Thứ Tư, 8 tháng 9, 2021

NXB KHOA HỌC XÃ HỘI 1973/ Như Thiết / VỀ MỘT THỨ TRIẾT LÝ LỖI THỜI, kỳ 3

NXB KHOA HỌC XÃ HỘI 1973
Như Thiết VỀ MỘT THỨ TRIẾT LÝ LỖI THỜI Bài rất dài, đăng nhiều kỳ, kỳ 3
NNB: Mời đọc để biết Lý Phương Liên - Nguyễn Nguyên Bảy những năm 1970 bị đánh lên bờ xuống ruộng như thế nào. Và làm thế nào để vượt qua kiếp nạn văn chương ấy, mà đến được bờ Phúc hôm nay. Chân thành biết ơn nhà văn Phùng Thành Chủng HN, đã st và vi tính cẩn trọng đầy đủ bài viết dài này, từ Ha Nội gửi tới Van phòng VandanBnn tại Mỹ. (...) Những
​bóng mây mù ấy cũng che phủ khá nhiều quan niệm khác trong " Nghĩ về Thúy Kiều". Điển hình là quan niệm về sự vào đời của con người. Lịch sử nghệ thuật đã quá quen thuộc với cái hình ảnh" con đường đời", "cánh cửa đời". Lắp lại những hình ảnh đó, tuy sáo mòn nhưng cũng chẳng sao nếu tác giả không gắn vào cho nó cái chủ quan sai lệch. Ở " Nghĩ về Thúy Kiều", cái khái niệm cánh cửa đời kia đã được dùng để thể hiện một dòng suy cảm mơ hồ và cũng rối mù như quan niệm về định mệnh. Nếu ở Bet tô ven, thần định mệnh đã như một tượng trưng cho thế lực hắc ám thình lình đến gõ cửa cuộc đời con người thì ở bài thơ" Nghĩ về Thúy Kiều" kẻ gõ cửa lại chính là tự tay con người:
Lắng nghe..lắng nghe .. chinh tiếng đâp tay người
...
Tay em gõ cửa cuộc đời mìn
Tay em gõ cửa cuộc đời mình
Lo toan và định liệu. Quan niệm ấy đã hắt con người ra ngoài cái cánh cửa đời để đến nỗi nó phải gõ đập liên hồi đòi được mở. Có thực cuộc đời đã đóng cửa hay chăng? Cái thời cuộc đời đóng cửa đã qua đi từ lâu rồi. Tác giả giờ đây đâu phải chịu cái đau khổ cho cha ông: Cha ông xưa từng đấm nát tay trước cửa cuộc đời Cửa vẫn đóng và đời im ỉm khóa. Những pho tượng chùa Tây phương không biết cách trả lời. ( Chế Lan Viên) Tự nhảy ra ngoài ngưỡng cửa cuộc đời để rồi đấm đạp đùng đùng vào đó là một thái độ ăn vạ thiếu thông minh. Thực ra cái cửa cuộc đời tốt đẹp của xã hội ta cách mạng đã từ lâu mở rất thênh thang trước mọi người. Đó là cái cửa chung của quần chúng đông đảo đang lao động và chiến đấu nhằm đạt đến những kỳ công tốt đẹp chưa từng có trong lịch sử dân tộc. Cái cánh cửa đời rộng mở ấy đã làm cho" Xưa cha ông đi mà nay con cháu bắt đầu bay...Chân bó chiếu đã giẫm lên lầu Năm góc"... ( Chế Lan Viên), đã tạo nên những anh hùng, những nghệ sĩ,những tài năng xứng đáng mở ra một kỉ nguyên mới" kỉ nguyên Việt- nam" ( Phi đen Catx trô) của nhân loại. Cái cửa ấy đã mở rồi mà sao cho đến chỉ còn mấy dòng nữa thì bài thơ kết thúc mà tác giả vẫn đập rất mạnh:" Tiếng gõ cửa cuộc đời ngày thêm dồn thêm gấp"? Lý Phương Liên lại một lần nữa muốn đem những tâm trạng riêng biệt của mình gán vào cho xã hội: Bạn có nghe tiếng đập cửa cuộc đời mạnh gấp Vọng từ xa đang nổi lên gần. Không ! Không có ai nghe tiếng đập cửa cuộc đời kiểu ấy cả mà chỉ thấy tác giả tự đấm đạp mình mà thôi. Không có một bộ óc lành mạnh nào lại thừa nhận định mệnh như người viết " Nghĩ về Thúy Kiều". Lại càng chẳng có một công dân chân chính nào tự xây cho mình một cánh cửa vào đời như thế này: Mỗi chúng ta đều có riêng một cửa vào đời. Dẫu là cửa sơn xanh hay sơn màu ghi nhạt Cửa cài then hay đóng chốt Đều dẫn chúng ta vào đời. Thực ra khi xưa mọi cái cửa đều bế tắc. Nhưng cách mạng đã mở tung nó ra rồi. Mỗi con người thực sự muốn cống hiến tốt nhất cho sự nghiệp của nhân dân và xã hội không có cái cửa nào rộng mở, rực rỡ ngoài cái cửa son cách mạng. Chúng ta không thừa nhận bất cứ sự đi ngang về tắt nào vào cuộc đời xã hội chủ nghĩa cả. Người viết " Nghĩ về Thúy Kiều" không chỉ mơ hồ về " cái cửa" mà còn mơ hồ hơn về " con đường". Trong thơ Lý Phương Liên những con đường thường dẫn tác giả ra sông ra biển:" Tiếng ru như có con thuyền. Dẫn chúng con ra sông ra biển" , " Năm chị em tôi ngồi nghỉ dăm ngày trên bến. Sắp đến đoạn đường ra biển dài lâu", " Giữa biển lớn thuyền chúng ta lướt đến", " Thúy Kiều ơi, ba năm như người sang sông. Tôi đưa đò cập bến", v.v... Rất tiếc là hình tượng sông biển không phải chỉ cái rộng lớn trong lòng nhân dân và xã hội mà lại nhằm thể hiện cái sóng gió của cuộc đời, cái đè nặng lên vai con người: Đường ra biển có thể dài năm tháng Mất mát nhiều hơn, gian khổ nhiều hơn. ..... Đã là thuyền phải nếm mùi bão lớn Năm chị em ôm nhau ... Con thuyền xô nghiêng con thuyền xô ngửa. ( Từ lời ru của mẹ) Kinh Phật đã than thở quá nhiều về " biển luân hồi", " bể khổ" mỗi khi nói về cuộc đời con người. Chẳng lẽ tác giả cũng quan niệm cuộc đời như vậy? Hay tác giả muốn vượt biển cuộc đời để đi đến một bến bờ lí tưởng xa xăm? Rất khó mà xác định cái khuynh hướng toát lên từ hình tượng trôi nổi trên sông trên biển ấy. Có chăng mới chỉ có một lần tác giả hé ra ở cái kết thúc " Nghĩ về Thúy Kiều": Giữa biển lớn thuyền chúng ta lướt đến Sáng toàn thân ánh sáng của con người. Phải chăng đấy là cái lý tưởng, cái mơ ước, cái mục đích phải đạt tới của tác giả? "Mỗi con người lấp lánh một vì sao" ( Tố Hữu) của xã hội chúng ta vẫn không phải là cái ánh sáng mà người viết cần tìm ? Và phải chăng xưa nay xung quanh tác giả là bóng tối? Niềm mơ ước về ánh sáng của con người viết " Nghĩ về Thúy Kiều" lại cũng bao hàm một sự phủ định hiện tại. Sự phủ định sai lầm đó cũng chẳng làm tôn thêm cái lý tưởng mơ hồ của mình với ánh sáng rực rỡ và chói lọi của chủ nghĩa Mác- Lênin vô địch,Đảng đã xua tan những đêm dài âm u từ lâu rồi. Mỗi chúng ta đều đã được cái ánh sáng kỳ diệu đó soi rọi vào con tim và khối óc, làm cho bản thân thực sự trở nên con người với cái ý nghĩa tốt đẹp nhất: con người xã hội chủ nghĩa. Thế thì tác giả đi tìm cái ánh sáng của con người nào? Không thể mơ hồ về khái niệm con người trong cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt này. " nghĩ về Thúy Kiều" đầy rẫy những khái niệm con người chung chung:" mênh mông cõi người", " ánh sáng con người", " trên đau thương mới là Người, Người ơi", " tiếng đập tay Người" ," Người giẫm lên Người", " tuyệt diệu con Người", " cơn phẫn nộ con Người", v.v... Không thể vì yêu thích sự khái quát mà hời hợt trong cái chung chung. Cũng chẳng phải khái niệm con người thơ hơn khái niệm giai cấp. Đã khá nhiều cái có vẻ" thơ" ấy lại trở thành một chiêu bài phản động và bịp bợm của những tư tưởng phi vô sản trong triết học và thơ văn ở bọn Nhân văn Giai phẩm hồi xưa, ở bọn văn nghệ xét lại hiện đại và ở lũ bồi bút ngụy quyền miền Nam bây giờ. Không thể mơ hồ trước những kẻ nhân danh con người để bắn giết, áp bức tàn bạo đối với nhân dân lao khổ. Nếu nghĩ cho sâu thì có lẽ chẳng có một nhà thơ chân chính nào trong xã hội hiện nay lại đòi trả lại ánh sáng con người cho con người. Chúng ta chỉ có thể mất đi cái ánh đục lờ xám xịt của chủ nghĩa cá nhân và được nhận ánh sáng rực rỡ của Đảng. Cái ánh sáng chúng ta cần cho toàn bộ trí tuệ, tâm hồn phải là ánh sáng của Đảng. Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lý chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim. (Tố Hữu) / Mời đón đọc kỳ 4/ NXB KHOA HỌC XÃ HỘI 1973 Như Thiết/ VỀ MỘT THỨ TRIẾT LÝ LỖI THỜI Bài rất dài, đăng nhiều kỳ, kỳ 3 Bt tại Sugar Land Houston Texas Hoa Kỳ. September 2021.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét