Thứ Năm, 8 tháng 9, 2016

Chém Gió Muôn Mầu 2/ Phần V, CHÉM GIÓ VỚI GẤU NGA, 7 ĐOẠN/ 3. KHÚC QUẢNG TRƯỜNG ĐỎ

Phần V,
CHÉM GIÓ VỚI GẤU NGA, 7 ĐOẠN
3. KHÚC QUẢNG TRƯỜNG ĐỎ


 

3. KHÚC QUẢNG TRƯỜNG ĐỎ
nguyễn nguyên bảy


Quảng Trường Đỏ chóa lóa mắt một mầu đỏ của mận, của rượu vang../ Chẳng lẽ tôi sai khi đã từng biết rằng trẻ chào đời nhận mặt quê hương qua thanh chứ không phải sắc! Không, tôi đã không sai, hôm nay tôi đã chiều mắt hơn thanh, tim tôi rộn đập thanh âm ba chữ Quảng Trường Đỏ, trước mắt nhiều, ngay khi ngồi trên con Mẹc, Dũng đột ngột ra lệnh cho tài xế: Rẽ vô Quảng Trường Đỏ..Với tôi/ Cà phê anh nhé? Tôi gật đầu../ Dũng thêm: Nhìn ngắm Quảng Trường Đỏ nhất định anh sẽ choáng../ Nín giọng/ Mockba tuyệt vời vĩ đại anh ạ../ Tôi mím cười..




Ảnh nhỏ, hành lang ngoài quán cà phê..Ảnh lớn, chờ cà phê phục vụ kiểu Nga, ê a như cà phê bên nhà phong cách xã hội chủ nghĩa../ Thật may, có máy tính bảng tác nghiệp, chờ mà không tức/buồn..



Ảnh nhỏ, cà phê trong Gum từa tựa cà phê sảnh các hotel Sài Gòn/ Hà Nội../ Khác chăng là tuyệt cấm thuốc lá..Phạt nặng đấy! Sợ phạt đành nhịn vui. Ảnh lớn, ngoài hè GUM, cố ý chớp, các ca nhạc sĩ không thành danh trong kịch nhạc viện, thì cũng thành nhân, như bên ta, sinh tồn nhờ lòng thương của các "ông đi qua bà đi lại" ..

Ba chữ Quảng Trường Đỏ với tôi, thanh đến trước sắc. Thanh đến từ những năm 1960 của thế kỷ trước, tôi theo học tiếng Nga ra làm nghề phiên dịch..
Ruski iazức, hai thanh vừa nhắc bỗng dâng đầy hồn tôi, bật thành tiếng gọi : Mẹ ơi ! Tôi đang gọi người phụ nữ Nga, hơn tôi ngoài 30 tuổi, là bà giáo dạy tiếng Nga, Mẹ ơi! Tôi nghe trong gió tiếng bà đáp : Môi Xưnnôchếc, Xem (Út 7, con tôi ). Và tôi đã kịp reo vui: Con đã tới được Quảng Trường Đỏ rồi, thưa Mẹ!
Phải mất dài 50 năm, tôi với nói được với bà giáo Nga, mẹ tôi: Con đã tới được Quảng Trường Đỏ rồi, thưa Mẹ. Năm ấy (sau 1960), tôi được chị Đỗ Thúy Hà (đã mất) thuê dịch lót một phần kich bản phim  Krasnaia Plôsát (Quảng Trường Đỏ) cho Fafim. Quá trình dịch này, tôi đã được bà giáo Nga giảng kể cho nhiều điều về Quảng Trường Đỏ, mà tôi không thể soi thấy trong văn bản dịch. Điều giảng kể nào, bà cũng nhấn mạnh là chỉ nói cho riêng tôi biết, bởi tôi là Út cưng của bà, và luôn bắt tôi hứa giữ những điều ấy cho riêng mình, và bà luôn mong tôi dịp may nào đó được đặt chân đến Quảng Trường Đỏ, tay sờ vào tường thành, mắt chiêm ngắm toàn cảnh đất trời quảng trường đỏ../ Giọng bà vang vang đâu đây../ Chỉ khi đó con mới thực hiểu và thực biết Quảng Trường Đỏ của người Nga thiêng linh đến thế nào, con sẽ thấy một Pie Đại đế sống mãi trong lòng người dân Nga, nước Nga..
Con nên biết chữ Đỏ mà quảng trường mang tên không dính dáng gì đến mầu cờ đỏ búa liềm mà người ta cố tình von ví. Đó là mầu đỏ mà người dân Nga đồng thuận vâng theo các Sa Hoàng sơn phủ lên tường thành, lên đền đài, biệt điện, lên khắp hết các công trình trên quảng trường này thay cho niệm cầu mong
điều tốt đẹp, điều hòa bình, điều hạnh phúc cho nước Nga, cho dân Nga..
Con nên biết, Quảng trường đỏ là biểu tượng Nga, là tâm hồn Nga, là lịch sử Nga..
thiêng linh lắm. Chính vỉ thiêng linh ấy mà người Nga đã giữ được nguyên vẹn Quảng Trường Đỏ qua bao cuộc đao binh nhỏ lớn, qua bao thời gian thăng trầm../ Đột ngột trọng âm trầm/ Lăng Lê Nin, mộ Xít ta lin, tượng đá Các Mác..là những hạng mục kiến trúc mới xây tạc chen len vào Quảng Trường Đỏ, nhưng mẹ tin../ Bà không nói thêm và tôi cũng không đòi nghe thêm/
Tâm trí chợt liên tưởng hai câu thơ tôi viết khi bước chân loanh quanh vuông đất Hoàng Thành Thanh Long : Hoàng Triều Khai Quật/ Lịch sử không thể chôn./ Tôi đưa mắt ngắm lướt mênh mông Quảng Trường Đỏ. Mộ ông Xít người Nga đã đào lên và đem chôn đâu đó. Tượng đá ông Các Mác, cao von như cây thông cô đơn trước mặt Nhà hát Ban sôi..Ước gì lúc này, ngay bây giờ, tôi có chiếc chổi lông vượn để quét những lớp bụi phủ dầy râu ông Mác. Rồi tôi sẽ sang quét cánh cổng kín bưng lăng ông Nin..
/ Lại bỗng nghe u ù trong tai lời vợ đọc thơ Tích Roi Mây nhắc nhở../
Câm nín xa lắc, xa lơ../ Bữa kia đi học về buột mồm hỏi mẹ/ Sao bàn thờ nhà ta lại thờ ông Mác, ông Nin ? /Mẹ không đáp, chỉ roi mây bảo im/ Mẹ không đánh mới sợ, tôi nín..
Tôi quát trong hồn: Em nín đi, đừng thơ thẩn nữa. Anh căm thù nỗi sợ hãi tưởng như vô hình đã hóa hữu hình tuôn ra từ chữ nghĩa ông Mác, đến gào thét ông Nin, đến hung thần độc tài ông Xít, hóa thành gươm súng thành máu chảy đầu rơi mưu cầu một thế giới đại đồng hư ảo..Con chẳng dám trách Mẹ đã treo ông Mác, ông Nin, ông Xít lên bàn thờ nhà ta. Thời Mẹ, nhà nào chẳng phải treo nỗi sợ hãi ấy lên bàn thờ để cầu xin bớt sợ hãi.
Lại như thấy ánh mắt nheo cười của bà giáo Nga tia vào chém gió tôi lời vỗ về chia sẻ. Nhân dân Nga chẳng đã một thời kính yêu ông Mác, ông Nin, ông Xít..Tiếc thay, nay kính yêu ấy đã phai nhòa, tội ông Xít nặng hơn, mộ quật xuất khỏi Quảng Trường, tượng ông Mác, lăng ông Nin còn đó, là dấu ấn, là bia đá một thời Nga..
Bỗng chữ bia đá bật nhớ..lời giảng kể (hình như sau cùng) của bà giáo Nga về Quảng Trường Đỏ..
Con nên biết, chầu về Quảng Trường Đỏ là 7 tòa biệt điện chóp nhọn, cao von vót, vuông cạnh cột tường cửa số bao quanh..Kiến trúc Nga truyền thống đấy con ạ, hài hòa với kiến trúc Quảng Trường Đỏ, với kiến trúc tổng thể Mockba. Bảy biệt điện chóp nhọn này do những tù binh Đức xây dựng thay cho những bia đá sám hối về tội lỗi chiến tranh..
Thành thực mà nói, lời giảng kể bia đá này, tôi chỉ nghe thoáng qua, không để tâm, nhưng sau năm 1975, nước nhà thống nhất, đã hơn một lần ký ức bật thức điều bia đá này, khi tôi nhận ra một bia đá khác trên đất nước tôi. Bia đá về sự sám hối bại trận của Mỹ trong cuộc chiến ở Việt Nam, một sám hối nhân bản, một sám hối trách nhiệm. Nước Mỹ, dân Mỹ đã mở Nước, mở lòng cưu mang gần hai triệu người Việt Nam/ đồng minh chiến tranh bại trận, di tản vào nước Mỹ lập những làng người Việt..Có sám hối nào cao cả/ trách nhiệm hơn sám hối này chăng?



Đừng bỏ qua hai bức ảnh này, tôi đang đứng trên cột mốc đất số 0 của Nước Nga. Ảnh nhỏ, đang thả đồng xu vàng theo phong tục Nga lên mặt đồng cột với lời hứa sẽ còn quay trở lại. Ảnh lớn, đứng trên cột mốc với lời Hứa trở lại. Hình ảnh này sẽ điệp, chắc chắn hơn một lần, trong loạt bài Chém Gió Với Gấu Nga..Đặc biệt trong bài Đi Tìm Đất Lập Làng Việt ở Mockba..




Đừng bỏ qua hai bức ảnh này. Ảnh nhỏ, chớp hình người có công xây chợ GUM, gọi là chợ chứ thực ra là Một Siêu Thị Thương Mại Không Lồ, Nhất thế giới thời đó (theo tôi), được xây dựng từ năm 1890-1893, dài như một khu phố lầu..cả cây số (chém gió chứ đâu có đo thước tấc). Ảnh lớn, chớp hình du khách trước lăng ông Lê Nin. Đây là 1 trong vài ba công trình được xây mới suốt thời CCCP huy hoàng, trên Quảng Trường Đỏ, đấy.
.



Ảnh có tính nhấn mạnh: Quảng Trường Đỏ có từ thời Nước Nga của các Sa Hoàng. Chỉ đáng kể, duy nhất công trình lăng Lê Nin được tạo dựng thời Xit ta lin. Ảnh lớn, tháp nhỏ trên lễ đài là nơi  các Sa Hoàng đứng ngự duyệt binh lễ hội..



Ảnh nhỏ, Nhà hát Bansôi, nếu tính thuộc đất Quảng Trường Đỏ thì là công trình mới, đáng coi là đẹp, được xây dựng thời CCCP, so sánh với Nhà Thờ Thánh Giáo xây dựng thời Sa Hoàng?



Ai đến Quảng Trường Đỏ chẳng chớp ảnh tình người lưu niệm. Bạn thương tôi Một Mình, chạy vô nhà hát Basôi, mời Một Em Nga hâm mộ Phong thủy, ghép cặp Hồ Thiên Nga, vở ba lê nổi tiếng đang diễn hàng đêm, cùng tôi diễn..Diễn xong trả tiền cát xê chớp ảnh..


.

Và, có thể bạn chưa quen nên không nhớ mặt, nhưng nên nhớ tên, vì đây là các bạn tôi..đón tôi từ sài Gòn sang Mockba tìm đất Lập Làng Việt Nam, họ sẽ cùng tôi đi suốt các bài Chém Gió Với Gấu Nga. Từ trái sang, Mai (Việt), Hằng (Chung) Dũng, Tôi và Trâm Anh..Và những nữa chớp trong loạt ảnh sẽ đăng sau..


&
CHÉM GIÓ VỚI GẤU NGA

Bài 4. Thăm Bảo Tàng Tròn, Giải Được Lời Sấm..


VANDAN BNN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét