Chủ Nhật, 27 tháng 8, 2017

VƯỜN NĂM NHÀ, 3 Thơ NGUYỄN LÂM (MAN) / nguyễn nguyên bảy, đò đưa MAN VỀ THƠ MAN /



VƯỜN NĂM NHÀ, 3
 
Th
ơ 
NGUYỄN LÂM (MAN)  
nguyễn nguyên bảy, đò đưa

MAN
 VỀ THƠ MAN

          
Nguyễn Lâm tự nhận mình là Man, đó là cách làm sang mình, đó là cách muốn hóa thân vào nhà thương điên để mình thành người tỉnh, để chép lại những đối thoại người điên, thành thơ, những bài thơ điên hay nhất cổ kim, đông tây, theo tôi. Xin lật mở quyển thơ Lâm, 108 bài, gặp bài nào, dẫn bài đó. Lật mở, gặp bài 93, Sắc Huệ

Sách đong chẳng còn đầy đấu
Trống bỏi nhung nhăngTrời ngọngĐũa không mốc tuột mâm son/ Víu đấtThôi rồiĐất nứt cái cơn mưaMưa không ràoCầu vồng bạc phếuĐứng bên HuệThiêm thiếp cái hình nhânMột rìuMột cọThèm mầu vẽ nắngĐứng bên HuệMột tiềuMột thânThây lẩy cái bầu giăngBỏ ngỏ cái ngõCùng cỏ may men theo câu ruVề Huệ.

Người điên thật làm sao nói hay được thế? Lâm Man đã thăng hoa lời điên, ai thích thì đọc, ai không thích thì thôi, Man bảo thế và cứ viết như thế, một bài rồi ngàn bài, một năm rồi một đời, Trời ngọng, trời còn phải ngọng nữa là người, tỉnh quá, khôn quá, làm sao đọc được thơ Man.
Tôi chỉ là người thích thơ, thói thích gàn (không phải man) là chỉ đọc thơ không mất tiền mua, thơ ai đó tặng. Tôi được Lâm Man ký tặng tập thơ do Man tự xuất bản, hình như đôi ba quyển trên giấy photocoppy khổ A4. Tôi đốt trầm và đọc thơ Man, cảm giác lần thứ nhất là đang đọc bản Kinh Dịch thất truyền, không phát khởi từ Tiên Thiên hay Hậu Thiên 64 quẻ, mà Kinh Dịch được xây dựng trên căn bản Tam Tài, Thiên 36 quẻ, Địa 36 quẻ và Nhân 36 quẻ, gộp lại thành 108 anh hùng Lương Sơn Bạc. Đấy là lý do không thể đọc thơ Lâm nhoáng một lần. Tôi chầm chậm vừa đọc vừa chép, hơn một tháng, dòng dã, liên tục. Tập thơ này chính là bản sao chép đó và những dòng viết này chính là những điều thu hoạch. Sau hơn một tháng đọc thơ Lâm, tôi cảm như bén gần kịp gót Lâm, tức là cũng gần man, Thúy Kiều bảo thế, Lâm bảo thế và bạn bè cũng bảo thế.

Ở vùng nhạy cảm ngông đời buột câu thương

Tôi đọc câu thơ trên trong tiếng cười Thúy Kiều, không phải nàng cười thơ mà cười cái vũ điệu con cò tay tôi, rồi chợt nàng bật khóc, hơ hoảng vì tưởng tôi điên thật, vội vàng thắp nhang cầu khấn Đạm Tiên. Tôi ngưng đọc thơ, lớn tiếng quát, quát cái tội Thúy Kiều không cố hiểu thơ Man. Nàng sợ hãi hỏi lảng: Thơ siêu lắm sao mà mình phiêu thế? Biết là nàng hỏi mã thơ Lâm. Đọc thơ mà phải giải mã tức là thơ của người ngoài hành tinh. Mã ngoài hành tinh thì Kiều hai trăm năm trước hay Kiều hai trăm năm sau làm sao giải được. Nhưng chẳng lẽ thua? Đành phải giải theo 108 anh hùng Lương Sơn Bạc của Lâm, rằng: Trời đã sinh đàn ông bẩy cửa, cớ chi ưu ái sinh thêm cho đàn bà hai cửa, thành chín, để đàn ông suốt đời ghen tỵ, tò mò hai cửa thiếu? 108 bài thơ của Lâm, kể từ bài nhi đồng cho đến bài lên lão đều không than thân trách phận, chửi cạnh nói khóe tiệc đời, mà chỉ vong veo  mượn biển, vay trời, xin khôn, hôn cấn, chỗ này chỗ kia đều thấy hiện thèm khe, che vú... Mã thơ Lâm hình như là vậy. Thúy Kiều nghe tôi giảng, thẹn cười, đứng dậy bỏ đi, và tôi chép lại bằng văn vần cuộc hạnh ngộ ấy:

/Nàng gẩy cây đàn không đànTung âm thanh vào vũ trụĐiệu lưu thủy hành vânChìm trời chiều thanh thanhNàng ngồi tựa lưng vào đồng xanhNgười hiếu kỳ bu quanhNghe tiếng đàn nàng đắm đuốiGiọng hát nàng vắt ngang dòng suốiMắt nàng mệt mỏi ấp eMắt thuở nép hoa nhìn Kim TrọngTôi độc thoại bàng hoàngNàng không là cô gái điênNàng là Vương Thúy Kiều của cụ Nguyễn DuNàng nhìn tôi câu cười mơ hồTay lại tuôn trào lưu thủy hành vânNàng trước mặt tôiTrong mắt tôiXanh leo âm thanhBài ca mời mọcNàng không là cô gái điênNàng là Vương Thúy Kiều của cụ Nguyễn DuNàng vẫn nhìn tôi câu cười mơ hồNàng xinh đẹp thếNàng tài hoa thếTrời đất ghen là thếĐiệu lưu thủy hành vânChìm trời chiều thanh thanh

/Điệu đàn hình như rứtNàng cúi gập mình chàoTôi hái tặng nàng bông hoa bên đườngNàng nói lời cảm ơnRồi hít hà hoaRồi chạy múa khuất dần sau cổng nhà thươngCô gái từng một thời ca sĩAi đó bên tôi nói giọng buồnĐiệu lưu thủy hành vânChìm trời chiều thanh thanh../

Quyển thơ của Lâm Man do chính tay tôi chép lại và những dòng Man thơ này, chỉ in một bản lại quả tác giả. Ngờ đâu..

30.1.2005

Viết thêm: Cuối năm 2005, Sách thơ Nguyễn Lâm đã được in, chính thống, tựa là Kịch đời, NXB sân khấu. Càn khôn không cho Lâm sống mà thấy sách thơ mình, có sách, Lâm đã người cõi khác. Và nay, 2017, như hứa, NNB tái bản Kịch đời trong Vườn Năm Nhà 3 này, kèm bài Thưa Lâm một nén tâm nhang..

27.7. 2017.
Nguyễn Nguyên Bảy
VANDANBNN 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét