THƠ BẠN THƠ, 7
THƠ NGƯỜI THƠ ĐƯƠNG THỜI
/40 tác giả xếp theo ABC/
/1. Phan Bá Ất/ 2. Nguyễn Bàng/ 3. Tuyết Băng/ 4. Nguyễn An Bình/ 5. Bảo Bình/ 6. Triều Châu/ 7. Đồng Thị Chúc/ 8. Trần Văn Cường/ 9. Thanh Duy/ 10. Nguyễn Ngọc Đặng/ 11. Dương Xuân Định/ 12. Lê Đức Đồng/ 13. Nguyễn Thị Thu Hà/ 14. Lưu Trọng Hải/ 15. Nhật Hồng/ 16. Trần Thị Ngọc Hồng/ 17. Trần Ngọc Hường/ 18. Vũ Thạch Long/ 19. Nguyễn Đăng Luận/ 20. Lê Mai/ 21. Trần Nhã My/ 22. Vũ Hoàng Nam/ 23. Khổng Vĩnh Nguyên/ 24. Thy Nguyên/ 25. Minh Nguyệt/ 26. Nguyễn Hữu Nhân/ 27. Phan Lạc Nhân/ 28. Trương Kỉnh Nhơn/ 29. Vũ Thụy Nhung/ 30. Dương Thành Phát/ 31. Mai Phong/ 32. Nguyễn Hữu Phú/ 33. Thạch Sene/ 34. Bùi Thị Sơn/ 35. Nguyễn Văn Tài/ 36. Trần Minh Tạo/ 37. Hoàng Anh Tâm/ 38. Trần Tâm/ 39. Nguyễn Duy Tẩm/ 40. Nghiêm Quốc Thanh/ 41. Hoài Huyền Thanh/ 42. Nguyễn Anh Thuấn/ 43. Trần Văn Thuyên/ 44. Nguyễn Ngọc Thúy/ 45. Ngọc Tình/ 46. Nguyễn Thanh Toàn/ 47. Quách Thanh Toàn/ 48. Lê Nhật Triết/ 49. Trần Trung/ 50. Trần Thanh Tuấn/ 51. Vũ Tuấn/ 52. Nguyễn Thanh Tuyền/ 53. Nguyễn Tuyển/ 54. Nguyễn Ngọc Tuyết/ 55. Đàm Chu Văn/ 56. Huỳnh Thị Ngọc Yến.
20.
Thơ LÊ MAI
MỎNG
MẢNH
Mỏng như chiếc lá trên cành
Mà sao lá đủ sức xanh ngợp trời
Mảnh như tia nắng nhẹ rơi
Mà sao nắng đủ sức ngời bình minh
Mỏng mảnh như thể cõi tình
Mà sao đủ sức làm mình đảo điên
Nhẹ như tiếng mẹ dịu hiền
Mà sao đủ sức vang miền tâm linh….
LỖI TẠI MÙA XUÂN
Mỏng như chiếc lá trên cành
Mà sao lá đủ sức xanh ngợp trời
Mảnh như tia nắng nhẹ rơi
Mà sao nắng đủ sức ngời bình minh
Mỏng mảnh như thể cõi tình
Mà sao đủ sức làm mình đảo điên
Nhẹ như tiếng mẹ dịu hiền
Mà sao đủ sức vang miền tâm linh….
LỖI TẠI MÙA XUÂN
Rũ
tất cả gió gằn, mưa nấc
Em
đến bên anh dịu dàng
Trên
cánh đồng hoang, chang chang màu lúa xác
Mà
cánh đồng cứ là bát ngát
Mà
gió đồng cứ hát nghêu ngao
Mà
hương em vẫn cứ ngọt ngào…
Nắng
lăn giọt trên người em lấp lánh
Em
ơi! Lỗi tại mùa xuân!
Hơn
một lần sám hối trước em
Sau
sám hối chắc ai không mắc lỗi?
Nhiều
khi lỗi tại mùa xuân…
Một
chút váy xòe, cho xoe con mắt
Em
ơi, lỗi tại mùa xuân!
KHI
ANH CHẾT
(Nỗi
buồn chiến tranh viết bằng thơ)
Khi
anh chết, anh vẫn còn thấy đói
Anh
nhìn tôi như hỏi: có còn gì?
Mắt
lệ nhòa, tôi còn biết nói chi
Bốn
phía rợn tiếng đề pa của pháo!
Khi
anh chết anh vẫn còn muốn nói
Tâm
sự gì với vòi vọi trời cao?
Gió
thương anh nên cố sức phều phào
Bốn
phía rợn tiếng đề pa của pháo!
Khi
anh chết anh vẫn còn muốn nhắn
Nhắn
nhủ gì trong nước mắt rưng rưng?
Mắt
đột nhiên biến sắc khoảng trời rừng
Bốn
phía rợn tiếng đề pa của pháo!
Anh
chết vội tôi chôn anh cũng vội
Không
đào sâu chôn chặt mộ cho anh
Biết
làm sao anh hỡi chiến tranh
Bốn
phía rợn tiếng đề pa của pháo!
EM
HÓT
Em
hót: Vườn hoa
Anh
thấy: Bãi tha ma
Em
hót đi hót lại: Vườn hoa
Anh
thấy bạt ngàn mộ nở, e ấp nắp quan tài.
Em
hót: Sao mai
Anh
thấy: Nhờn nhợt sáng
Em
hót đi hót lại: Sao Mai
Anh
thấy: Đom đóm lòe nhấp nháy…
Chập chờn ánh lửa ma trơi.
Đến ngày mai, Em khản giọng
Anh hốt hoảng, hoang mang: Trước ngàn hoa, trước bạt ngàn sao sáng
HÀ NỘI QUÊ TÔI
Tôi là người lao động,
thế thôi!
Nhưng quê tôi:Hà Nội!
Nơi tôi có mẹ già, mảnh đông quê ngát hương đồng nội, thơm phố phường chật chội bon chen
Nơi tôi có người cha không quản phận nghèo hèn, gắng nuôi con không thua bè kém bạn.
Đất quê tôi không lũ cao nắng hạn
Chỉ chân trời trên nóc bếp cheo leo
Tuổi thơ tôi những năm tháng leo trèo
Bắt bọ ngựa,
dính ve,
trèo me,
ném sấu.
Lời rủ rê của lũ ve yêu dấu
Gọi hè về thúc nở những mùa chơi.
Cơm nguội vàng háo hức giục bàng rơi
Sông Hồng xoáy trong tôi dòng nước mát
Gió quê tôi đêm ngày vi vút nhắc:
Giếng Ngọc là của tôi
Giọt nước mắt tổ tông ngàn năm còn nhức nhối trong đời
Cho tôi hiểu vì sao người Hà Nội, huyền thoại rồi còn rời rợi yêu thương.
Văn Miếu là của tôi
Pho sách thơm cha ông tạc để đời, cho tôi hiểu vì sao người Hà Nội đốt trầm trong lúc đọc thơ.
Chùa Diên Hựu là của tôi!
Đóa sen tâm bừng nở ngát cõi người cho tôi hiểu vì sao người Hà Nội cấp gạo thuyền giặc chết khỏi tha hương.
Tháp Bút – Đài Nghiên là của tôi
Tả Thanh Thiên xao xuyến cả cõi trời, cho tôi hiểu vì sao người Hà Nội nâng cốm Vòng trong những lá sen tươi.
Hồ Tây là của tôi!
Tấm gương trong mây hất tóc dỗi trời, cho tôi hiểu tình yêu người Hà Nội vì đâu mà vợi vợi mênh mang.
Hồ Gươm là của tôi !
Lẵng hoa tươi thiên nhiên kết dâng người, thơm như môi con gái, mềm mại như tuổi dậy thì,liễu bên hồ chớp chớp làn mi, đẹp đến thế sao mang tên Hoàn Kiếm ?
Lẵng hoa đời nền văn hiến trổ bông.
Đài liệt sĩ vô danh là của tôi !
Sắc xám xanh lánh lạnh ánh sao trời, cho tôi hiểu vì đâu trăng Hà Nội suốt bốn mùa rười rượi thanh thanh.
Nén nhang thắp trong mỗi gia đình là của tôi !
Nén nhang tươi nhức nhối nhỏ kiếp người , cho tôi hiểu vì sao sông Cái đỏ, những nụ đào hé tỏ ánh phù sa.
Và em là của tôi !
Sự sống thiêng liêng kết bằng máu thịt người, cho tôi hiểu lẽ đời giản dị ! Báu vật của đời được phép ví với em !
Tôi là người lao động,
thế thôi !
Nhưng quê tôi, Hà Nội !
Thơ Lê Mai/ Nguyễn Khôi đọc chọn
/ Mời đọc tiếp: thơ Trần Nhã My/
THƠ BẠN THƠ 7
THƠ NGƯỜI THƠ ĐƯƠNG THỜI
Đến ngày mai, Em khản giọng
Anh hốt hoảng, hoang mang: Trước ngàn hoa, trước bạt ngàn sao sáng
HÀ NỘI QUÊ TÔI
Tôi là người lao động,
thế thôi!
Nhưng quê tôi:Hà Nội!
Nơi tôi có mẹ già, mảnh đông quê ngát hương đồng nội, thơm phố phường chật chội bon chen
Nơi tôi có người cha không quản phận nghèo hèn, gắng nuôi con không thua bè kém bạn.
Đất quê tôi không lũ cao nắng hạn
Chỉ chân trời trên nóc bếp cheo leo
Tuổi thơ tôi những năm tháng leo trèo
Bắt bọ ngựa,
dính ve,
trèo me,
ném sấu.
Lời rủ rê của lũ ve yêu dấu
Gọi hè về thúc nở những mùa chơi.
Cơm nguội vàng háo hức giục bàng rơi
Sông Hồng xoáy trong tôi dòng nước mát
Gió quê tôi đêm ngày vi vút nhắc:
Giếng Ngọc là của tôi
Giọt nước mắt tổ tông ngàn năm còn nhức nhối trong đời
Cho tôi hiểu vì sao người Hà Nội, huyền thoại rồi còn rời rợi yêu thương.
Văn Miếu là của tôi
Pho sách thơm cha ông tạc để đời, cho tôi hiểu vì sao người Hà Nội đốt trầm trong lúc đọc thơ.
Chùa Diên Hựu là của tôi!
Đóa sen tâm bừng nở ngát cõi người cho tôi hiểu vì sao người Hà Nội cấp gạo thuyền giặc chết khỏi tha hương.
Tháp Bút – Đài Nghiên là của tôi
Tả Thanh Thiên xao xuyến cả cõi trời, cho tôi hiểu vì sao người Hà Nội nâng cốm Vòng trong những lá sen tươi.
Hồ Tây là của tôi!
Tấm gương trong mây hất tóc dỗi trời, cho tôi hiểu tình yêu người Hà Nội vì đâu mà vợi vợi mênh mang.
Hồ Gươm là của tôi !
Lẵng hoa tươi thiên nhiên kết dâng người, thơm như môi con gái, mềm mại như tuổi dậy thì,liễu bên hồ chớp chớp làn mi, đẹp đến thế sao mang tên Hoàn Kiếm ?
Lẵng hoa đời nền văn hiến trổ bông.
Đài liệt sĩ vô danh là của tôi !
Sắc xám xanh lánh lạnh ánh sao trời, cho tôi hiểu vì đâu trăng Hà Nội suốt bốn mùa rười rượi thanh thanh.
Nén nhang thắp trong mỗi gia đình là của tôi !
Nén nhang tươi nhức nhối nhỏ kiếp người , cho tôi hiểu vì sao sông Cái đỏ, những nụ đào hé tỏ ánh phù sa.
Và em là của tôi !
Sự sống thiêng liêng kết bằng máu thịt người, cho tôi hiểu lẽ đời giản dị ! Báu vật của đời được phép ví với em !
Tôi là người lao động,
thế thôi !
Nhưng quê tôi, Hà Nội !
Thơ Lê Mai/ Nguyễn Khôi đọc chọn
/ Mời đọc tiếp: thơ Trần Nhã My/
THƠ BẠN THƠ 7
THƠ NGƯỜI THƠ ĐƯƠNG THỜI
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét