lau/…/Thông tùng cao ngạo phong ba/ Chẳng lẽ tre nứa không là đời cây ?/Mặc ai chò chỉ lim mây/ ta vẫn kiêu hãnh một cây giang thường/ Măng giang nấu cá ngạnh nguồn/ Sao ta chẳng biết đổi buồn thành vui…/ Hình như câu thơ nào cũng buồn, bài thơ nào cũng buồn, nhưng là nỗi buồn thủ thỉ của thơ, không có những buồn này hẳn là cuộc đời nhạt lắm, vì thế, mỗi khi cầm sách thơ này lên đọc, mở trang nào cũng ngâm nga, rồi buông tay nằm nghĩ lan man và mong chờ được chia xẻ /Lệ người mắt cạn từ lâu/…/ Vàng rơi cây một vài ba/ Nhưng còn vàng thật vàng ra với đời/ Qua lửa vàng biết vàng mười/ Vàng mộc mạc kể những lời nhớ nhau/ Mặt anh/ Em rửa sạch làu/ Soi gương tình đã hiện mầu vui ca…/
Từ chuyện của  Kiều  và Truyện Kiều, Người Thơ nói chuyện Làng Nước, nói chuyện Mắt Ruộng, nói chuyện Nghĩa Trang, nói chuyện Lời Ru Dưới Mỗi mái Nhà /Nơi đâu những lời ru/Nhiều bằng làng ta nhỉ ?/ rồi nói chuyện Ga Hàng Cỏ (chẳng hiểu vì sao lại có lời đề gửi Nguyễn Khắc Phục, có lẽ viết tặng hay đọc tặng nhà thơ Nguyễn Khắc Phục trước khi đi chiến trường?), nói chuyện Ga Canh Tuất (1970, mốc thời gian này, hình như Ngừơi Thơ lấy vợ) /Trí trai dài một ngọn lao/ và nói chuyện Ga Canh Thìn (2000, Người Thơ nghỉ hưu) Tóc bạc không lo bạc tóc/ Khòm lưng không sợ lưng khòm /Chỉ sợ bút không còn lực/ Cho hồn run rẩy trăng non,/ thôi thì nói đủ mọi chuyện của thời Người Thơ, mà chuyện nào cũng phảng phất bóng Kiều, thanh Kiều, sắc Kiều, oan trái Kiều, lạc quan Kiều và hy vọng Kiều : /Vui buồn gì cũng khoan thai/ Khoan thai thắp lửa bi ai cháy lòng/ Vui buồn sắc sắc không không/ Sắc không không sắc ở trong mỗi người/ Chợt người thầm gọi Kiều ơi…/ và nói chuyện về nhân cách sống, liệu đây có phải là một tuyên ngôn .
Tre Ngâm

/ Tre già ngâm xuống bùn tanh
Lòng bùn không ngấu tre thành cây thanNgâm bùn tre sắt tim ganTre đứng tứ trụ ba gian cửa nhàBùn tanh sinh nhập vào treNhư dưỡng thơm ngát mùa hè cho senTre ngâm khi đã vớt lênĐừng như sen cố chối quên mùi bùnDẫu chối bùn vẫn là bùnTre còn ngâm xuống bùn còn hiến dâng/
Trong phần thơ Một Vài Trống Canh có ba bài thơ Tự Thuật đáng chú ý : Tự Thuật Tội Lỗi, Tự Thuật Sinh Tồn và Tự Thuật Phạm Pháp.
Tự thuật tức là thừa nhận, thử xem Người Thơ tội gì ? Có hai tội : Tội một, vừa nói sơ sài ở trên /Tôi phạm tội trẻ con /Luận Kiều thời chinh chiến./ Tự biết là tội của thời ấu trĩ, thời trẻ con, vậy mà còn đau dai dẳng, vật vã đến thế, nữa là tội Hai, thú ngay trong lời đề dẫn 15 chữ trước khi vào bài Tự Thuật Tội Lỗi : Thơ là Thơ.Thơ không phải là địa vị xã hội của người làm thơ. Trời ơi là Đất, dại dột ơi là dại dột, những năm 70 mà dám đụng chuyện phạm húy tày đình này, chưa bị bức tử còn là hồng phước! Phạm tội này cả đời hơ hoảng là phải. Thơ là thơ. Thơ không phải là địa vị xã hội của người làm thơ. Câu văn xuôi luận đề này nghe xuôi tai, thuận lý lẽ đời, vậy mà đắc tội, thật buồn cười, tôi (người viết bài này) sẽ trở lại đề tài này vào dịp khác (lại dịp khác, biết dịp nào ?) vì lúc này đang hưng phấn (bình thơ mà không hưng phấn thì bình làm gì nhỉ ?) với ẩm tửu thơ Nguyễn Nguyên Bảy.
Mời đọc Tự Thuật Sinh Tồn :
/Mất việc/ Bạn cho mượn chiếc máy khâu/ Cấp vốn một chỉ vàng/ Vợ te te đi mua vải/ Chồng thành thợ may hiên ngang/
/Áo trẻ em hàng vi ni lông đen/ Chồng cắt may theo mẫu bìa hàng loạt/ Vợ chào bán gan lỳ như hát/ Tôm tươi dọc phố Hàng Đào./
/ Niềm vui nửa tháng tiêu dao/ Vi ni lông đen đã đen ngòm phố chợ/ Đầu hôm vợ ôm đi một giỏ/ Khuya cõng về một giỏ ế sưng.

/Chồng kiên gan sáng tạo không ngừng/ Lót bao tải áo trần hình quả trám/ Rồi trấn thủ, tai bèo quân giải phóng/ Rồi trần áo gió trần chăn/
/Thương vợ mòn chân đi ký gửi hàng/ Học Tú Xương ơn ca cò lặn lội/ Người có lúc biết đâu ngày mai hỡi/ Khúc sông này bát ngát một tình ca/

/Chở máy khâu trả bạn cười xòa/ Vàng hẹn sẽ có ngày trả đủ/ Vợ ôm con nhìn chồng cười nắc nẻ/ Trên trời máy bay Mỹ đã bay xa
…/
Thời chinh chiến, chuyện vất vả như kể trên thật quá bé nhỏ so với vất vả cơ cực của bao người, vì thế thơ không than van, thơ không buồn nản, thơ chi cười xòa. Duy chỉ hai chữ Mất việc ngay đầu bài thơ là câu hỏi lơ lửng vì sao mất việc ?
Và, tự  thuật  sau cùng : Tự Thuật Hành Nghề Phạm Pháp, thời những năm 70 mà hành nghề này thì đúng là phạm pháp thật, Người Thơ đã hành nghề Phong thủy Tử vi để sinh tồn :Lộc xôi oản đủ chia cả xómTúc tắc nghiệp dư lẳng lặngMình thành nghề phạm pháp mình ơi…/
Biết việc mình làm là phạm pháp (tội mê tín dị đoan), nhưng là phạm pháp không gây họa hại, nên miệng lúc nào cũng tụng :Lạy Trời công an đừng thăm hỏiMất phần xôi oản con tôi…
Công an không thăm hỏi,cũng không khuyến khích, và Người Thơ vẫn bền gan năm năm tháng tháng dưỡng nghiệp, nuôi nghề bởi tin sẽ có thời nhân quyền cởi mở, thời ấy là ngày hôm nay, Người Thơ dù tuổi đã cao vẫn giảng dạy Kinh dịch trong và ngoài nước và quản trị một Công ty Địa Ốc Phong Thủy hợp pháp, không nhỏ, ở sài Gòn.
Những Tự Thơ, Tự Thưa, Tự Thuật nói trên thực sự chưa có Tự nào gây áp lực đáng để Người Thơ nản lòng với chính thơ của mình. Toàn phần thơ của Nguyễn Nguyên Bảy khồng hề thấy một phẫn nộ, một giận dữ, một hằn thù trong bất cứ khía cạnh Tam Tài (Thiên Địa Nhân) nào, do vậy lời tôi (người viết) bỏ lửng ở trên : Cúi xin hỷ xả, nhưng lời xin đắng chát, mắt chưa hiện ánh cười bao dung, thanh cất lên còn giận dữ như thể tố cáo chính lòng Người Thơ chưa hỷ xả. Tôi nghĩ mình sai. Cúi mong hỉ xả, người viết bài xin mượn chữ của chính Người Thơ để tự hỉ xả.
Nói rằng : Người Thơ không chịu bất ký áp lực nào, Vậy thì/ Người Tương Tư Thơ Ấy Vẫn Chưa Về/ là sao ?
Đầu tôi như vang  lên lời đáp : Là ngộ thấy mình, là tìm thấy mình, là mình trở về. Tôi cho rằng, người tương tư thơ ấy chính là BNN đã ngộ ra mình, đã thấy mình và đã trở về. Người Thơ Đã Về…trọn vẹn dáng hình, thanh sắc, tâm trạng, đức tin trong tuyệt phẩm (tôi cho là thế, với tôi là thế) Tinh Tú Ngộ Duyên, hay là cuộc trò truyện tay đôi giữa số phận thể hiện bằng những ngôi sao Tử Vi và người mang số phận là chính tác giả, nói cách khác đó là đối thoại hoan hỷ giữa xác và hồn trong một Người.

Tinh Tú Ngộ Duyên


Người Thơ :
Khi yếu lòng người đi tìm tri kỷ / Tri kỷ  tôi mơ  hồ/ Các chòm sao Tử Vi
 sáng tối lập lòe/ Mười hai cung giấy bản/ Tôi lang thang ngơ ngẩn/ Giữa âm dương mông lung/ Tâm tư gió cát mịt mùng/ Cầu tinh tú xin lời tắm gội

Số phận :
Mệnh ngươi an tại Hợi/ Chính tinh Thái Dương Thiếu Âm/ Cách Nhật Trầm Thủy Đế/ Xác thân cơ cực trầm luân/ Sự nghiệp thuyền manh lộng bể


Bình chú : Cung Mệnh có sao Thái Dương (mặt trời) cư cung Hợi, lúc đêm, thuộc thủy, là cách mặt trời sa xuống nước, tên gọi của cách Tử Vi là Nhật Trầm Thủy Đế. Mệnh số mặt trời sa xuống nước là hãm hung cách, cuộc đời ắt hẳn nhiều cơ cực đắng cay.

Người Thơ :
/ Tĩnh tâm dịch lời tinh tú/ Oai hùng thân trai im nghe/ Sự nghiệp chẳng ra gì /Quan lộc ngủ chìm trong nước/ Không thể cầu xin phần số khác/ Khôn sinh con sao Càn lại an bài/ Khoan khoan tôi ơi/ Đừng vội thốt lời cay đắng/ Trí huệ phi tinh sáng tối/ Số đời cải lật bàn tay./


Bình chú : Sao Thái Dương, chủ chính việc sự nghiệp còn gọi là việc quan lộc, đã sa xuống nước, tức là việc quan lộc đã chìm trong nước, với người trai (xưa gọi là quân tử) kể như là bi kịch, tuy biết vậy, nhưng Người Thơ chẳng những nhủ mình bình tĩnh trước số phận mà còn kêu gọi mình  tìm cách hoán cải số phận.

Số phận :
Muốn hoán đêm làm ngày/ Chỉ còn một cách ly hương.


Bình chú : Mặt trời đêm ở phương đông là ngày ở phương tây, di cư từ đông sang tây là được sống với mặt trời đang chiếu sáng. Trái đất quay xung quanh mặt trời theo một chu kỳ âm dương không thể thay đổi, con người phải tương thích với vũ trụ chứ không thế bắt vũ trụ thuận theo ý thích của con người. Muốn tương thích từ đông sang tây hay ngược lại, chỉ duy nhất một giải pháp di cư, bóng bẩy là ly hương.

Người Thơ :
/Ly hương ư ? Mắt bà heo may/Lưng còng ngồi se sợi gió/ Nhà cha dột ai lên rừng tìm tre nứa/ Canh bờ rào mẹ nấu để ai ăn / Hoa dại dại tay ai cầm/ Anh đi rồi ai tặng hoa em nhỉ/ Kẻ chạy trốn bọc trăm trứng mẹ/ Nở thành người được chăng
 


Bình chú : Tôi đã đọc những câu thơ này trong nước mắt.
Số phận :/ Đã không dám sống ly hương/Thì vớt lấy trời chìm trong nước/. 

Người Thơ : 
/ Ngửa mặt hỏi Càn trong đục /Sữa nào chẳng tinh chất gạo rau/ Võng Khôn tay mẹ xoa đầu/Câu ru nóng nhòe giọt khóc/ Ai bảo mặt trời chìm trong nước/ Không thể gieo một bếp lửa hồng/ Khế chua tháng Tám cầm lòng/ Trống khuya hú gió/ Tiếng cồ cộ gọi làng đi ngăn lũ/ Chặn giặc góp hòn tên/ 

Số phận : 
/Bằng lòng nhận mặt trời đêm/ Thủy nặng lắng bùn nhập thế
Người thơ :
/Sống tự nhiên đã là nhập thế/ Có ai sống xuất bao giờ/ Hoa cỏ nào hoa cỏ chẳng nên thơ/ Âm dương nào không cười khóc/ Là cầy thì đi mở đất/ Là búa thì rèn đe/ Mọn hèn hát một đời ve/ Dẫu hoa dại cũng nở vì ong bướm/


Số phận :
/Số an bài phận không thể cưỡng / Tay người sao vớt được công danh/


Người Thơ :

Xin trời cứ thật cao xanh/ Để tôi vô cùng nhỏ bé/ Tôi vói công danh làm gì nhỉ/ Mẹ sinh con/ Bà sinh mẹ / Bao nhiêu nước mắt bà/ Bao nhiêu nước mắt mẹ/ Để thành con/ Suối ra bể/ Bể lên trời/ Bể lại về làm suối/ Tôi phải tuần hoàn ân nghĩa đời tôi/ Khỏa nước đón ảnh trời/ Nước nổi Kinh Dương trống mõ/ Biết chẳng thể đổi chiều/ Cho âm dương thuận lý/ Sóng khua nổi vạn ánh dương./

Bình chú : Tuy chỉ là vài ba đối thoại, nhưng Người Thơ và Số Phận đã đi một thôi đường Tử Vi. Từ khúc Người Thơ muốn hoán cải Mệnh mặt trời chìm trong nước, Số Phận đưa giải pháp ly hương, Người Thơ lắc đầu, Số Phận đưa ra cách thức hai vớt mặt trời chìm trong nước, Người Thơ không thể, mà cháp nhận tình cảnh măt trời chìm trong nước, nhưng khua động mặt trời nỗi lên mặt nước vạn ánh dương. Cách này trong Tử Vi gọi là Nhật Trầm Thủy Đế phùng Kình Dương. Kình Dương trong  ý  nghĩa nào đó gọi là sóng kình, có sức mạnh cuốn sóng tận đáy nước, tung ánh sáng của mặt trời từ đáy nước lên lung linh mặt nước. Cách này Thái Dương không mang ý nghĩa cát vượng quan lộc, mà mang ý nghĩa văn cách, người có cách này văn chương thi phú tài hoa…

Số Phận :
/Mong manh ánh dương/ Người định phận đời mình văn cách/ Tầm đường lập nghiệp văn chương ?/


Người Thơ :
/ Tinh tú tôi ơi,sao thốt lời buồn/ Lập nghiệp gì đâu đời thi sĩ/ Có trung thu nào bên mâm ngũ quả/ Cha không ngâm hát với cháu con/ Mẹ vui đế ríu câu xoan/ Má ửng một thời xuân sắc/ Em gái quê cần lời thay nước mắt/ Ủ vào khăn tặng bạn trước chia ly/ Và với tôi điệu vần ấy đôi khi /Cứu tuyệt vọng xô đời xuống vực / Chỉ thế thôi tôi đêm ngày đèn sách/ Điệu vần dâng tạ ơn sinh/ Điệu vần cây trái mùa tình/ Thuận hòa mưa gió/ Công danh thế là quá đủ/ Phận mình thuyền thúng qua sông/ Trưa hè hầu cờ lão nông/ Bìa rừng trải thân làm cỏ/ Nghêu ngao hát gió/ Thăng một cánh diều/ Yêu một tình yêu/Sen đỏ…/


Bình chú : Tôi đã ngộ ra rồi.Người tương tư thơ đã về !

Số Phận :
/Mừng là ngươi đã ngộ/ Thuyền manh lộng bể thung thăng/


Người Thơ :
/ Tôi nâng tay nhìn tinh tú xếp hàng/ Ngay ngắn mười hai cung giấy bản/Tử Phủ đồng cung nhấp giọng/ Đàn sao hợp xướng vai đưa/ Tinh tú chẳng mơ hồ/ Tinh tú hát lời mẹ hát/ Là cầy thì đi mở đất/ Là sắt thì rèn đe/ Là chữ thì gieo vào sách/ Thiên Địa Nhân thành thanh xướng kịch/ Mỗi phận người là một bài ca./


Thưa bạn đọc, tiêu đề của khúc viết này là Người Tương Tư Thơ Đã về, mang những vần thơ say đắm tình người giữa tiết thu lễ hội se se heo may..



4.CÓ MỘT CON THUYỀN TRƯƠNG CHI

Trương Chi là một nhân vật giai thoại, cổ tích, không niên đại, không vua quan, chỉ là một người lái đò được truyền khẩu bằng câu hát văn dân : Ngày xưa có anh Trương Chi/Người thì thật xấu hát thì thật hayThế mà Trương Chi sống mãi, trẻ mãi, tuổi ngàn năm mà vẫn được đời gọi là anh, là chàng. Đâu có ông nào đè ông Trương Chi, cái lý sóng sau đè sóng trước, đã chẳng những không thể, mà bất lực như thể Trương Chi có bí quyết trẻ mãi không già. Tiếc thay, chưa có sách vở nào nói về bí quyết của sức trẻ Trương Chi, một danh xưng mâu thuẫn giữa sắc và tài, giữa nội dung và hình thức trong một chữ tình.

Trong bài Tự Họa Tuổi Thơ, khi chỉ mới được / Bạn bè đùa gọi chàng Trương/,Người Thơ đã hỏi khoái lại ngay Ai chịu làm nàng Mỵ ? Rồi tự mình ngâm nga lời mộc mạc : Thơ tình học trò vì thế/ Bảy sắc cầu vồng em/ Mắt nhìn đâu cũng Mỵ Nương/ Xanh mướt cỏ triền đê sông cái…/ Và cũng thật may, Người Thơ đã không học làm Trương Chi để chỉ hát một tình Mỵ Nương, mà Người Thơ đã thả trôi trên sông đời một Con Thuyền Trương Chi…

Thơ Nguyễn Nguyên Bảy, 500 trang in, không một trang nào ghi mốc thời gian, bảo là vừa viết trưa hôm qua cũng được, bảo là viết trong đêm trăng sáng năm mươi năm trước cũng được, nghĩa là thơ còn đọc được, còn như mới từ ý tứ đến văn từ chữ nghĩa. Trích dưới đây hai bài thơ cùng đề tài, cùng có nhân chứng, được viết cách nhau 30 năm :

Trích dẫn 1, Bài Rộng Khổ Chép Ở Ga Hàng Cỏ, trang 310, đề gửi Nguyễn Khắc Phục, viết những năm đầu 1970.

…Các bà đi tầu Lạng ở đó tha hồ hàng Trung Quốc 
các bà đi tầu Nam ở đó có gạo ngô có chiếu cói có su hào cà chua có ốc có hến các bà gánh gồng ngồi chật sân ga nhả quết trầu nhả Trạng Quỳnh nhả Ba Giai Tú Xuất/ Anh khẩn khoản bảo tôi cố chép lại cảnh ồn ào sân ga Hàng Cỏ thời chiến tranh để mai sau hòa bình sân ga mở lớn cảnh tượng này sẽ thành cổ tích Tôi đáp cười đừng chép thì hơn cảnh tượng này chẳng bao giờ là cổ tích Đáp lời vậy nhưng bút tôi vẫn chép hình ảnh âm thanh tràn khung giấy lan man…

(Bài thơ gồm bốn đoạn đài loằng ngoằng nhiều trang, không một chấm phẩy)

Trích dẫn 2, Bài Rộng Khổ Chép Ở Ga Hòa Hưng, trang 316, đề gửi Trần Mạnh Dũng, viết những năm đầu 2000.

…Chuyến tàu này rất nhiều người ngoài ta tha hương kiếm sống quanh năm giật mình trước ba ngày tết nhớ quê gánh thóc lặn ra rồi lại lội vào tìm thóc tết quê một ngày ấm dạ một năm Định nói đất lành chim đậu nhưng chưa kịp nói đã nghe the the cười hỏi chắc quê nhà ta vào cả trong này ? Gật đầu chữa chữ quê thành chữ gia đình chẳng hiểu vì sao người nhà tàu lại nói lời an ủi nỗi thương người xa xứ nhớ quê hay nỗi nhớ quê thương người xa xứ…

(Bài thơ gồm nhiều đoạn, không phải bốn, cũng dài loằng ngoằng nhiều trang, không một dấu chấm phẩy)

Thơ Nguyễn Nguyên Bảy không nhiều những bài rộng khổ như hai bài dẫn trên, chỉ đáng nghĩ một chút, là những bài rộng khổ loại này đều dùng viết những đề tài khô ngói, những đề tài thời sự, những đề tài thơ thường lảng tránh : Lý lịch thợ cầy, Lên Lão, Lời nghĩa trang, Bài rộng khổ chép thơ công nghiệp đấtCó thể nói,trong 500 trang thơ (hay 500 bài thơ Bài rộng khổ chép thơ công nghiệp đất, là bài duy nhất lộng ngôn châm biếm kiểu Thợ Rèn,Tú Mỡ (tên hai nhà thơ),và hình như với thuyền Trương Chi thế đã là đủ khẳm để hát.

Hai bài thơ khác cũng mượn mốc thời gian ga để bạch tâm trạng mình, bài Ga Canh Tuất viết năm 1970, với sự kiện lấy vợ và bài Ga Canh Thìn, viết năm 2000, với sự kiện nghỉ hưu.


Ga Canh Tuất ,1970
 / Trai thời chiến mấy người ba chục tuổiĐược trời cho cưới tình yêuNào ai khen tích trò trống máiBa khoan thêm tội cho KiềuRồi sinh con ơn trời không là gáiChiến tranh biết hết khi nao ?Luân hồi nhân danh sông núiTrí trai dài một ngọn laoRồi hôn con rồi kề vai đồng độiGa này ga cuối biết đâuDẫu là vậy vẫn là đời trăm tuổiLẽ người sống hết nông sâu../


Ga Canh Thìn, 2000
 / Tóc bạc không lo bạc tóc Khòm lưng không sợ lưng khòmChỉ sợ bút không còn lựcCho hồn run rẩy trăng nonKhông nhớ mình bao nhiêu tuổiNhựa xuân dâng ngực tràn trềMai nở rụng đầy một cộiThân cành nẩy lộc non tơĐừng hỏi ga nào sẽ xuốngNgựa phi tung bờm ngựa phiVay xuân cắt đầy máng cỏNgựa xuân sức vó đang thì../


Hai bài thơ trích trên là muốn mượn thời gian đối chứng thời gian, đối chứng sức trẻ của thơ. Và dưới đây, hai bài thơ khác mượn cảnh nói người, mượn không gian nói thời gian, như mình tự lập lại mình để đối chứng, so sánh, sự lập lại này chẳng những không nhàm chán mà còn tạo ra những cung bực đồng cảm, cung bực Trương Chi, cung bực Ngã ba (Hà Nội) và Ngã Bảy (Sài Gòn), không gian là thế, nên người là như thế và thơ có bổn phận chép như thế và người hát hát như thế…

Bài Tìm nhau (Ngã ba ),trang 164,Và bài Ngã bảy,trang 396.


Ngã Ba Tìm Nhau   

Lối ngang như những nhịp cầu/Lối dọc như những dài lâu đợi chờThơ
 Lý Phương Liên


/Đôi ta ở giữa ngã ba
Cái điều em nói thật là vậy sao ?Này con đường lớn anh chàoLại con đường nhỏ dẫn vào nhà emRẽ phải cũng phố xá quenRẽ trái đường có xa thêm mặc dùHàng cây lặng gió cuối thuMầu trời tím thẫm như chờ đông lênCon đường chạy tới tình emNgã ba chẳng thể lạc duyên sắt cầmCó đường bởi có bước chânCó ngã ba bởi đời cần tìm nhau../


Ngã Bảy

Hôm xưa chỉ mới ngã ba
Đã không nhận nổi ra nhà mình quenBây giờ ngã bảy giữa đêmCó ai mà hỏi lời huyên thuyên đường/

Hôm qua sống giữa yêu thương
Xung quanh ùa bốn phương hồn hỏi hanBây giờ người tưởng thật gầnĐã thành xa lắm muôn phần lạ xa/

Hôm qua tặng một nhành hoa
Bao nhiêu rối rít như là tơ vươngSoi mình vui cả mặt gươngTình yêu nhón một cánh chuồn chuồn bay/

Hôm xưa đi đó đi đây
Ngã ba nào cũng gặp tay chỉ đườngSống là kẻ được yêu thươngChân không lạc lối chân luôn tìm về/

Bây giờ một thoáng u mê
Hư không cám dỗ chán chê sự đờiTự nhiên biến mất nguồn vuiNgã ba ngã bẩy đứng ngồi chân vân

/Anh đang lú lẫn độc độc thânTay em đâu ? Gió vẫy gần vẫy xaLối nào anh nên đi quaGiữa đêm ngã bảy đứng la cà đời…

Thơ viết lúc tuổi hai, ba mươi, đọc thời ấy thấy non xanh có gì lạ, nhưng bốn, năm chục năm sau, đọc lại vẫn thấy non xanh, mới là lạ. Lạ hơn, thơ viết lúc tuổi đã gần cổ lai hy  mà khi đọc vẫn ngỡ như trai đôi mươi viết tặng tình trăng tròn, vẫn tha thiết, êm ru, sóng sánh, vẫn ngọt nhạt đung đưa, vẫn hôi hổi mầm chồi để ngao ngát hương hoa. Mởi đọc, Hát Không Đề,Đoạn 8

Ngực buồm no gió thuyền say
Anh là gió lộng vun đầy thuyền sonBờ thoai thoải cát bờ nonSóng liếm đừng sợ bờ mòn bờ ơi…Câu lục buôngMột trời trăng chơi vơi/Thuyền say trong trăng lả lơiBuồm giận gió ư sao lời dập dồn ?Đẫm mình trăng thủy triều cồnBờ ngập ngừng sóng họa hồn đôi yêu…Câu lục buôngMột trời trăng liêu xiêu

Mừng là thơ đã không già như Người Thơ, mà vẫn tươi trẻ. Viết đến đây bỗng ngộ ra ẩn ý của hai câu thơ đã dẫn ở trên Bạn bè đùa gọi chàng Trương/Ai chịu là nàng Mỵ? Hát về nàng Mỵ, hát về tình thì thơ già sao được. Thơ Nguyễn Nguyên Bảy tươi trẻ, bí quyết của tươi trẻ là bởi thuyền thơ tải tình, nói vậy e chưa thấu, bởi thơ nào chẳng tải tình. Nguyễn Nguyên Bảy đã tải tình theo cách BNN, cách chẳng có gì mới, thầm thì kể chuyện, kể về mình, về những người thân yêu quanh mình, hệt như Trương Chi chỉ hát tình My Nương trên dòng sông yêu, sông ấy có trời xanh, sóng trắng, có cá lội cỏ bơi, có trăng sao sáng lóa cạnh vạc cò cô đơn và hình như chỉ thế thôi, không thấy những lâu đài thành quách, không thấy những tụng ca la hét, không thấy những rối mù triết lý hoan ly. Đã thầm thì kể chuyện, thì cõi nào chẳng thầm thì kể chuyện, kể đêm chưa phỉ lại kể ngày, chuyện dương gian chưa cạn đã kể tiếp chuyện âm gian, chuyện nội tình ấm ngọt thiết tha bên chuyện ngoại tình đớn đau quay quắt, chuyện sống đan chuyện chết, tri âm thành thành thương, tri kỷ thành sắc nhớ, thành ca dao giận, thành tục ngữ buồn, thành xoan thành ghẹo thèm nhau, thèm nhau để luân hồi, luân hồi là còn mãi, là trẻ mãi, trẻ như Sông Cái mỉm cười. Người Thơ không thừa nhận mà như thừa nhận mình là phận số Trương Chi, nhưng là trên dòng Sông Cái, Có một con thuyền Trương ChiCon thuyền Trương Chi ấy là phiến thuyền cỏ lụa (cỏ lụa là cỏ gỉ ?), là gió Ru lùa cho tóc em bay, là nắng Tình như nắng vãi khắp vườn giọt hoa, là chim Anh là con trống của tình em, là sóng giấu nụ hôn sóng, là hoa Nhớ về vời vợi gió sương, rồi là tiếng hát Trương Chi, tiếng hát thầm thì, từ lòng, ngữ dạ, từ ngữ như tôi luyện, chữ không cháy, ngữ không chìm, cái gọi là nghệ thuật thi ca chảy ra từ lòng, gọi là tiếng lòng, tiếng lòng trôi trên sông thơ, sông thơ tên là sông Cái, một sông Cái mỉm cười…

Trước khi cất tiếng hát Có một con thuyền Trương Chi, Người Thơ đã tự bạch về mình :

Nhớ ngày tuổi thơ xa mãi/ Sân trường háo hức chim bay/ Trương Chi hát lời giã bạn/ Mỵ rút khăn tay/ Cô giáo rút khăn tay/ Bạn bè ủ tình vạt áo/ Ngực đầy tình/ Tình đầy âm thanh/ Âm thanh đầy sông/ Sông đầy thuyền/ Có một con thuyền Trương Chi
.

Có thể coi đây là thông điệp về thơ của Nguyễn Nguyên Bảy : Thơ là đơn ca, tiếng tây gọi là solo, thơ không thể đồng ca, càng không thể hợp xướng. Chữ nghĩa hơn thì nói Thơ là thơ. Sông đầy thuyền, ngược xuôi xuôi ngược như bướm dọc ngang sông và thơ BNN chỉ là một trong vàn muôn con thuyền ấy mà thôi. Thời thơ có thể lúc thế này, khi thế khác, nhưng Người Thơ vẫn cố cho mình, giữ cho mình riêng một con thuyền Trương Chi. Đấy là cái lẽ vì sao thơ Nguyễn Nguyên Bảy viết từ ba, bốn chục năm trước mà bây giờ đọc vẫn xanh non…

Trong quyển thơ Nguyễn Nguyên Bảy, mỗi phần thơ đều kết bởi một bài thơ dài, bốn phần bốn bài. Tuy là bốn bài, nhưng thực ra chỉ là một bài thật dài cắt thành bốn khúc mà vẫn còn rất dài. Đây là một tứ tấu tài hoa đạt được tứ thi đức : Kể chuyện chân thực đằm thắm,quá khứ và hiện tại song hành đồng điệu, riêng và chung quấn quýt tưng bừng, thanh sắc, ngôn từ tung tăng phóng khoáng.

Tấu một : Sông Cái mỉm cười (đã giới thiệu trong phần Bốn tự họa những chân dung cổ tích). Tấu hai : Ô cửa vuông trăng ( đã giới thiệu trong phần Tình như nắng vãi khắp vườn giọt hoa).

Và bây giờ nói đôi nét về tấu ba Âm Dương và tấu bốn Gia Phả.

Bài thơ Âm Dương, trang 329. Kể một hơi ba đám tang.

Tang cha :

Cha ngồi bên bàn cờ tướng/Vươn vai thượng mã/Gió hí ba hồi ngựa bay.

Rồi tang mẹ tiếp sau tang cha :

Đám tang cha ai khóc mặc ai/ Mẹ không khóc/ Mẹ không kể lể dông dài/ Tóc trắng chùm khăn xô trắng/ Bữa cúng mở cửa mả/ Đột nhiên mẹ khóc như mưa/ Con cháu không sao dỗ nín/ Mẹ bảo hồn cha vật vờ/ Không lên được trời/ Không về được đất/ Vị sư già đưa mẹ chuỗi hạt/ Và quyển Địa Tạng Kinh/ Bốn chín đêm mẹ ngồi niệm Phật/ Siêu hồn tình/ Bỗng mặt mẹ tươi như hoa/ Mẹ nhờ con dâu gội mái tóc cước/ Đầy nhà hương sả hương chanh/ Rồi mẹ bảo cháu con đồng ca bài nụ tầm xuân/ Lẳng lặng mẹ gánh hoa về trời.

Và đám tang thứ ba, một người con chết trẻ :

Người con trai thứ tư ngồi sau quan tài/ Rượu trắng lưng chai/ Nắn nót từng ly mời mẹ/ Thằng cháu đích tôn lạy chú đừng uống/ Chú quỳ lạy cháu đích tôn/ Người vợ bồng thai lạy chồng/ Chồng lạy người vợ trẻ/ Đứa con trong bụng khóc òa/ Rượu ướt sũng nhang/ Trăm ngày sau bữa thắp nhang cúng mẹ/ Nhang phực thành lửa/ Ngả nghiêng hồn rượu qua cầu…

Sau ba đám tang là cuộc đối thoại của người còn sống (dương) với người đã chết (âm), đời sống cõi âm được trình bầy giản dị như chân lý (đạo) về luân hồi và bất luân hồi, ảo thực đan xen, thánh thiện ma quái đan xen, xã hội của hồn hoặc nơi Tây phương cực lạc, hoặc nơi địa ngục, bùng bùng trong trí tưởng.

Mời đọc đôi câu tâm tư của vong mà thăng hoa suy ngẫm :

Thế giới cực lạc tỉ tì hồn/ Thế giới người vài tỉ/ Bao giờ đến lượt tôi ?/ Cả thế giới hồn ước nguyện đầu thai/ Hồn nắng/ Thì đi làm nắng/ Hồn mưa/ Thì đi làm mưa/ Hồn gió/ Thì đi làm gió/ Hồn cứ tự nhiên tuần hoàn như thế/ Xếp hàng chờ gọi tên/ Chờ có thể một năm nhân gian/ Có thể trăm năm nhân gian/ Mới mong đến lượt làm người/ Có những vùng hồn/ Đợi chờ lâu quá/ Thèm nhớ trần gian/ Nắng giận dữ/ Làm thành hạn hán/ Mưa giận dữ/ Làm thành lũ lụt/ Gió giận dữ/ Làm thành giông bão/ Cực lạc hồn chính là cực lạc ảo/ Tôi là hồn đáng thương…

Bài thơ Gia Phả, trang 415. Kể một chuyện khác, chuyện phả hệ nguồn cội, mà ai sinh ra làm người cũng đều mang theo ước vọng làm rạng danh dòng tộc, làm sáng ngời gia phả họ nhà mình. BNN không ngoại lệ.

Viết Gia Phả bằng thơ thì thật sự tôi chỉ duy nhất thấy có trong thơ Nguyễn Nguyên Bảy, thoạt đọc vì hiếu kỳ, nhưng chỉ sau vài câu chào đầu tôi liền bị cuốn hút ngay vào sự mê hoặc, tiếng thì thầm, lời ru đưa của thơ, mà uống cạn ly rượu thơ say tận chân răng. Gia phả kể đời cha mẹ, đời con, đời đích tôn cây ôm đích tôn cành, trong một tứ đại đồng đường cười cười khóc khóc. Gia phả kể về những người không cùng họ, tức là không cùng máu mủ sinh ra, mà chỉ là xoan ghẹo, là quan họ, là chèo, đã nhập hồn vào thành cây gia phả, theo nghĩa mới bất cứ ai quan thiết đến sinh thành dù không cùng huyết thống cũng cùng gia phả, Một cây gia phả khác thường/Họ Nguyễn, họ Vương, họ Lý, họ Vũ, họ Trần / Quần quýt vào nhau/ Một vườn gia phả/. Nghệ thuật (hay kỹ thuật) biến cái không là sở trường của thơ thành thơ thật không còn lời tán thưởng. Không còn lời tán thưởng, quá ngẫu hứng, đành lại mượn lời Người Thơ trong lời thưa để kết thúc bài viết này : Và bây giờ,Kính mời đọc thơ BNN với Kinh Thành Cổ Tích : Nơi ấy tôi là đứa trẻ đẻ rơi/Mẹ trẩy hội trên cầu giải yếm


Sài Gòn, Tháng Giêng, 2010

Tùng Bách.

VANDANBNN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét