SÁCH THƠ VƯỜN NĂM NHÀ,2
Phần văn bản Nguyễn Minh Khiêm (2)
Phần văn bản Nguyễn Minh Khiêm (2)
thơ. NGUYỄN MINH KHIÊM
1. GIỌT NƯỚC VỀ THƯA VỚI MẸ
Con đã đi xa hơn nỗi lo của mẹ
Không quay về đúng chỗ mẹ ngồi bấm đốt ngón
tay
Con trượt ngã chỗ mẹ thường mất ngủ
Ngọn đèn khuya tóc trắng sang ngày
Con đã lạc chỗ ngọn roi mẹ không đụng tới
Chỗ những lời đắng đót mẹ chừa ra
Chỗ mẹ để con đứng ngoài tâm bão
Nghe giọt mưa thút thít phía sau nhà
Con dừng lại chỗ mẹ không mong đợi
Chỗ ngày xưa mẹ tránh tiếng thở dài
Bao nhiêu bã trầu đi vòng qua đó
Để nỗi buồn không chạm vào ai
Con cúi lạy chỗ mẹ chưa từng chợp mắt
Cửa bể mở ra chỗ bục cửa mẹ ngồi
Những câu Kiều giấu bao nhiêu mảnh vỡ
Giọt nước về thưa mẹ sóng trùng khơi
2. MỘT GÓC PHÙ SA
Nắm nhau tôi chôn góc phù sa sông Mã
Trăm thác nghìn ghềnh cuộn xoáy vào tơ
Làng cong xuống dáng tre già trước tuổi
Tiếng gọi đò khuya sạt cả đôi bờ.
Con hến, con trai một đời nằm lệch
Lấm láp đất bùn đứng thẳng cũng nghiêng
Mẹ gạt mồ hôi để ngoài câu hát
Giấc mơ tôi ngọt hơi thở láng giềng.
Hạt thóc củ khoai đặt đâu cũng thấp
Cả những khi rổ rá đội lên đầu
Chiếc liềm nhỏ không còn nơi cắt chấu
Gặt hái xong rồi rơm, rạ bó nhau.
Đất điểm chỉ dấu chân khuyềnh đạp sóng
Dô tả dô tà xô vẹo sườn đê
Gỡ huyền thoại nghìn năm trong mắt lưới
Tục ngữ, ca dao lột mưa nắng hiện về.
Tôi kết lại làm ván thuyền vượt biển
Tóc rụng bàn tay chưa chạm bến quê nhà
Câu thơ chín trong màu rơm màu rạ
Thơm con sông gầy nuôi một góc phù sa !
3. NHĂT CÂU HÁT CŨ ĐÁNH RƠI
Tiếng gọi đò khuya sạt cả đôi bờ.
Con hến, con trai một đời nằm lệch
Lấm láp đất bùn đứng thẳng cũng nghiêng
Mẹ gạt mồ hôi để ngoài câu hát
Giấc mơ tôi ngọt hơi thở láng giềng.
Hạt thóc củ khoai đặt đâu cũng thấp
Cả những khi rổ rá đội lên đầu
Chiếc liềm nhỏ không còn nơi cắt chấu
Gặt hái xong rồi rơm, rạ bó nhau.
Đất điểm chỉ dấu chân khuyềnh đạp sóng
Dô tả dô tà xô vẹo sườn đê
Gỡ huyền thoại nghìn năm trong mắt lưới
Tục ngữ, ca dao lột mưa nắng hiện về.
Tôi kết lại làm ván thuyền vượt biển
Tóc rụng bàn tay chưa chạm bến quê nhà
Câu thơ chín trong màu rơm màu rạ
Thơm con sông gầy nuôi một góc phù sa !
3. NHĂT CÂU HÁT CŨ ĐÁNH RƠI
Nhặt
câu hát cũ đánh rơi
Gối
đầu cho đỡ lệch người xa quê
Trầu
cau đón bóng mẹ về
Cày
bừa bên bố ngồi vê thuốc lào
Em
ra thả tóc cầu ao
Cho
ếch đáy giếng đớp sao trên trời!
Xa
quê mấy chục năm rồi
Mài
sắt mà chẳng nên dùi nên kim!
Thác
ghềnh cứ đổ trong tim
Đốt
bao nhiêu đuốc đi tìm quả mơ!
Tướp
mình thành sợi thành tơ
Dệt
trăm tấm lưới giăng bờ chiêm bao!
Hồn
làng vỡ chỗ ca dao
Chỗ
vênh tục ngữ, chỗ nhào tiếng ru!
Vẫn
là thịt bắp vai u
Đại
dương chẳng tới, ao tù chẳng qua!
Nhuộm
tóc chẳng giấu được già
Bẻ
ra cái bánh vẫn là nhân xưa!
Nồm
nam một tiếng võng đưa
Giật
mình như tiếng mẹ vừa à ơi!
Nhặt
câu hát cũ đánh rơi
Gối
đầu cho đỡ lệch người xa quê.
4. NHỮNG NGÓN TAY CỦA MẸ
4. NHỮNG NGÓN TAY CỦA MẸ
Những
ngón tay của mẹ như những củ nghệ, củ dong
mọc
xuyên qua tổ kiến lửa, chai xạm, sần sùi
vàng
như rễ cỏ, nắng mưa không còn chỗ thấm sâu hơn,
những
vết sẹo không còn chỗ để dày thêm nữa.
Cha
con mất sớm, mẹ ở vậy thờ chồng, một mình
chém
chặt, ngược xuôi xuống biển, lên rừng, cuộc đời
hỗn
mang, tay mẹ lựa quả lành quả độc.
Vắt
muỗi không tha tấm thân gầy, tay cầm cuốc, tay
gạt
mồ hôi, tay nhặt thóc, tay cầm nhủi đánh đỉa, mặt
ruộng
máu loang, bước lên bờ, chân dán đầy lá nón.
Thời
gian khắc nghiệt, mẹ bấm ngón tay tính nắng,
tính
mưa, tính bão, tính giông, tính cay đắng ngọt bùi,
bốp
trán trước thăng trầm, giơ đốt lên đo đất thấp trời
cao,
đo núi rộng, sông dài, đo lòng người thiện, ác.
Con
tin, những người Ai Cập cổ xưa xây Kim Tự Tháp,
người
Trung Quỗc xây Vạn Lý Trường Thành, người
Căn-pu-chia
xây Ăng-co-vát không bằng những ngón tay
mềm
mại nõn nà mà bằng những ngón tay sần sùi như của mẹ
Hơn
năm tỉ người sống trên trái đất, mấy nghìn năm,
mấy
vạn năm, biết bao nhiêu vĩ nhân và những thiên tài,
Bao
nhiêu anh hùng và thi sĩ, mẹ chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Như
những đoá hoa quỳnh nở rồi khép lại, hương
ủ
đời con thành tục ngữ, cac dao, con nhận từ tay
mẹ
về gừng cay, muối mặn.
Mẹ
giơ tay về phía măt trời, mặt trời như bị ép lại,
ánh
nắng bị trẻ ra, từ kẽ tay mẹ bật lên
những
dòng ánh sáng.
5. SÔNG
Một
đời sinh ra để chảy
Băng
qua tất cả mọi thác nghềnh
Một
khát vọng mang theo như định mệnh
Một
nét trời sinh không cưỡng nổi mình.
Tên
tuổi thế nào cũng do thiên hạ đặt
Tầm
cỡ ra sao cũng thiên hạ luận bàn
Mình
một lối mở vào trời đất
Mong
toả tràn màu mỡ khắp thế gian.
Nhiều
lúc chẳng kịp nhận ra những gì đã cuốn theo ngọn sóng
Và
những gì để lại đôi bờ
Có
thể đó là xác một cánh buồm gào thét
Có
thể đó là lộc biếc một câu thơ…
Đầu
nguồn thế và cuối nguồn vẫn thế
Vẫn
sục sôi khát vọng ban đầu
Nếu
không bị biển cả kia chặn lại
Không
biết đời sông sẽ kêt thúc ở đâu ?
6. CHIM YẾN LÀM TỔ
Khi
chim yến chắt máu mình làm tổ
Nơi
tận cùng vách đảo giữa trùng khơi
Yến
chỉ nghĩ giữa sóng thần bão tố
Phải
có riêng một tổ ấm cho đời.
Dẫu nhỏ bé cũng là máu thịt
Yến
xây nên khát vọng riêng mình
Chẳng
hề nghĩ so cùng ai kiểu dáng
Chỉ
muốn tự do được hót giữa trời xanh.
Con
chim nhỏ suốt một đời lặng lẽ
Muốn
giấu đi những gian khổ nhọc nhằn
Yến
đâu biết caí nhỏ nhoi mình có
Đã
hoá thành quà tặng cả thế gian.
7. ĐẤT LÀNG MÌNH
Lạ
thay cái đất làng mình
Bỏ
quên sợi tóc cũng thành ca dao!
Lá
răm lả yếm cầu ao
Trai
làng chạm phải say bao nhiêu đời!
Sần
sùi một chiếc bình vôi
Suối
nguồn hiện đến xa xôi ông bà!
Đùa
nhau mai thuổng quét nhà
Bỗng
nghe đất nước tù và chuyển rung !
Thổi
bong bóng kết làm rồng
Nhói
đau buốt tận thiên cung Ngọc Hoàng!
Nhổ
cây rau má cổng làng
Bao
nhiêu lọng tía, tàn vàng lung lay!
Quần
nâu cởi vắt đáp cày
Thế
mà vững chãi thành này lũy kia!
Lọt
sàng hạt gạo xuống nia
Bao
nhiêu sông biển không chia hết tình!
Lạ thay cái đất làng mình
Lạ thay cái đất làng mình
Kẽo
kà kẽo kẹt mà thành nghìn năm!
Người
thành danh, kẻ lỗi lầm
Không
ai lạnh lẽo trong tâm hồn làng
Vườn
mình rụng chiếc lá vàng
Cứ
lo giông bão ập sang vườn người!
Sân
đình chèo bội í ơi
Mà
bền gốc rễ vào nơi bàn thờ
Quanh
năm chỉ ruộng với bờ
Vẫn
tường tận hết tỏ mờ trăng sao
Rít
chung một điếu thuốc lào
Bao
nhiêu dòng họ bện vào thành quê
Bỏ
vò bông cải bông kê
Trăm
năm chẳng sợ chiêm khê mùa trầm
Khói
hương mùng một hôm rằm
Lòng người thanh thản thành tâm thánh thần
Lòng người thanh thản thành tâm thánh thần
Bàn
tay mưa nắng chai sần
Mồ
hôi kết tụ đồng gần đồng xa
Kết
thành cổ tích dân ca
Cái
nơm cái giậm úp qua bầu trời
Gió
sương lăn hết kiếp người
Khi
đứng với bụt khi ngồi với ma
Xin
làng giờ được mở ra
Muôn
sau được thấy ông cha nghìn đờ
Khói
hương xin đặt vào lời
Ai
người Thọ Lộc về soi hồn làng.
8. DẤU QUÊ
Tự nhiên lại gọi tên làng
Như là đưa trẻ lạc đường gọi cha
Giật mình như vạc ăn xa
Qua đêm mới kịp nhận ra chân trời !
Bàn chân nhẵn Bắc, Nam rồi
Thương về cái cổng cóc ngồi dầm mưa !
Miếng cà nhai tự ngày xưa
Bây giờ nghe lại vẫn chưa hết giòn !
Nghe bao lời phấn lời son
Rưng rưng lại ước mẹ còn… võng đưa…
Lời quê lắm nắng, nhiều mưa
Nắng mưa sao ngọt, cày bừa sao thơm !
Nhiều khi đói chả thèm cơm
Thèm lời chân thật được đơm cho đầy.
Đem mình làm cuộc trưng bày
Nhìn mình chỉ thấy mình đầy dấu quê.
Hồn như hạt cải, hạt kê
Gieo đi trăm ngả lại về làng xanh.
Câu thơ lạc chốn đô thành
Xin về ngọt với đất lành làng ơi !
9. CỨ VỀ THANH HÓA MỘT LẦN
Cứ về Thanh Hóa một lần
Thì em hiểu hết người dân Xứ này
Vì sao hát lại dô huầy
Vì sao nhiều lúc đò đầy vẫn sang
Vì sao đi cấy sáng trăng
Vì sao hạt cát cũng vang trống đồng
Đâu cũng thần núi thần sông
Đâu cũng truyền thuyết thêu trong dệt ngoài
Ngõ quê rung tiếng Trạng cười
Rạ rơm ăm ắp những lời giao duyên
Đá mơ Từ Thức lên tiên
Lưới chài rách cũng vớt lên gươm thần
Biển thì Độc Cước phân than
Núi thì để lại dấu chân Phật Bà
Vượt sông thì vượt Hang Ma
Vượt biển thì phải vượt qua Thần Phù
Đất thì sông Mã, sông Chu
Hết Pù Nọoc Cọoc lại Pù Eo Cưa
Núi thì đâu cũng núi Nưa
Làng thì sinh Chúa, sinh Vua khắp vùng
Sức ai cũng sức Ông Bùng
Chí ai cũng chí anh hùng cưỡi voi
Kinh Đô Việt mấy lần rồi
Mở trang sử cứ tưởng chơi hú hà
Mồ hôi xương máu đổ ra
Kết dâng thành đảo gọi là Hòn Mê
Đá Mài Mực, Đá Ăn Thề
Yêu nhau đem cả biển về rửa chân
Cứ về Thanh Hóa một lần
Thì em hiểu hết người dân xứ này.
10. TẢN MẠN TRONG ĐỀN AN DƯƠNG VƯƠNG
Nên khóc An Dương Vương hay là khóc Mỵ Châu
Con lầm lẫn hay là cha lầm lẫn?
Biết kẻ thù đến cầu hôn sao vua còn chấp nhận
Để lỗi lần trút cả xuống Mỵ Châu!
Nếu trong tình yêu còn cảnh giác, dối lừa nhau
Thì nhân loại này tìm đâu trung thực?
Người làm vua không hết tầm mưu lược
Nước mất rồi kết tội: Giặc- là con!
Giữ giang sơn chỉ cậy một nỏ thần
Ngai vàng mất có điều chi là lạ.
Vua thất trận chạy vào lòng biển cả,
Che chở Người sao không phải lòng dân?
Lông ngỗng kia nếu quả thật tâm gian
Sao người đời vẫn tìm về soi mình vào Giếng Ngọc?
Câu thơ này nếu thần Kim Quy đọc
Xin một lời…
Sau mấy ngàn năm.
11. RỄ
Rễ lầm lũi trong đất
Không phải để biết đất mấy tầng sâu
Rễ lam lũ, cực nhọc và đen đúa
Vì tầm cao trên đầu.
Khi cây chưa chạm tới mây biếc
Chưa là nơi ca hót của những loài chim
Thì dẫu phải xuyên qua bao tầng đất đá
Rễ vẫn đi tìm.
Có thể ai đó đã nghe lá hát
Đã nghe từ hoa, từ quả mùi hương
Nhưng với cây, bài ca đích thực
Là từ rễ cất lên
12. NỖI BUỒN BẠCH TUYẾT
Nếu cuối đường kia không có bảy Chú Lùn
Em tránh làm sao khỏi nanh vuốt quỷ?
Khi trái đất này hẹp hơn cánh tay phù thuỷ
Em trốn đâu trong dải Ngân hà!
Khi quyền hành lọt vào tay những kẻ yêu ma
Thì trái đất là quả táo một nửa tẩm thuốc độc.
Đến mặt trời cũng đành bất lực
Để hành tinh một nửa là đêm.
Chúa Jesu và Thánh Ala không che chở được cho em
Em nào khác chiếc lá non trong bão!
Gương thần kia không nịnh quân tàn bạo
Cũng bị ném xuống sàn nhà.
Những Chú Lùn trung thực thật thà
Muốn sống được phải tự mình dị dạng!
Cái ác độc tàng hình trong cái thiện
Em biết đâu cạm bẫy để mà lường!
Chốn trần gian địa ngục lẫn thiên đường
Bạch Tuyết ơi! Kinh thành nào cũng vậy.
Từ bên kia quả táo cuộc đời em trở lại
Nửa quả táo bên này câu thơ hát ru tôi.
13. LÀNG TÔI KHÔNG CÓ TƯỢNG
Làng tôi không có tượng
Chỉ có những hòn đất chằng chịt trăm thứ rễ
Các cụ bảo cứ để nguyên như thế mà thờ.
Làng tôi không có tượng,
Sống đã quen, không biết tự bao giờ
Trong cơn bão cả một vườn lá rách
Chỉ giữ cho một vài chiếc lá lành
Làng tôi không có tượng
Chỉ có những giọt mồ hôi
Ngày hội làng thắp làm hoa đăng
Khênh những giọt mồ hôi lên chùa dâng hiến
Các cụ ghi vào gia phả
Đó là của chìm của làng ta đấy!
Thần hộ mệnh của làng ta đấy!
Làng tôi không có tượng
Mỗi khi cầu nắng cầu mưa
Giọt mồ hôi đi ngang trời lừng lững…
14. MẸ ĐỐP
Chịu mày đấy, mẹ Đốp ơi!
Váy mình cứ bốc miệng người bỏ vô!
Giữa đình thân độc, thế cô,
Chửi người… mặt cứ tỉnh khô như là…
Bụng quan, bụng quỷ, bụng ma
Mày thâu tóm hết. Thật là cao tay!
Từ thằng tỉnh đến thằng say,
Tao ngờ cái dải yếm mày nó khôn.
Giết người để tiếng cười chôn!
Cái mõ giả vía, giả hồn mày thôi.
Nhất mày đấy, mẹ Đốp ơi!
Ngày xưa giá rộng sân chơi đến gìờ
Chắc tao cũng chẳng bất ngờ
Thấy từ trong ấy bò ra khối thằng
Mình mày lập một bảo tang
Với một cái váy vén ngang giữa đình
15. NỀU KHÔNG VỀ LAM KINH
9. CỨ VỀ THANH HÓA MỘT LẦN
Cứ về Thanh Hóa một lần
Thì em hiểu hết người dân Xứ này
Vì sao hát lại dô huầy
Vì sao nhiều lúc đò đầy vẫn sang
Vì sao đi cấy sáng trăng
Vì sao hạt cát cũng vang trống đồng
Đâu cũng thần núi thần sông
Đâu cũng truyền thuyết thêu trong dệt ngoài
Ngõ quê rung tiếng Trạng cười
Rạ rơm ăm ắp những lời giao duyên
Đá mơ Từ Thức lên tiên
Lưới chài rách cũng vớt lên gươm thần
Biển thì Độc Cước phân than
Núi thì để lại dấu chân Phật Bà
Vượt sông thì vượt Hang Ma
Vượt biển thì phải vượt qua Thần Phù
Đất thì sông Mã, sông Chu
Hết Pù Nọoc Cọoc lại Pù Eo Cưa
Núi thì đâu cũng núi Nưa
Làng thì sinh Chúa, sinh Vua khắp vùng
Sức ai cũng sức Ông Bùng
Chí ai cũng chí anh hùng cưỡi voi
Kinh Đô Việt mấy lần rồi
Mở trang sử cứ tưởng chơi hú hà
Mồ hôi xương máu đổ ra
Kết dâng thành đảo gọi là Hòn Mê
Đá Mài Mực, Đá Ăn Thề
Yêu nhau đem cả biển về rửa chân
Cứ về Thanh Hóa một lần
Thì em hiểu hết người dân xứ này.
10. TẢN MẠN TRONG ĐỀN AN DƯƠNG VƯƠNG
Nên khóc An Dương Vương hay là khóc Mỵ Châu
Con lầm lẫn hay là cha lầm lẫn?
Biết kẻ thù đến cầu hôn sao vua còn chấp nhận
Để lỗi lần trút cả xuống Mỵ Châu!
Nếu trong tình yêu còn cảnh giác, dối lừa nhau
Thì nhân loại này tìm đâu trung thực?
Người làm vua không hết tầm mưu lược
Nước mất rồi kết tội: Giặc- là con!
Giữ giang sơn chỉ cậy một nỏ thần
Ngai vàng mất có điều chi là lạ.
Vua thất trận chạy vào lòng biển cả,
Che chở Người sao không phải lòng dân?
Lông ngỗng kia nếu quả thật tâm gian
Sao người đời vẫn tìm về soi mình vào Giếng Ngọc?
Câu thơ này nếu thần Kim Quy đọc
Xin một lời…
Sau mấy ngàn năm.
11. RỄ
Rễ lầm lũi trong đất
Không phải để biết đất mấy tầng sâu
Rễ lam lũ, cực nhọc và đen đúa
Vì tầm cao trên đầu.
Khi cây chưa chạm tới mây biếc
Chưa là nơi ca hót của những loài chim
Thì dẫu phải xuyên qua bao tầng đất đá
Rễ vẫn đi tìm.
Có thể ai đó đã nghe lá hát
Đã nghe từ hoa, từ quả mùi hương
Nhưng với cây, bài ca đích thực
Là từ rễ cất lên
12. NỖI BUỒN BẠCH TUYẾT
Nếu cuối đường kia không có bảy Chú Lùn
Em tránh làm sao khỏi nanh vuốt quỷ?
Khi trái đất này hẹp hơn cánh tay phù thuỷ
Em trốn đâu trong dải Ngân hà!
Khi quyền hành lọt vào tay những kẻ yêu ma
Thì trái đất là quả táo một nửa tẩm thuốc độc.
Đến mặt trời cũng đành bất lực
Để hành tinh một nửa là đêm.
Chúa Jesu và Thánh Ala không che chở được cho em
Em nào khác chiếc lá non trong bão!
Gương thần kia không nịnh quân tàn bạo
Cũng bị ném xuống sàn nhà.
Những Chú Lùn trung thực thật thà
Muốn sống được phải tự mình dị dạng!
Cái ác độc tàng hình trong cái thiện
Em biết đâu cạm bẫy để mà lường!
Chốn trần gian địa ngục lẫn thiên đường
Bạch Tuyết ơi! Kinh thành nào cũng vậy.
Từ bên kia quả táo cuộc đời em trở lại
Nửa quả táo bên này câu thơ hát ru tôi.
13. LÀNG TÔI KHÔNG CÓ TƯỢNG
Làng tôi không có tượng
Chỉ có những hòn đất chằng chịt trăm thứ rễ
Các cụ bảo cứ để nguyên như thế mà thờ.
Làng tôi không có tượng,
Sống đã quen, không biết tự bao giờ
Trong cơn bão cả một vườn lá rách
Chỉ giữ cho một vài chiếc lá lành
Làng tôi không có tượng
Chỉ có những giọt mồ hôi
Ngày hội làng thắp làm hoa đăng
Khênh những giọt mồ hôi lên chùa dâng hiến
Các cụ ghi vào gia phả
Đó là của chìm của làng ta đấy!
Thần hộ mệnh của làng ta đấy!
Làng tôi không có tượng
Mỗi khi cầu nắng cầu mưa
Giọt mồ hôi đi ngang trời lừng lững…
14. MẸ ĐỐP
Chịu mày đấy, mẹ Đốp ơi!
Váy mình cứ bốc miệng người bỏ vô!
Giữa đình thân độc, thế cô,
Chửi người… mặt cứ tỉnh khô như là…
Bụng quan, bụng quỷ, bụng ma
Mày thâu tóm hết. Thật là cao tay!
Từ thằng tỉnh đến thằng say,
Tao ngờ cái dải yếm mày nó khôn.
Giết người để tiếng cười chôn!
Cái mõ giả vía, giả hồn mày thôi.
Nhất mày đấy, mẹ Đốp ơi!
Ngày xưa giá rộng sân chơi đến gìờ
Chắc tao cũng chẳng bất ngờ
Thấy từ trong ấy bò ra khối thằng
Mình mày lập một bảo tang
Với một cái váy vén ngang giữa đình
15. NỀU KHÔNG VỀ LAM KINH
Nếu không về Lam Kinh, có lẽ mãi mãi ta là kẻ có tội,
mãi mãi ta bị ám thị bởi một triều Lê ngai vàng. Vua
chúa gắn liền với kinh đô, gắn liền với những cung điện,
đền
đài nguy nga tráng lệ.
Rồi thời gian cứ lặng lẽ trùm lấp mắt người. Như cây đa
Rồi thời gian cứ lặng lẽ trùm lấp mắt người. Như cây đa
ngàn
năm buông rễ. Thật giả đều trở thành cổ kính. Không ai dám lật xem
bên
dưới lớp nền xanh viễn khứ. Chỉ biết ngước mắt, chắp tay tụng niệm cõi
mơ
hồ. Và như một giọt nước thượng nguồn về cập bến Kinh Đô,
trong
tâm thức ta định vị một triều Lê uy quyền ngự lãm.
May
thay vẫn còn một Lam Kinh, gần sáu trăm năm cháu
con
trở lại. Sông Lương vẹn nguyên. Rừng Lam vẹn nguyên.
Những
bia đá vẹn nguyên. Những chứng tích lịch sử lộ thiên
chưa
cần khảo cổ. Bao nhiêu đời vua Lê quy tụ về đây,
đủ
bấy nhiêu nấm mộ.
Không
ai chiếm của Kinh Thành Thăng Long một tấc đất làm của riêng mình.
Đến
nắm hài cốt cũng đưa về đặt nơi Đất Tổ. Đánh giặc là vì dân.
Mở
nước là vì dân. Không biến Kinh Đô thành trang ấp gia đình.
Không
biến Kinh Đô thành nghĩa trang dành riêng cho vua chúa.
Trước
khi đi vào cõi vĩnh hằng, Lê Lợi dặn không được
xây
lăng tẩm đền đài, tốn tiền của, làm nhọc nhằn trăm họ.
Mộ
người đắp bằng đất rừng. Bốn bề không gạch đá. Chỉ có gió trăng
và
thiên nhiên hoang dã. Con sông quê vẽ nét thanh bình.
Nếu
không về Lam Kinh, ta chỉ là kẻ bị chói nắng hắt ra từ trang sử,
chỉ
biết Lê Lợi với cuộc kháng chiến chống giặc Minh,
một
anh hùng bất tử. Đâu hiểu sâu xa Lê Lợi một Con Người.
16. SỢI DÂY PHƠI HÁT
Chị
kể rằng đêm đêm chim én vẫn bay về từ sợi tóc anh
Nhiều
tia nắng đậu xuống chùm bồ kết
Bông
huệ trắng nở vào chiếc lược
Chải
êm giông bão
Chị
kể rằng đêm đêm ngọn lửa trở về từ sợi tóc anh
Cánh
cửa buồng tan đi băng giá
Váy
cô dâu quét qua đống bã trầu
Giọt
sương sau vườn bước vô làm chú rể
Chị
kể rằng đêm đêm con thuyền vẫn trở về từ sợi tóc anh
Neo
vào gối mùi thịt da rất khỏe
Cánh
diều từ ngực chị bay lên
Đuổi
theo tiếng gọi mẹ chân chị cười vỡ đất
Chị
thấy mình được sinh ra từ chiếc đũa bong
Con
ve sầu lột xác thành buổi sớm
Chỉ
duy nhất một chiếc ba lô
Sợi
dây phơi ngày nào cũng hát
17. HÒN ĐÁ TRIỀU TRẦN
Tạo
dựng một Vương Triều Trần gần hai thế kỷ
Với
những chiến công lừng lẫy vượt muôn đời
Nhan
nhản tượng lớn tượng bé về những anh hùng cái thế
Nhan
nhản đền lớn đền bé thờ những anh hùng cái thế
Không
một bức tượng mang tên Thái Sư
Không
một con đường mang tên Thái Sư
Không
một con phố mang tên Thái Sư
Không
một đền thờ tên Thái Sư!?
Người
ta gọi
Kẻ
loạn luân Trần Thủ Độ!
Kẻ
hèn hạ đoạt ngôi Trần Thủ Độ!
Kẻ
hủ bại thuần phong mỹ tục Trần Thủ Độ!
Và
Ông bị ném ra ngoài trang sử vĩ đại triều Trần như ném một hòn đá.
Ai
cũng biết
Mọi
áng hùng văn hay nhất Triều Trần
Mọi
bức tượng vĩ đại nhất Triều Trần
Mọi
ngôi đền linh thiêng nhất Triều Trần
Đều
đặt trên hòn đá ấy
Một
hòn đá Triều Trần.
18. NÚI ĐỐN
Trần
Khát Chân ơi, nghe nói ông bị Hồ Quý Ly chặt đầu ở đây
Chặt
đầu ngay trước cửa nhà mình
Bị
chặt đầu rồi mà ông vẫn xách cái đầu mình chạy đi hỏi thiên hạ xem từ xưa đến
nay
có ai bị chặt đầu rồi vẫn sống
Cho
đến khi cả thiên hạ bảo rằng chưa từng có chuyện đó xảy ra
Ông
mới chịu ngã xuống.
Nghe
nói sau cái chết của ông
Hồ
Quý Ly còn giết ba trăm bảy mươi người phò tá nhà Trần
Vẫn
với một tội danh có âm mưu làm phản
Người
chết như cây bị chặt , như chuối bị chém xếp lượt lên nhau
Vì
thế núi thành tên Núi Đốn ?
Đất
nước hàng triệu người nhưng tiếng hô vạn tuế chỉ có một
Lưỡi
gươm quyền lực không có khái niệm chén tạc chén thù
Không
ký ức, không huyết thống
Nhân
nghĩa là thứ phù phiếm dưới câu châm ngôn “Bất độc bất anh hùng”
Núi
Đốn đỏ như màu máu
Từ
đó ta đọc được một thứ triết lý rùng rợn
Từ
đó ta thấy bao nhiêu người xách đầu mình chạy đi hỏi thiên hạ xem từ xưa đến
nay
có
ai chặt đầu rồi vẫn sống
Từ
đó ta thấy có bao nhiêu địa danh trở thành núi Đốn!
19. THỈNH CHUÔNG ĐỒNG LỘC
Xin
ru các chị một câu
Bằng
hương bồ kết, bằng màu trăng quê
Chim
sau bom đạn đã về
Rừng
sau bom đạn bồn bề thông reo
Tuổi
xuân lộc biếc tình yêu
Thành
muôn ngọn gió cho diều vút bay
Tóc
xanh bết đạn bom cày
Thành
ăm ắp lúa, thành đầy sắc hoa
Mắt
dào dạt sóng sông La
Bao
nhiêu dữ dội nõn nà sinh sôi
Bao
nhiêu tiếng nổ xé trời
Ngọt
về câu ví trên môi trăng rằm
Bao
nhiêu ngột ngạt dưới hầm
Mùa
xuân thành lá cỏ cầm trao nhau
Bao
nhiêu thương tật đớn đau
Têm
thành trái ngọt dâng trầu mẹ xơi
Bao
nhiêu sức tuổi hai mươi
Thành
sim mua tặng vùng đồi thanh tân.
Xin
ru bằng tiếng chuông ngân
Các
chị ngồi hát một lần thảnh thơi
Một
lần rực rỡ áo phơi
Không
lo bom nổ xé trời tóc bay
Một
lần nón trắng cầm tay
Đi
trong lễ hội bướm say ngợp lòng
Một
lần gặt lúa trên đồng
Tiếng
cười vang cả thôn trong xóm ngoài
Một
lần nâng cánh hoa tươi
Dưới
trăng mười sáu trao người mình thương
Xe hoa lộng lẫy cùng đường
Lính
về từ mọi chiến trường đưa dâu
Lại
thì thụp đấm lưng nhau
Lại
như nắc nẻ cười sau cái nhìn
Hạt
rụng xuống bật chồi lên
Cái
cây cái lá đọc tên tuổi mình
Cơm
không phải ủ để dành
Mẹ
không phải níu gãy cành gọi con
Xin
ru bằng củ ấu tròn
Ngã
Ba Đồng Lộc trăng non gọi rằm
Tuổi
tên các chị thành trầm
Cho
non nước mãi nghìn năm màu cờ
Thanh
tân ngọn gió non tơ
Hoa
trinh nữ hát sau giờ bom rung
Trường
Sơn xanh mướt màu thong
Lược
gương bồ kết về chung mái nhà
Mấy
lần mây trắng thành bà
Các
chị mãi mãi vẫn là các em!
Giở
trang nhật ký ra xem
Mười
sao Trinh Nữ sáng trên bầu trời!
Long
lanh cái thuở ngủ ngồi
Lá
ngụy trang hát cả nơi giường nằm
Mảnh
bom bỏng ngón tay cầm
Đến
khi chợp mắt thành tằm nhả tơ.
Cung
đường đã dệt thành thơ
Hồng
Lam, Linh Cảm…ngẩn ngơ thuở nào
Hân
hoan những chuyến xe vào
Tưng
bừng nhộn nhịp vẫy chào xe ra
Mười
chị vẫn ở Ngã Ba
Như
thời cả nước lao ra chiến trường
Cuốc
cào đỡ nhớ cung đường
Cái
kim sợi chỉ đỡ thương nhớ nhà.
Hỡi
ai tới đặt vòng hoa
Xin
đừng viết chữ vắt qua mặt người
Các
chị biết họ tên rồi
Không
đền ơn được cả đời ăn năn!
Còn
bận lắng tiếng xe lăn
Làm
sao nhớ hết bước chân mà tìm?
Tôi
về xin một quả sim
Nghe
lại nhịp đập trái tim cung đường
Câu
thơ thắp một nén hương
Ngã
Ba Đồng Lộc thỉnh chuông nguyện hồn.
20. HỒN QUÊ
Nhiều
khi tếu táo cũng đùa
Cũng
dằn dỗi, cũng chát chua đủ lời
Người
nghe tưởng bạc như vôi
Tưởng
ném tất cả quê trôi xuống ghềnh!
Tưởng
như một mảnh chẳng lành
Chặt
băm vụn vỡ cả cành lẫn cây!
Đùa
là đùa vậy cho hay
Quê
hương muôn thuở nghìn ngày vẫn quê!
Máu
đầy răng rứa mô tê
Ca
dao tục ngữ không chê tiếng làng.
Dây
thừng buộc dọc chằng ngang
Bỏ
ra là cả ngai vàng lung lay.
Chỉ
cần chọc một lời cay
Là
nghe cả mặt đất này trống rung
Cả
rừng cây đổ như không
Mặt
núi cũng lệch, mặt sông cũng chiềng!
Có
khi cọng rạ thì khiêng
Có
khi núi cũng lật nghiêng cho nhào.
Tha
hồ tục tĩu mày tao
Muôn
năm xin chớ đụng vào hồn quê
21. CHIM XÒE QUẠT
Xòe
quạt ra và hót
Mê
mẩn, đắm say
Buổi
sáng nào cũng như là buổi sáng đẹp nhất
Dù
hôm qua vừa bị những con chim săn mồi vồ trật
Dù
hôm qua vừa bị những viên đạn bắn trượt
Dù
hôm qua vừa thoát ra khỏi một tấm lưới
Dù
ngoài kia rất nhiều chiếc lồng không đang hau háu nhìn lên
Xòe
Quạt ơi,
Xòe
Quạt!
Sống
giữa bao nhiêu kẻ thù
Sống
giữa bao nhiêu nguy hiểm bủa vây rình rập
Mày
vẫn thanh thản sống
Mày
vẫn hót say sưa
Có
thể chết bất cứ lúc nào
Có
thể bị nhốt bất cứ lúc nào
Nhưng
không hề lẩn trốn
Không
hề đánh mất mình
Dù
một giây mình sống.
22. NGẮM GIỌT MÁU MÌNH
Nhìn
mình cứ ngớ mình ra
Máu
không còn đỏ như là ngày xưa
Ì
uồm tát nước theo mưa
Xoắn
môi uốn lưỡi cho vừa mọi khuôn
Chẳng
nghe cứ vỗ tay giòn
Khen
lông sâu đẹp khen hòn cuội hay
Nhiều
khi cười cũng cười chay
Giã
lên giã xuống cũng chày cối không
Nịnh
đầm quạ đẹp hơn công
Muốn
đi thẳng cũng lòng vòng chạy quanh
Rách
bươm cứ hát rằng lành
Tụng
ca mảnh vại mảnh sành như chuông
Cứ
giả vờ vỗ tay suông
Giả
vờ ngắm tượng soi gương mỗi ngày
Nghe
người ợ cũng khen hay
Buông
xuôi bằng cách giơ tay thẳng đầu
Máu
mình mình ngắm mà đau
Không
còn xưa nữa…cái màu đỏ tươi.
23. LỤC BÁT DẦM MƯA
Cầm
câu lục bát dầm mưa
Nỗi
niềm ướt tự ngày xưa ướt về!
Bà ta ướt cái nón mê
Mẹ ta ướt cái rổ xề hái dâu
Chị ta ướt chiếc quai thao
Em ta ướt áo qua cầu gió bay
Câu mời ướt lá trầu cay
Trúc xinh ướt chỗ lông mày lá răm
Gốc đa ướt mấy đêm rằm
Trái tim ướt mấy lần tằm giăng tơ
Hồn làng ướt đẫm giấc mơ
Ta đem về phố thẫn thờ hong phơi !
Tưởng rằng lòng đỡ mưa rơi
Tưởng câu lục bát đỡ trôi đầm đìa
Ai ngờ chớp giật canh khuya
Thanh bằng thanh trắc vặn lìa chiêm bao!
Lục bát bước thấp bước cao
Bước sa sòng bạc, bước nhào mê cung
Chữ thì nát dưới bê tông
Chữ thì dị dạng, chữ cong phận người
Chữ thì lũ lụt cuốn trôi
Chữ đứng làm tượng, chữ ngồi làm bia !
Thớt
dao băm chặt phân chia
Trắng đen cũ mới đầm đìa mồ hôi !
Ta về ngả nón hong phơi
Thương câu lục bát một đời dầm mưa !
24. CƯỠI TRÂU VỀ LẠI TUỔI THƠ
24. CƯỠI TRÂU VỀ LẠI TUỔI THƠ
Cưỡi
trâu về lại tuổi thơ
Quần
đùi rách đũng đến giờ vẫn nguyên.
Gió
lùa qua tuổi thiếu niên
Vô
tư giọt nắng thôi miên tiếng cười
Một đời bao thứ đánh rơi
Một đời bao thứ đánh rơi
Dây
thừng buộc được mình tôi trở về...
Cào
cào đá rách cơn mê
Mắt
cong lá cỏ chiều quê gió lồng.
Mấy
vành nón xoạc bỏ đồng
Quay
như chong chóng mùa đông mùa hè!
Chiếc
diều đứt mắc bờ tre
Giấc
mơ trĩu nặng mấy bè gỗ lim!
Chái
nhà lách chách tiếng chim
Hồn
ra ngõ đứng qua đêm thấu ngày!
Ngắm
làng qua chỉ vân tay
Nốt
bung đồng cạn, nốt lầy đồng sâu!
Bầu
trời mở trên lưng trâu
Tuổi
thơ xanh biếc một màu lá sen.
Đi
qua thế giới đồng tiền
Đôi
khi tưởng chẳng bình yên trở về!
Vẫn
răng rứa, vẫn mô tê
Bao
nhiêu lá rụng chẳng hề cành thưa!
Tồng
ngồng giọt nắng tắm mưa
Nồng
nàn hơn cả ngày chưa xa làng
25. CỎ NON
25. CỎ NON
Có
gì xanh đau đáu dưới cỏ non
Xanh
nhoi nhói rờn rợn bàn chân bước
Xanh
mươn mướt như là màu tóc
Xanh
như là ánh mắt bạn bè tôi
Xanh
nụ cười của tuổi hai mươi
Từ
lòng đất hiện về tươi roi rói
Lúc
hy sinh bao điều chưa kịp nói
Gởi
vào trong màu cỏ đợi tôi về
Trao
màu trăng dào dạt bến sông quê
Trao
ngọn gió trời Hàm Rồng- Nam ngạn
Trao
khúc hát qua mưa bom bão đạn
Hương
lúa lên thơm da diết cây cầu
Dưới
màu cỏ non là trận địa, chiến hào
Là
đường cứu thương, hầm chỉ huy, bệ pháo
Mỗi
tấc đất bao nhiêu lần thấm máu
Bao
nhiêu lần da thịt hoá phù sa!
Mấy
chục năm rồi, từ màu cỏ mở ra
Những
gương mặt như còi tàu hú gọi
Mỗi
bước đi sợ chạm vào đồng đội
Xin
một lần cúi lạy cỏ non ơi !
26. TRÊN BÀN CỜ THẾ
Thông
sao hiểu được nỗi người
Trúc
sao hiểu được nỗi đời thẳm sâu
Đá
sao hiểu được lòng đau
Suối
sao hiểu được sóng trào trong mơ!
Côn
Sơn mình một cuộc cờ
Mình
một thế trận bao giờ giải xong?
Ức
Trai ơi, tình một phong*
Muôn
sau có mở nổi không hỡi Người?
Bốn
phương giặc dã tan rồi
Cần
chi tuyệt bút viết lời hùng thư?
Người
về núi lánh nạn ư?
Bao
nhiêu lưới độc giăng từ Hoàng Cung!
Hoa
văn chạm dưới bệ rồng
Đều
là lá ngón, đều cung nỏ bày!
Dù
người cưỡi hạc vào mây
Làm
sao thoát được lưới vây trập trùng!
Triều
đình một nửa gian hùng
Một
nửa bất chính, nửa ngông bạo quyền.
Nhiễu
điều thành Lệ Chi Viên
Cỗ
xe tâm phúc thành miền xe tang!
Tấu
trình toàn giọng hoạn quan
Cầm
cân luật pháp thì toàn lâu la!
Dạn
dày trận mạc xông pha
Không
hề biết lối vượt qua gian thần!
Dù
tru di đến mấy lần
Sao
Khuê vẫn sáng trong ngần muôn sau!
Câu
thơ rũ hận thù sâu
Ung
dung vào chốn thanh cao vĩnh hằng.
Hình
như trong phấn thông vàng
Trên
bàn cờ thế Người đang trở về.
*
Ý thơ của Nguyễn Trãi ( Trong Bài thơ Cây chuối) :
« Tình thư một bức phong còn kín »
27. CHỖ TÔI ĐANG THẢ DIỀU
« Tình thư một bức phong còn kín »
27. CHỖ TÔI ĐANG THẢ DIỀU
Tôi
đang thả diều
Chỗ
mẹ tôi đánh rơi thời con gái
Ký
ức làng cong một triền đê
Mồ
hôi kết cao hơn ngọn tháp
Tôi
đang thả diều trên hàng triệu đôi vai
Gồng
gánh nối nhau thành phù sa lá cỏ
Không
dấu vết gì về những trận cuồng phong
Chỉ
truyền thuyết một dòng sông ngàu đỏ
Tôi
đang thả diều
Chỗ
sử làng liên hồi báo động
Bao
nhiêu lần làng bị lũ cuốn trôi
Tiếng
huầy dô chờn vờn mộ sóng
Tôi
đang thả diều
Chỗ
giặc dùng dây thép xâu tay những người cộng sản
Hành
quyết trên đê bằng cách chặt đầu
Gia
phả họ nào cũng phun máu đỏ
Rau
muống xanh chưa kín miệng hố bom
Rơm
rạ về phơi tràn qua ụ pháo
Diều
cứ thả như chưa từng gặp bão
Như
chưa từng vỡ sáo tan khung
Một
con đê ăm ắp hồn sông
Nâng
chót vót hồn làng bình dị
Sợi
dây diều rung qua bao thế kỷ
Con
đê làng cứ thế thả tôi lên
28. TIẾNG CỪU TRƯA NINH THUẬN
Hầm
hập một vùng gió nắng lân tinh
Cát
nối cát trập trùng rộp bỏng
Xương
rồng cháy cỏ không một cọng
Thất
thanh tiếng cừu ẹ ẹ ! e e!
Tiếng
cừu kêu như xé nắng gọi mưa
Như
xé đất khóc tìm ngọn cỏ
Bốn
phía xối một màu nắng lửa
Chỉ
cát rì rào như cát đang sôi
Cát
rì rào như cát đang trôi
Cát
rì rào như cát đang nóng chảy
Cát
rì rào như cát đang hừng cháy
Thất
thanh tiếng cừu ẹ ẹ! e e!
Chốc
chốc xoáy lên mây cát mịt mù
Vây
bọc bày cừu như chôn vùi xóa sổ
Từng
đốm lông cừu lại hiện trong bụi đỏ
Lại
vọng tiếng cừu ẹ ẹ! e e!
Về
sâu trong thành phố vẫn còn nghe
Tiếng
cừu kêu như câu liêm móc ruột
Tiếng
cừu kêu như tuốt vào cật nứa
Xô
đổ những cao tầng ẹ ẹ! e e !
Mấy
nghìn cây số rồi tôi vẫn còn nghe
Ẹ
ẹ! e e! Hơn tiếng còi tàu rú
Trong
giấc mơ tôi thấy mình hóa cỏ
Ngút
ngát xanh tít tắp dưới chân cừu
Vườn Năm Nhà,2 /Thơ Nguyễn Minh Khiêm
Tác
giả gửi bài/ Nguyễn Nguyên Bảy, đọc chọn, giới thiệu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét