Tiểu thuyết Ma Trận Tình NXB Văn Học ấn hành.
Một
tập sách bảo là truyện tình thì nó là truyện tình, bảo là truyện đời thì nó là
truyện đời. Người viết chỉ muốn gửi một thông điệp, cội rễ của tình đời là đức
tin, không có đức tin thì đừng mong có tình yêu. Tuy nhiên, sức viết có hạn,
không biết có chuyển tải được thông điệp mong muốn ấy đến bạn đọc? Câu trả lời
tùy thuộc bạn đọc.
MA TRẬN TÌNH
tiểu thuyết nguyễn nguyên bảy
23.
Có lẽ do tác động của anh ấy, người ta mời tôi dự lễ kết nạp đoàn viên. Năm người được kết nạp đợt này, trong đó có Chuông.
Có lẽ do tác động của anh ấy, người ta mời tôi dự lễ kết nạp đoàn viên. Năm người được kết nạp đợt này, trong đó có Chuông.
Sau buổi lễ, tôi rủ
Chuông đi ăn kem. Từ sau ngày Chuông nạp đơn xin thôi việc và sau đó rút đơn, tôi
và Chuông thỉnh thoảng quan hệ qua lại. Với tôi, có thể coi đó là một tình bạn.
Ngồi trước ly kem, giữa
đông đúc người xa lạ, Chuông vẫn chưa hết xúc động. Tôi đọc thấy điều đó trong
mắt Chuông.
- Hoàn cảnh mình, Long
biết rồi đó. Ba mình là thợ, lặn lội suốt cuộc đời vẫn không đủ nuôi
được hai má con. Ngày ba mất, má phải đi vay tiền bà con lối xóm làm đám cho
ba. Rồi má đi bán bưng, tần tảo suốt ngày mà vẫn cơ cực. Đêm đêm hai má con
nguyện cầu Chúa, nhưng Chúa ở xa quá, với tay chẳng tới. Hơn nữa, mình thấy bà
con lối xóm xung quanh ai cũng nheo nhóc cực khổ. Vì thế mình muốn dấn thân, muốn
đi tìm cái lẽ vì sao con người ta cứ khổ mãi thế, cực mãi thế, nên mình xin vào
đoàn.
- Sứ mệnh to lớn thế
sao?
- Bắt đầu phải như vậy.
- Rồi sau đó?
- Mình sẽ phấn đấu vào
đảng.
- Ôi!.. tôi chẳng biết
hàm nghĩa gì. Lắng một lát, tôi hỏi Chuông thật lòng.Chuông quyết định hoán cải
đức tin?
- Đúng.
- Có nghĩa từ nay Chuông
sẽ không đi lễ nhà thờ?
- Có lẽ vậy.
- Đoàn thể cấm?
- Mình tự bỏ, vì muốn
dấn thân vào cuộc đấu tranh.
- Cho miếng cơm manh áo?
- Trước mắt có thể là
như thế. Xa hơn là một xã hội hoa hồng.
Tôi mím miệng nín cười. Nhưng
lời văn hoa thế này được thốt ra từ miệng một cô công nhân, nghe khôi hài. Chuông
không đo được cái miệng nín của tôi, nhưng cô cũng biết tốp sự hưng phấn và tự
thưởng cho mình một muỗng kem đã tan ra nước. Chuông nhấm nháp chiếc muỗng nơi
bờ môi, ánh mắt nghĩ ngợi điều gì lung lắm. Tôi không muốn làm sao động luồng
nghĩ của Chuông. Tôi tôn trọng tình cảm ấy dù cho rằng đó là hưng phấn ngây
thơ. Dấn thân, không thể nhẫn nhục, cam chịu. Tôi chợt nhớ lá đơn của phó giám
đốc Vĩnh tố cáo Jiđi tôi vừa được đọc sáng hôm qua. Đầy những ngôn từ lý tưởng,
cách mạng. Tôi lái Chuông vào sự kiện ấy.
- Chuông thấy giám đốc
thế nào?
- Anh Bẩy Trọng?
Tôi gật đầu.
- Nếu không phải là anh
Bẩy Trọng thì Chuông đã gút bai nhà máy và trở thành Chuông chợ trời rồi. Chuông
nghĩ, anh Bẩy là một giám đốc chân chính, hết lòng vì nhà máy, vì mọi người. Chỉ
tiếc là trắng đen lẫn lộn, ông Vĩnh chẳng ra gì lại lớn tiềng tố cáo anh Bẩy.
- Chuông cũng biết
chuyện này?
- Rầm cả nhà máy.
- Chuông thấy thế nào?
- Mình vào đoàn dịp này
cũng vì muốn được cùng chia sẻ gánh nặng với anh Bẩy.
Tôi thuật lại cho Chuông
nghe nội dung đơn tố cáo của phó giám đốc Vĩnh. Miệng Chuông cười nhạt trong
khi hai mắt đỏ ngầu. Tôi hiểu là Chuông đang phẫn nộ.
- Không ai nói những
nhân danh đẹp đẽ hơn ông ấy. Chuông đột ngột ngắt lời tôi. Tuần trước, ông Vĩnh
tập hợp những người sắp được kết nạp đoàn lại và thay mặt chi bộ bồi dưỡng thêm
về lý tưởng. Mình rất mê những điều ông ấy nói. Nhưng những việc ông ấy làm đã
xóa sạch trong mình những tình cảm tốt đẹp. Ông ấy nói một đàng, làm một nẻo. Thử
hỏi, nếu chúng ta không lao động thì làm sao có đời sống, vậy mà ông bảo cần
thắt lưng buộc bụng, phải biết chờ đợi những thay đổi của nhà nước. Thôi Long
ạ, tụi mình đừng thèm nói về ông ta nữa, bực mình lắm.
Chuông bưng cả ly kem về
miệng uống cạn,nkêu tính tiền. Tôi tranh trả. Chuông chẳng đôi co. Chúng tôi
chia tay nhau.
Tôi rẽ vào nhà Trinh. Giờ
này không biết cô ả có nhà? Đèn còn sáng. Trinh vồ lấy tôi. Tôi ngả mình xuống
chiếc ghế xích đu, còn Trinh đặt tấm thảm màu xanh,ngay dưới chân tôi và ngồi
bệt xuống đó, vịn hai tay vào đùi tôi.
- Tau muốn chết quá.
- Oh my god!
Tôi chỉ kịp thất lên như
thế và cười ngất. Những kẻ nói ra miệng sự chết thì chết đâu có dễ dàng.
- Tau nói thiệt đó.
- Giận nhau?
- Phán đi rổi.
Tôi sửng sốt. Đúng là
mười ngày nay tôi không gặp anh ta và cũng không hỏi Trinh về sự vắng mặt đó.
- Ảnh đi hơn tuần
rồi. Mua bến ở Rạch Giá. Tau mở BBC hay tin mới vớt được ba mươi hai người vượt
biên trên hai thuyền nhỏ. Tôi há hốc miệng. Tai bùng nhùng.nPhán đã nói bao
nhiêu điều tốt đẹp về vixi, rồi đã ăn năn, đã hối hận về những năm tháng đã
chót làm lính cộng hòa. Thà là anh ta dối trá những người cách mạng, nỡ nào dối
trá cả những người thân. Tau ngây thơ quá. Tau tin vào những lời nói của ảnh. Quạ
cuối cùng cũng vẫn là quạ.
- Sao mi không đi với
ảnh?
- Ảnh lừa tau. Ảnh nói
tau chạy tiền cho ảnh chuẩn bị làm đám cưới cuối tháng này.
Trinh sụt sùi thiểu não.
Chợt đứng dậy. Chiếc đầm voan mỏng phô bầy thân thể có cái gì đó hơi xộc xệch, cặp
vú không còn tròn mẩy, gò mông xệ xuống.
- Mi thấy tau thế nào?
- Mi không còn gọn nữa. Buông
thả quá.
- Tau dính rồi.
- Dính?
Trinh đưa hai tay lên
tháo hai nút dây buộc áo đầm trên vai, kéo áo xuống ngang rốn, phô trước
mặt tôi cặp vú lớn hơn bình thường, hai đầu vú đã thâm.
- Mi liều thiệt.
- Phán năn nỉ tau. Phán
muốn có cái gì đó để gắn bó với nhau mãi mãi.
- Tau nói thiệt, mi có
giận tau cũng nói. Phán là thằng Sở, trước đây gã đã làm khổ mi, bây giờ lại
tiếp tục làm khổ mi. Tiếc rằng lần này cả tau cũng nhẹ dạ cả tin gã, không là
mắt thần canh gác cho mi.
- Tau thương ảnh.
- Nhưng gã đâu có thương
mi. Cầu Chúa, gã không làm mồi cho cá mập thì sang Mỹ gã cũng là kiếp chó.
- Đàng nào thì tau cũng
lỡ. Mi có quen bác sĩ?
- Tính phá?
- Tau không thể bồng ẵm
giọt máu của ảnh chờ đàn ông đến hỏi cưới.
Tôi lặng nhìn Trinh, thương
hơn là giận.
- Mi đừng lộ chuyện này
với ai. Tau biết, trên đời này ít đứa còn gin như mi. Tuy nhiên, đàn ông thời
nay cũng chẳng quá quan tâm đến trinh tiết. Nhưng nếu có một đứa con riêng thì
chúng sẽ chẳng chịu lấy tau làm vợ.
Bỗng Trinh khóc. Hai đứa
ôm nhau. Tôi thấy những giọt nước mắt của nó rơi trên má, chảy vào môi tôi mằn
mặn.
- Mi nghỉ mấy ngày ở với
tau cho khuây, được không?
- Công việc nhà máy căng
lắm. Nhưng nếu mi thật cần thì tau thu xếp.
Mặt Trinh ráo hoảnh.
- Căng cái con khỉ. Tau
nghe đồn mi đã phải lòng thằng Jiđi.
- Bậy nào.
- Đừng có mà phễnh lên
như tau nghe em. Trinh lái qua chuyện khác như đã sắp sẵn trong đầu. Thằng Vinh
nó si mi thật đó. Nhà nó là một kho vàng.
- Kho vàng tau cũng
chẳng thèm. Nó là em họ Phán, cũng tuồng quạ cả thôi.
- Thằng đó khá hơn Phán
nhiều mi ạ. Trinh thở dài, nỗi buồn lo như mây phủ trên gương mặt cô ả. Mi có
khi tau?
- Tau không quan trọng
chuyện này.
- Vậy hả? Trinh cười. Yêu
cho biết. Có bầu cho biết.
- Nó sao? Tôi nháy mắt
khôi hài.
- Nhộn nhão khắp người. Lúc
nào cũng muốn ói khan.
Tôi cười lả.
Trinh muốn giữ tôi ngủ
lại. Tôi không muốn. Tôi rất sợ ngủ chung với ai trên một chiếc giường. Sau
này, nếu phải lấy chồng chắc chắn tôi cũng sẽ ngủ riêng.
Tôi vào nhà tắm. Chiếc
áo đầm rộng. Tôi đung đưa bầu ngực. Chợt như thấy Vinh, hai bàn tay Vinh hơn
một lần run rẩy vú tôi. Thoáng nghĩ, ngộ nhỡ cũng thâm như hai đầu vú Trinh thì
sao? Tôi soi vú vào gương, hai đầu vú màu hồng đào làm tôi yên lòng.
Tôi leo lên giường. Bỏ
cầu kinh. Tôi là ai? Tự nhiên tôi hỏi mình như thế. Thân xác là đây mà tâm hồn
chưa nhận biết. Chỗ nào có đường nét hao Chuông? Chỗ nào có những rối ren truỵ
lạc như Trinh? Phán chết ngoài biển làm mồi cho cá mập, tôi đinh ninh như thế. Vinh,
anh chàng đã hôn tôi, đã sờ vú tôi, có lẽ đã mê tôi. Kỹ sư Nguyên cũng đã lạc
trong rừng tình tôi. Và anh ấy, tôi yêu một chiều, ghen hờn một chiều. Lạy
Chúa, cầu xin Ngài chỉ cho con đường quang, lối chính.
24.
Cha gọi điện bảo tôi tới
sau giờ tan tầm. Tôi vâng. Có lẽ từ sau cú phôn đó, Cha đã ngồi yên trên ghế sa
lông và chờ đợi.
Tôi tin thế, bởi khi tôi
bước vào, mặt Cha rạng bừng, như là tôi mang vào phòng Cha cả một khoảng trời
xanh. Tôi ngồi xuống trước mặt Cha, một chút bẽn lẽn.
- Có bánh kem người quen
mới biếu, con ăn nhé?
Tôi nũng để Cha vui.
- Con cũng đang đói meo.
Cha đứng dậy, đi lại
phía tủ. Tôi cũng đứng dậy đi theo Cha lanh chanh cầm hộp bánh. Giữa tôi và Cha
luôn có khoảng cách xa lạnh. Sự xa lạnh do Cha tạo ra. Cha không dám bước qua, còn
tôi không dám xáp lại. Tôi khó chịu với ngăn cách đó. Nhưng biết sao.
Cha nhìn tôi ăn bánh.
- Có chuyện gì lạ không
con?
- Thưa Cha, phó giám đốc
phát đơn tố cáo giám đốc.
- Có chuyện đó?
- Tổng công ty đã gọi
giám đốc lên làm kiểm điểm.
- Tố cáo cuyện gì?
- Thưa Cha, tố cáo giám
đốc mở xưởng giấy không đúng chức năng, trả lương công nhân hợp đồng bằng tiền
mặt, thực hiện khoán sản phẩm, đưa gián tiếp xuống sản xuất. Con chẳng hiểu vì
sao lại đối xử với nhau như thế.
- Chúa đâu có ngờ trong
mười hai sứ đồ Ngài hết lòng thương yêu và ban cho quyền linh lại có Giuđa
Íchcariốt.
- Nhưng thưa Cha anh ấy
có tội gì?
- Phê bình là thuật cai
trị của cộng sản. Thực chất của phê bình là đấu tố. Vợ đấu tố chhồng, con đấu
tố cha, trò đấu tố thầy. Họ đã làm lung lay và đảo lộn đạo lý làm người. Gốc
đạo lý nhiễm độc thì bảo sao hoa trái không thui chột. Cha hiểu là con rất lo
lắng cho Bẩy Trọng.
- Thưa Cha...
- Hàng ngày con có ghé
thăm má?
- Chủ nhật mới rồi con ở
cả ngày với má.
- Bả mạnh?
- Má con mạnh. Má con
nhắc tới Cha luôn. Lúc nào má con cũng cầu xin ơn trên cho Cha mạnh khỏe.
Cha đứng dậy, lại phía
bàn làm việc của mình, vừa đi, vừa nói vọng.
- Cha có chút quà cho má
con. Cha biết con bận công việc, nhưng thỉnh thoảng có thể được thì ghé qua
Cha. Cha ít ra ngoài, vì thế cũng muốn qua con mà biết vài chuyện.
- Cha đặt trước mặt tôi
hai gói giấy, tôi hiểu là một cho tôi và một cho má tôi. Tôi nhìn hai gói quà
ái ngại. Lần đầu tiên tôi có ý nghĩ từ chối. Nhưng tôi không dám nói ra điều
mình nghĩ khi bắt gặp ánh mắt Cha nhìn tôi đằm thắm. Cha không hối tôi về như
mọi lần. Tôi nán lại và đánh bạo hỏi Cha.
- Thưa Cha, con muốn
biết vì sao Bẩy Trọng có tập dự án Lệ Hoa của Cha?
- Cha tặng ổng. Con ngạc
nhiên? Cha chỉ mong tập tài liệu ấy có ích cho Bẩy Trọng.
- Anh Bẩy còn viết một
dự án khác.
- Ông ta đề cập những
chuyện gì?
- Thưa Cha, trước hết, vay
tiền ngân hàng mua máy tách màu điện tử.
- Chuyện này ổng có hỏi
ý kiến Cha.
- Tiến tới đầu tư sản
xuất mực, sản xuất bao bì, đồng thời cải tiến thiết bị nâng sản lượng lên bốn
tỷ rưỡi trang in.
- Bốn tỷ rưỡi trang in? Nếu
ông ta làm được thì thật đáng khâm phục.
- Thưa Cha, con tin anh
ấy làm được.
Trời ơi, cái miệng ăn
mắm ăn muối gì không biết mà lại thốt ra câu nói ấy. Không bao giờ được phép
khen ngợi người đàn ông này trước mặt người đàn ông khác.
Cha nhẹ người đứng dậy. Tôi
hiểu là không có cách gì nấn ná được thêm. Tôi bỏ hai gói quà vào giỏ xách tay,
đứng lên theo Cha, Cha tiễn chân tôi tận cửa.
Tôi lững thững trên
đường đầy ắp những tưởng tượng về Cha. Vinh đã trờ tới, tiếng Honda nổ rất nhẹ.
Không biết vì sao anh chàng biết tôi tới thăm Cha mà chầu chực ngoài đường.
- Chào em. Có chuyện gì
mà ngơ thế?
Tôi cười chào.
- Lên xe anh đưa về.
Tôi lắc đầu. Vinh không
gặng thêm, tắt máy, dắt xe đi cạnh tôi. Chúng tôi nặng nín cả trăm thước, anh
chàng vẫn ngoan ngoãn lắng nghe hơi thở tôi. Sau rốt tôi cũng cảm thấy tội
nghiệp.
- Sao anh biết Long ở
đây?
- Long không nhiều địa
chỉ quen. Đến Trinh không có nên đoán em lại thăm Cha.
- Trinh sao rồi.
- Tội nghiệp. Phán đã
biến. Chuyện anh ta biến không có gì đáng nói. Nhưng việc gã để lại cho Trinh
cái bầu thì không thể tha thứ được. Gã không còn là anh tôi nữa.
- Sao? Trinh có bầu với
Phán? Tôi giả bộ ngạc nhiên.
- Làm ơn đừng nói với
Trinh là anh hộc chuyện nghe. Trinh chỉ cho mình anh biết.
Tôi cười vờ. Con Trinh
này lạ thiệt, vậy mà nó bảo chỉ nói với tôi. Chẳng lẽ nó thú vị chuyện bầu bì
lắm hay sao mà khoe? Đồ kịch. Lại còn làm bộ mặt thiểu não, bị lụy.
- Đàn ông các anh tồi
lắm.
- Em nói gì kỳ vậy?
- Anh đã ăn nằm bao
nhiêu cô gái? Một phút thật lòng đi...
- Ơ kìa, sao em lại
nghĩ...chuuyện ăn nằm quan trọng thế? Mang lại hạnh phúc cho nhau thì ăn nằm
nào chẳng tuyệt diệu, chẳng thiên đàng. Nếu ăn nằm mang lại bất hạnh thì đó
chính là địa ngục.
- Vậy hả? Tôi bĩu môi
trước thứ lý luận tán gái nhăng nhít. Chuyện đó chẳng liên quan gì tới tôi. Anh
về đi. Honda!
Tôi gọi chiếc Honda bên
đường, nào dè lại anh chàng Honda quen. Xe nhào đến quá nhanh và tôi leo lên
vội vã. Tôi chẳng biết vì sao bỗng dưng lại đồng bóng, giận dữ đến thế. Gương
mặt sở Phán nhoà chồng gương mặt Vinh, khiến tôi lợm.
Vinh không phóng Honda
theo. Hên cho chàng, nếu không tôi sẽ coi chàng như thứ ghẻ, không có cả đến
chút liêm sỉ tối thiểu.
- Tôi đưa cô Ba ra bờ
sông đổi gió?
- Sao?
- Nhưng ngọn gió lành
giúp ta thư thái.
- Vớ vẩn. Anh phóng
nhanh dùm.
Chàng Hon da ôm nín lặng
tăng ga. Một loáng đã đậu trước cửa nhà tôi. Tôi chưa kịp móc bóp lấy tiền, chiếc
Honda đã lao đi. Tôi bực tức nhìn theo.
- Lại một gã khùng.
Tôi hối tiếc đã chửi anh
chàng Honda tôi nghiệp là khùng. Chửi người mà là đang chửi chính mình. Chẳng
phải chính tôi khùng?
Ma Trận Tình/ Tiểu thuyết Nguyễn Nguyên Bảy
VANDANBNN gt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét