Tiểu thuyết Ma Trận Tình NXB Văn Học ấn hành.
Một
tập sách bảo là truyện tình thì nó là truyện tình, bảo là truyện đời thì nó là
truyện đời. Người viết chỉ muốn gửi một thông điệp, cội rễ của tình đời là đức
tin, không có đức tin thì đừng mong có tình yêu. Tuy nhiên, sức viết có hạn,
không biết có chuyển tải được thông điệp mong muốn ấy đến bạn đọc? Câu trả lời
tùy thuộc bạn đọc.
MA TRẬN TÌNH
tiểu thuyết nguyễn nguyên bảy
tiểu thuyết nguyễn nguyên bảy
Đoạn 6
6.
Ji ĐI lịch sự báo cho tôi biết hôm nay ông làm việc cả ngày dưới xưởng giấy. Ông đang cho đóng máy xeo. Tôi nhìn ông đi hút mà thầm cười.
Ji ĐI lịch sự báo cho tôi biết hôm nay ông làm việc cả ngày dưới xưởng giấy. Ông đang cho đóng máy xeo. Tôi nhìn ông đi hút mà thầm cười.
Chợt nhớ lại chuyện xảy
ra giữa tôi và ông chiều hôm qua. Ông từ xưởng về, vẻ đầy cao hứng. Không cao hứng sao được khi đội quân khai thác
tre, nứa, lồ ồ do giám đốc Minh và kỹ sư Nguyên chỉ huy làm ăn rất ngọt, nguyên liệu đổ về sướng ùn ùn, máy nghiền bột làm việc hết công suất. Ông gọi tôi vào phòng làm việc, tự tay rót nước mời tôi. Chuyện lạ giữa đời thường. Và đột ngột hỏi tôi có biết về hai giàn máy mono
ngưng hoạt động đã hơn tháng nay. Tôi gật đầu thay lời đáp.
- Làm thế nào để khôi
phục được hai giàn máy đó?
- Chỉ có cách nhập bộ
chữ mới.
- Cô cho nhà máy vay đô
? Cả hai cùng nhăn trán. Gương mặt ông lúc này thật dịu, giọng ấm áp cởi mở. Nếu có đô chúng ta nhập máy mới. Một lát. Cô cũng biết đấy, chúng ta còn nghèo. Đột ngột. Cô có thể giúp tôi thuyết phục Cha Minh Đức?
- Sao?
- Với Cha thì không khó
khăn nào thuộc lĩnh vực in ấn mà Cha không thể vượt qua.
- Sao ông không trực
tiếp thưa chuyện với Cha?
- Cha cho rằng những câu
kinh ích lợi cho đời hơn sức góp bàn tay và tấm lòng.
Thoáng gặp lại cái nhìn
nhíu mắt đầu tiên ông đã giành cho tôi, tôi chạnh cảm là Jiđi đang xúc phạm Cha. Tôi cần tỏ cho Jiđi biết ông không có tư cách
phẩm bình bất kì điều gì về Cha, tôi nhón người đứng dậy, lắng giọng: Thưa ông,Cha hiện vắng mặt. Tôi xin lỗi. Tôi sẽ thưa lại với Cha lời cầu của ông. Tôi cúi đầu chào Jiđi và bỏ ra ngoài.
Đêm qua nghĩ lại chuyện
này tôi trằn trọc không ngủ được. Đầu váng vất tâm trạng có lỗi với Jiđi. Chuông đã đứng trước mặt tôi từ hồi nào, có lẽ cô đã bắt gặp ánh mắt tôi nhìn đuổi theo
ông giám đốc. Mặt cổ kên kên, câu hỏi cũng kên kên.
- Sao ? Giám đốc trả lời
đơn xin nghỉ việc của tôi chưa ?
- Đơn của chị tôi vẫn
giữ.
- Bộ muốn làm khó ?
Tôi cười cầu hoà : Khó
dễ cái gì. Tôi biết lúc nào nên đưa và lúc nào chưa nên
đưa. Chúng ta chưa nên bỏ nhà máy vào lúc này.
- Là sao ? Tôi còn mẹ
già...
- Tôi biết hoàn cảnh của
Chuông.Tôi chỉ muốn bồ nhín thêm ít ngày để coi giám đốc xoay trở ra sao.Tôi
nghĩ ông ấy sẽ giải quyết được mọi chuyện cho mọi người, tất nhiên trong đó có cả Chuông và tôi. Còn nếu như nhà máy vẫn bế tắc trong tình trạng
hiện nay thì chúng ta cùng xin nghỉ việc cũng chưa muộn.
- Chị cũng nghĩ tới
chuyện đó ? Tôi cứ nghĩ làm thư ký sung sướng như chị, thì...
- Nghỉ việc Chuông sẽ
làm gì ?
- Bán chợ.
- Cho tôi theo với nha !
- Bà giỡn hoài. Chuông cũng thay đổi cách xưng hô. Sao hôm nay bà đẹp thế ! Hồi làm thư ký cho Cha
tôi thấy bà hơi lố.
- Sao ?
- Phô trương thân thể
bạo quá. Tôi có cảm tưởng bà cố tình khiêu khích đàn ông. May mà bà không cám dỗ được Cha. Còn bây giờ bà trẻ đẹp như nữ sinh Trương Vương, tôi chịu lắm. Bây giờ tôi phải xuống xưởng. Một cái búm miệng trẻ con. Chuông đi. Cô ta hình như cũng xem xem tuổi tôi.
Phó giám đốc Vĩnh ập
tới. Gương mặt tròn, mũi ngắn, áo bỏ trong quần, rúm túm
từng cụm.
- Giám đốc đâu rồi ? Tôi
vờ không nghe thấy câu hỏi cộc.
- Điếc hả ? Tôi hỏi giám
đốc Trọng ?
- Thưa ông giám đốc
xuống xưởng.
- Chạy như ngựa suốt
ngày...
Tôi nín lặng, hơi nheo mắt. Tôi chưa từng gặp sự nhạo báng lăng mạ như thế này. Thời tôi làm thư ký cho Cha không một ai dám nói
về
Cha những lời như ông Vĩnh vừa nói.
- Ông Trọng trao đổi gì
với cô chưa ?
- Thưa...
- Tôi trực tiếp trao đổi
với cô cũng được. Nhà máy bây giờ là của cách mạng, cần kiện toàn tổ chức, những người như cô không thể làm thư ký. Hơn nữa giám đốc như ông Trọng không có tiêu
chuẩn thư ký riêng. Tôi sẽ điều cô xuống xưởng. Nếu cô không chấp thuận thì cô có thể xin nghỉ
việc.
Tôi choáng váng. Thực tình tôi chưa nghe giám đốc Trọng nói tới
điều này. Lòng dâng đầy buồn hận. Nhưng bản lĩnh người đã qua bốn trào nữ thư ký
không cho phép tôi bộc lộ ra ngoài những buồn hận đó.
- Tôi sẽ nghỉ việc ngay
ngày mai ?
- Không cần vội thế. Cô theo đạo ?
- Chúng tôi biết các ông
căm ghét những người Thiên Chúa giáo. Nhưng tôi nghĩ, sống trên cõi đời này mà
không có đức tin e là khó sống lắm.
- Không phải đức tin
viển vông.
- Thưa ông,nếu tôi cũng
nói rằng trong ông đang ngự trị đức tin viển vông, mơ hồ, phi lý thì chắc chắn ông sẽ bảo tôi là phản động và sẽ kêu công an
còng tay tôi ?
- Cô nói gì ?
- Thưa ông,không phải cứ
theo Thiên Chúa giáo là xấu, và cứ theo cách mạng là
tốt.
- Cô nín đi.
- Thưa ông, ông đang thô bạo với phụ nữ. Câu trả đũa của tôi khiến ông ta lúng túng thực
sự. Mặt ông đỏ nhừ, méo xẹo, khiến cái mũi quá ngắn giờ càng tẹt dí.
- Tôi không cần nói
chuyện với cô.
- Thưa chính ông đã tự
đến đây để nói chuyện với tôi.
- Cô quá quắt lắm. Cô tưởng làm thư ký cho giám đốc là có quyền xem
thường phó giám đốc ?
- Thưa, đó là do ông tự nghĩ.
- Cô dám trả treo ?
- Ngay sáng mai cô có
thể nghỉ việc.
- Chuyện đó lúc nãy tôi
cũng đã thưa với ông. Phó giám đốc Vĩnh sững dậy, vung tay đè tức, hùng hổ bỏ đi. Tôi thầm cười chua chát. Khốn nạn, chỉ vì miếng ăn mà con người nhục mạ con người. Tôi gập sổ sách. Trống rỗng. Cha đã báo trước những khó khăn cho tôi. Những báo trước đó đã hoàn toàn đúng. Cộng sản vô thần. Đã vô thần thì không chấp nhận tôn giáo, không sống chung với tôn giáo. Họ cảnh giác với tất cả, họ không cho phép hiện diện một nữ thư ký ngoan
đạo bên cạnh một giám đốc cộng sản.
Tôi điện thoại cầu Cha. Chuông đổ hồi dài. Cha đi vắng hay không muốn bắt máy ? Tôi gác máy. Thẫn thờ. Mắt không rời mắt cười cô gái Nhật trên tấm lịch bẩy tờ. Tháng Bảy, Tháng Tám cười chi mà cười lắm thế ? Áo Kimônô hoa cỏ cổ kính, kín đáo. Đĩ. Tôi mắng cô gái đất Phù Tang hay tự mắng mình ?
Chụp điện thoại. Cha ơi, cứu con. Chuông điện thoại đổ ba hồi rồi vang lên âm sắc
giọng Cha. Tôi đã cố mím chặt môi mà vẫn nghẹn bật âm khóc.
Tôi tĩnh tâm trở lại. Vài ba câu nói của Cha như một thần dược chảy
vào cơ thể tôi, lan tỏa ấm nóng con tim và tan hết mọi giận dữ, sợ hãi. Dù còn một khắc giờ công việc cũng phải cố sức làm tròn. Đó là lời căn dặn cuối cùng của Cha trước
khi gác máy. Tôi xem xét lại mọi việc. Kẹp cẩn thận từng loại giấy tờ vào tờ trình ký. Lên lịch việc tuần sau cho Jiđi. Chỉ riêng những tài liệu riêng do tôi viết, dưới dạng những đề xuất, có làm tôi băn khoăn nên hay không nên trao cho
Jiđi. Thực ra ổng không có quyền đòi hỏi những tài
liệu này, vì đây là những suy nghĩ riêng, vượt ra ngoài trách nhiệm của nữ thư ký. Trong số tài liệu ấy, đáng quan tâm hơn cả là hai đề xuất về hợp lý
hoá sản xuất và giải pháp khôi phục máy móc cũ. Ngoài ra là các tài liệu tôi dịch cập nhật công nghệ in tiên tiến
của nước ngoài. Tôi khá thạo Anh ngữ. Tôi nghĩ, với con người như Jiđi cần thiết phải nắm bắt được những thông
tin. Tôi quyết định kẹp những tài liệu dịch ấy vào
một sơ mi. Sau hết. Tôi viết đơn xin nghỉ việc. Đơn viết xong, đọc lại, tôi hiểu là lá đơn chưa nên gửi khi chưa có ý
kiến của Cha. Tôi gập tờ đơn bỏ vào sổ, cất vào giỏ xách. Tôi đem hai tập sơ mi vào phòng giám đốc rồi thu xếp đồ đạc trên
bàn làm việc và ra về.
Bước dọc hành lang, lòng dâng đầy nỗi bùi ngùi, ứa nước mắt. Tôi cảm như mình đang chia ly với tâm hồn mình. Nơi đây thân thuộc với tôi biết bao. Những tia nắng rực rỡ chiếu qua cửa sổ từng bụi
hoa nắng, mỗi ban mai tôi thong thả hái từng bó mang về
phòng làm việc. Ta phải xa các người rồi, những viên gạch hoa, chiếc bàn lười, chiếc ghế dừng chân và tiếng chuông điện thoại reo ríu như chim. Làm sao nguôi quên được những thói quen.Tôi khẽ gật đầu chào cô
thường trực mà chẳng dám bước thêm. Quê nhà. Ly hương rồi sao ? Như kẻ mộng du tôi bước vào
phố xá, phía sau lưng nào biết có ai nhìn theo?
Tôi hối người thanh niên
đạp xích lô. Cảm giác xích lô bay. Tới gần nhà Cha, tôi dúi vào tay người thanh niên một nắm tiền, anh ngỡ ngàng khi tôi xua tay khỏi thối. Nghe sau ót lời cảm ơn. Phòng Cha mở sẵn. Cha đang chờ tôi. Trang nghiêm. Lạnh lẽo. Cha lên tiếng. Âm thanh giọng nói của
Cha như từ trời vọng xuống. Tôi thèm khuỵu chân quì
để Cha càng cao vọi trước mặt tôi.
- Lại gặp sự khó phải
không con ?
- Thưa Cha...Lời vừa
thốt đã oà tiếng khóc.
- Phải biết nhẫn. Không có thành công nào trên đời này dễ dàng cả.
- Nhưng con không muốn
làm việc trong sự coi thường, khinh miệt.
Tôi bắt gặp ánh mắt Cha
như thu gọn gương mặt tôi. Vùng nhìn ấm áp, tha thiết. Tôi khẽ cúi đầu, không dám trẫm mình
trong vùng nhìn ấy. Hơn một lần, vùng nhìn này xao động lòng tôi. Phải chi Cha không bị ngăn cách giữa Chúa và đời bằng bộ quần áo
thụng đen. Cha chỉ là người đàn ông như những người đàn ông
bình thường khác, thì tôi đã ngã vào vùng nhìn ấy, vuốt ve và hôn khắp dịu dàng. Nhưng Cha là Cha và tôi là con, giữa chúng tôi là Đức bà Maria.Tôi đã bị dằn vặt
bao lần vì ánh nhìn ấy. Và Trinh như đọc được hoang nghĩ của tôi. Mi nhường Cha cho tau đi. Tau thèm cám dỗ Cha. Cám dỗ một tình vừa là Chúa vừa là người sẽ thú
vị lắm sao? Mi bênh vực ? Tau chẳng thèm tin vào cái đạo
đức trong mi bênh vực. Chẳng lẽ Cha không là người ? Tôi làm bộ khóc, Trinh vẫn ngả ngớn dìm tôi trong ngôn từ vô
thức.
Tôi từ biệt Cha mà chưa
hề cho Cha xem lá đơn xin nghỉ việc của mình. Tôi thực tình không hiểu Cha sẽ thu xếp chuyện này như thế nào. Chỉ biết rằng bổn phận tôi là phục tùng ý muốn
của Cha. Đối với Cha, việc tôi ở lại nhà máy là một cần thiết, bởi tôi là cầu nối giữa quá khứ oanh liệt của
Cha và hiện tại nhiều bi thương mà Cha đang gánh chịu, với những dự tính tương lai của Cha trên đường
trở về dành lại nhà máy.
Tôi về đã thấy Trinh
đứng chờ nơi cửa.Mặt hơn hớn,môi mắt tía lia.
- Tau quắp được con vịt
trời rồi Jiđi tổng vừa Hà Nội vô, chỉ sau vài liếc mắt đã ngã.
Tôi bước vào toa lét
thay quần áo. Máy nói Trinh vẫn rạo rực vô lum.
- Nếu những đốm tóc mai
chàng không điểm bạc,thì chàng là một Apôlông hoàn hảo. Chàng từ trên xe ôtô bước xuống. Lịch sự như một ngoại giao gia. Tau cũng chẳng biết vì sao vừa thấy tau chàng đã
tỉm miệng. Con Oanh móm giới thiệu tau với chàng. Này, tại sao mi không chia vui với tau nhỉ ?
- Đang rầu thúi ruột.
- Sao ? Jiđi không cắn
câu ? Dẹp. Chàng của tau là Jiđi tổng chắc chắn dưới trướng
chàng một xâu Jiđi đệ tử, em út, tau sẽ chài cho mi một đứa.
- Xàm.
- Kiêu vừa thôi mình. Trinh chuyển đề tài ngọt lẻm. Mi cho tau mượn sợi dây loan và cái cà rá phụng. Tối nay chàng hẹn nhà hàng, tau cần phải dụng cưa.
Tôi tháo sợi dây nơi cổ
và chiếc cà rá nơi tay đưa cho Trinh. Nó vẫn thường mượn đồ của tôi mỗi khi dung dăng với kép. Nó vừa choàng sợi dây vào cổ nhí nhởn trước
gương thì má tôi tới. Nó mừng rỡ ôm má rồi biến. Má tôi ở hẻm 4, cách chỗ tôi chừng hơn cây số. Má cho phép tôi được tự do tự lập. Đó là điều Cha thỉnh cầu và được má chấp thuận. Bởi má tin, với sự hướng dẫn linh hồn của Cha, tôi chẳng thể vì được tự do tự lập mà thành hư hỏng. Đã lâu má không qua nhà kiểm soát tôi. Chẳng biết hôm nay má tới có chuyện gì ?
/ Mời đọc tiếp đoạn 7/
Ma Trận Tình/ Tiểu thuyết Nguyễn Nguyên Bảy
VANDANBNN gt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét