Tiểu thuyết Ma Trận Tình NXB Văn Học ấn hành.
Một
tập sách bảo là truyện tình thì nó là truyện tình, bảo là truyện đời thì nó là
truyện đời. Người viết chỉ muốn gửi một thông điệp, cội rễ của tình đời là đức
tin, không có đức tin thì đừng mong có tình yêu. Tuy nhiên, sức viết có hạn,
không biết có chuyển tải được thông điệp mong muốn ấy đến bạn đọc? Câu trả lời
tùy thuộc bạn đọc.
MA TRẬN TÌNH
tiểu thuyết nguyễn nguyên bảy
Đoạn 15,16,17
15.
Tôi đem bản luận chứng kinh tế kỹ thuật sản xuất giấy các tông, bìa cứng vào cho anh ấy. Bản luận chứng từ vừa từ trên Tổng gửi trả về.
Tôi đem bản luận chứng kinh tế kỹ thuật sản xuất giấy các tông, bìa cứng vào cho anh ấy. Bản luận chứng từ vừa từ trên Tổng gửi trả về.
- Cô rảnh ?
Anh chỉ chiếc ghế trước
mặt ra hiệu cho tôi ngồi. Cái nhìn nghiêm lạnh chiếu thẳng mắt tôi. Tôi không lẩn tránh cái nhìn ấy, dù tâm trí bấn loạn và lo lắng.
- Thế này cô bé ạ...
Cách xưng hô của
anh làm tôi bớt sợ. Tôi hơi nhíu cặp lông mày.
Anh cho tôi biết là công
an mới gọi điện thoại cho anh thông báo về hành vi phạm pháp của tôi. Tai tôi nóng ran. Mắc cỡ. Tôi đang chờ quyết định trừng phạt. Nhưng anh chẳng nói gì về chuyện đó. Anh hỏi tôi nhảy có khá không. Rồi anh khoe, anh biết nhảy, sơ sơ, đủ để xã giao. Đột ngột anh đề nghị, khi nào khánh thành xưởng các tông, nhà máy sẽ mở ball và tôi không được từ chối lời
mời nhảy của anh. Rồi anh nói say sưa. Ở Hànội, hồi những năm sáu mươi, phong trào khiêu vũ phát triển dữ lắm. Tôi chen ngang. Sau đó cấm ? Anh cười. Cấm đoán gì đâu. Chiến tranh nhiều việc
phải làm hơn nhảy múa.
- Em hiểu.
Chờ cho chữ hiểu
của tôi lan thơm khắp phòng, anh mới chậm rãi.
- Em chưa hiểu đâu. Ngay cả tôi, đến bây giờ tôi mới dần dần hiểu. Cuộc chiến tranh mà chúng ta vừa trải qua suốt ba chục năm ròng rã
đã lay thức mọi tâm hồn người Việt, tạo nên nhiều dòng nghĩ trái ngược nhau, vừa đồng cảm, vừa mâu thuẫn hận thù.
Anh cười đôn hậu,rồi
chậm rãi kể cho tôi nghe những năm tháng đời anh.
Tiếng súng gọi anh đi. Thật chính xác thì anh đã nghe tiếng súng mà tìm
đường ra bưng. Năm ấy anh mới mười ba tuổi. Điều gì thôi thúc anh ? Có lẽ một bài ca. Nào anh em ta .Cùng nhau xông pha. Lên Đàng.
Lúc đó tôi chưa ra đời. Tôi muốn nói với anh như thế.
Một chiếc xuồng ba lá. một chiếc nóp. Một trận công đồn. Những ngày nhịn đói thèm
cơm đến nỗi chỉ mong sao chuyện nồi cơm Thạch Sanh là có thật. Tất cả đối với anh không chỉ là kỷ niệm, mà là máu thịt, là những gì không được phép quên.
Rồi những ngày anh ở
miền Bắc. Những trận B52 man rợ. Khâm Thiên, một con phố sầm uất, chen chúc như đường Trương Minh Giảng trong này. San sát nhà cửa, san sát trường học, nhà thương, công sở, san sát con người. Vậy mà lửa từ trời rải
xuống. Người chết tro than. Lấp vùi. Người sống chạy túa khắp đường. Hốt hoảng chẳng biết trú ẩn nơi đâu. Tiếng khóc nhức buốt suốt đời còn đuổi theo anh.
Lúc đó em còn nhỏ. Tôi lại muốn nói với anh như thế.
Thành thực mà nói, anh góp công sức cho cuộc chiến tranh này chẳng
là bao. Những ngày gian nan nhất của đất nước, anh đang theo học công nghệ in tại Đức. Lòng anh ngưỡng mộ và biết ơn các anh hùng trong
cuộc chiến. Nhưng đó là thời chiến. Anh nhấn mạnh chữ thời chiến. Còn bây giờ là thời bình. Anh nhấn mạnh chữ thời bình. Anh đã thấy những người anh hùng một thời của
anh giờ đang múa kiếm giữa chợ chiều. Đau lòng lắm. Chúng ta quá say mê
chiến thắng, tự hát cho nhau nghe mãi một khúc chèo, dù hay mấy cũng phải chán. Chủ nghĩa xã hội chẳng thể đẹp hơn chủ nghĩa tư
bản trong lý thuyết mà hòng thuyết phục được con người.
Hình như anh bắt đầu cảm
thấy mình nói lan man, hay là anh nhạy cảm thấy gương mặt tôi bắt đầu
ngu trước những điều anh nói. Anh nhấm ly nước và khéo
léo chuyển đề tài.
Thế này cô bé ạ, chuyện khiêu vũ có thể bỏ qua, tôi nghĩ đó không phải là lỗi, chỉ có điều cô cần hòa mình hơn nữa vào cuộc
sống. Bây giờ thời bình, nhưng chưa phải lúc khiêu vũ. Còn nhiều điều cấp bách hơn khiêu vũ. Anh nheo mắt, dí dỏm. Nhưng còn chuyện này thì tôi phải nghiêm
khắc phê bình cô.
Anh nhìn sâu vào mắt tôi
đo dò phản ứng,bởi anh cảm thấy câu vừa nói là quá nặng với tôi. Tôi cầu Chúa giữ lòng bình tĩnh.
- Tôi không mấy bận tâm
về quá khứ, nhưng tôi xem trọng hiện tại và tương lai gần.
Những việc cô giúp tôi, cô lo cho nhà máy, thực không có gì đáng chê trách. Nhưng cô cần có ý thức về việc làm của mình một
cách rõ rệt hơn. Quan trọng là cô đừng tách mình ra khỏi đời sớng
cộng đồng.
- Em chưa hiểu..
- Đoàn thanh niên mời cô
đi dự sinh hoạt, cô từ chối ?
- Em không thích. Một lát. Hồi em còn đi học, chúng bạn rủ em xuống
đường biểu tình, em cũng đã từ chối. Em nghĩ, việc học và việc xuống đường không thể là một.
- Và bây giờ cô cũng
quan niệm về đoàn thể tệ như vậy ?
- Em xin nhận chịu mọi
quở trách của ông, nếu các việc ông giao cho em không làm tròn. Còn chuyện đoàn thể xin ông cho em được theo sở
thích.
Tôi tự cho phép mình
thay đổi xưng hô. Tôi cảm thấy cứng rắn hơn trong xưng hô ấy.
- Tôi không ép cô. Cô vẫn thường đi lễ nhà thờ?
- Thưa không.
- Sao vậy ?
- Em không phải là con
chiên ngoan đạo. Em đi lễ nhà thờ cho má em vui.
- Má cô đạo gốc?
- Sau khi ly dị ba, má mới theo đạo.
- Cô tin Chúa ?
- Em không biết phải nói
với ông thế nào cho đúng suy nghĩ của em. Nếu Chúa là chân lý thì nhất định phải tin chân lý. Nhưng em nghĩ chưa hẳn là chân lý. Vì thế em mến Chúa thì đúng hơn. Chúa đã chịu nhiều hy sinh cho đồng loại.
- Nhưng cô đã làm thư ký
cho Cha Minh Đức nhiều năm?
- Thưa vâng.
- Cha Minh Đức không thể
chấp nhận một cộng sự không toàn tâm Kính Chúa, tin Chúa.
- Ông cho rằng Cha là
người tuyệt đối tin Chúa ?
- Cô hoài nghi ?
- Cha và em đều tôn thờ
Chúa theo cách của riêng mình. Xin ông đừng giận nếu em
nói rằng ông là người vô thần, ông luôn tò mò muốn biết
người có đạo tôn thờ đấng cứu thế của mình như thế nào, đúng không, thưa ông?
- Đúng.
- Ông có tin em ?
- Tôi tin cô.
- Cơ sở nào tạo nên đức
tin ấy ?
- Những việc cô làm.
- Em cũng nghĩ thế.Hiện
thời,có lẽ ông là người cộng sản thành thực duy nhất em biết.Những người khác
em nghĩ họ sống phần dối trá nhiều hơn phần thành thật. Ông là một giám đốc có bản lĩnh và điều quan
trọng là có lòng với công việc, có lòng với người khác. Ông đừng nghĩ em nói vậy để lấy lòng ông.
- Cảm ơn cô.
Tôi cố tình hiểu lầm ba
chữ cảm ơn cô như là lời chia tay. Tôi đứng dậy, khẽ cúi đầu, dù biết rằng Jiđi còn muốn nói chuyện tiếp với
tôi. Bướng bỉnh vẫn là thói điệu của tôi. Niềm kiêu hãnh theo chân tôi ra khỏi phòng giám
đốc.
16.
Cầu Chúa cho đức tin của con nơi người ấy đừng phản bội con. Anh là người như thế nào ? Đó là câu hỏi khó nhất mà sớm muộn gì tôi cũng tìm được lời giải đáp.
Cầu Chúa cho đức tin của con nơi người ấy đừng phản bội con. Anh là người như thế nào ? Đó là câu hỏi khó nhất mà sớm muộn gì tôi cũng tìm được lời giải đáp.
Anh tôn thờ lý tưởng
cộng sản như Cha tôn thờ Chúa. Sự tôn thờ của Cha tôi
đã hiểu được ý nghĩa phần nào. Còn sự tôn thờ của anh, với tôi vẫn là điều bí hiểm. Chúa cho tôi sự mẫn cảm còn luôn ban cho tôi sự
may mắn. Rồi tôi sẽ hiểu được bản chất con người anh.
Để hiểu Cha, mà nào đã hiểu hết, tôi đã phải trải qua bao gian nan, vất vả. Một kiếm tìm không ngưng nghỉ giữa hữu thức và vô thức.
Sắc đẹp là con quỉ dữ. Khi Cha nói với tôi lời đó, không chỉ giúp tôi nhận ra mình,mà còn xây dựng
trong tôi thần tượng Cha cao vọi. Khi tôi về làm thư ký cho Cha, Cha bảo tôi cần phô khoe sắc đẹp của mình cho sự truyền bá Phúc Âm
của Chúa, lòng tôi càng thêm kính yêu Cha. Nhưng tới ngày hăm bảy tháng tư năm một ngàn
chín trăm bảy lăm, khi bàn tay Cha run rẩy nắm bàn tay tôi, thì tôi mới nghi hoặc rằng, Cha cũng chỉ là đàn ông như triệu tỷ đàn ông
sinh ra từ bụng mẹ. Lẽ ra tôi phải linh cảm được điều đó sớm hơn. Khốn nỗi, tôi không dám đặt những suy nghĩ thường tình cho thần tượng. Nhớ
lần, tôi vừa đi đổi gió ở Vũng Tàu về. Tôi tới thăm Cha với nước da đỏ au như cua luộc. Cha nhìn tôi và thở dài. Tôi lo lắng trước thở dài ấy. Một lúc lâu sau đó Cha mới nói, thật chính xác là Cha đã quở mắng tôi, vì tội phô trương thân thể trước bàn dân thiên
hạ. Tôi nhắc Cha đó là bãi tắm. Cha sụ mặt. Cha lại nhắc tới con quỉ sắc đẹp sổ lồng tôi lao vào đám đàn ông
quyến rũ. Giọng Cha trang nghiêm. Và một lần nữa tôi lại như đứa trẻ lên ba tròn
mắt nghe chuyện ngựa bay lên trời. Và tôi lại thấy mình có lỗi với Cha. Chợt có điện thoại. Ai đó mời Cha đi công chuyện gấp. Cha bảo tôi ở lại chờ Cha về. Trong khi đợi Cha tôi có thể đọc sách báo trên giá. Một sự hỷ bất thường. Tôi hằng thèm lật giở những cuốn sách của Cha, nhưng chưa một lần dám, vì Cha chưa một lần cho phép.
Những cuốn từ điển bách
khoa. Những cuốn sách thảo luận tôn giáo. Những cuốn sách công nghệ in. Cuốn nào cũng dầy cộp, đóng gáy mạ vàng. Tôi kéo lần lượt từng cuốn ra khỏi giá, tia mắt, rồi xếp trả lại ngay ngắn vào chỗ cũ. Toàn những sách không phải để đọc trong lúc này. Tôi đang định rời giá sách ra bàn Cha tìm mấy
cuốn báo hình. Chợt tay tôi kéo ra một cuốn sách dày như cuốn
tự điển, nhưng hơi nhẹ. Tôi lật tay mở sách. Thì ra đó là một cuốn hộp sách, ruột rỗng, trong đó đựng ba tập album. Tôi bê hộp sách, ngồi xuống ghế, cố trấn tĩnh bản tính tò
mò của mình.
Tôi run tay lật giở tờ
đầu cuốn album. Hình một cô gái khỏa thân. Tôi vội gập album. Giê Su Ma, miệng tôi bật thốt kinh hoàng. Tôi ngồi lặng. Mắng thầm. Mình đã tưởng tượng ra điều nhảm nhí ? Làm gì có
hình khỏa thân trên giá sách của Cha ? Tôi nhắm mắt, đánh bạo mở album. Khốn nạn, toàn hình khỏa thân.
Thế này là thế nào ? Có
thể là một Giuđa nào đó đã chơi khăm Cha. Hoặc một người tử tế nào đó đã tặng những bức ảnh này để Cha
nghiên cứu màu sắc và tạo mẫu in ấn. Biện minh làm tôi bình tĩnh trở lại. Có thể chỉ là vậy. Một con người siêu phàm
như Cha không thể sử dụng những bức ảnh này cho một nhu cầu tầm thường nào
khác.
Tôi kiểm tra ức đoán của
mình bằng việc lại lật dở cuốn album. Một cô gái Âu. Mắt xanh mướt. Hai cánh tay chống cằm tròn trắng như hai chiếc
ngà non đỡ vuốt mái tóc. Những sợi lông tay phớt vàng, mềm nhung. Một vùng ngực được hai cánh tay kéo lên tròn chín. Tôi thấy gai người. Nao nao. Next. Một cô gái khác, chỉ thấy phía sau lưng cô, cô đang chạy chân trần trên cát, ra phía biển. Những đường cong chuyển
động trên đôi gót son. Lại cô gái khác. Và cô gái khác. Cô nào cũng phô bày
những kín đáo nhất của mình bằng những lượn cong của mây và sóng. So với sự phô bầy tay, đùi của tôi trên bãi tắm, thì sự phô bầy ở đây táo bạo hơn nhiều, phô bầy tôi chẳng là đinh. Thế mà chỗ này Cha nhìn ngắm, chỗ khác Cha quở dọa. Như thể Cha là một khối mâu thuẫn của xác hồn, thiên thế.
Chúa ơi, con không hiểu. Tai tôi chợt ran nóng. Tôi cảm như mắt Cha săm soi cơ thể tôi, soi thấy cả nốt ruồi cháy như viên than nơi ngực
trái mà tôi nhiều lần vô thức cúi trước mặt Cha. Amen, xin Chúa lòng lành hãy cứu vớt con. Tôi cầu Chúa theo bản năng và gập cuốn album cất, và để hộp sách lại ngay ngắn trên giá.
Tôi ngồi lặng với trái
tim khóc. Chẳng lẽ Cha là hai sinh vật khác nhau ?
Một sinh vật trước mặt Chúa và một sinh vật sau lưng Chúa ?
Hình như Cha đã đọc được
nỗi nghi hoặc, thẫn thờ trên gương mặt tôi khi Cha về. Cha thản nhiên vào chuyện với tôi về Đức Mẹ
Maria, người đàn bà mà theo Cha có sắc đẹp hoàn chỉnh
nhất về thân xác lẫn tâm hồn. Cha khao khát một khi
nào đó sẽ chụp được hình Mẹ Maria. Để làm được điều đó, Cha giảng giải cần phải có một kỹ nghệ nhiếp ảnh cực tối tân và
một kỹ nghệ in ấn tuyệt diệu. Để chuẩn bị cho sự chụp
và in ấy, Cha cần thiết phải nghiên cứu mọi đường nét đẹp
nhất của những người đàn bà đẹp trên khắp hành tinh. Cha bỏ lửng câu chuyện hoang tưởng đó với lời
kết. Khi con người ta, như Cha chẳng hạn, khi đã được Chúa giải
thoát cho những ham muốn trần tục, thì dù đứng trước một đàn bà loã thể, Cha cũng không chao dục, mà chỉ chiêm ngưỡng nét đẹp do Chúa ban thưởng
cho con người. Đại loại Cha đã nói với tôi như thế lẽ ra tôi
chẳng nên tin những mơ hồ ấy. Thế mà tôi đã tin. Bởi đơn giản Cha là thiêng liêng. Tâm thức tôi tự xỉ vả mình đã nghĩ về Cha những
điều xái quấy. Cha nhìn ngắm những hàng ngàn vạn bức hình klhỏa
thân cũng là để đúc kết những nét đẹp nhất vinh danh Đức Mẹ Maria.
Chỉ tới khi Cha nắm tay
tôi, đột ngột xưng tôi và gọi tôi bằng em, thì tôi mới lờ mờ nhận ra Cha có thể chỉ là sinh
vật đứng sau lưng Chúa.
Với Jiđi, Chúa sẽ không bắt tôi phải đi con đường gian
nan, vòng vèo tới chỗ đích thực anh. Anh không hề làm tôi choáng ngợp như Cha từng
làm tôi choáng ngợp. Anh chưa hề là thần tượng như Cha từng là thần
tượng. Anh giảng giải cho tôi lẽ sống ở đời, như Cha từng giảng giải. Tôi không vội tin anh như tin Cha. Tư cách anh có xứng đáng với những lời anh giảng
giải ? Anh là thế nào ? Tôi đi tìm lời đáp như đi tìm chính mình. Amen, xin Chúa hãy giúp con, xin cho con tâm lành, mắt sáng...
17.
Tôi từ Vương Cung Thánh Đườngđi ra. Chiều đã hết nắng, mát rười rượi. Tôi chậm rãi bước lại phía tượng Đức Bà, đứng lặng trước Ngài một giây kín đáo.
Tôi từ Vương Cung Thánh Đườngđi ra. Chiều đã hết nắng, mát rười rượi. Tôi chậm rãi bước lại phía tượng Đức Bà, đứng lặng trước Ngài một giây kín đáo.
Tôi cảm như được xoá
sạch phiền muộn. Một cái gì đó như cánh vỗ phơi phới trên đôi
chân, tôi lâng lâng cảm giác bay. Trên vườn cỏ, những đứa trẻ nhỏ chạy chân trần. Ước gì tôi được bé nhỏ trở lại như chúng, để được chạy chân trần trên cỏ cho cỏ mơn man
gót hồng. Chợt ai đó nhìn tôi. Con trai thì phải. Tôi ngước mắt. Nhận ra anh chàng xe ôm
đầu hẻm, hôm nay áo bỏ thùng khá điển.
- Từ xa tôi đã thấy cô
Ba. Một thoáng tần ngần. Cô Ba đẹp như tiên nữ trong tranh của Remblăng.
Tôi cười thẹn trước câu
tán khách sáo.
- Hôm nay anh không chạy
xe?
- Trời đẹp quá, nắng như mưa vàng, nên tôi nghỉ xe một bữa để đón nắng.
- Anh nghệ sĩ quá.
- Cô Ba có thể cho tôi
một ân hụê ?
- Anh nói sao ?
- Tôi muốn mời cô Ba ra
Duy Tân uống nước dừa.
- Để khi khác. Bây giờ Long phải đi công chuyện.
Tôi nói lời từ chối với
gương mặt lạnh. Rồi bỏ mặc anh chàng Honda ôm đuối mắt nhìn
theo tôi tản bộ theo đường Nguyễn Du. Tôi quyết định đến nhà Cha. Chiều nay, qua cửa mở hé, tôi được chứng kiến cuộc trò chuyện giữa Cha và Jiđi. Bây giờ tôi muốn tới thăm Cha để kiểm
nghiệm lại những nhận xét của mình.
/ Mời đọc tiếp 18/
Ma Trận Tình/ Tiểu thuyết Nguyễn Nguyên Bảy
VANDANBNN gt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét