Thứ Năm, 8 tháng 9, 2016

Chém Gió Muôn Mầu 2/ Phần V, CHÉM GIÓ VỚI GẤU NGA, 7 ĐOẠN/ 5 CÁC ĐẾ CHẾ SỤP ĐỔ VÀ NGÀI PUTIN..

Phần V,
CHÉM GIÓ VỚI GẤU NGA, 7 ĐOẠN
5. CÁC ĐẾ CHẾ SỤP ĐỔ VÀ NGÀI PUTIN..






Mời đọc 3 trong bạt ngàn lời rao trên mạng, trích chép dưới đây, với tinh thần cưỡi ngựa xem hoa, nghe xong là biết, rồi tự thấy đủ để khoe đã tham quan Cung Điện Mùa Đông và Bảo tàng Ermitage, viên ngọc của Saint Peterburg..

1.
Viện bảo tàng nghệ thuật Ermitage là viện bảo tàng lớn nhất nước Nga và thứ ba thế giới, sau Viện bảo tàng Louvre (Pháp) và Vatican (Ý). Được thành lập năm 1764, Ermitage trưng bày 3 triệu hiện vật, gồm những tác phẩm nghệ thuật qua các thời đại và những cổ vật của các nền văn hóa xa xưa.
Tòa nhà chính trong quần thể kiến trúc Ermitage là Cung điện Mùa Đông tráng lệ và cổ kính. Cung điện Mùa Đông gồm hơn 700 căn phòng được trang hoàng lộng lẫy, được xây bằng chất liệu đá hoa cương nhập từ Italia, Phần Lan. Cung điện là công sức của hơn 2.300 lao động miệt mài trong suốt 9 năm ròng.


2.
Bảo tàng Ermitage là nơi trưng bày bộ sưu tập bao gồm hơn 200 bức tranh được Nữ hoàng Catherine đệ nhị mua từ châu Âu. Về sau, bộ sưu tập tranh của Nữ hoàng đã trở thành một trong những bộ sưu tập tranh lớn nhất thế giới. Viện bảo tàng là nơi lưu giữ các tác phẩm hội họa trong 400 sảnh đường trưng bày của 6 toà nhà. Và một trong những toà nhà trưng bày ấy là Cung điện Mùa Đông nguy nga tráng lệ được xây theo lối kiến trúc Baroc - nơi ở của Nga Hoàng.
Cung điện Mùa Đông là nơi ở của Hoàng gia trong 20 năm: từ triều đại Nữ hoàng Anna Ioannovna cộng với 10 năm đầu trị vì của nữ hoàng Elizabeth. Qua thời gian đó, cung điện được xây dựng lại nhiều lần, được kiến trúc sư Carlo Francesco Bartolomeo Rastrelli và con trai ông mở rộng và làm đẹp hơn theo đề nghị của Nữ hoàng. Cung điện được xây thêm một sảnh đường lớn, 1 phòng tranh, và nhà hát, ngoài ra cầu thang lớn trong cung điện cũng được trang trí nhiều hơn với những nét trạm trổ và nhiều bức vẽ.
Nổi tiếng với lối kiến trúc do kiến trúc sư Bartolomeo Rastrelli thiết kế năm 1762, cung điện trải dài hàng trăm mét, cả bên trong và bên ngoài được trang hoàng bằng nhiều bức tượng. 3 tông màu chủ yếu là xanh nhạt dành cho những bức tường cao lớn, màu trắng được dùng để sơn cột, và màu đồng thiếc dành cho các vật trang trí khác.
Viện bảo tàng này nổi tiếng với những tác phẩm của các danh hoạ như Michelangelo, Leonardo da Vinci, Rubens, van Dyck, Rembrandt, Poussin, Monet, Van Gogh, Picasso… Đa phần các tác phẩm nghệ thuật ở đây đều được đem về từ phương Tây. Vì vậy,  Ermitage với vẻ đẹp tuyệt tác và sự đồ sộ của các cổ vật, tác phẩm nghệ thuật, cũng nổi tiếng với các vụ trộm tranh lớn nhất từ trước đến nay mà gần đây là vụ trộm ngày 2/10/2006: 5 báu vật thuộc thế kỷ 19 đã biến mất.


3.
Bảo tàng quốc gia nổi tiếng Hermitage được hình thành hồi năm 1764, khi Nữ hoàng Ekaterina đệ Nhị mua bộ sưu tập gồm 317 bức tranh quý với tổng trị giá lên tới 183.000 Thaler từ thương gia Johanna Ernst Gotzkowski ở Berlin.

Năm 1852, Hermitage đã chính thức mở cửa cho công chúng thăm quan.
Bảo tàng này hiện sở hữu bộ sưu tập gần 3 triệu tác phẩm nghệ thuật và các di sản văn hóa thế giới gồm tranh vẽ, đồ họa, các sản phẩm mỹ thuật ứng dụng và phát hiện khảo cổ.
Phần trưng bày chính của bảo tàng chiếm 5 tòa nhà chạy dọc sông Neva ở trung tâm St. Petersburg, trong đó các tòa chính của Hermitage chính là Cung điện Mùa Đông trước đây.
Có ước tính cho rằng nếu dừng lại 1 phút để ngắm mỗi đồ vật trong bảo tàng Hermitage, thì khách thăm quan sẽ mất hơn 6 năm mới có thể thưởng thức hết các tác phẩm ở đây.



Tôi chđược phép vào tham quan Bảo tàng Ermitage/ Cung Điện Mùa Đông trọn một chiều, 4 giđồng hồ, mất 1 giờ xếp hàng mua vé (nơi này làm sao dám chen ngang!), còn vẻn vẹn 3 giờ, tức là 180 phút, tôi chỉ có thể chọn phương án tham quan theo mục đích của mình, xem hành lang triển lãm các bức tranh Gia tộc của đế chế Sa Hoàng, các hạng mục khác của Ermitage/Cung Điện Mùa Đông đành hẹn dịp khác, nếu còn được đến Nga. Mượn Vương miện Sa Hoàng, cứ thăng hoa thế như một thói quen chém gió, rồi tự chém gió thăng hoa hồn nhập vào cõi của các đấng Cao Xanh Sa Hoàng trong vai nhà báo thời nay mà xem/nghe..Âm dương ngăn cách ngàn trùng, nhưng tin là hai cõi đều mở lòng thì tiếng lòng nhau cớ gì không nghe được.
Tôi bắt đầu với Sa Hoàng Pie Đệ nhất lừng danh bậc nhất trong lịch sử Đế Chế Sa Hoàng. Chỉ vừa mở aipát tự sướng hình mình lên tường treo ảnh Sa Hoàng Pie, vẽ toàn thân, nhỏ, mầu tối, toàn thân uy nghiêm..,chưa kịp diễn tâm hồn vào cảm xúc xa xưa, thì hồn đã giật mình nghe âm thanh trầm hùng của Sa Hoàng Chúa vang lan suốt dọc hành lang..



Máy hồn tôi chép lại:
"Trước anh minh của Đức Chúa Trời, tự tin mà rằng: Ta đã dâng hiến trọn đời dựng nên một nước Nga cường thịnh, mang lại cho dân con Nga của ta một cuộc sống thanh bình, no ấm.
Trước anh minh của Đức Chúa Trời, tự tin mà rằng: Ta đã phế hậu, ta đã truất vương miện Thái tử đứa con trai duy nhất của ta, Ta đã trảm không thương tiếc lũ quý tộc biếng lười tham lam sống hoang đàng, trụy lạc trong máu và mồ hôi dân Nga.. Và cả những dân Nga, những nông nô ta yêu quý như con, cũng không ngoại lệ..Ta thề tiêu diệt hết, tất thẩy những ai, những gì cản ngăn, chống phá mục tiêu tối thượng của Ta, mục tiêu xây dựng một nước Nga hùng mạnh, vĩ đại, mang lại cho dân-con Nga cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Trước anh minh của Đức Chúa Trời, tự tin mà rằng: Hỡi Thụy Điển, Phần Lan, hỡi vương triều Ốctôman Thổ, hỡi nước Pháp, nước Đức.., Hãy nhìn một nước Nga dân giầu nước mạnh mà khép lại những toan tính binh đao.

Trước anh minh của Đức Chúa Trời, tự tin mà rằng: Nước Nga của Ta, nhân dân Nga của Ta, trăm năm sau, ngàn năm sau sẽ chẳng bao giờ quật mồ bắt ta cúi đầu nói lời sám hối."




Tiếng vang lan của Đức Sa Hoàng Chúa chưa dứt, đã nghe như tiếng Sa Hoàng Ecaterina Đệ Nhị, đỡ lời:" Nhân dân Nga chấp nhận một người Đức, là Ta, Ecaterina, nữ nhân ngoại tộc, vợ góa, con côi lên ngôi Sa Hoàng, bởi ân sủng tin ta sẽ tiếp bước Sa Hoàng Pie thần thánh thực hiện mục tiêu của Người, xây dựng một nước Nga dân giầu, nước mạnh. Trước anh minh của Đức Chúa Trời, tự tin mà rằng: Ecaterina Ta đã không hổ thẹn với tổ tiên Nga, với nước Nga, với dân Nga..
Trước anh minh của Đức Chúa Trời, tự tin mà rằng: Ta đã xóa bỏ chế độ chiếm hữu nông nô, trả lại cho người nông nô Nga quyền tự do, quyền làm người Nga.
/
Âm thanh dội lại lời Sa Hoàng Pie, trong âm thanh nghe thoang hương ẩn ức/
Trước anh minh của Đức Chúa Trời, tự tin mà rằng:
Nước Nga của Ta, nhân dân Nga của Ta, trăm năm sau, ngàn năm sau sẽ chẳng bao giờ quật mồ bắt ta cúi đầu nói lời sám hối."



Tôi toan chém gió lời an ủi, nhưng kịp nín, sợ hỗn. Lời an ủi nín trong lòng, như sau : Quả thực đời sau, không chỉ người Nga mà nhiều người ở nhiều nơi chỉ biết sơ sài lịch sử Nga qua báo chí tuyên truyền có định hướng, đã ném đá Sa Hoàng Pie Đệ Nhất là Sa Hoàng Bạo Chúa và ném đá Sa Hoàng Ecaterina Đệ Nhị là Sa Hoàng hoang dâm/ tàn bạo. Tôi không bận tâm và cũng không muốn bình luận những ném đá này. Chỉ biết rằng, nhiều trăm năm nay, đế chế này đổ, đế chế khác lên thay, chiến tranh này xong bình đao khác tới..nhân dân Nga vẫn đem hết sức yêu kính giữ gìn, chăm sóc vườn tượng Sa Hoàng Pie Đệ Nhất và vườn tượng Sa Hoàng Ecaterina Đệ Nhị tráng lệ, huy hoàng cho muôn sau..


Ảnh lớn tượng Sa Hoàng Pie Đệ Nhất / Ảnh nhỏ, tượng Sa Hoàng Ecaterina Đệ Nhị
Tiếng vang lan của Đức Sa Hoàng Ecaterina Đệ Nhị  chưa dứt, đã nghe nhiều âm thanh trọng âm chìm/nổi cuốn lên, tôi không sao chép lại/phân biệt được thanh âm của Sa Hoàng nào..bởi các Sa Hoàng nối nhau dài một Đế chế..
Hình như có âm khóc trong máy chép hồn:

Trước anh minh của Đức Chúa Trời, sám hối mà rằng: Sa hoàng tôi đã trễ mảng việc dân việc nước, để nên nông nỗi bại trận trước kẻ thù../ Có thể đây là lời sám hối của Sa Hoàng Alexander 1, năm 1807, thua trận trước Pháp của Napoleon?/ Sám hối tôi thề nguyện trả thù..
Lịch sử chép rằng, sau bại trận 1807, Sa Hoàng tu thân, chăm việc dân, lo việc nước, nước Nga lại vùng lên kiên cường và rửa được mối nhục bại trận ấy bằng trận Borodino, người Nga với Tướng Cutudốp đã buộc Napoleon đầu hàng ngay cửa ngõ Mockba..



Và còn nhiều lắm dài lắm những âm vang Sa Hoàng, nhưng máy hồn tôi đã bị cuốn vào thanh âm nữ nhân cuối hàng lang..giọng mềm trong như dòng sông Nê va, vô tư thản nhiên như nắng chiều hè..
" Ta chỉ ước chiếc đồng hồ bảo tàng kia, đừng ghi hàng chữ Hồng quân, những người lính và thủy thủ đã tấn công Cung Điện Mùa Đông...Không có cuộc tấn công nào cả, Đế chế Sa Hoàng tự biết sự sụp đổ là hợp lẽ trời, nên đã lệnh cho quân/ lính Sa Hoàng mở toang cổng thành Cung Điện Mùa Đông, toàn gia Sa Hoàng cuối cùng của Đế chế đã hiện diện đầy đủ tại Phòng thiết triều, đầu hàng, trao trả vẹn nguyên Ngai Vàng, cung điện, vương miện, ấn kiếm cho Nhân Dân Nga..Và nhận hình phat tru di do chính Lê Nin tuyên chỉ..."

Trước anh minh của Đức Chúa Trời, chứng rằng: Đế chế Sa Hoàng sụp đổ, bị tận diệt..Dòng máu Sa Hoàng liệu còn giọt nào trong huyệt mạch người Nga.."Tôi cay xè mắt và máy hồn tôi tắt nguồn chép..tâm hồn tôi bồng bềnh trên sóng nước Ne va..





Chú thích ảnh: Chiếc đồng hồ ghi lại mốc thời gian Đế chế Sa Hoàng sụp đổ : Đêm 25 rạng sáng 26 tháng Mười Một (nhằm ngày 7-8 tháng Mười) năm 1917..
/ Tôi cay xè mắt và máy hồn tôi tắt nguồn chép..tâm hồn tôi bồng bềnh trên sóng nước Ne va../
Trương Minh Dũng, bạn đồng hành, đã kéo tôi ra khỏi bồng bềnh cảm xúc : Hay là anh em mình sang Bảo tàng Cách Mạng xem cho hoành tráng. Tôi lắc đầu. Bảo tàng cách mạng có gì mà xem. Sợ nói thế thất chính trị. Tôi giải thích : Bảo tàng cách mạng trưng bầy các kỳ tích/ sự kiện của Đế chế Lê nin/ Xíttalin, tiếp sau đế chế Sa Hoàng, mình đã thuộc nằm lòng trong các kỳ chỉnh huấn chính trị thường niên và báo chí cách mạng từ tấm bé...Một di tích Lăng LêNin nói đủ công trạng của LêNin. Một phế tích/ truất mồ Xít ta Lin đủ làm phai mờ chiến công hiển hách của ông chí huy Hồng Quân Liên Xô công phá Béc Lanh đánh tan quân phát xít mang lại hòa bình cho nhân loại. Một bức tượng đá CácMác phơi trần trong gió tuyết Mockba..đủ nhắc nhớ vì sao Đế chế Lênin/ Xittalin với Liên bang Xô viết (CCCP) sụp đổ không đao binh trong tồn tại chưa đầy một thế kỷ..



Hình như Trương Minh Dũng, có kể lại câu chuyện nói của tôi cho Việt/Mai, nên sáng hôm sau tôi được Việt/Mai tặng chiếc hộp quẹt ga kỷ niệm. Mặt ngoài của chiếc hộp quẹt ga nhôm mạ, có đính hình Lênin nhỏ xíu và phía dưới hình Lê Nin là lô gô biểu tượng KGB, lực lượng an ninh bạo tàn khét tiếng Đế Chế LêNin/ Xíttalin..
Cảm ơn Dũng và Việt/Mai đã đồng cảm với ngẫm nghĩ tôi.Và có lẽ, về Đế chế này tôi không cần bình luận thêm, bởi dù sao tất cả họ cũng đã là quá khứ, hơn nữa, việc định giá xem xét cộng tội của Đế Chế này là việc/sự của Nước Nga, của Nhân Dân Nga..và còn cần có thời gian..

Chưa có Bảo tàng của Đế Chế Nga hiện thời. Đế chế tiếp sau đế chế Lênin/ Xíttalin, mà Ngài Putin, có lẽ, đã và đang khởi đầu một Đế Chế Nga mới, đế chế Putin? Tôi chưa dám chắc thế nào. Công việc đến Nga của tôi lần này là tư vấn cho bà con người Việt đang sống tại Nga tìm Đất lập một Làng Việt tại Mockba, theo thỏa thuận của hai Nhà Nước Việt-Nga, vì thế buộc tôi quan tâm đến đường lối chính sách của Nhà nước Nga của Ngài Putin về vấn đề này và rộng hơn chút các vấn đề khác liên quan.
Sau sự kiện thu hồi/xâm lược Crime của Ukraina về Nga, nước Nga đã bị tứ phía cấm vận, bao vây. Cái giá phải trả là một nền kinh tế Nga đang phát triển lớn mạnh, có nguy cơ đảo chiều thăng giáng hàng ngày theo biến động tỷ giá của đồng Đôla/ Rúp. Thời sự hót chỉ có vậy.
Hỏi tôi về chuyện này, yêu hay ghét Putin. Thưa, yêu ghét chỉ là cảm xúc, mang tính nhất thời, trước sự kiên Crimê, tôi yêu Putin, từ sau sự kiện Crimê tôi ghét (rất ghét) Putin. Nhưng dù yêu/ghét thế nào tôi vẫn luôn tôn trọng ông ta.  
Lịch sử đâu có thvội vàng. Nhân dân Nga biết phải làm gì, thời điểm nào, tôn vinh và tiêu diệt một đế chế cai trị. Thế mới là bản chất Nga, Gấu Nga, là sông Nê Va, là Mockba, là Nước Nga, là Người Nga..Tôi đã tin như thế.

Mời đọc tiếp

6. Bài Ca Chim Sẻ..




VANDAN BNN


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét