Thứ Năm, 8 tháng 9, 2016

Chém Gió Muôn Mầu 2/ Phần V, CHÉM GIÓ VỚI GẤU NGA, 7 ĐOẠN/ 6 BÀI CA CHIM SẺ

Phần V,
CHÉM GIÓ VỚI GẤU NGA, 7 ĐOẠN
6. BÀI CA CHIM SẺ


 

6. BÀI CA CHIM SẺ
nguyễn nguyên bảy, tùy văn

Tôi đến đây không phải phong thủy lập làng cho chim báo bão. Làng của chim báo bão ở trong gió bão. Cũng không phải lập làng cho chim ưng, chim ưng đã có rừng thẳm, non cao..Tôi đến đây phong thủy lập làng cho chim sẻ, những chú chim lông nâu cần cù, tiếng hót bé nhỏ chíp chiu, từ xứ xa xôi phương nam ( là tôi chém gió thế! Chứ ở đâu chẳng có chim sẻ) nhiều gió nắng..có nguyện di cư lên phương bắc, vào nước Nga, mơ là đất lành chim đậu..
Lập làng để an cư lạc nghiệp.
Muốn an cư lạc nghiệp thì sự tương thích giữa cá thể an cư và môi trường an cư là điều quan thiết nhất, đáng quan tâm nhất.
Hạt nhân cơ bản của sự tương thích ấy là văn hóa. Mỗi cư dân trên mỗi vùng/miền trái đất đều có một nếp văn hóa sống. Vẽ chân dung văn hóa, thật không có bộ môn văn nghệ nào trung thực bằng môn nghệ thuật hội họa. Nghĩ là hành. Tôi taxi đến chợ tranh Mockba..tìm chân dung văn hóa Mockba, văn hóa Nga..



Bắt quen tắp lự với Người họa sĩ già đang vẽ tranh chân dung cho khách vãng lai..Trình độ tiếng Nga ngô ngọng của tôi thế mà vui..cất một câu chào thêm cười là thành quen nhau. Có muốn vẽ tranh với tớ? Vẽ không cần nói..Tranh nói thay lời..Chấp ngữ pháp tiếng Nga bao la như bể cả..Bể cả ta vẽ được, thậm chí vẽ được cả lúc bể khóc/cười..Rừng bạch dương ta vẽ được, vẽ mà thấy mùa hẻ mùa đông trên từng cành lá..Cánh đồng lúa mỳ ta vẽ được, đứa trẻ đang đói sữa ta vẽ được, cô gái đang yêu ta vẽ được..cuộc đời thế nào, ta vẽ được như thế không cần thêm hương thêm hoa..Bạn nhìn những bức tranh ta vẽ, mộc mạc thôi chứ chẳng vĩ đại danh tiếng gì..Nhưng mà Nga đấy..rất Nga.. Không tin ra công viên phía trước mặt kia, hay công viên nước phía sau kia..nhìn ngắm những người đang dạo, đang chơi..mà thấy..



Tôi vâng nghe, đây là công viên nước phía sau Chợ tranh, sát kề sông Mockba đang êm đềm chảy../ Ngồi trên chiếc ghế của họa sĩ cho mượn..Trong dâm nắng, mắt đăm đăm người nhìn ngắm người..Cái lúc người ta vui chơi là lúc những u ẩn khổ buồn, chôn vào vùng không có, nhường chỗ cho cười và chữ nghĩa có tên là hạnh phúc..




Tôi lững thững đi về phía căn nhà to đùng gần đấy, tên gọi là Liubimsư/ Nhà triển lãm hay nhà vinh danh "thú cưng"..Chơi thú cưng..là một nét văn hóa, đẳng cấp của vùng/miền/quốc gia nào đó đạt đến ngưỡng của giầu sang và nhu cầu hưởng thụ giầu sang. Từ suy nghĩ đó, dù thích "thú cưng" tôi cũng đành không thể a dua, ngộ nhận đẳng cấp văn hóa hưởng thụ đang còn thấp của mình..nên.. chỉ bước thoáng qua Nhà triển lãm Liubimsư, bước nhanh sang bên đường, đi vào công viên văn hóa, trước mặt, dạo chơi và ngô ngọng tiếng Nga về văn hóa Nga với người Mockba..

.

Các nền văn hóa, chân dung văn hóa có thể nơi này, nơi khác do ảnh hưởng qua lại nhau mà nhiều nét tương đồng, nhưng dù ảnh hưởng qua lại nhiều mấy cũng chỉ mức tương đồng, không thể hoàn toàn giống nhau. Và nền văn hóa nào cũng có phần tĩnh và phần động. Phần tĩnh gần như đã định hình, không thể thay đổi, đã như khí, như máu trong cơ thể, như phong tục tập quán thống nhất trong cộng đồng dân cư. Phần động là phần vận động, đang phát triển, đang du nhập hoặc bị ảnh hưởng từ một nền văn hóa khác. Không có cái gọi là cường quốc văn hóa. Văn hóa Nga không ngoại lệ. Nước Nga lớn với nền văn hóa nhiều mầu sắc. Vì vậy việc nghiên cứu để nhận biết phần tĩnh của nền văn hóa này đòi hỏi nhiều thời gian và nhiều trải nghiệm. Nghiên cứu để nhận biết phần động của nền văn hóa này có vẻ như dễ dàng hơn, đơn giản hơn, là tôi nghĩ thế. Nghĩ là hành..


Tôi đáp xe lửa từ Mát đến Len..Trải nghiệm mà xem, mà thấy chim sẻ đậu bay thế nào..
Tôi từ Len về lại Mát trên máy bay Nga, khởi hành từ sân bay mới xây dựng thời Putin Tổng thống..Trải nghiệm mà xem, mà thấy, chim sẻ đậu bay thế nào..
Tôi nhìn ngắm Mát bằng tầu thủy trên sông Mockba..Trải nghiệm mà xem, mà thấy, chim sẻ đậu bay thế nào..
Từ những trải nghiệm giao thông kiên nhẫn, khách quan này, tôi đã lập được bảng đối chứng so sánh sự tương đồng và khác biệt giữa hai lát cắt văn hóa của hai nền văn hóa Nga/ Việt.
Nét tương đồng văn hóa duy nhất, là chim sẻ có đậu, có bay. Đậu/bay khắp ba vùng Đất/ Trời và sông nước.
Ngoài ra, bao gồm, vây xung quanh sự tương đồng văn hóa này là các khu vực văn hóa ứng xử, văn hóa giao tiếp, văn hóa nhường nhịn chia sẻ, văn hóa hưởng thụ, văn hóa.. nhiều lát cắt khác nữa..là sự khác biệt tương phản đen trắng, không thể dùng lý trí, đạo đức, thậm chí pháp luật để kết luận sự đúng sai, bởi các lát cắt văn hóa này đã lậm sâu thành phong tục tập quán của cư dân và môi trường. Nói theo ngôn ngữ dịch học, thì, nền văn hóa Nga xây dựng trên căn bản quẻ Lý đứng trước quẻ Tình, còn nền văn hóa Việt xây dựng trên căn bản quẻ Tình đứng trước quẻ Lý.
Một vài ví dẫn:
Chỗ đông người, chim sẻ Nga chíp chiu đủ vui, chim sẻ Việt không chíp chiu, mà cạp như vịt, nổ như liên thanh, la hét như ưng đói. Quá ồn ào, nhộn nhạo.
Mua vé, xuống tàu, lên xe, chờ WC, chờ cà phê..Người Việt cười chê sẻ Nga ngố xếp hàng. Xem sẻ Việt đây! chen dọc, chen ngang, không chen sao gọi thư/anh..

Mỗi năm tại nạn giao thông chết bao nhiêu người ở Mockba/ Hà Nội ? Con số chết ở Mockba đếm đầu ngón tay, con số chết ở Hà Nội hàng ngàn. Những con số biết nói này là kết quả của hai lát cắt văn hóa giao thông, một bên ( Nga), dừng xe trước stop và một bên (Việt) vượt đèn đỏ đấy, làm gì nhau..
Thật nhiều ví dẫn, việc/sự gì cũng ví dẫn được, nhưng con chữ biết xấu hổ. Xấu hổ thì viết làm gì? Viết là bởi, muốn chia sẻ với cuộc đấu tranh cam go của mỗi bản thân người Việt đang cố từ bỏ thứ văn hóa thói hư tật xấu Việt Nam, học theo, làm theo, sống thích ứng với nền văn hóa nơi mình cư ngụ, cụ thể là nền văn hóa Nga, thì mới mong lập làng, sống trụ lâu dài để thành một người Nga gốc Việt.
Sinh tồn/sinh lý là hai hạt sống cơ bản của con người trên trái đất này. Tôi đặt hạt văn hóa cao/trên cả hai hạt sinh tồn/sinh lý với ý nghĩa hai chữ Con Người viết hoa.
Vì hai hạt sinh tồn/sinh lý này con người đã vượt qua bao cuộc chiến tranh, bao cơn bão gió, sóng thần, động đất, dịch hạch..để mà còn là con người.
Vì hai hạt sinh tổn/sinh lý này, Đạo Phật gọi là Bể đời. Người trong bể đời ai muốn sống chẳng phải lội bơi.
Lời Phật:
Không có đường đến hạnh phúc. Hạnh phúc là con đường.




Không có đường đến hạnh phúc. Hạnh phúc là con đường.

Tôi nương theo lời Phật mà bơi lội. Tôi lội vào chợ Nga, chợ dọc đường, chợ nông dân, chợ của chim sẻ..Mà nghe bánh mỳ bánh mạch kể chuyện hai tuyết/một nắng thế nào, mà nghe bơ sữa, mà nghe cá hồi, trứng cá đỏ/đen kể chuyện sóng to/ gió lớn thế nào, cỏ/băng thế nào..Những lời chim sẻ chíp chiu..
Không có đường đến hạnh phúc. Hạnh phúc là con đường.
Lời chim sẻ (Nga) :  Chúng tôi không ỷ lại vào dầu mỏ, vào vàng..( Nhờ ân điển của Trời những thứ tiền bạc ấy nước Nga giầu có lắm.. ) Chúng tôi có cái đầu Nga, có đôi tay Nga..chúng tôi là người Nga, chúng tôi  biết phải mở con đường nào, xây dưng con đường nào để đi đến hạnh phúc, đi đến thiên đường..
.

Không có đường đến hạnh phúc. Hạnh phúc là con đường.
Tôi nắm chặt tay những người đồng bào tôi, hiện đang cư trú tại Nga, dù vì một lý do nào đó, thì cũng là sự lựa chọn của tình yêu, của quyền làm người, của chân lý đất lành chim đậu, của khát vọng đi theo lời Phật dậy: Hạnh phúc là con đường.. Và tôi đã ôm vào lòng những người đông bào tôi nhưng được sinh ra ngay trên đất nước Nga..Nhiều đấy, đang nhiều, một thế hệ người Nga gốc Việt..

.
     

Tôi ăn cùng họ bữa cơm xưởng thợ. Bữa cơm quây quần người Việt, người Nga. Bữa cơm có bánh mỳ và cơm trắng, có bơ/pho mai và dưa cà..Có cả cá hồi và cá chép..Món luộc/ nướng (sasslức) đủ cả, tiếng Việt tiếng Nga đủ cả..Vui ơi là buồn..
Bữa cơm người ly hương thoang chút buồn nhớ quê nhà..
Lời Phật: Không có đường đến hạnh phúc. Hạnh phúc là con đường.


Bữa cơm xưởng thợ và bữa tiệc cừu nướng trong sân vườn biệt thự - datra có gì khác nhau? Chẳng có gì khác nhau cả, bữa cơm xưởng thợ là bữa cơm của những Việt tại Nga đang trên đường hội nhập, trụ sống lâu dài tại Nga, để trở thành những Việt kiều Nga thành đạt..Tôi ăn ngon lành cùng lời Phật dậy: Không có đường đến hạnh phúc. Hạnh phúc là con đường. Và bữa tiệc đùi trìu trong sân vườn biệt thự - đatra cũng vậy. Bữa cơm của những người Việt tại Nga đã thành đạt..(hiểu theo nghĩa giầu sang). Tôi cũng ăn ngon lành cùng lời Phật dậy: Không có đường đến hạnh phúc. Hạnh phúc là con đường.





Tôi ngồi một mình, có lẽ không một mình, bàn bên, chíp chiu hai chú sẻ áo nâu hoa. Tôi cà phê, hai em sẻ vụn bánh mỳ..Phố đi bộ Arbat Cũ (Xtarưi Arbat)..thưa thưa người vì hình như quá sớm..
Ông già bán đồ lưu niệm đã giăng mắc xanh xanh đỏ đỏ..Tuổi Ông đoán ngoài bảy mươi, chắc chắn ít tuổi hơn phố Arbat. Chợt như nghe sẻ nói: Một đời phố, một kiếp người..vẫn chưa đi hết lời Phật dậy: Không có đường đến hạnh phúc. Hạnh phúc là con đường.
Con phố Nga đấy, ông già Nga đấy, 100% Nga..trên đất nước Nga..Vậy thì, Ngôi Làng Việt, và những người Việt tha hương trên đất Nga..sẽ khó khăn nhường bao, vất vả nhường bao, dũng cảm nhường bao, tự hào nhường bao cho cuộc sinh tồn.. Nhưng tôi tin là những người Việt sống trong Ngôi Làng Việt, tại Nga, sẽ đi được tới bến lời Phật dậy:
Không có đường đến hạnh phúc. Hạnh phúc là con đường.




Bài cuối,
7. MÙA ĐÊM TRẮNG TRÊN SÔNG NEVA
.



VANDAN BNN


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét